1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

'Lost Horizon" - "Đường chân trời đã mất" - James Hilton

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi luyendichtiengtrung, 09/08/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. luyendichtiengtrung

    luyendichtiengtrung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2012
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    "Lost Horizon", tác giả James Hilton
    Năm 1933, James Hilton đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết “Lost Horizon” – “Đường chân trời đã mất” dựa trên tài liệu ghi chép của nhà thám hiểm, nhà thực vật học người Mỹ gốc Úc-Joseph Look (1884-1962), người đã từng nhiều năm thám hiểm, tìm hiểu đời sống của người dân vùng gần Tây Tạng, phía Tây Trung Quốc.
    James chưa từng đặt chân đến vùng đất này, nhưng với trí tưởng tượng tuyệt vời, ông đã dẫn dắt người đọc đến với vùng đất được coi là "bí ẩn" ấy bằng một vụ bắt cóc và cướp máy bay ly kỳ. Thiên nhiên, con người, xã hội và cả sự thần bí trong tôn giáo của vùng đất đó được che phủ bởi màn sương khoảng cách và thông tin đối với những người phương Tây lúc bấy giờ.
    Với cuộc sống và phương tiện kỹ thuật hiện đại lúc đó, những người phương Tây không thể hình dung ra nổi
    , ở một nơi nào đó trên thế giới lại tồn tại những con người với những khả năng siêu phàm giữa điều kiện thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt.
    Cuốn sách ra đời và đã trở thành một trong những cuốn sách bỏ túi được ưa chuộng vào những năm đầu thế kỷ 20. Sự cuốn hút của nó đã khiến các nhà làm phim Mỹ cất công chuyển thể thành phim vào năm 1937 (Đạo diễn Frank Capra) và năm 1973 (Đạo diễn Charler Jarrot), ngoài ra, với cái tên Shangrila do James Hilton đặt cho vùng đất đó, nó cũng đã được dựng thành nhạc kịch Broadway vào năm 1956.
    Sự nổi tiếng của cuốn sách đã khiến cho một Hoa kiều ở Singapore đã không bỏ qua cơ hội kinh doanh, nên đã thành lập một chuỗi Khách sạn mang tên Shangri-la trên khắp thế giới. Cái tên này không chỉ được thương mại hoá, mà còn ngầm giới thiệu một khu du lịch mang một chút ý nghĩa thoát tục siêu phàm.
    Khi phong trào du lịch đến TQ nở rộ, người ta chú ý hơn đến huyện Trung Điện, thủ phủ của châu tự trị dân tộc Tạng Địch Khánh, tỉnh Vân Nam. Du khách đến đây ngày càng nhiều, trước phong cảnh, đời sống, tôn giáo ở đây, người ta liên tưởng đến những gì đã miêu tả trong cuốn sách đó. Và từ tháng 2/2002, Quốc vụ viện TQ đã quyết định đổi tên huyện Trung Điện thành huyện Shangrila. Đây là một trong những điểm đến hấp dẫn của tuyến du lịch Lệ Giang.

    Bản gốc tiếng Anh tại đây
    Bản dịch tiếng Việt tại đây
  2. luyendichtiengtrung

    luyendichtiengtrung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2012
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Phần mở đầu I

    Điếu xì-gà đã sắp tắt, chúng tôi bắt đầu cảm nhận thấy sự rời rạc. Gặp lại mấy người bạn cũ ngồi cùng bên khung cửa sổ sau nhiều năm không gặp, nhưng sự đồng cảm của họ đều ít hơn so với sự tưởng tượng. Việc này làm cho mọi người đều ít nhiều cảm thấy khó hiểu. Rutherford là một nhà văn, Wyland làm bí thư ở Đại sứ quán, cậu ta vừa mời chúng tôi ăn tối ở nhà hàng Tempelhof. Tôi thấy không khí không được nồng nhiệt lắm và rất trầm lắng. Cậu ta luôn giữ vẻ điềm tĩnh cần thiết trong những trường hợp như thế này của một quan chức ngoại giao. Lúc đó xem ra giống như là cuộc gặp ngẫu nhiên của ba chàng trai Anh quốc cô đơn ở thủ đô nước ngoài mà thôi, còn tôi lại nhận thấy rằng, trong lúc nói chuyện, cái vẻ tự cho mình là hơn người của Wyland Tess không hề mất đi theo năm tháng, mà vẫn kiêu ngạo cho rằng không ai bằng mình như một vị huân tước của Hoàng gia Victoria. Nếu để so sánh, tôi thích Rutherford. Cậu ta đã rất chín chắn, chứ không còn cái vẻ gầy giơ xương của một chàng trai mới lớn như trước đây. Nhớ lại hồi đó, tôi đã có lúc bắt nạt cậu ta, nhưng cũng đã có lúc bảo vệ cậu ta với tư thế của một kẻ ban ơn. Còn bây giờ, cậu ta đã kiếm được rất nhiều tiền và có một cuộc sống phong phú hơn chúng tôi nhiều, điều đó làm tôi và Wyland cùng có chút ghen tỵ.
    Nhưng buổi tối hôm đó cũng không bị coi là quá buồn tẻ. Khi chiếc máy bay từ các nước Trung âu hạ cánh, chúng tôi đã có dịp được thưởng thức một món đồ to lớn của công ty Lufthansa. Lúc gần tối, sân bay sáng trắng ánh đèn, một khung cảnh sán lạn. Chúng tôi cảm thấy như đang được đứng trong nhà hát Genther huy hoàng. Một phi hành gia bước xuống từ chiếc máy bay của Anh, cậu ta mặc bộ đồng phục của hàng không, thong thả đi đến cạnh bàn chúng tôi, và cúi chào Wyland. Lúc đầu, Wyland chưa nhận ra cậu ta, và khi đã nhớ ra, Wyland vội giới thiệu người khách lạ với chúng tôi, và mời người khách cùng ngồi. Người khách là một thanh niên vui vẻ tên là Sanders. Wyland xin lỗi vì cậu ta mặc đồng phục của phi hành gia và đội mũ nên khó nhận ra. Sanders cười và trả lời: “Ồ đúng vậy, tôi biết điều đó. Xin đừng quên rằng tôi đã từng ở Baskul”. Wyland cười gượng và sau đó, chúng tôi chuyển sang câu chuyện khác.

