1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lớp dạy cờ vây cho thiếu niên (từ 5 tuổi) do Đội tuyển cờ Vây Hà Nội phụ trách, thường xuyên tuyển s

Chủ đề trong 'Cờ' bởi Go_player, 01/01/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Go_player

    Go_player Box cờ - Moderator

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.863
    Đã được thích:
    18
    Cờ Vây-Giúp bé phát triển trí tuệ và nhân cách

    Cờ vây (Hán-Nôm: 碁圍), là một trò chơi trên bàn cờ và là môn thể thao trí tuệ dành cho hai người chơi. Ngay từ lúc đầu, cờ vây được đánh giá rất cao vì chú trọng đến phương pháp luận. Một kỳ thủ cờ vua là ông Emmanuel Lasker đã nói: "Cờ vua chỉ hạn chế cho nhân loại sống trên trái đất, trong khi cờ vây vượt khỏi thế giới này. Nếu một hành tinh nào có những sinh vật biết lý luận thì ở đó họ phải biết đánh cờ vây."

    Được phát minh ra sớm nhất trong các môn cờ, Cờ Vây vẫn có sức sống trẻ trung hơn cả - trong khi ở các môn cờ khác (cờ Vua, cờ tướng, cờ caro...) máy tính đã dần dần chiến thắng con người.
    Từ khởi nguồn Trung Quốc, Cờ Vây được truyền bá đến những nước đồng văn tự (Việt Nam, Hàn Quốc...) và đến Nhật Bản qua con đường bán đảo Triều Tiên, và từ Nhật Bản - Cờ Vây bắt đầu được quảng bá rộng khắp trên thế giới. Cuốn sách cờ Vây bằng tiếng Anh đầu tiên đã được in năm 1907, đến nay Hiệp hội cờ vây nghiệp dư thế giới có đến 68 thành viên. Các cường quốc kinh tế trên thế giới, hầu hết đều là các cường quốc về cờ Vây. Thậm chí, trong một cuốn sách kinh tế, cờ vây được coi là một đặc điểm văn hóa ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển của kinh tế Nhật Bản những năm 196x-199x. (Nước Nhật mua cả thế giới - Tác giả: Piere Antoine – Donnet)

    Ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, các bé được cha mẹ cho thử với cờ vây khi được 5 tuổi, tùy theo cách chơi của bé, mà thiên hướng phát triển tư duy, cũng như nhân cách được dự đoán, định hướng và chăm sóc.

    Đại học TOKYO Nhật bản có môn học tự chọn cờ Vây với thời lượng học là 2 tiết/ tuần. Giáo sư Hyodo, chủ nhiệm bộ môn đánh giá là ngày càng nhiều sinh viên đăng kí học môn học này. Giáo trình dạy cờ vây do đại học TOKYO nghiên cứu để tạo hứng thú chơi cờ và tăng tối đa tác dụng tích cực về tư duy của cờ vây đối với người học cờ đã được dịch sang tiếng Việt và tặng cho nền cờ Vây Hà Nội.

    CLB cờ Vây Hà Nội sẵn lòng chia sẻ cách thức rất đơn giản của cờ Vây và hiệu quả của nó đối với các bé qua khóa học “ Làm quen với Cờ Vây”.
    Không cần nhớ những loại quân khác nhau của cờ vua, không cần nhớ những mặt chữ tượng hình trong cờ tướng, và không cần nhớ những nước đi phức tạp, luật chơi cờ vây đơn giản tới mức một người lớn chỉ học trong 15-30 phút là biết cách chơi và theo dõi ván cờ. Không vua chẳng hậu, không tướng chẳng tốt-đối với cờ Vây, mọi quân cờ đều bình đẳng...

    Khóa học" Làm quen với Cờ Vây" nằm trong "Chương trình Quảng bá cờ Vây" do Bộ môn Cờ - thuộc Trung Tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT - sở Văn Hóa-Thể Thao-Du Lịch Hà Nội phát động và tài trợ.

