1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lớp IELTS mới (Xây dựng các kỹ năng cơ bản)_Thầy Trần Ngọc Vui.

Chủ đề trong 'Tìm bạn/thày/lớp học ngoại ngữ' bởi TranNgocVui, 08/02/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. TranNgocVui

    TranNgocVui Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2007
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    2
    Lớp IELTS mới (Xây dựng các kỹ năng cơ bản)_Thầy Trần Ngọc Vui.


    Ứng dụng phương pháp Dịch Thuật và Quy luật "Đọc hiểu Siêu Tốc" do thầy Trần Ngọc Vui đã nêu tại địa chỉ:

    http://www9.ttvnol.com/forum/f_544/Ung-dung-Quy-luat-Doc-hieu-Sieu-toc-cua-thay-Tran-Ngoc-Vui-trong-day-va-hoc-TOEFL-iBT-va-IELTS/1007223.ttvn

    Điểm khác biệt so với cách Dịch Thuật thông thường là "tiến hành Dịch, Tích luỹ, Rèn luyện 4 kỹ năng: Đọc, Nghe, Viết Nói trên 6 quyển Cambridge.

    Học viên được rèn luyện "Đọc hiểu Siêu tốc" để phát triển khả năng đọc (Tối thiểu nhanh hơn gấp 2-4 lần so với tốc độ ban đầu).
    Phương pháp Duy trì Tốc độ Đọc Hiểu Siêu Tốc trong khoảng thời gian dài (Độ bền của tốc độ đọc)- Một người bình thường khi học tiếng Anh ít có khả năng đọc liên tục văn bản Tiếng Anh liên tục trong vòng 4h - sẽ được giảng dạy ở giai đoạn cuối.

    Phương pháp "Đọc hiểu Siêu tốc" dùng vào mục đích:
    1. Ôn luyện từ và ngữ bằng tiếng Anh.
    2. Phát huy tốc độ đọc nhanh để luyện tư duy bằng tiếng Anh nhanh khi Nghe+ Nói.
    3. Phát triển các kỹ năng khác nhờ một số Quy Luật như "Nghịch Kiếm Truy Hồn, Long Quy Bản Địa, Tàng Long Xuất Trận, Mãnh long Xuất Trận"

    Một số thông tin cơ bản:
    1. Tổng thời gian học (Khoảng 6 - 9 tháng).
    2. Địa điểm: Số 76, đường Giải Phóng, Hà Nội ?" (Gần đối diện cổng Parabol ĐHBK, trên nóc nhà có biển hiệu Daewoo). Phòng học có điều hoà, âm thanh, ánh sáng tốt.

    Bạn nào có ý định tham gia lớp học mới này phải gọi điện thoại đăng ký trước và làm bài thi tuyển đầu vào.

    Kiến nghị Mod thực hiện chỉ để thành viên TranNgocVui được phép đăng bài tại Topic này.
  2. TranNgocVui

