1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Love 2006

Chủ đề trong 'The Beatles' bởi woodboy, 11/12/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. woodboy

    woodboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Như đã biết vào tháng 11 năm 2006, các fan của Beatles đã được sống lại thời kỳ hoàng kim của Beatles khi một album đặc biệt mang tên Love ra đời. Đây là sản phầm của cha con nhà Martin dành cho gánh xiếc Canada Cirque du Soleil làm nhạc chủ để cho show diễn cùng tên. Mặc dù George Martin tuổi đã cao và ông mắc chứng bênh lãng tai, nhưng với sự hỗ trợ của con trai Giles Martin, bằng ma thuật của mình ông đã cho thấy Beatles không bao giờ tan rã. Đây là một hợp tuyển mà không phải hợp tuyển, nó không như những album trước, đó là những tác phẩm mới được làm nên từ chính các bài hát kinh điển của Tứ quoái. Thử xem tại sao lại như vậy:

    Track 1: Mở đầu album là một Beacause không guitar, tạo một cảm giác êm ái nhẹ nhàng. Tiếng chim hót tạo sự thanh bình được lấy từ bài Across The Universe. Gần cuối track là một đoạn âm thanh ngắn , đoạn này được lấy từ bài A Day In Life, đó là đoạn âm thanh hỗn tạp giữa kèn và dàn nhạc giao hưởng. Nhưng trong track này được lọc đi chỉ còn tiếng kèn, không phải là tiếng còi mới đúng. Từ sự tĩnh lặng của Because, rồi bắt đầu ồn ào, lên cao như một ngọn sóng rồi đổ ụp xuống track 2.

    Track 2: Khi ngọn sóng âm thanh đổ xuống thì đó là sự định thần bằng tiếng chặt đàn guitar ở ngay đầu bài A Hard Day''s Night, tiếp đó là tiếng trống dồn dập của The End, tiếng guitar đầu bài được kéo dài thêm một chút rồi được thay thế bằng tiếng la hét của các cô gái ở background. Những âm thanh của The End vẫn được tiếp tục bằng đoạn đối nhau giữa hai cây guitar, còn ở background khi này ta lại thấy được âm thanh văng vẳng của A Day In Life từ track 1 để rồi ca khúc chính Get Back bắt đầu. Đến cuối bài, A Day In Life tiếp tục được vang lên đưa ta đến track 3.

    Track 3: Track này như một bộ xếp hình được xáo trộn từ bài Glass Onion lên vây. Được lấy từ đoạn điệp khúc Oh yeah, rồi lại lấy một câu Nothing is real ròi lại nhảy xuống đoạn cuối cùng, pha lẫn đó là một chút trumpet của Sgt. Pepper''s Lonely Hearts Club Band (Reprise) . Background vẫn là A Day In Life, dường như bài này được để dưới 3 track đầu vậy. Cuối track 3 này bắt đầu có tiếng A A được kéo dài được lấy từ đầu bài Elenor Rigby.

    Track 4: Những tiếng A đó đưa ta đến với track 4, Elenor Rigby và chính nó được làm background cho track này ở đoạn đầu và cuối bài. Cuối bài là đoạn guitar mộc của Julia, ta có thể nghe thấy đâu đó tiếng trẻ em vui đùa và âm thanh của ô tô. Kết thúc là đoạn violon từ bài I''m A Walrus như là diễn tập chuẩn bị đánh cho track 5.

    Track 5: Toàn track là I''m A Walrus đầy ẩn ý của John, ở đoạn cuối bắt đầu có tiếng la hét cùng lời giới thiệu như là bắt đầu mộ show diễn của Beatles.

    Track 6: Và track 6 đưa ta về với thời kỳ đầu của Beat, I Want To Hold Your Hand đầy sôi động. Theo tài liệu thì đây là bản ghi từ buổi biểu diễn của nhóm tại Hollywood Bowl.

    Track 7: Một lầ nữa tiếng hò hét lại nối đến track 7, vẫn giữ được hơi thở sôi động bằng Drive My Car, sau đó là sự liền mạch đến hoàn hảo giữa Drive My Car, What''re You Doing và The Word. Chen giữa là đoạn guitar của Taxman và Savoy Truffle.

    Track 8: Bạn sẽ ngạc nhiên là Beatles đã có bài nào tên là Gnik Nus, bạn tra từ điển cũng sẽ không có đâu vì đây là một màn ảo thuật của cha con nhà Martin. 55 giây từ track này là sự đảo ngược của bài Sun King, tên của nó đảo lai chính là Gnik Nus. Từ Background ta có thể nghe thấy tiếng của đàn Sita của Ấn độ (quên mất cách viết tên đàn này rồi) cho ta thấy tiếp theo sau sẽ là không gian của George.