    Địa điểm học tập: Câu lạc bộ Cờ Vây Hà Nội (Phòng 203 nhà B, cung Văn hóa Hữu nghị Việt-Xô, số 2 phố Yết Kiêu)


    Mobile : 0936 909 361/ 01683365165
    Website: http://igofan.free.fr
    E-mail: hanoibaduk@gmail.com

    Thời lượng
    Một khoá 12 buổi, 1giờ 30 phút / một buổi học. Ngày, giờ học ( 2 buổi/tuần )
    Thứ tư: 08.30 – 10.00 hoặc 16.30 - 18.00
    Chủ nhật: 08.30 – 10.00 hoặc 16.30 - 18.00

    Có thể đăng ký học vào 1 trong 2 buổi trong cùng ngày

    Đối tượng
    Thiếu niên nhi đồng từ 5 tuổi trở lên.

    (Phụ huynh có thể tham gia cùng các bé dưới 10 tuổi.)
    Học phí : 500.000vnd/khóa sơ cấp

    Học phí đã bao gồm tài liệu hướng dẫn, dụgn cụ học tập trên lớp.
    ảnh: CLB cờ Vây Hà Nội
    [​IMG]
    giờ học
    [​IMG]
    trẻ em chơi cờ ở nước ngoài
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 21/04/2015
  2. Go_player

    Go_player Box cờ - Moderator

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.863
    Đã được thích:
    18
    Hình minh họa kết quả nghiên cứu của Đại học Myongji, Hàn Quốc về tác dụng tích cực của cờ vây đối với phát triển trí tuệ của trẻ em.
    [​IMG]
  3. Go_player

    Go_player Box cờ - Moderator

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.863
    Đã được thích:
    18
    [​IMG]

    [​IMG]

    bàn cờ vây 2 mặt (1 mặt 19x19, 1 mặt 13x13) hiện có tại CLB cờ vây Hà Nội, các bạn yêu thích cờ vây muốn tự mình sở hữu 1 chiếc bàn cờ có thể liên hệ với kì thủ Phạm Anh (01683 365 165)

    Quân cờ như trong hình là loại phẳng 1 mặt, hơi khó sử dụng cho quen, nên chúng tôi tạm thời chưa mang về VN.
  4. Go_player

    Go_player Box cờ - Moderator

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.863
    Đã được thích:
    18
    Hiện tại học sinh của lớp này được học theo giáo trình của CLB cờ Vây Hà Nội biên soạn có trình tự nội dung như dưới đây
    ‎[cờ vây] cơ sở kiến thức từ Nhập môn đến Sơ đoạn (10 khóa, mỗi khóa 25 tiết)

    Nhập môn 1
    1. Khí
    2. Ăn quân
    3. Chạy quân
    4. Khí bằng nhau, ai đi trước thắng
    5. Nối và cắt
    6. Quân mạnh, quân yếu
    7. Phương hướng ăn quân
    8. Bắt tại cửa
    9. Bắt đôi
    10. Điểm cấm đi
    11. Cướp
    12. Nối không về
    13. Vặn đầu dê (chinh quân)
    14. Gông
    15. Đảo phác (vồ ngược)
    16. Đối sát
    17. Phác, nối không về
    18. sống chung
    19. Mắt thật, mắt giả
    20. Sống chết – tạo mắt
    21. Sống chết – phá mắt
    22. Luyện tập sức quan sát
    Đáp án tham khảo

    Nhập môn 2
    1. Nối
    2. Cắt
    3. Phương hướng ăn quân
    4. Bắt đôi
    5. Nối không về
    6. Vặn đầu dê
    7. Gông
    8. Đảo phác (vồ ngược)
    9. Đối sát
    9-1. Đối sát cơ bản
    9-2. Xiết khí ngoài trước
    9-3. Thu khí chỗ liên tiếp trước (?)
    9-4. Chọn đối tượng đối sát (?)
    10. Cổn đả bao thu
    11. Sống chung
    12. Quân cờ quan trọng
    13. Sống chết – tạo mắt
    14. Sống chết – phá mắt
    15. Hình sống và hình chết
    16. Mắt giả và đơn quan (?)
    17. Quan tử
    18. Đề bài tổng hợp

