1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lữ Quán Kỳ (cục) Truyện - viết riêng cho mem F_192

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi causedfrom3stars, 17/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. causedfrom3stars

    causedfrom3stars Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2005
    Bài viết:
    1.086
    Đã được thích:
    0
    Lữ Quán Kỳ (cục) Truyện - viết riêng cho mem F_192

    Mỗi ngày rảnh rỗi mụ sẽ... són ra một chương. Mùa thi này cần xả stress tối đa và mụ sẽ... xả bằng thú vui của mụ là viết truyện. Ai đọc hiểu thì hiểu, không hiểu thì... thôi. Truyện dài kỳ và từ từ ai cũng bị nhắc. Thế hen.

    Chương Một: Nhất Cửu Nhị Lữ Quán

    Tương truyền trước đời Vũ Thắng niên đại thứ 7, tại xứ sở Tốn Tiền Vô Nghĩa, trong khi nền văn minh Phố Rởm càng lúc càng thịnh ở vùng đất Trong Sông thì Tây Cống là một cõi u minh tịch mịch.

    Người và thú, tất cả đều đến rồi đi, không dám lưu lại chốn này. Dẫu có đi nữa thì cũng không đủ kiên nhẫn đợi cho cõi lạnh lẽo này ấm lên. Nói một cách đau đớn hơn, họ không có tư tưởng đi tiên phong trong công cuộc đổi mới. Dần dà, khoảng cách giữa nền văn minh Trong Sông và văn tịch mịch Tây Cống càng lúc càng dài ra. Những cư dân vùng Tây Cống từ đó lần lượt lấn phố lấn thị Trong Sông để giao lưu văn hóa, kinh tế cũng như giao và lưu những giá trị to lớn khác. Có kẻ thậm chí không tưởng tượng nổi rằng mình sẽ về lại quê xưa. Ừ, thì về làm gì khi nhà đã bán!?

    Nói như vậy không có nghĩa rằng Tây Cống là một bãi đất trống, không có gì đáng cho người ta lưu lại. Nếu có những kẻ bỏ xứ mà đi thì cũng phải kể đến một lượng kha khá những người đến rồi tự nhiên ?orơi tõm vào bẫy tình? của mảnh đất này. Họ mua đất, lập nên các quán trọ với những tiêu chí khác nhau. Do quá vắng khách nên các chủ quán ở đây không ngại gì trương bảng cắt cổ, đồng thời sẵn sàng ?oxử đẹp? những kẻ có ăn có ở mà không có trả.

    Chỉ riêng có một lữ quán, cũng âm u tịch mịch như một biểu tượng bất biến của xứ Tây Cống đó, gọi là Nhất Cửu Nhị. Quán không chém, không xử đẹp, cũng không đòi xiền lữ khách. Người ta có thể vô tư đến rồi đi, miễn là không làm hại ai, không buôn bán thuốc phiện hay trưng bảng tìm người giúp việc với tỉ lệ 3 vòng 90-60-90 là được. Nói chung, Nhất Cửu Nhị là một cái quán hội đủ tiêu chuẩn 3 không: không cần trả xiền, không cần thế chấp và không ở thì phắn.

    Có phải chủ quán này là một ức vạn phú ông nên hào phóng như ru?

    Nhất Cửu Nhị âm u thật, nếu chủ quán thuộc hàng phú ông, thì hẳn đã trang trí cho quán xá đẹp lên, trương bảng cắt cổ lên cho rồi. Hà cớ chi lại để quán xá vắng tanh, ai đến ở cứ ở, ở xong thì đi? Cũng bởi lẽ lữ quán này đã tạo điều kiện cho những lữ khách vô sản vào ở, nên những quán xá gần đó tuyệt nhiên vắng thiu vắng chảy. Thế sự quả thật đảo điên khi con người có muôn vàn tự do để tác quai tác quái. Thi thoảng khi Nhất Cửu Nhị không một bóng người, vài chủ quán khác vào, lấy vài cây củi, vài cái ngói lợp quán, vài chậu kiểng,? đem về quán mình. Chỉ tiếc mấy cái giường King size và mấy cái ghế bành trong Nhất Cửu Nhị to ú quá, lấy ra khỏi đấy về nhà mình thì mấy thằng chủ quán khác nó lại thấy, muh bọn nó thấy thì còn gì sĩ diện chủ quán ta nữa?