    TranNgocVui Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2007
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    2
    Bạn đọc có thể tham khảo một số ý kiến trong bài viết sau. Bài viết này do thầy Trần Ngọc Vui sưu tầm và chỉnh lý. Tôi sẽ trình bày kinh nghiệm sau.
    Các yếu quyết để luyện các skill IELTS
    Nghe
    Kỹ năng làm bài thi
    Trong 4 kỹ năng theo tại hạ thì nghe la kỹ năng lên rất chậm và lên từ từ ko thể tạo 1 bước nhảy vọt như 3 kỹ năng còn lại. Kỹ năng này đòi hỏi fải train đều đặn thường xuyên và cũng là kỹ năng mà biết thêm các yếu quyết cũng không thực sự giúp bạn được nhìu lắm
    - Trước khi nghe: (các tip được trình bày theo trình tự trước sau)
    - Đọc kỹ hướng dẫn và ví dụ của bài, các ví dụ này không chỉ giúp bạn đoán khi cần mà bạn thường phải dựa vào thì, dạng từ, kiểu số ít số nhiều để viết đap án của bạn cho chính xác về dạng từ và ngữ pháp, đặc biệt là phần sec 3,4
    - Đọc, hiểu câu hỏi và gạch chân các keyword của câu hỏi, hiểu rõ nội dung câu hỏi sẽ giúp cho bạn hiểu mình cần nghe j
    - Dựa vào kiến thức bản thân trả lời 1 số câu hỏi, các bài nghe đều dựa vào thực tế nên bạn hoàn toàn có thể trả lời nếu biết về vấn đề này từ trước
    - Đoán từ sẽ được sử dụng làm đáp án (dạng từ (dtừ, ttừ, đtừ, gerund or infinitive, là dạng số hay là dạng ngày tháng,...)
    - Đối với câu có nhìu đáp án:
    * Tìm những phần giống nhau và phần khác nhau ở các đáp án và hiểu mình cần nghe cái j
    * Cố gắng đoán và gạch bỏ nhưng đáp án nghiễm nhiên sai
    - Đối với dạng biểu đồ:
    * Điền các thông tin có sẵn để giúp cho bạn có thể dễ dàng theo dõi khi nghe
    - Tạo ra các dạng viết tắt của câu trả lời để tiết kiệm thời gian khi vừa nghe vừa điền đáp án
    - Khi nghe:
    - Thư giãn, thả lỏng ng trước khi bắt đầu nghe và lúc hết các phần
    - Khi nghe chỉ nghe các stress, vì các câu trả lời sẽ chỉ nằm ở đó
    - Đối với loại nhìu đáp án: trong khi nghe, xóa các đáp án mà ko fù hợp (khiến cho ta tập trung theo dõi cả đoạn nói chứ chỉ nghe đáp án sẽ rất dễ mất tập trung do thường bài nói sẽ nhắc đên đủ các đáp án đưa ra)
    - Chú ý vào các từ được nhắc lại nhìu lần, 90% đó là từ đáp án, với xác suất đó nếu bạn ko nghe rõ thì cứ điền từ bạn nghe thấy nhắc lại nhìu lần.
    - Sau khi nghe:
    - Sau khi nghe các bạn sẽ có 10 phút để điền đáp án, nên nhớ là bạn ko bị trừ điểm cho những câu sai nên hãy cố gắng điền tất cả những j bạn có thể nghĩ cho những câu bạn ko nghe thấy
    - Một trong những nguyên nhân khiến nhìu ng nghe được bài mà vẫn mất điểm đó là lỗi khi chuyển đáp án từ bài nghe sag tờ giấy thi, vì vậy hãy tập thói quen chuyển đáp án mỗi khi bạn luyện tập ở nhà
    - Những lỗi thường gặp khi chuyển đáp án:
    * Số ít số nhìu
    * Thì của động từ
    * Không viết hoa từ cần phải viết hoa (tên riêng, đứng đầu câu,..)
    * Dạng của từ (động từ, danh từ, tính từ) - rất quan trọng nhất là trong bài fải điền khôgn quá 2,3 từ nhưng đáp án bạn nghe được lại có nhìu từ hơn buộc bạn fải rút gọn