    Sự có mặt của Sanders làm cho cuộc gặp mặt của chúng tôi vui hẳn lên. Mọi người uống rất nhiều bia. Khoảng 10 giờ, Wyland sang bàn bên cạnh nói chuyện với mấy người khách một lát. Rutherford bỗng cắt ngang câu chuyện: “Ồ, tiện đây tôi muốn hỏi, vừa rồi cậu có nhắc đến Baskul, tôi cũng biết chút ít về nơi này, ý của cậu lúc nãy có phải là muốn ám chỉ rằng ở đó đã xảy ra chuyện gì chăng?”.

    Sanders bẽn lẽn cười nói: “Khi tôi đang thực hiện nghĩa vụ ở đó đã trải qua một sự việc sẽ làm mọi người rất thích thú”. Cậu ta vẫn là một chàng trai nên khó mà giữ được bí mật. “Sự việc như thế này, có một người Afganistan, người châu Phi hoặc người ở nơi nào đó đã cướp máy bay khách của chúng tôi, anh cứ tưởng tượng rằng sau đó đã xảy ra một số rắc rối. Đây là sự việc bỉ ổi nhất mà tôi đã từng nghe! Tên tội đồ vô liêm sỉ ấy đã chặn phi hành viên của chúng tôi, đánh anh ta ngất xỉu, hắn thay bộ đồng phục hàng không của anh ấy và đã lọt vào buồng lái một cách bí ẩn. Hắn còn gửi tín hiệu chính xác cho nhân viên điều hành bay dưới mặt đất rồi từ từ cất cánh bay đi. Vấn đề là từ đó không thấy hắn quay trở lại nữa”.

    Rutherford có vẻ rất thích thú với câu chuyện. "Câu chuyện xảy ra từ bao giờ vậy?"

    "Ồ, khoảng một năm trước, ngày 31/5 xem tiếp

    Phần mở đầu II

    Rutherford cười rất thoải mái: "Vậy thì điều này đương nhiên có thể giải thích được mọi chuyện rồi. Lịch sử mãi mãi không bao giờ để lộ cho người đời biết về những kết quả có được trong việc giải mã hàng ngày của các vị trung uý không quân trong chiến tranh, cũng sẽ không đề cập đến những lời lẽ đanh thép trong các buổi nói chuyện ở đại sứ quán".

    "Conway làm việc cho lãnh sự quán nhưng không phải là bộ phận ngoại giao" Wyland nói một cách ngạo mạn. Cũng là điều tự nhiên thôi, anh ta không thích câu nói đùa này. Anh ta chỉ lắng nghe những lời lẽ châm chọc như vậy mà không hề nói thêm ý kiến nào khác.

    Lúc đó Rutherford đứng lên định đi, anh ta cũng không ngăn lại. Mà cũng muộn rồi, tôi nói rằng cũng phải đi. Khi chúng tôi từ biệt nhau, thái độ của Wyland vẫn bình thản, vẫn lịch sự nhưng cũng vẫn quan cách. Sanders thì lại rất chân thành và nhiệt tình, cậu ta nói rằng hy vọng sau này sẽ được gặp lại chúng tôi.

    Sáng hôm sau khi trời còn chưa sáng tôi đã phải rời nơi đây trên chuyến tàu cắt ngang đại lục. Khi tôi và Rutherford đợi taxi, cậu ta hỏi tôi có muốn tới khách sạn mà cậu ta đang ở để khỏi phí quãng thời gian này không. Cậu ta kể rằng ở đó có một phòng khách, chúng tôi có thể cùng nói chuyện. Tôi thấy được thế thì tốt quá. Cậu ta nói tiếp: "Tốt quá, nếu anh đồng ý, chúng ta có thể nói về Conway, trừ phi anh không còn thích thú về những câu chuyện của anh ta nữa".
    Tôi trả lời rằng cho dù rất ít gặp nhau, nhưng tôi rất thích: "Cậu ta rời trường khi tôi học kỳ đầu tiên ở Đại học. Nhưng tôi vẫn nhớ có lần anh ta đối xử với tôi rất tốt. Lúc đó tôi là sinh viên mới, anh ta hoàn toàn không có lý do gì để giúp tôi. Tuy đó chỉ là một việc cỏn con, nhưng tôi vẫn rất nhớ."