    Track 9: Và Something bất hủ vang lên, mọi thứ đều nhẹ nhàng trôi theo bài hát. Cuối bài là Blue Jay Way, cùng với lời hát của Nowhere Man và âm thanh hỗn tạp điên rồ Revolution 9 cuốn đến track 10.

    Track 10: Mở đầu là bất ngờ thú vị từ một bài hát chưa được công bố của Beat là Carnival of Light, được mix với Being for the Benefit of Mr. Kite!. Tiếp đến là tiếng guitar nặng trịch từ cuối bài I Want You (She''s So Heavy) trộn với Helter Skelter.

    Track 11: Help vang lên đột ngột như thường thấy sau khi track 10 kết thúc. Một track gần như nguyên bản, không hề mix.

    Track 12: Tiếng đàn guitar từ Blackbird vang lên như là phần đệm tuyệt vời cho Yesterday bất hủ, không hề tìm thấy sự khập khiễng nào giữa hai bài này khi được ghép vào với nhau.

    Track 13: Đây là một bản tape của Strawberry Fields Forever, có thể là bản lấy từ Anthology 2 hoặc là một bản outtake nào đó. Cuối bài là một đoạn âm thanh rất khó phân biệt có một chút gì đó từ đoạn giữa của A Day In Life, đoạn piano của In My Life, trumpet của Sgt. Pepper''s Lonely Hearts Club Band, đoạn cuối của Hello, Goodbye, đoạn organ của Piggies, một chút gì đó của Penny Lane và Baby You''re a Rich Man.

    Track 14: Track này là sự kết hợp của Within You Without You và Tomorrow Never Knows với nền là Ấn Độ huyền bí Within You Without You và lời là của Tomorrow Never Knows. Cuối bài là đoạn dạo khúc ngăt quãng bằng organ của LSD, mở lối cho track 15

    Track 15: LSD = Lucy in the Sky with Diamonds, chính là track 15 này. Từ sự huyền ảo, huyễn hoặc của LSD, ta được kéo về bưởi sự du dương của Good Night, một bài thể hiện bởi Ringo.

    Track 16: Track tiếp theo chính là của quả táo Ringo, Octopus''s Garden với background là Good Night, có sự xuất hiện đôi chút của Yellow Submarine, Lovely Rita và Helter Skelter. Cuối bài là buổi trưa hè yên ả Sun King.

    Track 17: Đây là một tape của Lady Madona, ở giữa là đoạn organ và guitar riff của Hey Bulldog.

    Track 18: Mở đầu bằng The Inner Light, sau đó là món ****tail pha trộn giữa The Inner Light và Here Comes the Sun, để rồi tiếng trống Ấn Độ đi xuyên suốt bài Here Comes the Sun và kết thúc lại The Inner Light , một track hoàn toàn George.

    Track 19: Come Together đầy khấp khởi, tiếp nối đến một đoạn ngắn Dear Prudence, Cry Baby Cry đóng vai trò như là một đoản chuyển tiếp giữa các track, ở những giây cuối cùng ta có thể nghe được tiếng trống đập nhát gừng từ Revolution.

    Track 20: Tiếng trống đó được nối đến Revolution ở track này, ở cuối là tiếng trống dồn dập của Back In U.S.S.R

    Track 21: Back In U.S.S.R tiếp diễn không có một lỗi vấp, hai track 20 và 21 tạo ra được nhịp đập của tim sau chuỗi bài có tiết tấu chậm làm chủ đạo.

    Track 22: While My Guitar Gently Weeps vang lên đầy mộc mạc, không Eric Clapton được lấy từ Anthology 3. Cuối bài này là đoạn nói chuyện lúc trước khi thua âm bài A Day In Life.

    Track 23: A Day In Life được đưa nguyên bản toàn bộ. Từ những track đầu ta đã thấy được âm hưởng của nó. Việc đưa nguyên bản như vậy tạo cảm giác đi từ sự mở ảo đến sự thực, như được mắt thấy tai nghe điều mà mình đang cố tìm kiếm.

    Track 24: Hey Jude nhẹ nhàng đến rồi được nối với với Sgt. Pepper''s Lonely Hearts Club Band (Reprise) ở track 25.