    * Đơn vị (tiền tệ, đo lường)
    * Nhiều hơn 1 đáp án (phải điền thẳng vào 1 câu đó, nếu bạn điền xuông câu dưới là mất cả 2 ^^)
    * Lỗi spelling
    * Sở hữu (''''s)
    Cách đơn giản nhất để tránh các lỗi này là so sánh với các ví dụ trong cùng đoạn văn
    Kinh nghiệm luyện nghe của bản thân
    Nghe BBC Radio, xem fim, làm các bài nghe,.. nghe nhìu sẽ giúp bạn rất nhiều, hãy cứ để tiếng Anh khi đang làm việc khác để luyện cho tai bạn quen với việc nghe trong hoàn cảnh không tập trung (đây là lời khuyên của bác thủ khoa Tiếng Anh Thương Mại trường mình)
    Khi làm bài nghe IELTS mình luôn cố gắng như thi thật (nghe tai nghe, thư giãn và tuân thủ các bước 1 một cách đầy đủ, transfer đáp án sau khi nghe xong)
    Đọc
    Đọc là kỹ năng dễ lên nhất trong các kỹ năng, theo mình là thế mạnh của thí sinh VN. Lí do là thí sinh VN rất giỏi trong việc áp dụng tips mà với fần reading thì tips có tác dụng rất lớn với điểm của bạn.
    Các tips về Đọc Hiểu: Yêu cầu đầu tiên của việc làm bài đọc là quên hết những điều bạn đã biết về đề tài này và sử dụng chỉ những hiểu biết cung cấp trog bài để làm các câu hỏi, đặc biệt trong fần T,F,NG.
    - Hiểu tiêu đề
    - Hiểu yêu cầu của các câu hỏi, cực quan trọng vì nó sẽ giúp bạn hiểu là bạn fải làm j, làm như thế nào và nếu bạn làm sai thì dĩ nhiên là bạn sẽ mất điểm roài. Một lỗi thường thấy là các bài True,False,Not Given có lúc lại là Y,N,NG, có luc là Y,N,NI (no information), và nếu như trong bài true false mà bạn điền yes no hoặc ngược lại thì bạn cũng không được tính điểm dù đúng.
    - Hiểu câu hỏi, gạch chân các keyword và các limiting word (no, some, most, all,..)
    - Nên giành các phần câu hỏi mà có thể xác suất đoán được đáp án sau và làm các câu tìm từ trước nếu bạn gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian và giành 3 phút cuối giải quyết các câu này nếu bạn vẫn chưa làm xong bài. Với loại câu nhìu đáp án, hãy chọn B hoặc C hết, còn với câu T,F,NG hãy chọn tất cả T hoặc F.
    - Giống như phần nghe, bạn ko bị trừ điểm nếu trả lời sai, nên hãy nhớ điền đủ đáp án
    - Đối với loại bài nhìu đáp án:
    * Tìm các phần giống và khác trong các câu trả lời
    * Gạch bỏ các đáp án ko đúng trong quá trình trả lời (bởi nhìu khi câu trả lời ko lộ rõ mà chỉ có thể tìm ra = cách gạch đủ các đap án sai)
    - Đối với loại câu hỏi T,F,NG
    * Khoanh tròn đáp án bạn fải điền trước khi làm để nhớ (True hay là Yes,..)
    * Gạch chân keyword và limiting word
    * Tìm các từ đó trong bài và so sánh lượng thông tin trong câu hỏi và bài đọc, nếu có mặt tất cả thì là Y hoặc T, nếu có mặt đủ và 1 từ không đúng với từ khóa thì là F hoặc N, còn ko có mặt đủ thì là NG. Nếu trong 1 câu mà chưa có đủ các key của câu hỏi đừng dừng hãy đọc thêm 1-2 câu nữa bởi rất có thể các từ còn lại sẽ nằm fía dưới