    Sơ cấp 1
    1. Phương hướng bắt quân hàng 1
    2. Dọa bắt lẫn nhau
    3. Phương hướng dọa bắt quân
    4. Vặn đầu dê và gông
    5. Điểm yếu
    6. Cổn bao (cổn đả bao thu ?)
    7. Nối không về
    8. Luyện tập tổng hợp 1
    9. Quân cờ quan trọng và quân cờ vô dụng
    10. Mắt giả và đơn quan (?)
    11. Sống chết – tạo mắt
    12. Sống chết – phá mắt
    13. Hình sống và hình chết
    14. Đối sát
    15. Luyện tập tổng hợp 2
    16. Tri thức về bố cục
    Đáp án tham khảo

    Sơ cấp 2
    1. Nối và cắt
    1.1. Nối
    1.2. Cắt
    2. Đối sát
    2.1. Thu khí ngoài trước
    2.2. Thu khí trong trước
    2.3. Thu khí hàng 1
    2.4. Lợi dụng vặn đầu dê
    2.5. Lợi dụng gông
    2.6. Lợi dụng nối không về
    2.7. Lợi dụng cổn đả
    2.8. Lợi dụng đảo phác (vồ ngược)
    3. Sống chung
    4. Sống chết
    4.1. Tạo mắt sống
    4.2. Phá mắt giết
    5. Hình sống và hình chết
    6. Các bước đi cờ (bay, nhảy, chọc, mở….?)
    7. Tiên thủ và hậu thủ
    8. Quân cờ quan trọng
    9. Hình đẹp và hình xấu
    10. Quan tử
    10.1. Sự lớn nhỏ của quan tử
    10.2. Thu quan
    11. Kì phổ
    Đáp án tham khảo

    Trung cấp 1
    1. Tấn công và phòng thủ trong góc
    1.1. Định thức sao
    1.2. Định thức tiểu mục
    2. Sống chết cơ sở
    2.1. Đen đi tạo sống
    2.2. Đen đi giết trắng
    3. Bày trận
    3.1. Góc, biên và trung tâm
    3.2. Hàng 3 và hàng 4
    3.3. Giữ góc và mở biên
    4. Bước đi cơ bản
    4.1. Nối liền và chia cắt
    4.2. Quân cờ quan trọng và quân cờ vô dụng
    4.3. Tiên thủ và hậu thủ
    5. Kĩ thuật chiến đấu (?)
    5.1. Đối sát
    5.2. Thủ cân
    5.3. Vận dụng thủ cân trong đối sát
    6. Cướp – KO
    6.1. Chất liệu cướp (KO threat)
    6.2. Cướp trong sống-chết
    7. Hình cờ
    7.1. Gia cố hình cờ
    7.2. Yếu điểm công kích
    8. Thu quan
    8.1. Sự lớn nhỏ của quan tử
    8.2. Kĩ xảo quan tử
    9. Luyện tập tổng hợp
    Phụ lục: xem ván cờ để tìm cảm giác (?)
    Đáp án tham khảo

