1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lớp 10 chương trình phân ban thí điểm ( bộ sách 1) THPT Phan Đình Phùng

Chủ đề trong 'Văn học' bởi CHISURI18, 03/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CHISURI18

    CHISURI18 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    180
    Đã được thích:
    0
    Lớp 10 chương trình phân ban thí điểm ( bộ sách 1) THPT Phan Đình Phùng

    nơi trao đổi các vấn đề liên quan đến văn học chương trình phân ban mới . mong được các tiền bối giải đáp khúc mắc cho các em được nhờ.
    vấn đề 1: có bác nào có thể kiếm giúp em tài liệu nghiên cứu về đặc điểm cơ bản của văn hoc trung đại VN( TK10-19).
    Đặc điểm 1: gắn bó với vận mệnh đất nước và số phận con người.
    Đặc điểm 2: Luôn hấp thụ nguồn mạch văn học dân gian việt nam
    Cám ơn bác nào giúp em tìm tài liệu. có thêm ví dụ thì càng tốt. hoặc có thể cho em nguồn để tìm. em cám ơn!
  2. CHISURI18

    CHISURI18 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    180
    Đã được thích:
    0
    ko ai help em a`?? up up
  3. Anismee

    Anismee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    0
    Em học PĐP à, ai dạy văn em thế?
    Nhớ mang máng có một quyển sách rất dày của các ông nổi nổi như là Phan Cự Đệ... tổng hợp về văn học Việt Nam, có cả giai đoạn đó. Em ra nhà sách Giáo dục ở đường Xuân Thủy hoặc trên mạn Lý Thường Kiệt có đấy. Đại khái là cứ ra hiệu sách ngó mấy quyển sách, đọc thật nhanh & ghi lại vài ý chính và minh họa ---> về viết lại và nghiên cứu thêm.
    Còn thì tớ tìm được một số thông tin sau, khi dùng thì phải đóng ngoặc mở ngoặc nhá.
    ------
    Xét trong toàn bộ tiến trình văn học dân tộc, văn học trung đại Việt Nam có một vị trí đặc biệt quan trọng, bởi, suốt hàng nghìn năm phát triển, văn học trung đại đã phản ánh được đất nước Việt, con người Việt, đồng thời là ý thức của người Việt về tổ quốc, dân tộc. Nền văn học ấy đã nảy sinh từ chính quá trình đấu tranh dựng nước, giữ nước vĩ đại của dân tộc, đồng thời lại là sức mạnh tham gia vào quá trình đấu tranh này. Chính từ văn học trung đại, những truyền thống lớn trong văn học dân tộc đã hình thành, phát triển và ảnh hưởng rất rõ đến sự vận động của văn học hiện đại. Vì lẽ đó, nghiên cứu văn học trung đại nhằm mục đích:
    - Tìm về với quá khứ hào hùng của dân tộc trong một nghìn năm dựng nước và giữ nước
    - Nâng cao lòng tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc
    - Tìm hiểu những nét đặc sắc trong đời sống vật chất và tinh thần của người Ðại Việt xa xưa
    - Góp phần lý giải các quy luật phát triển của văn học dân tộc.
    PHÂN KỲ LỊCH SỬ VHTĐ
    Lịch sử văn học luôn quan hệ mật thiết với vận mệnh dân tộc, đến cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Mỗi khi dân tộc bước vào một thử thách mới, lập tức, nội dung văn học cũng phải có sự chuyển biến và dần dần diễn ra những thay đổi về nội dung, hình thức thể hiện.
    Lịch sử văn học có những quy luật nội tại và tính độc lập tương đối của nó. Trong từng giai đoạn, có thể không có sự trùng hợp hoàn toàn giữa lịch sử văn học và lịch sử dân tộc nhưng vẫn có thể căn cứ vào lịch sử dân tộc để phân kỳ lịch sử văn học, bởi, xét đến cùng, văn học bao giờ cũng là tấm gương phản ánh trung thành thời đại. Căn cứ vào các yếu tố lịch sử, đặc trưng nội dung và hình thức nghệ thuật, có thể phân kỳ lịch sử VHTÐ VN như sau:
    + Giai đoạn văn học Lý- Trần (Từ TK XI đến TK XIV)
    + Giai đoạn văn học đời Lê (TK XV)
    + Giai đoạn văn học từ TK XVI đến nửa đầu TK XVIII
    + Giai đoạn văn học từ nửa sau TK XVIII đến nửa đầu TK XIX
    + Giai đoạn văn học nửa cuối TK XIX (Văn học yêu nước chống Pháp)
    NHỮNG ĐẶC ĐIỂM

    1. Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo- hai dòng chủ lưu của VHTÐVN - gắn bó với vận mệnh con người

