1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

long rong ...Blog

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi zenviet, 11/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chauaulagi

    chauaulagi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2008
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Từ lúc ông anh lớn nhất đòi ...sữa đó.!!
    Không biết mình là đưa em thứ mấy???
  2. FJX

    FJX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    5.880
    Đã được thích:
    0
    Sáng giờ chưa măm gì nên chưa có gì nôn, ở trên gọi mẹ, ở dưới xưng em, bó cả cim.
  3. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0
    Entry for February 27, 2008 - Nhung Xấu Xí
    Có nhiều phim nước ngoài đặt tên kiểu rất đơn giản, là tên của một nơi, một món ăn, một nhân vật đặc biệt.. Vừa ngắn gọn, vừa hay, vừa gây sự tò mò. Nhưng khi dịch sang tiếng Việt thì tên của phim bị "chung chung hóa", thành một cục từ nhạt nhẽo miêu tả rất cụ thể về nội dung của phim.
    Có Ugly Betty này (Cô gái xấu xí). Beowulf này (Ác Quỷ Lộng Hành). Ray này (Vượt qua số phận) Juno này (Dính bầu 2). Ratatouille này (Chú chuộc đầu bếp). Cloverfield này (Thảm Họa Diệt Vong). P1 này (Tầng Hầm Đẫm Máu), nhiều lắm.
    Nghe các đầu đề phim Việt Nam này mình cảm thấy hơi ngứa tay, hơi khó chịu một chút. Đó là một cảm giác khó nói, có lẽ tốt nhất là đưa ra một ví dụ ngược lại.
    Nếu truyện "Chí Phèo" được dịch sang tiếng Anh là "The Man Who Drinks Alcohol" (Người đàn ông uống rượu) thì các bạn sẽ cảm thấy thế nào? Mất cả hay và mất cả...Chí Phèo! Nếu sau này tác phẩm vĩ đại của Nam Cao này được thành một bộ phim Việt Nam mang tên "Chí Phèo" luôn thì dịch sang tiếng Anh cũng phải mang tên ?oChí Phèo? chứ. Tên ?oChi Pheo? là một sự kết hợp của nguyên âm và phụ âm rất tuyệt vời, người Châu Âu hoàn toàn có thể phát âm được.
    "Nhưng người Châu Âu sẽ không biết Chí Phèo là ai, Joe ạ?.
    Đúng. Nhưng người Việt Nam đã biết Chí Phèo là ai trước khi sách của Nam Cao ra mắt đâu! Họ vẫn mua sách mang về đọc đi đọc lại đến tận tối cơ mà. Còn nếu muốn chắc chắn khán giả Châu Âu biết Chí Phèo là tên của một nhân vật nam thì cứ cho chữ "Mr." vào là xong. ?oMr Chi Pheo?. Nghe hay quá còn gì!
    "Cô gái xấu xí" nghe không hay. Lễ ra các ông phiên dịch nên chọn một tên Việt Nam thật, một tên nghe hơi nghiêm túc giống tên "Betty" trong tiếng Anh. Ví dụ, "Nhung xấu xí" chẳng hạn. Nghe hay hơn nhiều! Nghe tên này mình bắt đầu hình dung một người con gái cụ thể, chứ không phải một loại con gái nói chung, hình dung một người con gái có tính cách đặt biệt, chứ không phải một một tuýp con gái không có lợi thế về mặt ngoại hình.
    Phim ?oRay? cứ dịch là ?oRay? thôi. Hoặc "ông Ray", cho nó chắc ăn. Người Việt Nam không biết "Ông Ray" là ai thì thôi. Muốn biết thì phải mua vé xem phim nhé! Phim Cloverfield cũng thế. Người Việt Nam không biết Cloverfield là cái gì, là ai, là ở đâu ?" tuy nhiên chính người Mỹ cũng đâu có biết Cloverfield là cái gì, là ai, là ở đâu! Khi phim Cloverfield ra rạp, đó là lần đầu tiên người Mỹ được nghe tên này, có nghĩa là phim Cloverfield giới thiệu từ Cloverfield với thế giới.
    Ratatouille là một trượng hợp hơi khác. Người Việt sẽ không biết đó là một loại món ăn ?obình dân?, và khán giả ở đâu cũng nên biết điều đó. Thế thì cứ dịch là "Sốt vang xưa", hay là gì đấy. Quan trọng nhất là đọc đầu đề xong người ta hình dung ngay một món ăn cụ thể, một món ăn gắn bó với đời sống của dân thường. Vì trong phim này, "Sốt vang xưa" chính là "điểm nút", tượng trưng cho một lối sống dản dị đang dần bị mất đi. Xem phim xong, người ta sẽ nói : ?oỒ, đó là một đầu đề rất hay, rất sâu sắc.? Còn "Chú chuột đầu bếp" không hay gì, không tượng trưng cho cái gì cả, không có gì sâu sắc, chán lắm.
    Bạn muốn biết đó là phim về một con chuột biết nấu cơm ư? Đó chính là lý do tại sao phim có poster!
    Lại một ví dụ ngược lại nhé, cũng là ví dụ cuối cùng. Giả sử người Canada không thể nói được chữ Chí Phèo, phát âm khó quá. Thế thì cứ dịch là "Hanky Sam" đi. Hanky Sam không hẳn là một tên tiếng Anh(Ở Canada chả ai gọi là "Hanky" cả), cũng như Chí Phèo không hẳn là một tên Việt Nam. Nhưng nghe tên "Hanky Sam" người ta sẽ hình dung một nhân vật nam, một nhân vật chắc khác thường chút. Đến 90 tuổi họ vẫn sẽ nhớ tên phim ?oHanky Sam?. Còn tên ?oNgười đàn ông uống rượu? chỉ cần 20 ngày là rơi vào lãng quên.
    Nếu có thể để nguyên thì cứ để nguyên đi. Còn nếu không thì quan trọng nhất là giữ cái cảm giác, cái mầu sắc và cái "tính cách" của đầu đề.
    Lụm được của Joe''s Blog.
  4. duongthihongnhung

    duongthihongnhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    lâu lắm em không vào blog anh Joe..
  5. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0

    Hai đường thẳng song song
    Anh, một sinh viên Kinh tế "khô khan" và có những nguyên tắc sống riêng. Em, một cô nữ sinh ướt át, lãng mạn và không bao giờ tuân theo một chuẩn mực nào.
    Lọ Lem
    Anh - 1m73, dáng người cao và khỏe. Em - 1m52, nhỏ bé và mong manh.
    Anh bảo thích mẫu người bạn gái cao ráo, hơi béo một chút vì anh không thích ôm "cây sào" vào lòng. Em thì không thích những người đàn ông quá lớn vì không muốn phải "bắc thang" lên hôn người ấy.
    Anh đam mê kinh tế, thương mại điện tử. Em thích văn thơ và mê đọc sách.
    Anh hay nói về công việc, về những công nghệ hiện đại. Em thích lắng nghe những câu chuyện đời thường và kể về những người thân yêu của mình.
    Anh muốn làm những việc lớn lao, muốn trở thành trụ cột trong gia đình, có ý chí làm giàu. Em chỉ mong có một cuộc sống êm đềm, nhẹ nhàng trong một ngôi nhà nhỏ cùng tiếng cười trẻ thơ.
    Anh yêu Rock. Em yêu Trịnh.
    Anh yêu mùa đông, còn em thì ghét nó.
    Em thường bảo anh vô tâm vì chẳng bao giờ chịu để ý đến cảm xúc của em. Anh thì thấy tâm hồn em giống như bông cỏ may, rất dễ tổn thương.
    Có đôi lúc em vẫn tự hỏi sợi dây nào đã gắn bó anh và em - hai con người quá khác biệt? Có phải chúng ta chỉ là hai đường thẳng song song chạy ngược chiều nhau?
    Em và anh - liệu chúng ta có cần thay đổi điều gì đó không?
    Em có nên bớt đa cảm hơn không? Bớt suy tư, trăn trở và yếu đuối hơn không? Bớt hờn ghen một cách vô lý, bớt bướng bỉnh hơn không? Bớt? Bớt...?
    Anh có cần phải quan tâm đến em nhiều hơn nữa hay không? Lắng nghe những cảm xúc của em nữa hay không? Có cần phải hiểu rằng những gì to lớn đều bắt nguồn từ những điều nhỏ vụn nhất hay không?
    Anh muốn là chỗ dựa cho em lúc yếu mềm.
    Em muốn là động lực cho anh đi lên.
    Chúng ta gặp nhau... có phải là bù đắp những gì đang thiếu hay không? Em không biết nữa. Nhưng em vẫn nhớ có một triết lý nói rằng: "Con người ta giống nhau là để hiểu nhau, khác nhau là để yêu nhau". Và có thể lắm chứ, chúng ta nên giữ lại những điều khác biệt đó, bởi nếu chúng ta quá giống nhau thì hai đường thằng song song kia cũng chỉ còn lại là một và khi đó anh không còn là anh và em cũng không còn là được chính mình.
    Có thể suốt cuộc đời này chúng ta chỉ là hai đường thẳng song song, nhưng mà anh biết không, em không muốn chúng chạy ngược chiều nhau bao giờ. Anh hãy mãi là đường thẳng của riêng anh và em cũng vậy, nhưng sẽ xuôi về phía nhau anh nhé! Cho đến khi nào đường thẳng của anh hay của em không thể kéo dài hơn được nữa.
    Viết đến đây em chợt nhận ra rằng cũng có khi hai đường thẳng song song trở thành tiệm cận. Anh và em đều là những con người biết sống bằng tấm lòng đó thôi, đều biết yêu thương và trân trọng những lẽ sống trong đời đó thôi, đều biết hy sinh cho những người thân yêu của mình đó thôi và đều có những người thật sự yêu thương mình.
    Phải không anh?
    Vài nét về blogger:
    Mình đang sống và học ở nước ngoài, tình cờ biết được chuyên mục nên muốn gửi những bài viết như một sự sẻ chia - Lọ Lem.
    Bài đã đăng: Cha thương yêu của con, Chị và em.

    Netsuutam

Chia sẻ trang này