1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lớp radar căn bản hệ phổ thông cơ sở.

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi AndrewTran, 04/09/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. SSX

    SSX Guest

    Mà định nghĩa thế nào là radar chưa thấy nói nhỉ.
    Thầy Hoàng giảng thay đi.
    Gì chứ cứ như vụ biofuel đệ tử lưu linh theo thầy làm học trò cả đống.
  2. tomsatthu

    tomsatthu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2006
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    To SSX: em bảo rồi, riêng cái Định nghĩa, nguyên lý, cấu tạo đơn giản nhất, phân loại và cách phân loại rada, PM là gì,... Bác về học lớp vỡ lòng nhé. Đừng hỏi thế thầy Trần đuổi vì mất trật tự đấy, lớp Phổ thông chứ có phải chơi đâu
  3. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    "Thầy" trần tốn bao công sức dựng lều, mở lớp, chiêu sinh thế này bây giờ mình vào hớt trên tay thế này thì cũng áy náy lắm. Đợi 3-5 ngày nữa xem "thầy" có vào tiếp tục không rồi hẵng tính tiếp .
  4. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Vàng 1: Cái dây này được làm bằng công nghệ nano à? Nếu nó không được làm bằng cái công nghệ nano mới cứng cựa mà vẫn là công nghệ truyền thống thì chẳng ăn nhập gì cả.
    Vàng 2: tặng 0 điểm tiếng Việt. Đọc đi đọc lại vẫn không hiểu là hải quân Mỹ làm cái gì. Và quan trọng hơn là nó liên quan gì đến cái dây siêu dẫn làm bằng công nghệ nano "hoạt động ở nhiệt độ phòng với khí lỏng bơm trong lõi".
    Spam nhiều quá có khi bị lên cây, viết một tẹo về radar cho nó an toàn:
    RADAR:
    Mục đích: phát hiện mục tiêu từ xa bằng sóng điện từ
    Nguyên lý: phát sóng rồi thu sóng phản hồi từ mục tiêu để xác định vị trí của nó. Cùng nguyên lý này nhưng xài sóng âm được gọi là sonar.
    Cách thực hiện: cực kỳ nhiều cách mà các thành viên pro Mỹ, Nga luôn chửi bới cách thực hiện của đối phương thua cách của bên mình ủng hộ. Và chứng minh bằng những máy bay hiện đại nhất chưa giao chiến bao giờ, chỉ biết được thông số qua quảng cáo.
    Cách thực hiện đơn giản nhất là cách cổ điển nhất: xài một máy phát sóng, lắp lên trục quay cho quay tròn. Sóng phát ra là một xung điện từ cực ngắn, đếm thời gian đến khi có tín hiệu phản hồi để tính ra khoảng cách đến mục tiêu. Phương hướng được xác định qua hướng của anten.
    Radar thời đầu không thể gắn lên máy bay vì máy phát sóng to nặng, máy bay thì yếu, vì thế máy bay thời kì đầu chỉ có ngắm bằng mắt thường. Radar lúc đó chỉ có thể gắn lên tầu biển. Với việc ra đời của magnetron vốn ngày nay được xài trong lò vi sóng, radar bước chân lên được máy bay.
    Magnetron là gì? Đơn giản nó là một cái máy phát sóng công suất cao mà nhỏ gọn, có thể chế tạo bằng công nghệ đơn giản. Cái lò vi sóng công suất 1000W chỉ có bộ phát sóng bé bằng nắm tay. Nguyên lý và hình vẽ có thể tìm trên mạng, rất nhiều, ở đây chỉ tóm tắt ngắn gọn về cấu tạo và nguyên lý làm việc của nó.
    Cấu tạo: để dễ tưởng tượng, lấy một cái động cơ điện bỏ hết dây đồng, lõi sắt đi chỉ để lại cái vỏ stator và trục động cơ; Lấy thêm hai cái nam châm cực mạnh đặt vào hai đầu của động cơ sao cho nó hút nhau -> hoàn thành.
    Đương nhiên toàn bộ hệ thống phải được đặt trong chân không.
    Cách cắm điện và nguyên lý: cách điện trục giữa với tất cả mọi phần còn lại, nối vào một bộ nguồn để nung nóng đỏ cái trục lên cho nó phát xạ electron. Đưa một điện áp âm 4000V vào vỏ (cái điện áp này là cho lò vi sóng). Khi đó electron từ cực dương ở giữa tuy được bắn ra từ cực dương nhưng lại bị cực âm đẩy về -> xuất hiện một đám mây electron vây xung quanh cực dương. Tưởng tượng như đặt một dàn súng máy chĩa thẳng lên trời bắn một hồi sẽ có một đám mây đạn! (nhưng rồi kiểu gì cũng rơi lại chỗ mình)
    Xét đến hiệu ứng của hai cục nam châm ban đầu: từ trường hướng dọc theo trục của máy, vuông góc với hướng bắn ra của electron (bức xạ electron luôn vuông góc với mặt phẳng bức xạ), ép electron bay vòng tròn xung quanh trục chính. Tương đương với việc đặt súng hơi ngiêng, bắn. Viên nào tốc độ thấp thì bay theo đường parabol rồi rơi về, viên nào bay nhanh thì thành vệ tinh, bay vòng quanh mãi không rơi lại.
    Việc này khiến các electron bị ùn tắc lại (đường hẹp mà nhiều thằng đi lung tung đánh võng kiểu gì cũng tắc). Electron vốn đẩy nhau nên khi có một lượng nào đó ùn lại với nhau thì các electron đi sau không lại gần được nữa, có một đám ùn tắc mới. Quá trình này làm các electron phân bố như một cái bánh xe, quay quanh cực dương.
    Khi cái bánh xe này quay, các răng của bánh xe sẽ lại gần rồi ra xa các điện cực trên cực âm (tưởng tượng lại cái vỏ động cơ), gây xuất hiện điện áp cảm ứng trên các cực này -> Bánh xe electron quay làm xuất hiện một điện áp biến thiên trên các cực của cực âm.
    Khi đó chỉ cần nối anten vào các cực ở cực âm ta sẽ có sóng điện từ được phát ra.
    Chuyển đổi năng lượng: nhờ có từ trường của nam châm, các electron quay vòng tròn, chụm lại với nhau tạo nên một khối âm hơn cả cực âm, các electrron sẽ bay đến cực âm. Nhưng âm như thế thì phải quay lại cực dương chứ? Chẳng qua vì bay với tốc độ nhanh quá nên bị lực li tâm kéo ra khỏi cực dương. Như vậy ta có một dòng electron chạy từ cực dương tới cực âm. Việc các electron chạy sang cực âm giúp ta có thể phát sóng mãi mà không làm cực âm hết âm.
    Bình thường máy tiêu thụ điện thì dòng điện chạy từ cực dương sang âm tức electron chạy từ âm sang dương, đằng này lại chạy ngược lại -> máy phát điện. Đương nhiên nó là máy phát: phát ra dòng cao tần công suất lớn.
    Vậy năng lượng được lấy từ đâu để phát? Năng lượng đưọc lấy từ bộ nung nóng cực dương.
    Tần số của magnetron phụ thuộc gì? Nói chung là nhiều yếu tố: nhiệt độ cực dương, điện áp cực âm, cường độ nam châm vv. Tuy nhiên đơn giản, và quan trọng nhất vẫn là số cực trên cực âm. Số cực càng nhiều thì tần số càng cao. Cái này nguyên lý giống hệt máy phát điện: cùng tốc độ quay, thằng nào lắm cực hơn thì tần số cao hơn.
    Tạm thế đã, mỏi tay quá.
    Ai thấy có chỗ nào sai thì sửa dùm nhé.
  5. Phudongthienvuong

    Phudongthienvuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2004
    Bài viết:
    1.442
    Đã được thích:
    0
    Cực dương nằm ở giữa phát xạ electron và cực âm là cái vỏ ngoài à? Bác xem lại đi nhé.
  6. Phudongthienvuong

    Phudongthienvuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2004
    Bài viết:
    1.442
    Đã được thích:
    0
    Bác KTY đâu rồi ? Cái radar này gọi là có ma ám hay sao ấy. Nhưng mà thôi chuyện nhầm là chuyện thường mà . Hôm trước AT nhầm cái phase modulation với Pulse modulation mặc dù cả hai cái nì đều dùng trong radar cả . ( Bác KTY thì bảo cái sau chỉ dùng trong mạng thôi) Hôm nay Bác KTY nhầm cái chuyện âm dương. Cứ ma ám thế này có ai còn dám làm chuyện radar nữa hả trời. Bác Doan đâu rồi?
    Tặng Bác KTY tấm hình lớp mầm xem chơi cho vui.
    [​IMG]
  7. daisycutter

    daisycutter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2007
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0

    Có vô số hình nhưng cơ bản chia thành 2 nhóm.
    Nhóm Linear Polarization : Ví dụ radar SA-2 . nó chỉ thu nhận sóng trên 1 trục .nhưng đạt hiệu năng tối đa. bị ảnh hưởng tệ bởi thời tiết.
    Nhóm Circular Polarization : vào chi tiết có nhiều hình khác nhau từ cái cơ bản dạng đĩa biến thể ra. nhận phát sóng trên nhiều trục. chịu thời tiết xấu tốt hơn.
    [/quote]
    Nghe thầy giảng về radar mà em lại hình dung ra toàn mấy cái filter phân cực dùng ok máy ảnh mới chết chứ. Dza sorry thầy.
  8. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Nhầm thật, đấu ngược.
    Còn cái vụ dây siêu dẫn sao không thấy vặn vẹo nữa thế?
  9. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    Thế nào hôm nay bắt đầu radar trở lại được rồi phải không? Tiếp về hôm trước. Tôi công nhận nhầm khi hiểu sai ý người hỏi. Tuy nhiên trong xử lý tín hiệu nó là Pulse modulation chứ không phải phase modulation. Phase modulation dùng trong lái beam là chính. Pulse modulation là trường hợp đặc biệt của AM khi mà carrier frequency bị chận lại theo pulsed rate. Rất khó hiểu để giải thích ngắn gọn. Tôi sẽ đưa mấy cái hình. Chuyện phase modulation từ từ sau này tôi sẽ nói tiếp. Nhân đây cũng xin nói. Tôi không tự nhận là thầy. Học ở sách , học ở trường , học ở thầy, học ở bạn bè. Chuyện tôi nổi nóng vì có quá nhiều pro Nga vào không phải cùng nhau tìm hiểu nhưng để phá đám. Suy nghĩ đi tại sao tôi gọi là hệ phổ thông cơ sở. Âu cũng là để cùng nhau tìm hiểu tránh cái trường hợp nổ vung mạng đòi lấy radar dẩn đường bắn tên lửa từ mặt biển với thuần radar trên mặt biển đi hàng mấy trăm km . thay vào đó là hiểu người ta làm sao để làm điều đó.
  10. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

Chia sẻ trang này