    Track 26: All You Need Is Love khép lại album đầy ý nghĩa, Love cũng là tên album, là ý chủ đạo cho toàn album, tình yêu của Martin dành cho Beatles, đáp lại sự yêu mến của bao thế hệ người hâm mộ, tình yêu cho tất cả.

    Love đã cho thấy George Martin là thành viên không chính thức của Beat, như Billy Preson vậy. Nhóm đã sống lại trong tim của người hâm mộ. Nếu để ý thì dường như không có phân biệt khái niệm track trong album này vì tất cả các bài đều được nối tiếp nhau một cách nhịp nhàng. Dĩ nhiên, một phần do nó được làm để phục vụ buổi biểu diễn của một gánh xiếc, vì vậy nó cần liền mạch, nhưng cũng không thể phủ nhận rằng điều đó giúp ta đắm chìm trong Beat gần 80 phút đồng hồ, đi qua nhiều thời kỳ của nhóm, có thăng có trầm nhưng tất cả đều đầy cảm xúc . Điều đánh tiếc là mới chỉ nghe bản MP3, nên giữa các track còn có delay time nhất định, nếu như được nghe từ CD thì có lẽ sẽ thấy được sự liền mạnh rất rõ ràng.

    pumi

    (sưu tầm)

    mời cái chuyên gia cho ý kiến nào
  2. Ree

    Ree Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2005
    Bài viết:
    1.018
    Đã được thích:
    0
    Bổ sung thêm 1 chút: album đã được giới thiệu cách đây hơn 1 năm tại box Beatles (hình như lúc ấy album còn chưa được ra mắt). Có cả link download:
    http://www9.ttvnol.com/forum/beatles/861302.ttvn

    PS: định gửi link trên Esnips nhưng mới nhận ra là các album mình cất công upload lên đó đã die hết roài. Tiếc!
    Được ree sửa chữa / chuyển vào 12:24 ngày 11/12/2007
  3. Ree

