1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Louis Armstrong- Sơ lược về tiểu sử

Chủ đề trong 'Nhạc Jazz' bởi jazzy, 23/12/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. jazzy

    jazzy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Louis Armstrong- Sơ lược về tiểu sử

    Louis Armstrong
    Nói về Louis Armstrong (1901-1971), bạn có thể gọi ông bằng bất cứ danh hiệu nào, nghệ sỹ nhạc jazz, nghệ sỹ kèn cornet, trumpet, ca sỹ, người lãnh đạo ban nhạc, diễn viên. Cuộc đời của ông là cả một chăng đuờng vinh quang và không ít gian nan, vươn lên từ đói nghèo, thất học, vượt qua lề lối xã hội còn nặng tư tưởng phân biệt chủng tộc để trở thành một trong những nghệ sỹ sáng tao nhất, nhiều ảnh huởng nhất trong đời sống âm nhạc của thế kỷ 20 và được yêu mến trên toàn thế giới.

    Khán giả thường biết tới Armstrong như một người tiên phong sáng tạo ra thể loại nhạc swing, tiền thân của các dòng nhạc jazz và rhythm-and-blues (R&B). Ông cũng là người thử nghiệm nhiều kỹ thuật chơi nhạc và các giai điệu sáng tạo, và khán giả yêu âm nhạc sẽ mãi mãi nghi nhớ một phong cách chơi nhạc, một lối hát đắm say, vui tươi với âm sắc sinh động, ngọt ngào của Armstrong. Ông đã tìm tòi những tiềm năng thể hiện của thể loại nghệ thuật jazz non trẻ và xây dựng nên những tiêu chuẩn cơ bản cho phong cách chơi nhạc ngẫu hứng.

    Sinh ra ở New Orleans bang Lousiana, cậu bé Louis Armstrong lớn lên trong nghèo đói bần cùng, chẳng học được hết lớp năm. Người cha đã bỏ rơi mẹ con cậu khi Armstrong vừa chào đời, và cậu bé đã lớn lên trong khu nhà ổ chuột của thành phố New Orleans. Khi còn bé Armstrong đã tham gia một nhóm trẻ con hát rong lang thang trên các đường phố. Khoảng thời gian 1912 đến 1914 khi Armstrong bị bắt vào trại cải tạo trẻ em hư cậu được giao một chân chơi kèn cornet trong band kèn đồng của trại. Cũng tại đây, được học chơi cornet và các nhạc cụ khác hoài bão trở thành một nhạc công chuyên nghiệp đã nhen nhóm trong tâm trí của cậu bé Armstrong.

    Armstrong rất chăm chỉ rèn luyên, rồi một ngày, hữu xạ tự nhiên hương, tiếng kèn của Armstrong đã đến tai King Oliver, một bậc thầy kèn cornet, người mở đầu phong cách jazz New Orleans lúc bấy giờ, và Armstrong đã được King Oliver cho theo học trong ban nhạc từ năm 1917. Oliver chuyển lên Chicago vào năm 1919, kể từ đó Armstrong tham gia ban nhạc của Kid Ory (trombone) và Fate Marable (piano) chơi trên các còn tầu du ngoạn trên sông Missisippi. Armstrong tái ngộ lại với Creole Jazz Band của Oliver tại Chicago vào năm 1920 và từ những năm sau đó liên tiếp cho ra đời những đĩa âm đầu tiên trong sự nghiệp âm nhạc của ông cùng Oliver. Năm 1924, Armstrong chuyển tới New York, nhập vào ban nhạc của Fletcher Henderson và bắt đầu nổi tiếng với lối độc tấu theo phong cách Hot jazz.

    Sau năm 1925 Armstrong thành lập và dìu dắt một ban nhạc của riêng mình, ghi âm với các ca sỹ hát blues nổi tiếng nhất thời đó, tầm cỡ như Bessie Smith. Từ năm 1925 tới năm 1928, ông còn dẫn dắt nhóm Hot Fives (sau này gọi là Hot Sevens) gồm Kid Ory, Johnny Dodds (clarinet) và người vợ thứ hai của ông Lil Hardin (piano). Những bài hát thành công nhất phải kể tới là ?oCornet Chop Suey? và ?oBig Butter and Egg Man? trong năm 1926; ?oPotato Head Blues? và ?oStruttin'' with Some Barbecue?, 1927; ?oWest End Blues? và ?oWeather Bird? song tấu cùng Earl Hines (piano). Những bài hát này được xem như một trong những tác phẩm sáng tạo nhất, có sức sống bền bỉ nhất trong lịch sử nhạc jazz. Trong các ghi âm này, Armstrong đã từ bỏ lối ngẫu hứng tập thể theo phong cách New Orleans để biến tấu âm nhạc chơi bởi một nhóm thành hình thức nghệ thuật độc tấu. Lúc này Armstrong đã chuyển sang chơi trompet và bắt đầu đặt ra các chuẩn mực mới cho các nghệ sỹ trumpet, mở rộng sân chơi của kèn trompet tới những nốt nhạc cao một cách ấn tượng.