    * Chú ý việc so sánh nhé các limiting word nhe, ví dụ như nếu trogn bài viết là khoang 40% cái đấy làm sao đó mà trong câu hỏi viết là most of cái đấy thì là F vì most tương đương với >50%.
    * Các câu hỏi nầy thường theo cùng trình tự với các đáp án trong đoạn văn (vì vậy nếu bạn ko tìm được đáp án câu x hãy bỏ đi làm câu x+1 nếu bạn tìm thấy đáp án, thì có 90% là đáp án câu x nằm trong đoạn văn giữa đáp án câu x-1 và câu x+1, nếu bạn vẫn ko tìm thấy thì cứ cho NG, có 90% cơ hội bạn ăn điểm)
    * Trong fần này có loại câu hỏi ý kiến của tác giả (view point question) mang tíh chất là một overview về bài đòi hỏi bạn fải có một cái nhìn tổng quan, đặc điểm để nhận ra các câu này là nó ko có từ đinh lượng đi kèm, và để tìm đáp án thường là ở kết luận của bài hoặc là một cái nhìn tổng quan cả bài
    - Đối với dạng bài match heading:
    (Đây thực sự là dạng bài rất khó đối với mình khi sử dụng các cách này và mình sẽ trình bày 1 cách khác theo kinh nghiệm cá nhân ở dưới này)
    * Đọc câu đầu và câu topic của mỗi đoạn
    * Tạo nên một bản đồ về bài đọc bao gồm ý chính của mỗi đoạn theo 1 trình tự logic nào đó)
    - Đối với bài tìm từ trong bài, nên khoanh tròn luôn từ đó trong bài kèm theo ghi chú là đáp án câu này, điều này sẽ giúp cho bạn tránh sai sót khi chép lại đáp án vào giấy thi bởi trong lúc thi nếu bạn thực hiện 2 công đoạn ghi lại là từ bài đọc vào câu hỏi, rồi từ câu hỏi ra tờ giấy thi sẽ rất dễ nhầm
    - Đối với một số câu về mô hình hay quá trình: sử dụng dữ liệu của đề bài để vẽ lại quá trìh đấy, mọi thứ trở nên dễ hiểu và dễ theo dõi và dễ hình dung hơn
    - Hãy nhớ là đừng bao giờ dừng đọc bài và tìm đáp án khi bạn chưa tìm thấy đủ thông tin để xử lý hết những thông tin đưa ra ở câu hỏi
    Tips đọc tự xây dựng thông qua tham khảo ở các 4rum
    Mình luôn tuân theo các tips mà được dạy tuy nhiên lúc đó mình làm rất đều tay khoảng 30-32 câu 1 bài, dễ hay khó không quan trọng và rất hay sai lỗi lặt vặt hay bỏ quên, ko tìm thấy đáp án, Vì vậy mình đã đi xem 1 số 4rum về cách đọc và mình tìm thấy tip của 1 pác Ấn độ thi được 8.5 hay 8. j đó: pác ý viết là nếu muốn điểm cao khi thi đọc thi ko có cái j gọi là scanning hay skimming cả, nên "get deep in the text"
    Và mình đã áp dụng cách này khi thi: tức là đọc và hiểu toàn bộ bài trước khi đọc câu hỏi, sau đó mình cảm thấy làm bài rất trôi, khi làm nhận ra ngay là mình cần tìm ở chỗ nào và hôm thi mình làm xong bài đọc chỉ mất có hơn 50 phút 1 tẹo. Tuy nhiên theo mình thì tips này chỉ dành cho ai đã làm được ít nhất là 30 câu đều 1 chút và muốn nâng điểm số lên.
    Kinh nghiệm luyện đọc:
    - Đọc nhiều và rút kinh nghiệm mỗi câu sai mà bạn gặp trong bài luyện, hiểu rõ sao mình sai sẽ giúp mình tránh những sai lầm ngớ ngẩn và nâng cao khả năng đọc
    - Kiểm soát tốt thời gian và tìm cách nâng cao tốc độ đọc
    - Hãy tập chuyển đáp án sau mỗi phần đọc, riêng với phần 3, hãy chuyển đáp án ngay sau khi bạn hoàn thành mỗi 1 bộ câu hỏi, bởi trong khi thi đọc ko ai nhắc bạn về giờ giấc,
  3. mallmertl