    Trung cấp 2
    1. Bố cục
    1.1. Mở rộng 2 cánh
    1.2. Phát triển hình khung
    1.3. Xâm lấn hình khung
    2. Sống chết cơ sở
    2.1. Nơi khẩn cấp của hình mắt
    2.2. Sự lớn nhỏ của vị trí tạo mắt
    3. Kĩ thuật chiến đấu (?)
    3.1. Đối sát
    3.2. Vận dụng thủ cân
    4. Bước đi cơ bản
    4.1. Nhảy và chọc
    4.2. Bay gần và bay xa
    4.3. Dựa, bẻ, kéo dài
    4.4. Lùi, cắt, khoét
    4.5. Bẻ và bẻ liên tiếp
    4.6. Xuất đầu là quan trọng (kì quí xuất đầu)
    5. Tấn công phòng thủ trong góc
    5.1. Giữ góc và treo góc
    5.2. Định thức tiểu mục
    5.3. Định thức tam-tam
    5.4. Định thức cao mục và mục ngoại
    5.5. Tấn công và phòng thủ đối với điểm sao
    6. Thu quan
    6.1. Phán đoán giá trị
    6.2. Kĩ xảo quan tử
    7. Luyện tập tổng hợp
    Phụ lục: xem ván cờ để tìm cảm giác (?)
    Đáp án tham khảo

    Trung cấp 3
    1. Bố cục
    1.1. Vùng lớn
    1.2. Mở biên
    1.3. Phối hợp quân cờ
    1.4. Giáp công
    2. Sống chết cơ sở
    2.1. Tạo sống
    2.2. Truy sát
    3. Thủ cân
    3.1. Kim kê độc lập
    3.2. Quỉ to đầu
    3.3. Lột ngược ủng
    3.4. Trâu chết trương
    4. Bước đi cơ bản
    4.1. Phong tỏa và xuất đầu
    4.2. Chèn cắt và nối liền
    5. Đối sát
    5.1. Kéo dài khí
    5.2. Điểm quan trọng
    6. Luyện tập tổng hợp
    Phụ lục: xem ván cờ để tìm cảm giác (?)
    Đáp án tham khảo

    Cao cấp 1
    1. Bố cục
    1.1. Điểm quan trọng trong tấn công và phòng thủ
    1.2. Hình đả nhập thường gặp
    1.3. Hình phá hoại thường gặp
    2. Sống chết
    2.1. Tạo sống
    2.2. Truy sát
    2.3. Liên quan đến cướp
    3. Bước đi
    3.1. Hình cờ
    3.2. Mấu chốt
    3.3. Dày – mỏng
    3.4. Thí quân giành thế
    3.5. Thí quân chỉnh hình
    4. Thủ cân
    4.1. Thủ cân trong nối và cắt
    4.2. Tổng hợp vận dụng thủ cân
    5. Luyện tập tổng hợp
    Phụ lục: xem ván cờ để tìm cảm giác (?)
    Đáp án tham khảo

    Cao cấp 2
    1. Bố cục
    1.1. Căn cứ địa
    1.2. Mở biên hợp lí
    1.3. Công kích vào gốc
    1.4. Động tác công kích
    2. Bước đi (?)
    2.1. Chỉnh hình
    2.2. Chuyển đổi
    2.3. Thí quân
    2.4. Cướp - KO
    3. Đối sát và sống chết
    3.1. Sát pháp
    3.2. Tạo sống
    3.3. Vận dụng thủ cân
    4. Quan tử
    4.1. Phán đoán quan tử
    4.2. Kĩ xảo thu quan
    5. Luyện tập tổng hợp
    Phụ lục: xem ván cờ để tìm cảm giác (?)
    Đáp án tham khảo

    Cao cấp 3
    1. Yếu điểm của bố cục
    1.1. Nơi khẩn cấp của cả 2 bên
    1.2. Điểm quan trọng của thế lớn
    2. Hình sống chết thường gặp
    2.1. Hình thường gặp ở góc
    2.2. Hình thường gặp ở biên
    2.3. Cùng sống (?)
    3. Kĩ thuật chiến đấu (?)
    3.1. Kéo dài khí và bịt khí
    3.2. Vận dụng kĩ xảo
    3.3. Thí quân tác chiến
    4. Trung bàn
    4.1. Dựa
    4.2. Bay chèn tạo cắt (?)
    4.3. Đột phá vòng vây
    4.4. Tổng hợp
    5. Hình quan tử thường gặp
    6. Luyện tập tổng hợp
    Phụ lục: xem ván cờ để tìm cảm giác (?)
    Đáp án tham khảo
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này