    Nhờ thế mà khách vào trọ vẫn được nệm ấm chăn êm (có lẽ chăn nệm lâu ngày không giặt nên bọn kia không lấy đi chăng?!?)!

    Chủ quán Nhất Cửu Nhị là ai? Sao quán xá lại có tình trạng thế này?

    Cao Dương Bài Cốt là một nhân vật xuất chúng. Trong tay bà có 2 lữ quán: trừ cái Nhất Cửu Nhị ở trên, bà còn nằm trong Tứ Đại Lão Bản của Ái Tình tửu điếm vang danh lừng lẫy trong xứ sở Tốn Tiền Vô Nghĩa, dĩ nhiên phát triển đến mức cực thịnh như thế thì chỉ có ở cõi Trong Sông.

    Trước đây Cao Dương Bà Bà là một chủ quán, đại khái vẫn hay đi mây về gió giữa chốn hồng trần bụi bặm. Bà Bà ngoài công việc quản lý quán xá giữa 2 cõi sáng tối còn kiêm thêm nhiệm vụ cắt những sợi tơ lòng thòng của những đứa trẻ mới lớn vào trọ. Riết rồi Bà Bà nhận ra ái tình là một thứ gì đó xa xôi vời vợi ngút khỏi tầm mắt bà. Do đó, Bà Bà đành từ bỏ tham vọng làm Đệ Nhất Lão Bản trong xứ sở khốn khổ này. Bà cần phải mưu cầu hạnh phúc riêng. Điều khiến bà cảm thấy vui sướng hạnh phúc là khi những người khách trọ được ở chùa ngay trong chính quán của bà. Bà luôn nở nụ cười mãn nguyện trên môi khi những thằng chủ quán khác nghiến răng ken két vì bị giành khách một cách trắng trợn. Tất nhiên, Tây Cống vẫn là một vùng đất hoang vu thưa thớt, khách đến không đông. Dẫu có fờri liên tù tì, người ta vẫn chẳng mặn mà với việc nấn ná ở lại. Bà vui vẻ như thế, có lẽ cũng vì niềm an ủi lớn nhất là mớ thu nhập khổng lồ ở Ái Tình Tửu Điếm.

    Bà vẫn là lão bản của Nhất Cửu Nhị! Không ai dám nhận lời sang lại quán trên vì thu nhập không có. Dân kinh doanh nào cũng lo sợ khi invest mà không có return, và vì thế, dẫu rằng bà có cho không, người ta cũng không dám leo vào để bỏ công không ra quản lý.

    Thời gian dần trôi, Bà Bà thôi không đầu tư quán xá, ai đến thì đến, ai đi thì đi. Bà Bà ở miết trong Tửu Điếm nổi tiếng của bà, Nhất Cửu Nhị bị bỏ hoang. Ngày ngày chứng kiến biết bao vui buồn chuyện ái tình của lũ trẻ, Bà Bà quyết định khăn gói phiêu lưu để mưu cầu hạnh phúc thứ thiệt. Vì bây giờ bà không ở Tây Cống, không cách nào thấy những giọt nước mắt trào ra, rồi lại chảy ngược vô của những lão chủ quán láng giềng, bà đang thiếu hạnh phúc.

    Đó là nguyên nhân vì sao đến đời vua Vũ Thắng năm thứ Bảy, Nhất Cửu Nhị lâm vào thảm cảnh như trên.

    Cho đến một ngày?
  2. CO

    CO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    991
    Đã được thích:
    0
    Đang mùa thi cử mà mụ vẫn còn đầu óc cho cái thú vui này à, trí tưởng tượng phong phú quá, bái phục. Sis cũng đang mùa final nè, mệt lè lưỡi luôn
  3. hanah82

    hanah82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    709
    Đã được thích:
    0
    Phục bé thật, hay quá, típ đi
  4. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0

    hohohôhh,,,típ đi be,,,,hứa với bé ko quậy khi be OL nữa,,,,hehehhe
  5. marchduc

    marchduc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2004
    Bài viết:
    942
    Đã được thích:
    0
    Đọc hông hiểu gì thiệt! Xứ sở Tốn Tiền Vô Nghĩa ... vậy thì ai xài tiền chi chài ...
  6. causedfrom3stars