    mallmertl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    ch0 em đăng kí mới thầy ui
    lịch kiểm tra như thế nào vậy ạ ^^
  4. thefly

    thefly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2007
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Mình không biết học phí ở lớp học IELTS của thầy Vui như thế nào.Bạn nào biết có thể trả lời giùm mình được không.Mình thấy khó khi hỏi thầy quá....
  5. TranNgocVui

    TranNgocVui Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2007
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    2
    Một số thông tin cơ bản về lớp IELTS mới của thầy Vui.
    A. Trình độ đầu vào và mục tiêu điểm số.
    Trình độ đầu vào sau A, B sau 6 tháng tối thiểu đạt 5.5-7.0 (Tuỳ vào sự chăm chỉ luyện tập của người học nữa). Hiện nay, ở lớp IELTS cũ có bạn nữ (trình độ đầu vào A, B) chỉ học sau 4 tháng thi đạt 5.5 IELTS thi vào ngày 26.1.2007. Tuy nhiên nói nhiều trên này thì không hay bạn có thể gặp trực tiếp bạn đó để trao đổi.
    B. Học phí:
    a) 1.870.000 đ/3 tháng/1 lớp buổi tối.
    b) Học phí lớp Sáng hoặc Chiều: 1.200.000 đ/3 tháng (dành cho Sinh Viên và những người chưa đi làm).
    C. Lịch kiểm tra đầu vào:
    Đợt 1: 9h-11h sáng thứ Bảy tuần này, ngày 23/02 Dương Lịch.
    Đợt 2: 3h-5h chiều thứ Bảy, ngày 01/03/2008 Dương .
    D. Giáo trình và Lịch trình từ 3-9 tháng.
    a) Giáo trình: Cambridge
    I. Giai đoạn 1: 3 tháng đầu ?" Xây dựng vốn từ vựng và vốn Ngữ âm. (Hình + Âm + Ý).
    1) Đọc hiểu: Dịch Xuôi (NKTH) và luyện ?oĐọc hiểu Siêu Tốc? + Tích luỹ vốn từ (Nội lực Mãnh Long).
    2) Hướng dẫn sửa phát âm và học quy luật về Phát âm + Sửa âm sai khác.
    II. Giai đoạn 2: (3 tháng đợt 2)
    a) Hình:
    1. Tiếp tục học Dịch Xuôi + Tích luỹ từ vựng.
    2. Học Dịch Ngược (Có Quy luật) + Phát triển Ý + Điều tiết trong Nói và Viết.
    3. Tiếp tục phát triển ?oTốc độ Đọc Siêu Tốc? + Sức bền khi đọc.
    4. Làm đề thi phần Đọc, Viết trên lớp và giao bài về nhà.
    b) Âm:
    1. Học quy luật ?oVạn Kiếm Ly Hợp? + Điều tiết khi Nghe, Nói.
    2. Luyện phát âm theo quy luật.
    3. Làm đề thi phần Nghe trên lớp và giao bài tập về nhà.
    III. Giai đoạn 3: (3 tháng đợt 3)
    a) Hình: Đọc hiểu + Viết.
    1. Chiến thuật tổng hợp từ các sách và một số Tips của giáo viên.
    2. Làm đề thi (Đọc hiểu + Viết) sau khi được hướng dẫn đầy đủ ở trên lớp.
    3. Phát triển Dịch Xuôi + Dịch ngược qua bài tập giao ở nhà
    4. Phát triển Ý + Điều tiết trong Viết ở trên lớp theo một số form.
    5. Đọc hiểu Siêu tốc + Sức bền khi đọc (nâng cao)
    b) Âm: Nghe + Nói:
    1. Phát triển Ý khi Viết, Nói ở dạng cấp cao. Sử dụng danh từ 235.
    2. Luyện (Nghe + Take notes) -f trả lời các câu hỏi khó ở dạng khái quát.
    3. Luyên âm (nhanh + thuần).
    Một số lưu ý:
    a) Mục đích tuyển học viên, Phân chia lớp, cơ chế bảo đảm.
    1. Không tuyển học viên (không có mục đích và quyết tâm thi thực sự)
    2. Phân loại các lớp bằng chế độ thi và kiểm tra đầu vào hoặc giữa chừng. Những học viên đi học không đều, ôn tập không tốt, giáo viên sẽ kiên quyết chuyển sang lớp trình độ thấp hơn.
    b) Giáo án điện tử:
    a) Giáo viên phải nêu rõ lộ trình trên lớp.
    b) Soạn kỹ lưỡng tất cả các phần giảng dạy.
    c) Siết chặt kỷ luật:
    a) Giao bài và kiểm tra bài làm của học viên ở nhà thực hiện khắt khe.
    b) Giáo viên không làm thay việc hỗ trợ ôn tập ?oDịch viết? dành cho học viên mới khó theo dõi trên lớp.
    Lưu ý: Địa điểm lớp học tất cả các lớp của thầy Vui hiện chuyển sang Số 76, Đường Giải Phóng (gần đối diện với cổng Parabol ĐHBK Hà Nội - Trên nóc nhà có biển hiệu Deawoo)
  6. TranNgocVui