    Rutherford tán đồng: "Đúng vậy, tôi cũng rất thích anh ta, cho dù nếu so sánh về mặt thời gian, sự giao lưu giữa tôi và anh ta cũng rất ít".

    Tiếp đó là một khoảng thời gian trầm lắng khác thường. Hiển nhiên rằng lúc đó chúng tôi đều đang nhớ tới một người cùng có ảnh hưởng tới chúng tôi. Sự ảnh hưởng này không chỉ được phán đoán bằng vài lần gặp gỡ ngẫu nhiên như vậy. Từ lúc đó tôi cũng thường phát hiện ra những người đã từng gặp Conway đều nhớ đến anh ta, cho dù là cuộc gặp chính thức hay chỉ gặp trong chốc lát. Là một người thanh niên, anh ta đương nhiên rất xuất sắc. Đối với tôi, lúc biết đến anh ta, tôi đang ở cái tuổi sùng bái những người anh hùng, do đó ký ức về anh ta vẫn còn rất rõ cho đến tận ngày nay, và vẫn mang đầy màu sắc của chủ nghĩa lãng mạn. Anh ta cao to tuấn tú, không những xuất sắc trong môn thể dục, mà còn nhận được các loại giải thưởng của trường mà bạn biết. Có một lần, một vị hiệu trưởng hay làm việc bằng tình cảm đã thốt lên câu "quá giỏi" để nói về các thành tích anh ta đã đạt được ở trường học. Từ đó về sau, anh ta được gọi bằng biệt hiệu "Conway quá giỏi", và dường như cũng chỉ mình anh ta xứng đáng với biệt hiệu này. Tôi còn nhớ anh ta đã từng diễn thuyết bằng tiếng Hy Lạp trong buổi lễ tốt nghiệp của trường. Anh ta hội tủ đủ sự đa tài, anh tú, sành điệu và sự hoàn mỹ giữa hình thể và trí tuệ, làm cho anh ta vừa giống như một nhân vật hoàn hảo thời Elizabeth, vừa giống như Philip Sydney. Xã hội văn minh của chúng ta ngày nay đã khó có thể tạo ra nhân tài giống như anh ta nữa rồi. Sau khi tôi nói xong những điều đó, Rutherford gật gù: "Đúng vậy, đối với những kẻ thích thú với nghệ thuật và học vấn, nhưng không chịu học hỏi thì chúng ta có một từ trái nghĩa để nói về họ, đó là "đồ nửa mùa", tôi đoán những kẻ đó sẽ gọi Conway bằng cái từ này. Ví dụ những người như Wyland, tôi không thích Wyland lắm, tôi không thể chịu đựng được cái thái độ cao ngạo và đứng đắn của anh ta. Trong đầu anh ta chỉ nghĩ đến việc làm quan, cậu có thấy điều đó không? Cậu còn nhớ những lời anh ta nói không? Nào là "bảo đảm bằng chính danh dự của các cậu"; nào là "Để lộ chuyện này ra", cứ như là Hoàng đế đích thân đến thăm đại giáo hoàng Saint Dominica ý. Tôi rất xem thường loại quan chức ngoại giao này".

    Lại một khoảng thời gian trầm lắng, xe chạy qua mấy khu phố cậu ta mới nói tiếp: "Cho dù như vậy, tôi sẽ không quên buổi tối hôm nay. Đối với tôi, nghe câu chuyện xảy ra ở Baskul mà Sanders kể là một sự việc đặc biệt mà tôi đã trải qua. Cậu biết không, trước đây tôi đã từng nghe kể về câu chuyện này nhưng vẫn chưa tin. Câu chuyện ly kỳ quá, cho dù tôi vẫn chưa tìm ra được lý do nào để tin hoàn toàn, hoặc trước đây cho dù thế nào cũng chỉ có thể tin một chút thôi. Còn bây giờ đã có hai lý do nho nhỏ để tôi tin rồi. Tôi dám nói rằng cậu biết tôi không phải là người dễ bị mắc lừa. Tôi đã dành phần lớn thời gian và sức lực của mình để đi du lịch, tôi biết trên thế giới còn có rất nhiều sự việc kỳ lạ. Nếu anh được tận mắt nhìn thấy thì cho dù sự việc có ly kỳ đến đâu anh cũng sẽ tin. Còn nếu chỉ nghe người khác kể lại thì khó mà tin nổi, nhưng xem tiếp