    a. Chủ nghĩa yêu nước:
    Văn hóa Ðại Việt, văn chương Ðại Việt khởi nguồn từ truyền thống sản xuất và chiến đấu của tổ tiên, từ những thành tựu văn hóa và từ chính thực tiễn hàng nghìn năm đấu tranh chống giặc ngoại xâm phương Bắc.
    Hiếm thấy một dân tộc nào trên thế giới lại phải liên tục tiến hành những cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm như dân tộc Việt Nam. Nhà Tiền Lê, nhà Lý chống Tống. Nhà Trần chống Nguyên Mông. Nhà Hậu Lê chống giặc Minh. Quang Trung chống giặc Thanh. Những cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại được tiến hành trong trường kỳ lịch sử nhằm bảo vệ nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc không những tôi luyện bản lĩnh dân tộc, nâng cao lòng tự hào, tự tin, khí thế hào hùng của dân tộc mà còn góp phần làm nên một truyền thống lớn trong văn học Việt Nam: Chủ nghĩa yêu nước.
    Ðặc điểm lịch sử đó đã quy định cho hướng phát triển của văn học là phải luôn quan tâm đến việc ca ngợi ý chí quật cường, khát vọng chiến đấu, chiến thắng, lòng căm thù giặc sâu sắc, ý thức trách nhiệm của những tấm gương yêu nước, những người anh hùng dân tộc quên thân mình vì nghĩa lớn. Có thể nói, đặc điểm này phản ánh rõ nét nhất mối quan hệ biện chứng giữa lịch sử dân tộc và văn học dân tộc.
    Quá trình đấu tranh giữ nước tác động sâu sắc đến sự phát triển của văn học, bồi đắp, phát triển ý thức tự hào dân tộc, tinh thần độc lập tự chủ. Cho nên, chế độ phong kiến có thể hưng thịnh hay suy vong nhưng ý thức dân tộc, nội dung yêu nước trong văn học vẫn phát triển không ngừng.
    Các tác phẩm văn học yêu nước thời kỳ này thường tập trung thể hiện một số khía cạnh tiêu biểu như:
    - Tình yêu quê hương
    - Lòng căm thù giặc
    - Yï thức trách nhiệm
    - Tinh thần vượt khó, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc
    - Ý chí quyết chiến, quyết thắng
    - Ðề cao chính nghĩa của người Việt Nam trong những cuộc kháng chiến.
    b. Chủ nghĩa nhân đạo
    Văn học do con người sáng tạo nên và tất yếu nó phải phục vụ trở lại cho con người. Vì vậy, tinh thần nhân đạo là một phẩm chất cần có để một tác phẩm trở thành bất tử đối với nhân loại. Ðiều này cũng có nghĩa là, trong xu hướng phát triển chung của văn học nhân loại, VHTÐVN vẫn hướng tới việc thể hiện những vấn đề của chủ nghĩa nhân đạo như:
    - Khát vọng hòa bình
    - Nhận thức ngày càng sâu sắc về nhân dân mà trước hết là đối với những tầng lớp thấp hèn trong xã hội phân chia giai cấp
    - Ðấu tranh cho hạnh phúc, cho quyền sống của con người, chống lại ách thống trị của chế độ phong kiến.
    - Ca ngợi vẻ đẹp của con người lao động
    - Tố cáo mạnh mẽ và đấu tranh chống những thế lực phi nhân.
    Văn học viết phát triển dựa trên những thành tựu của văn học dân gian
    - Văn học viết Việt Nam hay bất kỳ một nền văn học dân tộc nào khác đều phải phát triển trên cơ sở kế thừa những tinh hoa của văn học dân gian. Trong tình hình cụ thể của VHTÐVN, mối quan hệ giữa văn học viết và văn học dân gian chủ yếu là do các nguyên nhân sau:
    + Sau khi nước nhà độc lập, nhu cầu thiết yếu mà nhà nước phong kiến Việt Nam cần phải chú ý là việc xây dựng một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, chống lại âm mưu bành trướng, đồng hóa của kẻ thù phương Bắc và nâng cao lòng tự hào dân tộc.
    + Những tác phẩm bằng chữ Hán trong thời kỳ này thường dễ xa lại với quần chúng bình dân, tác phẩm ít được truyền tụng rộng rãi. Vì vậy, càng về sau, nhu cầu quần chúng hóa, dân tộc hóa tác phẩm ngày càng mạnh mẽ. Trong quá trình giải quyết vấn đề này, chỉ có văn học dân gian là nhân tố tích cực nhất.
    Quá trình kế thừa, khai thác VHDG là một quá trình hoàn thiện dần các yếu tố tinh lọc từ VHDG bắt đầu từ thơ ca Nguyễn Trãi về sau (Thời Lý- Trần, việc tiếp thu nguồn VHDG chưa được đặt ra đúng mức).
    + Văn học viết tiếp thu từ văn học dân gian chủ yếu là về đề tài, thi liệu, ngôn ngữ, quan niệm thẩm mỹ, chủ yếu là khía cạnh ngôn ngữ và thể loại.
    + Trong quá trình phát triển, hai bộ phận luôn có mối quan hệ biện chứng, tác động, bổ sung lẫn nhau để cùng phát triển (Những tác động trở lại của văn học viết đối với văn học dân gian.
    (Giảng viên: Nguyễn Kim Châu
    Đơn vị: Khoa Sư Phạm, Đại học Cần Thơ)
    Được Anismee sửa chữa / chuyển vào 22:38 ngày 04/12/2005
  4. Anismee

    Anismee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    0

    Em tìm đọc quyển sau, có thể rất có ích:
    Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam- Lê Trí Viễn- NXB Giáo dục- 1996
    Các sách tham khảo có liên quan đến những tác gia văn học trung đại (Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ,..), hoặc những giai đoạn của văn học trung đại (Giai đoạn văn học Lý- Trần, văn học thời khởi nghĩa Lam Sơn..), các hội sáng tác văn thơ (Hội Tao đàn, Nhóm Chiêu Anh các ở Hà Tiên,..).
  5. CHISURI18

    CHISURI18 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    180
    Đã được thích:
    0
    cám ơn chị rất nhiều. nhưng đến khi em nhận được bài hồi âm của chị thì em đã phải thuyết trình trước lớp từ tuần trước rồi.may ma` mượn sách của lớp 10 không phân ban nên cũng được 8. nhờ giời

Chia sẻ trang này