    TranNgocVui Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2007
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    2
    Bạn nghĩ sao về ý kiến sau:
    1. Tốc độ tư duy = Tốc độ đọc ---> Đọc nhanh là một lợi thế?
    2. Hệ thống hoá kiến thức = Sức bền của tốc độ đọc?
    3. Thông thường bạn đã thử vượt ngưỡng 1,000 words per one minute chưa?
    Các câu hỏi này đều được giải quyết tại các lớp TOEFL_iBT và IELTS của thầy Vui.
  7. TranNgocVui

    TranNgocVui Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2007
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    2
    Người học ngôn ngữ xét về lâu về dài cần phải có (Tốc độ nhanh+ Sức bền trong khi Đọc, Nghe, Nói, Viết) mới có khả năng tiếp cận và dần bắt kịp với công việc hoặc học tập ở nước ngoài.
    Khi không phát triển Tốc độ + Sức bền thì có nghĩa là "phần việc bạn đang học hoặc đang làm" vẫn ở dạng "tạm thời". Nghĩa là sau đó một thời gian thì đương nhiên bạn sẽ quên nhanh, thậm chí rất nhanh.
  8. TranNgocVui

    TranNgocVui Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2007
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    2
    Luyện Nghe như nào là tốt nhất?
  9. TranNgocVui

    TranNgocVui Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2007
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    2
    [green]Khi Nghe Hiểu bạn không nên
    1. Tập trung quá vào từng từ, đoạn, vì sức tập trung có hạn sẽ làm bạn bị mất tập trung sau đó và tập trung vào từ, đoạn sẽ khiến bạn khó nắm bắt ý .
    2. Nghe nhắc lại là điều tối kỵ .
    Sở dĩ Nghe nhắc lại chính đoạn văn giống như một số giáo viên ở các Trung Tâm Ngoại Ngữ hay làm có một số hạn chế:
    a) Làm "hỏng" cảm nhận sắc bén của Ngôn ngữ . Nghe nhiều lần nhưng vẫn không thể phát triển nổi vì mỗi đoạn mỗi câu khi nghe mới lại có "giọng nói, tốc độ, nhịp điệu" khác .
    b) Nghe và Nhắc lại có tốc độ rất chậm và công việc này là một cực hình (quá khổ) [/green]
  10. TranNgocVui