    Phần mở đầu III


    Cậu ta kể tiếp:"Tôi thật sự đã đến đó và đã được tiếp đón rất nhiệt tình, cho dù việc tôi đến thăm ngay có làm bà cảm thấy hơi lạ. Tôi nghĩ rằng đối với một người không phải là tín đồ Thiên chúa giáo thì một trong những việc khó hiểu nhất là: giáo đồ Thiên chúa giáo đã làm thế nào để dung hoà một cách dễ dàng giữa sự nghiêm khắc chính thống của tôn giáo với sự thoải mái của người đời. Việc này quá phức tạp, đúng không? Nhưng cho dù thế nào thì cũng kệ họ, những người truyền giáo đó đã nhóm lại thành một quần thể rất vui vẻ. Tôi đến đó chưa đầy một giờ đồng hồ mà cơm canh đã chuẩn bị xong. Một bác sĩ cơ đốc giáo người Trung Quốc còn trẻ ngồi cạnh tôi. Trong bữa ăn, cậu ta luôn nói chuyện với tôi rất vui vẻ bằng cả tiếng Pháp và tiếng Anh. Ăn xong, cậu ta và bà Viện trưởng cùng đưa tôi đi thăm bệnh viện mà họ rất tự hào. Tôi cũng cho họ biết tôi là một nhà văn. Và họ cũng rất ngây thơ nghĩ rằng tôi sẽ viết sách mọi chuyện về họ, suy nghĩ này đã làm họ vô cùng phấn khởi. Chúng tôi tới thăm các giường bệnh, vừa đi cậu bác sĩ vừa kể cho tôi nghe về từng trường hợp. Các giường bệnh rất sạch sẽ, không hề có bụi bặm, chứng tỏ ở đó đã được quản lý rất tốt. Lúc đó tôi đã quên hẳn trường hợp người bệnh kỳ lạ biết nói tiếng Anh chuẩn kia, mãi cho đến khi vị nữ Viện trưởng nhắc tôi đi thăm cậu ta thì tôi mới nhớ ra. Tôi chỉ nhìn thấy người bệnh từ phía lưng vì anh ta đang ngủ. Không hiểu điều gì đã khiến tôi nói "Xin chào!" với cậu ta bằng tiếng Anh. Đây chỉ là câu nói vụt hiện lên trong đầu tôi chứ không phải là câu tôi định nói. Anh ta bỗng nhiên quay lại và cũng trả lời "Xin chào!", anh ta phát âm rất chuẩn, chỉ cần nghe là cũng biết đã được qua đào tạo chính quy. Nhưng khi tôi còn chưa kịp cảm nhận được điều kỳ lạ này thì tôi đã nhận ra được anh ta là ai, cho dù khuôn mặt anh ta đầy râu ria và vẻ bề ngoài đã thay đổi nhiều. Anh ta chính là Conway! Tôi có thể khẳng định chính là anh ta. Nhưng nếu lúc đó tôi dừng lại và bình tĩnh suy nghĩ một chút thì có thể tôi đã kết luận anh ta không phải là Conway. Rất may, lúc đó tôi đã gọi tên anh ta và tự giới thiệu tên mình. Anh ta nhìn tôi nhưng không hề nhận ra tôi. Mặc dù vậy tôi vẫn khẳng định mình không nhận lầm người. Cơ mặt anh ta co giật một cách kỳ lạ, biểu hiện này của anh ta tôi đã từng thấy trước đây, nhưng đôi mắt xanh thì không hề thay đổi. Hồi còn ở Bario, chúng tôi thường nói đùa rằng nếu nói trời Oxford xanh thì đôi mắt xanh của anh ta còn xanh hơn cả cầu Cambridge. Ngoài ra, anh ta còn là người đã gặp thì sẽ khó quên nên không dễ gì bị nhận nhầm. Vị bác sĩ và bà Viện trưởng đã rất xúc động trước cảnh tượng này. Tôi cho họ biết tôi đã nhận ra người này, anh ta là người Anh, là bạn của tôi. Nếu anh ta không nhận ra tôi thì chỉ có thể do một nguyên nhân - anh ta đã hoàn toàn mất trí nhớ. Họ đã rất ngạc nhiên nhưng cũng tỏ ra đồng tình với suy đoán của tôi. Sau đó, chúng tôi đã trao đổi rất lâu về bệnh tình của Conway. Với điều kiện sức khoẻ như vậy, anh ta làm thế nào đến được Trùng Khánh, điều này không ai có thể lý giải nổi?
    “Nói tóm lại là tôi đã ở đó trong hai tuần, hy vọng có thể tìm được cách giúp anh ta nhớ lại một chút. Tôi đã không làm được, nhưng sức khỏe anh ta ngày một hồi phục, chúng tôi đã nói chuyện rất nhiều. Khi tôi chân thành nói cho anh ta biết tôi là ai và anh ta là ai xem tiếp
  3. luyendichtiengtrung

    luyendichtiengtrung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2012
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Phần mở đầu IV
    -----------------

    Rutherford vừa đưa mắt ngầm bảo tôi bình tĩnh lại vừa tiếp tục nói: “Tôi không biết cậu có phải là người yêu âm nhạc hay không, nhưng cho dù là không phải, tôi dám nói cậu có thể tưởng tượng ra được khi Conway tiếp tục đàn, tôi và Sieveking đã kích động như thế nào. Đương nhiên, đối với tôi, đó là một chút lóe sáng bất ngờ và bí ẩn trong hiện thực của quá khứ của Conway, là chút đầu mối đầu tiên tìm lại quá khứ đã mất của anh ta. Còn Sieveking thì chỉ tập trung sự chú ý vào âm nhạc một cách tự nhiên. Điều này rất khó hiểu vì cậu biết đấy, Chopin đã mất từ năm 1849 rồi”.