    Ree Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2005
    Bài viết:
    1.018
    Đã được thích:
    0
    Đôi khi một album phát hành chỉ là một album phát hành. Nhưng đôi khi đó lại là một sự kiện.
    Đó luôn là một lời dự đoán tốt đẹp với Beatles, sẽ là một sự kiện. Vì vậy tuần này, khi nhạc nền "Love" mới của nhóm xuất hiện trong các cửa hàng, đánh dấu sự khởi đầu của một chu kỳ gây huyên náo mới nhất cho ban nhạc từ xa xưa đã viết lại các quy tắc cho danh tiếng pop.
    "Love", nhạc nền cho tác phẩm sân khấu Las Vegas khai màn mùa hè này, có lẽ hay nhất là được mô tả như một kỷ lục tái hoà âm: Lấy ra từ những cuốn băng xuất sắc nguyên bản của Beatles, hai nhà sản xuất George và Giles Martin đã xới tung và cải biên lại những ca khúc và âm thanh quen thuộc thành một một tác phẩm mới khác biệt.
    Album này sẵn thấy ở các phóng tác CD và DVD, đã từng ở vị trí số 1 ở hệ thống bán lẻ trực tuyến Amazon và chắc chắn là một lời dự đoán tiến tới hàng top các xếp hạng trong suốt kỳ mua sắm holiday hot này.
    Một số ít nghệ sĩ đã bảo vệ tính nguyên vẹn tác phẩm của họ -- và chặt chẽ hơn với catalog -- hơn cả Beatles. Vì vậy, khi các thành viên ban nhạc cùng di sản của họ đồng ý một dự án mới, bạn biết đó là một thoả thuận lớn như thế nào.
    "Love" là một thoả thuận lớn. Nói một cách chính thức, đó là nhạc nền cho tác phẩm sân khấu Cirque du Soleil mở màn trong suốt mùa hè ở Las Vegas, một vòng xoáy các ca khúc và âm thanh Beatles.
    Nhưng đó cũng là một dãy nhạc sắp xếp ngay ngắn toả ánh sáng lấp lánh có ảnh hưởng theo cách riêng -- và là sự thoáng hiện xuất sắc đằng sau bức màn sáng tạo của Beatles kể từ chuỗi "Anthology" một thập niên trước.
    Với những người theo chủ nghĩa thuần tuý Beatles, ý tưởng về "Love" có lẽ nghe như tội báng bổ, hơi giống việc nấu chảy "Mona Lisa" để nguệch ngoạc với tranh sơn dầu đặc biệt.
    Nhưng thậm chí những người theo chủ nghĩa truyền thống bướng bỉnh nhất có khả năng cũng sẽ bị lôi kéo bởi album mê ly và nhạy cảm này, thu âm giữ nguyên tư thế của một tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị trong lúc trìu mến tán dương di sản của nhóm.
    Tổng số ca khúc trong đĩa là 26. Từng cô lập âm thanh và các các màn trình diễn độc đáo từ những cuốn băng ưu tú của ban nhạc, nhà sản xuất George Martin cùng con trai Giles Martin tìm thấy nhiều mắt xích giữa nhịp độ và âm điệu để nối lại một phần rộng ngoài tấm thảm thêu âm thanh riêng.
    Kết quả là một album giữ lại phần cốt lõi những ca khúc được giới thiệu nhưng với "chút hương vị đủ để duy trì sự quan tâm của bạn trong hàng trăm năm".
    Toàn bộ sách và Web site được dành để ghi mọi âm thanh và tính dị thường âm thanh mà Beatles đặt vào băng. Với người hâm mộ, "Love" sẽ là một trò săn tìm kho báu.
    Tiết tấu kèn co từ "Savoy Truffle" trang hoàng cho "Drive My Car". "Lady Madonna" tìm thấy một đoạn riff "Hey Bulldog" đã chui vào bên dưới. "Get Back" khuấy tung nỗ lực từ "A Hard Day''''''''s Night", tiếng ồn ào của đám đông từ "Sgt. Pepper", nhịp trống từ "The End" và cuối cùng là hợp âm từ "A Day in the Life".
    Nếu không nghiêm túc với sự sáng suốt -- những âm thanh quen thuộc đã khúc xạ qua một lăng kính thuộc tai -- giành cho "Love" một loại ảo giác huy hoàng . Và đó là một đặc tính mà hầu hết hoàn toàn đến với cuộc sống bằng phóng tác tái hiện âm thanh từ những nơi khác nhau, bao gồm cả một số in DVD "Love".
    Nếu bạn không đầu tư vào một hệ thống nhà hát trong nhà, đây là sự khuyến khích dành cho bạn: một cơ hội để thu hút thứ nhạc nổi tiếng của thế kỷ 21 như trước đây bạn chưa bao giờ từng nghe.
    Sự chia cắt 6 kênh đem đến một sự rõ ràng mới hấp dẫn và độ chính xác cho các hoà âm không mất đi sự đầy đủ của tác phẩm. Hai ca khúc "Abbey Road" gần như là đoạn cuối của đĩa -- "Here Comes the Sun" và "Come Together" -- nằm trong số những lời chào hàng hấp dẫn nhất trong vương quốc mới nổi của lối thể hiện bao quanh.
    Lối tiếp cận bao quanh có ảnh hưởng đặc biệt ấn tượng trong các tác phẩm nhộn nhịp như "Strawberry Fields Forever", "Being for the Benefit of Mr. Kite" và "I Am the Walrus", trải ra trong ngày hội động lực của âm thanh.
    Tính trung thực cao thể hiện bằng hoà âm DVD đem tới nhiều sắc thái cho phần trước -- một ánh sáng lung linh với các dây guitar của Paul McCartney trong suốt "Yesterday", bàn tay Lennon giữ lại thời gian trên thân cây guitar nhạc cụ thường trong "Help!".
    Và câu trả lời cho một trong những câu hỏi gây tranh luận nóng bỏng nhất của Beatledom rốt cuộc nằm trong tay: Ai hát hoà âm trong "Come Together"? (Chắc chắn nghe như Paul!)