    TranNgocVui Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2007
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    2
    Các bạn có thể tham khảo để biết thêm về "Ứng dụng giảng dạy Dịch thuật đối với TOEFL_iBT hoặc IELTS" như thế nào.
    Liệu Dịch Thuật có làm chậm thời gian làm bài?
    Câu trả lời là "Dịch Thuật trong khi làm bài thi TOEFL_iBT hoặc IELTS cho kết quả bằng 0 hoặc rất kém". Nên khi luyện đến độ thuần thục các kỹ năng rồi thì không cần phải dịch ra người học vẫn Đọc hiểu + Nghe hiểu kể cả những từ khó (academic words), hoặc Nói và Viết không cần thiết phải nghĩ bằng tiếng Việt trước mà tư duy ngay bằng tiếng Anh. Việc biểu đạt bằng tiếng Anh-Anh theo cả 2 chiều Ngược và Xuôi ở giai đoạn cuối chỉ có thể thực hiện được nếu có những điều kiện như: Đã thuần thục từ vựng và quen cách dùng + Nắm chắc phát âm + Ngữ Pháp.
    Không nên Áp dụng Dịch thuật trong khi làm bài thi vì những nhược điểm sau:
    A. Nhược điểm của Dịch Thuật khi làm bài thi.
    Áp dụng Dịch Thuật trong khi Làm Bài Thi TOEFL_iBT hoặc IELTS
    cho kết quả bằng 0.
    1. Dịch thuật là một kỹ năng chuyên tập trung xử lý Từ hoặc Cụm Từ
    2. Các câu hỏi trong các đề thi TOEFL_iBT và IELTS lại chuyên hỏi về ý của câu hoặc đoạn. Thậm chí các câu hỏi này thường ở dạng so sánh hoặc đối chiếu với Ý Khái QUÁT theo cách biểu đạt mơ hồ, ẩn dụ.
    3. Tốc độ xử lý dịch 1 trang A4 (khoảng 30 phut/450 tư-500 từ) của một nhân viên biên phiên dịch chuyên nghiệp tại Việt Nam so với thời lượng làm bài 20 phút của TOEFL_iBT và IELTS là quá chậm so với yêu cầu thời gian.
    4. Tốc độ Nghe, Nói, Viết khi thông qua xử lý dịch (ngôn ngữ trung gian) làm chậm các kỹ năng này khoảng từ 2-5 lần.
    5. Tốc độ Đọc, Nghe, Nói, Viết đều đòi hỏi có một phản xạ nhanh nên yêu cầu về thời gian trong khi làm bài thi khiến người dự thi không thể dù chỉ dịch 1/3 số lượng bài làm (chưa nói gì đến trả lời).
    "Công cụ Dịch Thuật" chỉ thực hiện trong giai đoạn "Xây Dựng các Kỹ năng Căn Bản" nhưng khi đi thi thì tuyệt đối không được sử dụng mà phải dùng "Đọc hiểu Siêu Tốc" Phương pháp và cách khai thác Đọc nhanh trong làm bài thi tôi sẽ nêu thành một bài riêng biệt.
    B. Chỉ nên khai thác ?oPhương pháp Dịch Thuật khi Xây dựng các Kỹ năng cơ bản tiếng Anh?.
    1. Ý kiến của tôi nêu ra là "áp dụng phương pháp Giảng Dạy Dịch Thuật..."
    Nghĩa là nếu Giảng Dạy và Học Tập bằng công cụ "Dịch thuật" là "công cụ" mạnh nhất và hiệu quả nhất xét về mặt tích lũy vốn từ và khả năng hiểu biết. Não bộ của con người chỉ có khả năng ghi nhớ và có cảm xúc khi "đã hiểu" về vấn đề đó.
    2. Chứng minh:
    a) Một trang A4 bằng tiếng Anh/30-60 phút dịch và giải thích (khoảng 450 từ (phông chữ 14) ?" 700 từ (phông chữ 12) một người bình thường có thể nhớ được toàn bộ các từ cách sử dụng và những cụm từ hữu ích bằng cách dịch từ Anh sang Việt (lần 1) sau đó dịch lại khoảng 4-5 lần thì đến lần thứ 4 hoặc 5 người học không cần Dịch nữa mà đã tự có khả năng cảm nhận và hiểu tất cả các từ Tiếng Anh vào đúng thời điểm đọc rồi (Tất cả những từ + cấu trúc +văn phong của tài liệu trên một trang A4 này đã đạt đến độ thuần thục như người Anh cả về Tốc Độ lẫn Ý hiểu) (Đọc hiểu). Để dùng được mọi từ hoặc cấu trúc trong văn bản này một cách linh hoạt trong Nghe, Nói, Viết thì cần luyện tập sâu hơn.
    b) Nhiều bản dịch được luyện như vậy sẽ khiến cho người học có thể tích luỹ được toàn bộ các sách thi IELTS hoặc TOEFL. Trong khi so với các phương pháp khác, việc nắm chắc các từ trong TOEFL_iBT hoặc IELTS là một niềm mơ ước? Tôi không tiện nêu ra phương pháp ?oTích luỹ toàn bộ số sách IELTS và TOEFL_iBT bằng cách nào? ở đây.
    C. So sánh Phương pháp Dịch Thuật với một số phương pháp khác.
    1. Ưu điểm của Dịch Thuật:
    a) Đề thi TOEFL_iBT và IELTS bản chất để "Kiểm tra trình độ tiếng Anh của người dự thi" thì Dịch Thuật là cách tiếp cận gần nhất với Ý hiểu tiếng Anh = Trình độ tiếng Anh.
    b) Bên cạnh đó, giảng dạy theo Phương pháp Nghe Nói, hoặc Ngữ pháp thì vốn từ (yếu tố quan trọng nhất trong mọi ngôn ngữ) chỉ đạt từ 500-700 từ khả dụng/3 tháng thì Phương Pháp Dịch Thuật có thể đạt 2,000-5,000 từ mới.
    c) Các đề thi yêu cầu tốc độ nhanh và ý hiểu (không cần quá chi tiết) nhưng nếu sau khi được củng cố về mặt từ vựng và quen với hoạt động đọc, dịch ngược xuôi thì tốc độ ?ogiai đoạn cuối? đó sẽ rất nhanh (Không được dịch khi làm bài thi).
    2. Nhược điểm của dạy và học TOEFL_iBT hoặc IELTS theo phương pháp thông thường.
    a) Phương pháp dạy và học IELTS + TOEFL_iBT hiện nay chủ yếu được thực hiện theo cách làm nhiều đề thi (kiểu tích lũy kinh nghiệm làm bài): cứ làm hết đề thi này sang đề thi khác với một mục đích làm dầy dạn kỹ năng làm bài như các lớp IELTS và TOEFL_iBT rất phổ biến hiện nay là phản khoa học.
    b) Các bài thi hầu hết không giống nhau nên việc chuyển từ bài này sang bài khác (trong khi chưa nắm chắc bài cũ) khiến cho người học luyện TOEFL_iBT hoặc IELTS mắc bệnh "lỏng chữ" ?" ?oLỏng chữ? là biết nhiều từ nhưng không dùng được.
    c) Một số lớp theo hương phát triển từ dễ đến khó (Luyện tập Ngữ Pháp sau đó tiến tới làm bài thi) cũng gặp phải vấn đề: Đề thi không có câu hỏi Ngữ Pháp (thực chất Ngữ Pháp chỉ là một dạng đặc thù của Dịch- Tôi sẽ nêu trong một bài viết khác). Thời gian luyện tập rất lâu và quên rất nhanh do không ứng dụng vào thực tiễn được (ví dụ: ít có liên tưởng đến ngữ pháp đối với các biển hiệu, thương hiệu nước ngoài).
    d) Kỹ năng tiếng Anh hình thành qua các phương pháp như ?otích luỹ kinh nghiệm? ?o Nghe nói?, ?oNgữ Pháp? đều rất yếu ?oDo không gắn được Ý hiểu với Âm thanh hoặc Ý hiểu với Hình ảnh?- Mọi ngôn ngữ chỉ có 2 dạng biểu đạt này mà thôi.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này