    “Về một ý nghĩa nào đó, toàn bộ sự việc này sẽ khó hiểu như thế cho đến khi tôi thấy nên bổ sung một chút. Lúc đó có ít nhất khoảng 12 người có mặt chứng kiến sự việc này, trong số họ còn có một vị giáo sư nổi tiếng của Đại học California. Đương nhiên là người ta có thể nói một cách dễ dàng rằng nếu xét về mặt thời gian, sự giải thích của Conway hoàn toàn không có khả năng, hoặc là sự việc đó không thể xảy ra. Nhưng bản thân âm nhạc vẫn phải chờ đợi những sự giải thích hợp lý. Nếu đó không phải là tác phẩm của Chopin theo lời của Conway thì đó là bản nhạc nào? Sieveking còn bảo đảm với tôi rằng nếu hai bản nhạc này được xuất bản, thì chỉ trong vòng nửa năm, chúng sẽ trở thành tâm điểm trong các buổi biểu diễn của tất cả các nhà biểu diễn nổi tiếng. Nói như vậy hơi có chút khoa trương, nhưng điều đó cũng thể hiện sự yêu thích của Sieveking đối với hai bản nhạc này.

    Sau một lúc tranh luận, chúng tôi vẫn không thể giải quyết được vấn đề gì, vì Conway vẫn cứ khẳng định điều anh ta nói là sự thật. Trông anh ta rất mệt mỏi, thế là tôi vội đưa anh ta rời khỏi chỗ đông người đó về phòng nghỉ ngơi. Cuối cùng là về việc thu âm đĩa nhạc. Sieveking nói rằng khi anh ta tới Mỹ sẽ nhanh chóng thu xếp mọi việc. Conway cũng đồng ý biểu diễn mấy khúc nhạc trong đêm nhạc của anh ta. Nhưng Conway đã không giữ lời. Điều này luôn làm tôi cảm thấy nuối tiếc”.

    Rutherford xem đồng hồ và nhắc tôi còn đủ thời gian ra ga xe lửa. Thực ra câu chuyện của anh ta đã kể xong, anh ta thấy vẫn còn thời gian nên nói tiếp: “Vì buổi tối hôm đó – cái buổi tối độc tấu đó – anh ta đã phục hồi trí nhớ. xem tiếp

    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Chương 1-1

    Trung tuần tháng 5, tình hình ở Baskul ngày càng nghiêm trọng. Ngày 20, chiếc máy bay không quân từ Peshawar cử đến để di tản những kiều dân da trắng đã đến. Có khoảng 80 người cần phải di tản, trong số đó phần lớn mọi người đều đã bay qua những ngọn núi non cao vút trên những chiếc máy bay vận chuyển quân dụng một cách an toàn. Mấy chiếc máy bay kiểu khác cũng được cử đến để thực hiện nhiệm vụ này, trong đó có một chiếc máy bay cỡ nhỏ là loại Chandrapur của maharajah cho không quân mượn sử dụng.

    Khoảng 10 giờ sáng, có bốn vị hành khách lên máy bay. Mấy người đó là: Cô Roberta Brinklow, người của Đoàn truyền giáo phương Đông; Henry D. Barnar – một người Mỹ; Hugh Conway lãnh sự Anh và thượng úy Charler Mallinson – Phó lãnh sự.

    Tên của mấy người khách này sau đó đã từng được đăng trên báo của Anh và Ấn Độ.
    Lúc đó Conway 37 tuổi, anh ta đã từng ở Baskul hai năm. Công việc của anh ta, xét từ những việc anh ta đã làm thì giống như đặt cược nhầm vào con ngựa đua, muốn thôi cũng không được. Cuộc đời của anh ta đến đây đã tuyên bố kết thúc. Sau vài tuần hoặc sau vài tháng nghỉ ngơi ở Anh, anh ta được cử đến những nơi khác như Tokyo, Teheran, Manila hoặc Muscat. Những người làm công việc như anh ta không thể biết được tiếp theo sẽ xảy ra những gì. 10 năm làm việc ở Lãnh sự quán đã giúp anh ta biết được thế nào là cơ hội của chính mình, về mặt này, anh ta cũng không hề thua kém bất kỳ ai khác. Anh ta biết tự bằng lòng với những gì mình không với tới được,. Anh ta không hề có tư tưởng “Không ăn đươc thì đạp đổ” để thể hiện việc mình không thích những thứ đó. Anh ta rất thích những công việc tương đối tự do, những công việc thú vị, thông thường cũng không phải là công việc gì tốt hơn. Điều này có thể làm cho mọi người cho rằng anh ta làm việc kém nhanh nhẹn, nhưng trên thực tế anh ta cảm thấy mình làm như vậy là rất thông minh, vì mười năm gần đây anh ta sống rất dư dả và vui vẻ.

    Anh ta có dáng người cao lớn, có làn da màu đồng, đôi mắt màu xanh xám và mái tóc màu hung. Vẻ bề ngoài đó làm cho anh ta trông có vẻ nghiêm nghị và trầm lặng, nhưng khi cười thì lại trông như một cậu bé con, cho dù những lúc như vậy không nhiều. Cơ thịt cạnh mắt trái của anh ta hơi giật giật vào những lúc làm việc quá mệt hoặc uống rượu quá nhiều. Trước khi chuyển công việc, anh ta thường dành ra cả ngày để chỉnh lý và tiêu hủy tài liệu, do đó sau khi lên máy bay, khóe mắt anh ta thường co giật rất rõ. Anh ta đã quá mệt, nhưng điều làm anh ta rất vui là đã được thu xếp một chỗ ngồi trong khoang hạng sang trong chiếc marahajah, chứ không phải chen chúc trong chiếc máy bay vận chuyển quân dụng chật chội. Máy bay cất cánh, anh ta dựa vào chiếc ghế mềm mại và thả lỏng. Sau nỗi dằn vặt, anh ta đã trở thành con người như thế, chỉ cần có thể bù đắp là bản thân cũng có thể cảm thấy thỏa mãn được một chút. Anh ta rất vui, tuy nhiên phải trải qua một hành trình gian khổ đến Samarkand, nhưng cuối cùng trên quãng đường từ London đến Paris cũng có thể được nằm trên chuyến tàu hạng sang “Golden Arrow” một cách dễ chịu. Xem tiếp
  4. luyendichtiengtrung

    luyendichtiengtrung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2012
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Chương 1-2

