1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lựa chọn công nghệ điện hạt nhân cho Việt nam

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi Matro05, 20/07/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Matro05

    Matro05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2005
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Lựa chọn công nghệ điện hạt nhân cho Việt nam

    Tớ đọc báo thấy Điện hạt nhân tương lai cho Việt nam đang lựa chọn 1 trong 2 loại lò PWR (Lò nước áp lực) và BWR (lò nước sôi). Chưa hiểu rõ về công nghệ ,vận hành , bảo trì ,ưu điểm , nhược điểm ... các cao thủ biết giải thích dùm.
  2. Matro05

    Matro05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2005
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    PWR (Lò nước áp lực)
    BWR (lò nước sôi).
  3. X_3winofall

    X_3winofall Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2003
    Bài viết:
    1.209
    Đã được thích:
    1
    mình thấy VN đầu tư vào điên hat nhân thì phiêu quá
    chỉ cần xây 2,3 cái nhà máy là quốc khố khánh kiệt
    chưa nói là mình định dùng điện phân hạch trong khi thế giới bắt đầu chuyển sang nhiệt hạch
  4. dotnhatquadat

    dotnhatquadat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Chài....bác không biết là để chế tạo nhà máy xài điện nhiệt hạch là không tưởng hay sao...như ta đã biết là điều kiện để xảy ra phản ứng nhiệt hạch là cần 1 lượng nhiệt năng khổng lồ..ít ra thì cũng bằng lượng nhiệt trong tâm của...mặt trời( chính là nhiệt hạch mà)
    Vì vậy cho nên xài năng lượng của phản ứng nhiệt hạch có lẽ là lỗ nặng !
    Xin báo cáo thêm là như ta đã biết trong sách vật lí 12 đã nói phản ứng nhiệt hạch là phản ứng của 2 nguyên tử nhẹ để tạo thành 1 nguyên tử nặng hơn.Nhưng do cả hai nguyên tử dùng cho phản ứng đều là (+)( nên chúng đẩy nhau) để chúng áp sát lại gần nhau thì phải cần 1 lượng nhiệt năng cực lớn như đã nói ở trên
    Cho nên trong vòn 100 năm nữa thì năng lượng của phản ứng phân hạch vẫn là số zách
    Còn đâu muốn xài phản ứng nhiệt hạch chắc là phải đợi khi nào Uranium trên trái đất này... phân rã hết đã ..hehe !!!
  5. Matro05

    Matro05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2005
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Nói chung là các bác khoan bàn về phản ứng đã ,mình là nước đi sau nên phải "đi tắt đón đầu".Chọn như thế nào mà hiệu quả , hiện đại , rẻ tiền ( trong phạm vi có thể) là được rồi. Còn kỹ thuật cao mà chưa ai xài thì không nên.
  6. dotnhatquadat

    dotnhatquadat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Nói chung thì trước sau thì chúng ta cũng phải dùng các nguồn năng lượng khác.Đúng là có chuyện sử dụng năg lượng nhiệt hạch,nhưng tất cả đang còn bàn luận trên giấy.Riêng chi phí để chế tạo nhà máy thì 1 nước làm không thể được vì nó cực kì tốn kém( cỡ vài chục nghìn tỉ đô) vì vậy nhà máy điện nhiệt hạch là dự án liên quốc gia có sưl hợp tác của nhiều nước.Chỉ cần 1 nhà máy điện nhiệt hạch là có thể cung cấp điện năng cho 3/4 thế giới chứ chẳng chơi...
  7. nightvision

    nightvision Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2004
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Nếu chỉ dùng thuỷ điện, nhiệt điện như bây giờ thì khó có thể nghĩ tới công nghiệp hoá hiện đại hoá được => Điện hạt nhân là chắc rồi. Xây dựng lò phản ứng hạt nhân có đắt nhưng chi phí cho 1 Kwh điện sau này thì lại khá thấp.
    Lò nhiệt hạch á, chắc phải 20-50 năm nữa thế giới mới có được.
    Thế giới bây giờ người ta đang quan tâm đến năng lượng thay thế cho fossil fuel đấy, ví dụ như năng lượng thuỷ chiều, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, các loại pin nhiên liệu. Tuy nhiên chi phí cũng chẳng rẻ.
  8. tincan

    tincan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    659
    Đã được thích:
    0
    Các thế hệ lò phản ứng nhà máy điện hạt nhân :
    - Thế hệ I : các lò thí nghiệm thập kỷ 50. 60.
    - thế hệ II : các lò phản ứng lắp đặt trong thập kỷ 70. - 80. (CANDU, VVER 440, VVER 1000...)
    - thế hệ III : từ giữa những năm 90. , ví dụ như lò EPR Finland, lò AP-600 Westinghouse
    - thế hệ III+ : lò PBMR (Pebble Bed Modular Reactor) khoảng năm 2010 ở Trung quốc (1 lò PBMR thử nghiệm 10 MW ở Bắc kinh đang hoạt động) sẽ lắp đặt , hay kiểu AP-1000 của Westinghouse
    * thế hệ IV : lò phản ứng nhiệt độ cao, dự kiến đi vào hoạt động khoảng năm 2030 (lò thông thường nước nhẹ có nhiệt độ tối đa 330 độ C, lò nhiệt độ cao khoảng từ 510 độ C - 1000 độ C)
  9. Matro05

    Matro05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2005
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Còn loại lò APWR (Lò nước áp lực cải tiến-Mitsubishi) và ABWR (lò nước sôi cải tiến-Toshiba) của Nhật bản (gốc là GE và Westinghouse). Hiện nay chưa có cái nào vận hành cả cũng được xếp vào thế hệ thứ 3. Nước ta có lẽ quan tâm đến lọai này .

    ABWR
    APWR
    Được matro05 sửa chữa / chuyển vào 21:03 ngày 01/08/2005
  10. Matro05

    Matro05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2005
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Lò EPR -(Lò nước áp lực -Areva-France)

Chia sẻ trang này