    causedfrom3stars Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2005
    Bài viết:
    1.086
    Đã được thích:
    0
    Đưa chương 2 lên, rùi mụ đi học.
    Chương 2: Chiêu nạp
    Nữ hiệp Ôn Nhu bước vào quán. Cũng như bao nhiêu vị khách lỡ bộ khác, nàng mang tay nải. Vắt vẻo bên hông nàng không phải kiếm, chỉ là một thanh đoản đao có cán bằng vàng. Bình thường thanh đoản đao trên là vũ khí tối ưu với 1 nút bấm để nó dài nhọn ra. Nhưng đã nhiều năm nay, vũ khí lợi hại nhất của Ôn Nhu không phải là thứ vũ khí sắc bén trên, mà chính là câu chữ của nàng. Nàng giao đấu với hơn 1/3 những kỳ nhân dị thú ở Xứ sở Tốn Tiền này, và hơn một nửa trong đó luôn e dè những cái gọi là ý tại ngôn ngoại mà nàng đã thốt ra. Chung quy cũng bởi nàng sinh ra tâm tính hiền lành, dịu dàng, vốn là đại tiểu thư của một phú hào và được cho ăn học tử tế, mảng câu chữ không ai sánh bằng. Đến lão sư cũng phải nể nàng năm ba bậc, kẻo bị đuổi việc thì khốn khổ cho thân già lão ấy.
    Thật ra lão sư bất tri nên dạy cho Ôn Nhu về môn học nào để nàng có thể bôn tẩu giang hồ. Phụ mẫu của nàng không muốn nàng làm một đại tiểu thư e ấp chốn khuê phòng. Ý song thân đã thế, nàng chỉ còn biết tuân theo mệnh lệnh thọ giáo lão sư. Nàng không thích cầm kỳ thi họa dẫu rằng với âm nhạc và với ánh mắt thẩm mỹ của nàng, cùng với cách dùng chữ thần sầu của nàng, công việc quan hệ công chúng là hoàn toàn xứng đáng. Nhưng hỡi ôi, trong cái xứ sở mà hơn ba phần đã rơi vào những mối hiềm khích, nàng đành phải xem bôn tẩu là thú vui, không thể lạc nghiệp vào cái gọi là ?oquan hệ? nọ khi không thể an cư.
    Khi đưa ra điều này với lão sư, lão vấn: ?oCon muốn bôn tẩu giang hồ, ta muốn biết lỡ như gặp người bệnh giữa đường, con sẽ lấy cách chi cứu giúp họ??.
    Ôn Nhu từ tốn đáp: ?oKính lão sư, con sẽ trưng ra bảng giá bán hòm khuyến mãi, mua một hòm tặng một vòng hoa!? ?" trong bụng nàng thầm rủa: ?oBịnh chi mà bịnh ngay giữa đường, ăn vạ thì bản nương cho chít lun!?
    Lão sư ngớ người: ?oQuả là tuyệt đỉnh công phu, ta cho phép con bôn tẩu ngay từ hôm nay! Không cần học nữa.?
    Ôn Nhu lớn lên ở Tây Cống, nhưng với nàng Trong Sông hay Tây Cống gì cũng như nhau cả. Thoắt một cái nàng có thể ở Tây Cống lánh nạn và thoắt cái nữa, nàng đã có mặt ở Trong Sông cho một trận tranh hùng đẫm? nước miếng và cả mồ hôi. Từ ngày ý thức được mình là dân đen của Tây Cống, nàng chăm ở hơn. Ở gần cha mẹ già cũng tận tụy được vài phen. Lắm khi lão sư lại có thể cho nàng những khuyên giải.
    Sau vài lần đến rồi đi ở Nhất Cửu Nhị, nàng bắt đầu lưu luyến vẻ đẹp nên thơ của chốn này. Trong đầu nhen nhúm lên một ý nghĩ để tụ hội lại những anh hùng vô sản từng đến chốn này thành một môn phái.
    Nàng mở tay nải ra, bên trong nào cóc, me, ổi, xoài, mận cứ thế được đặt sang một bên. Thanh đoản đao cũng được để cạnh đó. Chốn giang hồ này chỉ toàn quân tử, mà quân tử chỉ dụng khẩu bất dụng võ, nên đoản đao phòng thân của nàng còn có một nhiệm vụ khác hữu ích hơn là đem ra gọt quả. Dưới đáy tay nải mới là bút lông và giấy dó, nàng lấy ra, trịnh trọng đề lên 4 câu thơ:
    Bổn nương Ôn Nhu
    Trọng hữu khinh cừu
    Tứ nguyệt nhất nhật
    Giá lí hội ngộ