    Sau khi đám người đã đổ đầy và đậy nắp bình xăng, chúng đưa qua cửa sổ lên khoang máy bay một thùng đựng xăng chứa đầy nước. Tuy những tên đó không cố ý nhưng chúng không trả lời bất kỳ câu hỏi nào. Sau khi tên phi công tiếp tục nói chuyện với đám người đó một lúc đã trở lại khoang lái, một tên Pathan vụng về quay chiếc bánh đà, máy bay lại cất cánh. Ở một nơi chật hẹp mà lại đổ đầy xăng như vậy, việc cất cánh càng thể hiện kỹ thuật điêu luyện hơn cả lúc hạ cánh. Máy bay bay cao dần và lại chui vào lớp mây mù. Sau đó, máy bay chuyển hướng bay về phía Đông, dường như hướng bay đã được điều chỉnh. Lúc đó là khoảng ba giờ chiều.

    Quả là một sự việc khác thường nhưng không thể hiểu nổi! Sau khi làn gió lạnh làm họ bừng tỉnh, những vị khách vẫn không thể tin được sự việc đó đã xảy ra thực sự. Hành động này không thể gặp lần thứ hai trong sự hỗn loạn xảy ra nơi tiền tuyến và chưa từng có tiền lệ để so sánh . Xem ra khó thoát nổi kiếp nạn. Sự hoài nghi làm cho con người thêm phấn khích, điều này rất bình thường, sau khi cơn phẫn nộ qua đi, phần còn lại là sự bất an và những suy đoán về hiện trạng. Mallison cho rằng có người bắt cóc họ để đòi tiền chuộc, không có sự suy đoán nào dễ dàng được mọi người chấp nhận hơn. Tuy nhiên cách mà gã phi công làm không hề giống với các cách thông thường, nhưng quỷ kế này đã quá nhàm rồi. Hãy nghĩ xem, câu chuyện này không chỉ họ mới gặp phải, hãy để họ thư giãn một chút, suy cho cùng, trước đây đã từng xảy ra một số vụ bắt cóc, nhưng rồi phần lớn đều có kết cục tốt. Những kẻ thổ dân đó lâu nhất cũng chỉ giam giữ con tin trong hang động một thời gian, đợi khi Chính phủ trả xong tiền chuộc thì sẽ thả con tin. Bạn cũng sẽ được đối đãi như thế, hơn nữa số tiền chuộc ý cũng không phải tiền của bạn. Chỉ có điều, phải trải qua toàn bộ sự kiện đó sẽ làm người ta chán ghét, cuối cùng không quân cũng cử một trung đội oanh tạc, họ sẽ kể cho họ nghe một đoạn của câu chuyện truyền kỳ đặc sắc trong quãng thời gian sống sót còn lại của họ. Mallison nói cho mọi người suy nghĩ của mình và có vẻ căng thẳng. Người Mỹ Barnard cố ý pha trò không đúng lúc: “Được rồi, các quý ông, tôi cho rằng, việc này rất có thể là ý tưởng của một ai đó, nhưng tôi chưa thấy không quân của các anh có được chiến tích huy hoàng nào. Người Anh các vị thường lấy các vụ trộm cướp ở khắp nơi ví như Chicago ra làm trò cười, nhưng tôi không nghĩ rằng lại có một tên vô lại nào ôm súng trên một chiếc máy bay của Chú Sam (Uncle Sam). Tiện đây tôi cũng nói thêm rằng, tôi rất muốn biết thằng cha đó đã làm gì đối với viên phi công thật rồi, tôi dám cá rằng anh ta đã bị nhét trong một bao cát rồi”. Nói xong, anh ta liền ngáp dài. Anh ta là một người vừa cao vừa béo, đối lập với khuôn mặt đầy nếp nhăn nhưng thân thiện là đôi mắt hiện rõ vẻ bi quan. Ở Baskul, không ai biết rõ về anh ta, mà chỉ biết rằng anh ta đến từ Persia, và đoán rằng sự nghiệp của anh ta có liên quan một chút đến dầu mỏ.
    Lúc này Conway đang làm một việc thực tế hơn. Cậu thu gom các mẩu giấy của mỗi người, viết lên đó những thông tin cầu cứu bằng các thứ tiếng, cứ bay được một đoạn lại thả xuống vài tờ. Ở một nơi hiếm thấy người như chỗ này, hy vọng không nhiều nhưng cứ nên thử xem.