    Suốt hai thập kỷ 30 va 40 Armstrong lãnh đạo một ban nhạc lớn, biểu diễn quanh châu Âu một vài bận. Cũng trong thời gian này ông tham gia đóng phim khá nhều và có lẽ là người da đen đầu tiên xuất hiện thường xuyên trong các bộ phim thời đó, một số phim tiêu biểu có ?oPennies from Heaven? (1936), ?oCabin in the Sky? (1943), và ?oNew Orleans? (1947).
    Năm 1947 nhân thấy xu hướng thoái trào của thể loại big-band, Armstrong đã quay sang thành lập một ban nhac All Stars gồm bảy người. Một số nghệ sỹ nổi danh trong làng nhạc jazz đã tham gia ban All Stars, tuy không cùng lúc, từ khi ban nhạc thành lập cho tới năm 1968 như Jack Teagarden và Trummy Young (trombone), Barney Bigard và Earl Hines (clarinet). Cùng ban nhạc này Armstrong đã thực hiện ?oSatchmo at Symphony Hal? (1951), ?oLouis Armstrong Plays W.C. Hand? (1954), và ?oSatch Plays Fat?s (1955). Khán giả hâm mộ Armstrong đã gọi ông bằng các nickname thân mật gắn liền với các tác phẩm của ông, nào là Dippermouth, Satchelmouth, rồi Ambassador Satchmo, Satch, rồi lại Pops. Ông được khán giả mến mộ xem là người đại diện không chính thức cho nền âm nhạc Mỹ đi biểu diễn khắp thế giới. Cuốn hồi ký ?oSatchmo? về cuộc đời và sự nghiệp của ông được hoàn thành năm 1956.

    Armstrong là một trong các ca sỹ đầu tiên ghi âm các bài hát theo kiểu scat, một kiểu hát ngẫu hứng bằng các âm thanh không ra lời. Bài hát hay đươc nhắc đến nhất theo lối hát này là Heebie Jeebies (1926). Qua năm tháng, giọng hát Armstrong luôn được yêu mến và được đánh giá là một trong những giọng hát vàng của thế kỷ 20. Các album của Armstrong luôn gặt hái thành công vang dội, ?oBlueberry Hill? và ?oMack the knife? (1956), ?oHello Dolly? (1964), và ?oWhat a wonderful world? (1967). ?oHello Dolly?, bài hát ghi âm năm 64 trong album cùng tên đã đứng thứ nhất trong bảng xếp hạng âm nhạc của tạp chí Billboard, thế chỗ bài ?oI want to hold your hand? của nhóm Beatles và cũng là bài hát mang lại vinh quang cho sự nghiệp âm nhạc của Armstrong- giải Grammy năm 1964.

    Armstrong cũng xuất hiện trong hơn 50 bộ phim, trong số đó có phim âm nhạc ?oJazz on a summer?Ts day? (1958), phim tài liệu ?oSatchmo the great? (1957) và video tư liệu :Satchmo? (1986). Năm 1976 tượng Armstrong được dựng ở thành phố quê hương ông và môt công viên được mang tên Louis Armstrong để tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp của người nghệ sỹ tài hoa. Sau khi ông qua đời, Armstrong được truy tặng Grammy Thành Tựu Cuộc Đời (Grammy Lifetime Achievement Award, 1972) và hai danh hiệu Grammy Truyền Thống (Hall of Fame Grammy Awards, 1974 và 1993). Ngôi nhà Armstrong sống những tháng năm ở Queens (New York) trở thành nhà lưu niệm; các tư liệu về ông được lưu giữ tại trường đại học Queens College.

    (Nguồn: John Edward Hasse, Encarta Encyclopedia 2002)





    "A pessimist is an optimist with experience"

Chia sẻ trang này