    Ngoài biệt tài dụng khẩu, nàng còn có khả năng ném phi tiêu ở tầm tuyệt đỉnh công phu mà mãi sau này Nhất Cửu Nhị quần hùng mới được biết đến. Ngay tại khách thất của Nhất Cửu Nhị, nàng rảo mắt một vòng và tìm thấy một vị trí mà bất cứ ai bước chân vào chốn này cũng có thể trông thấy ngay. Nàng lại với tay lấy tay nải, lấy một chiếc phi tiêu ra, đính một phần bức thông cáo trên, phóng thẳng lên chiếc cột to nhất trong quán. Do lữ quán đã lâm vào tình trạng mục nát, nên khi chiếc phi tiêu găm vào cột cái, tiếng động lập tức khiến cho những lữ khách đang say giấc nồng hối hả chạy xuống khách thất xem cớ sự gì đang diễn ra.
    Nhưng khi xuống khách thất, họ chỉ thấy một nữ tử đang ngồi chân nhịp miệng hát, tay ung dung cầm đoản đao (cán bằng vàng) gọt xoài.
    Ôn Nhu không lưu trọ tại Nhất Cửu Nhị, mỗi ngày nàng chỉ đến đó một chút xem hồi đáp của những lữ khách dừng chân rồi trở về gia trang. Có kẻ đọc xong lẳng lặng bỏ đi, không nói một lời. Có vài kẻ cũng phóng phi tiêu lên, trên đó nghuệch ngoạc mấy chữ đại loại như: ?oTao sẽ đến!?, cũng có kẻ vào chọc ngoáy chê: ?oThơ cùi bắp!?.... Tuy nhiên, nàng cực kỳ trân trọng và mong gặp một số vị bằng hữu có những hồi đáp như: ?oTứ nguyệt giá thất, nhất nhật hội ngộ!?. Bên cạnh đó có một vị bằng hữu họ Cao, tự là Vô Thường tình nguyện làm nhiệm vụ tiếp tân đón khách giúp nàng. Điều này khiến nàng khai tâm huýt sáo, tự tưởng tượng rằng đang có một vệ sĩ âm thầm bảo vệ cho cuộc vui không bị phá bĩnh. Cũng có một tiểu a đầu, không xưng danh tính, chỉ để lại một bức chân dung trong tư thế ?nhổng mông, miệng gào ?oĐồ con bò!? vào con tuấn mã trong bức họa.
    Lại nói về Cao Dương Bài Cốt, Bà Bà có quay về Nhất Cửu Nhị trong những ngày ấy, tuyệt nhiên không nói một lời nào. Chỉ âm thầm theo dõi mà thôi, dù rằng bụng bắt đầu mừng thầm rằng sắp có kẻ hy sinh để Bà bà sang quán mưu cầu hạnh phúc riêng.
    Nhất Cửu Nhị khai thủy cải biến từ ngày đó bởi một nữ lưu mang danh Ôn Nhu, sau này còn có mật danh là Nhị Dương Thẩm (mợ 2D), dành cho các nam nhân nhỏ tuổi hơn gọi. Tuy nhiên cả Nhất Cửu Nhị quần hùng ai cũng thống nhất công nhận nàng là Nhị Dương Thần Bếp, nhân sự kiện nàng vung tay múa dao thớt soong nồi trong ngự thiện phòng vào dịp Thánh Đản vào đời Vũ Thắng năm thứ 7. Chung quy, Ôn Nhu là một đa tài nữ tử, không bút mực nào tả xiết.
  7. xauxikieuky

    xauxikieuky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2007
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Bé nì đa tài nhể
  8. marchduc

    marchduc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2004
    Bài viết:
    942
    Đã được thích:
    0
    Nhờ mày giải thích tao đã hỉu được chút chút
  9. Siberia_xa_xoi

    Siberia_xa_xoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/11/2005
    Bài viết:
    211
    Đã được thích:
    0
    heheheeh cong nhận bé nhà mình ko đi làm nhà văn thì phí quá bé ơi ..hehehe hay lắm ..mong chờ những chương tiếp theo ..
  10. co_sao_ko_em

    co_sao_ko_em Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    [r39)] nghi học viết nốt lun đi coài sẻ sẻ ơi, thi lại thôi mà, há chi đường bôn tẩu đang đến hồi gay cấn tùm lum

Chia sẻ trang này