    Vị khách thứ tư trên máy bay là xem tiếp
  5. luyendichtiengtrung

    luyendichtiengtrung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2012
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Chương 1-3

    Cả buổi chiều hôm đó, máy bay bay trong sương mờ mịt, do bay quá cao nên không thể nhìn thấy mặt đất. Đôi lúc, cứ cách một quãng, đám sương mù dày đặc tạm tan đi mới có thể nhìn thấy những đỉnh núi nhấp nhô như răng lược, và còn có thể nhìn thấy những dòng sông lấp lánh mờ ảo trong nắng. Dựa vào hướng mặt trời có thể phán đoán máy bay vẫn đang bay về phía Đông, có lúc bay hơi chệch sang hướng Bắc. Nhưng thật sự muốn biết máy bay bay về phương nào thì chỉ có thể phán đoán qua tốc độ bay, điều này Conway không thể đoán một cách chính xác. Quãng đường bay này chắc chắn tốn rất nhiều nhiên liệu nhưng cũng còn phải xem tình hình cụ thể. Conway không biết nhiều về kỹ thuật của máy bay, nhưng cậu tin chắc rằng, cho dù người lái máy bay là ai thì chắc chắn anh ta phải là người trong nghề. Việc đó đã được chứng minh qua cách hạ cánh một cách nhẹ nhàng xuống khe núi lô nhô và các sự việc xảy ra sau đó. Conway không có cách nào kìm nén được thứ cảm xúc đã gắn liền với cuộc đời của cậu, mỗi khi gặp được người có khả năng siêu phàm, cậu đều thấy cảm giác đó. Cậu cũng đã quen với việc người khác cần cậu giúp đỡ, kể cả khi cậu biết một người nào đó không cần cậu giúp đỡ hoặc không cần dựa vào cậu, cậu sẽ đều trở nên lạnh lùng, vì sợ rằng tình hình sau đó sẽ làm người ta càng quẫn bách hơn. Nhưng cậu không hy vọng những người đồng hành cảm nhận được thứ cảm xúc tinh tế đó của mình. Cậu cho rằng họ còn có những điều còn đáng lo âu hơn mình. Ví dụ như Mallison, anh ta đã đính hôn với một cô gái ở Anh, còn Barnard thì hình như đã có gia đình, cô Brinklow cũng có công việc riêng hoặc theo cô đó là một sứ mệnh. Cũng phải nói thêm rằng, Mallison là người kém bình tĩnh nhất, cứ từng giờ từng giờ trôi qua, anh ta ngày càng dễ bị kích động. Anh ta bắt đầu có vẻ khó chịu trước khuôn mặt lạnh lùng và thái độ bình tĩnh của Conway, mặc dù anh ta vừa ca ngợi sự lạnh lùng đó. Không lâu sau đó, họ bắt đầu cuộc tranh luận gay gắt trong tiếng ồn của động cơ máy bay. "Mau nhìn xem!" Mallison phẫn nộ kêu gào, "Chẳng nhẽ chúng ta chịu ngồi đây nhìn nhau để cái thằng điên này muốn làm gì thì làm à? Có cách nào bắt hắn phải ra khỏi khoang lái mà không cần phải đập bức vách hay không?"

    "Không có cách nào đâu?" Conway trả lời, "Hắn có vũ khí, còn chúng ta thì tay không. Hơn nữa, trong số chúng ta không ai biết làm thế nào để hạ cánh".

    "Việc này chắc chắn không quá khó. Tôi dám nói rằng cậu sẽ làm được".

    "Mallison thân mến, tại sao anh luôn cho rằng tôi có thể xem tiếp

    Facebook: luyendichtiengtrung@yahoo.com
  6. luyendichtiengtrung

    luyendichtiengtrung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2012
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG 2-1

    Đó chính là cá tính điển hình của Conway, cậu luôn làm cho người khác kiên trì theo quan điểm của mình mà không để ý đến sự ngạc nhiên của họ. Nhưng khi Barnard hỏi ý kiến, cậu lại giải thích cặn kẽ vấn đề đó như một giáo sư Đại học, phát biểu một cách khách quan và lưu loát những kiến giải của mình. Cậu nói rằng cảm thấy như họ vẫn đang trong địa phận Ấn Độ, máy bay đã bay về hướng Đông mấy tiếng đồng hồ, nhưng do bay quá cao nên không nhìn thấy được mặt đất, nhưng vẫn có thể thầm cảm thấy máy bay hình như bay theo một lòng sông nào đó theo hướng Đông Tây. “Hy vọng tôi không chỉ dựa vào trí nhớ, nhưng ấn tượng mà nó mang lại trong tôi hình như là khu vực lòng sông của thượng du sông Indus. Hiện tại chúng ta có thể bị đưa đến một nơi rất hùng vĩ trên thế giới, mọi người xem, chắc chắn là như vậy”.
    “Vậy thì cậu biết chúng ta ở đâu chứ?” Barnard ngắt lời.

    “Ồ, không biết - trước đây tôi chưa từng đến bất kỳ nơi nào gần đây, nhưng nếu đó là dãy núi
    Nanga Parbat, thì quá là ngạc nhiên, đã có một diễn viên kịch câm mất mạng ở đây. Xét từ đường viền dãy núi này và địa hình tổng thể, có vẻ rất giống với nơi mà tôi đã từng nghe nói”.

    “Cậu cũng là người thích leo núi chứ?”

    “Hồi thanh niên tôi rất thích leo núi. Đương nhiên, đó chỉ là leo núi thông thường ở Thụy Sĩ thôi”.