    Nhưng sức hấp dẫn của "Love" không hạn chế với những người bảo thủ đến cùng Beatles. Phong phú và mang tính động lực, album là một vòng xoáy mới gây bất ngờ trong một khối lượng lớn tác phẩm bốn thập niên tuổi -- thêm một lần nữa chứng minh có một cuộc sống bất diệt được tìm thấy trong di tích thiêng liêng.
    Nhớ lại khoảnh khắc Beatles
    Ban nhạc chính thức mang tên "The Beatles" ngay vài ngày trước chuyến lưu diễn đầu tiên tại Hamburg (tháng 8/1960). Pete Best được xem như "linh hồn" của nhóm.
    Kết thúc những ngày ở Hamburg, Stuart Sutcliffe rời "The Beatles", Paul đảm nhận ví trí guitar bass. John, Paul và George, cả ba cùng chơi guitar và luân phiên nhau làm... ca sĩ. Pete Best đánh trống, rất ít khi hát, nhưng sáng tạo và phát triển kiểu gõ đặc biệt tạo nên thứ âm thanh gọi là "nhịp đập nguyên tử", sau này rất nhiều nhạc công trống học theo. Tháng 8/1962, Ringo Starr thay thế Pete Best.
    Đĩa đơn đầu tiên của The Beatles "Love Me Do" phát hành ngày 5/10/1962 không mấy thành công. Năm 1963 và 1964, vị thần hạnh phúc đã mỉm cười với họ. Năm 1963 "Beatlemania" trở thành "mốt thời thượng" ở Anh.
    Beatles đã toả sáng trong show Royal Variety và gặt hái vinh quang trong show truyền hình "Sunday Night At The London Palladium". 1964 là năm "hoan hỉ" nhất với họ khi The Beatles đặt chân và chiếm vị trí lớn tại thị trường âm nhạc Mỹ. The Beatles trở thành ban nhạc thần tượng của giới trẻ.
    Cả nước Mỹ ngập tràn sự tang tóc u buồn sau cái chết của tổng thống John F. Kennedy và The Beatles xuất hiện như xoá tan mọi âu lo, buồn bã với những giai điệu vui tươi, rộn rã.
    Trong suốt những năm 60, The Beatles không chỉ là "hiện tượng âm nhạc"mà phong cách và trang phục của họ còn ảnh hưởng rất lớn đến giới trẻ.
    Bộ mặt của ngành công nghiệp âm nhạc theo đó cũng có những biến đổi, họ "cách tân" những tour lưu diễn và bắt tay làm bộ phim quảng cáo pop mà ngày nay chúng ta thường gọi là "The music video". Hầu như ai cũng sưu tập đầy đủ album của họ, từ Please Please Me đến Abbey Road.
    Tuy nhiên, sau cái chết của nhà quản lý Brian Epstein, mọi việc có vẻ lắng xuống. Một vài va chạm nhỏ giữa John và Paul đã xảy ra khi Paul cố gắng trở thành người lãnh đạo nhóm nhạc. Rồi mâu thuẫn khá lớn giữa Paul - George khi họ thực hiện việc thu âm tại studio Twickenham Film.
    Tuy nhiên, cuối cùng, The Beatles vẫn quyết định "gặp nhau" trong thu âm cuối cùng "Abbey Road" - album sau này có lượng tiêu thụ chưa từng thấy trong lịch sử kinh doanh băng đĩa.
    Thành công của "Abbey Road" khiến họ phấn khích, đoàn kết trở lại và thực hiện tour lưu diễn Magical Mystery Tour năm 1967. Tiếp theo vào ngày 8/5/1970, "Let It Be" trình làng (chưa đầy một tháng sau khi Paul công bố không còn là thành viên trong ban nhạc).
    Người ta nói rằng, âm nhạc của The Beatles luôn luôn hiện diện trong cuộc sống chúng ta. Dù từng người trong ban nhạc sau này đã tìm được con đường riêng, John cảm nhận được tình yêu với Yoko Ono, Paul xây dựng gia đình với Linda, George và Ringo đều thành công trong sự nghiệp solo và sống giữa sự ấm áp gia đình, The Beatles vẫn xứng đáng là ban nhạc rock ''''''''n'''''''' roll vĩ đại nhất trong lịch sử.
  4. woodboy

    woodboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    quả thật nghe album này rất đã, nó như trò chơi xếp hình vậy, khi nghe phải căng tai ra xem những giai điệu đó được hòa trộn thế nào.
    nên nghe nó bằng tai nghe để cảm nhận hết được từng dòng âm thanh
  5. hotANTs

    hotANTs Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2007
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    VOTE cho bài viết giá trị!
  6. camennpnk92

    camennpnk92 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2007
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Nhác đến "Love" sao hok ai nhác đến Hate dzậy ta
    [​IMG]
  7. Ree

    Ree Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2005
    Bài viết:
    1.018
    Đã được thích:
    0
    Album Hate là một album ăn theo. Nó không hề được sự cộng tác của bất kì thành viên nào trong The Beatles; về phần nhạc, nó là sự pha trộn hỗn tạp của các thể loại, sự vặn vẹo méo mó từ nhạc Beatles thuần chất thành những thứ nhạc Hiphop, RnB... cho hợp thị trường . Sau khi nghe Album Hate này đúng 1 lần, một quyết định nhanh chóng của tôi đó là delete nó khỏi ổ cứng.
    Khuyên mọi người đừng bao giờ để ý tới album Hate, trừ khi muốn thử nghiệm !

Chia sẻ trang này