    “Mallison lại nổi nóng ngắt lời: “Thôi nào hãy thảo luận một chút việc chúng ta sẽ đi đâu cho có ý nghĩa hơn một chút đi. Chúa ơi, hãy bảo ai cho chúng con biết, chúng con sẽ bị đưa đến đâu?”

    “Được thôi. Để tôi xem, chúng ta hình như đang bay về phía dãy núi đằng kia.” Barnard nói. “Conway, cậu có thấy thế không? Xin đừng nghĩ gì khi tôi gọi cậu như thế này, nhưng nếu chúng ta cần một chút mạo hiểm, vậy thì những lời nói khách sáo này lại có cần nữa không”.

    Conway cho rằng người khác trực tiếp gọi tên cậu như vậy là việc không bình thường, do đó cậu cảm thấy Barnard xin lỗi cậu như thế này thực sự không cần thiết. “Ồ, tất nhiên”, cậu ta tỏ ra tán thành và nói tiếp: “Dãy núi đó nhất định là dãy Karakorams. Ví dụ người của chúng ta định xuyên qua dãy núi đó, thì ở đó phải có vài chỗ có thể qua.”

    “Người của chúng ta?” Mallison kêu lên một cách ngạc nhiên. “Điều cậu nói là chỉ cái thằng điên kia phải không? Tôi thấy đã là lúc vứt bỏ cái suy nghĩ bị bắt cóc đi rồi, hiện giờ chúng ta càng xa biên giới rồi, cũng không có bất kỳ bộ lạc thổ dân nào sống ở gần đây. Tôi có thể nghĩ đến sự giải thích duy nhất là thằng cha đó bị điên. Nếu không phải bị điên thì ai lại bay đến cái nơi này?”

    “Tôi biết, ngoài phi hành gia bay siêu cao với kỹ thuật đáng chết này ra, không ai có thể bay đến đây”. Barnard trả lời, “Tuy tôi không hiểu về địa lý nơi này, nhưng tôi biết ở đây chắc chắn là dãy núi cao nhất thế giới, giả sử đúng như vậy, thì việc bay qua dãy núi này là một cuộc trình diễn tuyệt kỹ bay.”

    “Việc này cũng là ý chỉ của Thượng đế”. Cô Brinklow bất ngờ bổ sung.

    Conway không nói ra ý kiến của mình. Cho dù đây là ý chỉ của Thượng đế hay là sự rối loạn tinh thần của con người, theo cậu, cần phải nghĩ rất nhiều để tìm được một lý do và lựa chọn thế nào cũng được. Hoặc là
    xem tiếp

    http://luyendichtiengtrung.blogspot.com

    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Chương 2-2

    “Ôi, Chúa ơi!” Mallison phẫn nộ kêu lên, còn Barnard thì cười và nói: “Tôi đoán anh nhất định là hướng dân viên du lịch của nhà nước trong chuyến hành trình này, Conway, tôi thừa nhận bây giờ chỉ cần có một chai Brandy, tôi mới không để ý đến là Tây Tạng hay là Tennessee.”

    “Nhưng cuối cùng chúng ta phải đối phó với sự việc này thế nào đây?” Mallison lại sốt ruột thúc giục. “Tại sao chúng ta lại ở đây? Mục đích của toàn bộ sự việc này cuối cùng là gì? Tôi không hiểu sao các anh còn có thể lấy chuyện này ra để đùa cợt được chứ?”


    “Được rồi, chàng trai, việc này còn tốt hơn là cãi nhau. Hơn nữa, giả dụ cái gã kia điên thật, thì làm theo lời anh nói cũng chả có ý nghĩa gì”.


    “Hắn chắc chắn bị điên. Ngoài ra, tôi không nghĩ ra được cách giải thích nào khác. Cậu có thể không, Conway?”


    Conway lắc đầu.


    Cô Brinklow quay người lại, hình như cô toàn cất lời vào những lúc mọi người ngừng tranh luận. “Do các anh không hỏi ý kiến của tôi, cũng có thể tôi không nên nói điều gì”, cô bắt đầu bằng câu nói rất khiêm tốn, “Nhưng tôi vẫn muốn nói tôi đồng ý với cách nhìn của Ngài Mallison. Tôi tin rằng đầu óc cái gã bỉ ổi kia chắc chắn có vấn đề.
    Người tôi nói đến tất nhiên là cái gã lái máy bay kia. Nếu hắn không bị điên, cho dù thế nào hắn cũng không có lý do để làm thế này”. Cô gái nói thêm, âm thanh tự tin lớn đến nỗi át cả tiếng động cơ ồn ào xung quanh, “Hơn nữa, các anh biết không? Đây là lần đầu tiên trong đời tôi đi máy bay! Trước đây cho dù thế nào tôi cũng không làm thế này, cho dù một người bạn của tôi đã từng cố gắng khuyên tôi đi máy bay từ London đi Paris.”
    “Còn bây giờ cô lại đang bay từ Ấn Độ đến Tây Tạng”, Barnard nói, “Sự việc luôn như vậy, không dịch chuyển theo ý muốn của con người”.


    Cô Brinklow tiếp tục: “Tôi từng quen một giáo sĩ truyền giáo đã đi Tây Tạng. Ông kể rằng người Tây Tạng là một dân tộc rất kỳ lạ. Họ cho rằng chúng ta
    xem tiếp

    http://luyendichtiengtrung.blogspot.com

Chia sẻ trang này