1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lựa chọn công nghệ điện hạt nhân cho Việt nam

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi Matro05, 20/07/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tincan

    tincan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    659
    Đã được thích:
    0
    Thực ra công nghệ lò phản ứng hạt nhân thế hệ 4 - lò nhiệt độ cao - đã được áp dụng trên các tàu ngầm nguyên tử Nga (và chắc là cả Mỹ nữa) từ những năm 1980 , nhưng cho tới nay vẫn chưa được áp dụng cho khu vực dân sự.
    Rất nhiều công nghệ hiện đại đã được giải quyết hoàn chỉnh nhưng ba bốn chục năm sau vẫn chưa được giải mật
  2. Matro05

    Matro05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2005
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Bạn nói rất đúng lò PWR là lò cho tàu ngầm nguyên tử khỏang 195 mấy quên rùi, chiếm hơn 60% lò phát điện trên thế giới.
    còn lò BWR và CANDU chỉ cho phát điện, nhưng ít nước sử dụng.
    Còn lò khí đang trong thời gian thử nghiệm với công suất nhỏ (Sino củng tự phát triển lọai này (thế hệ 4,5 ) đang vận hành).
  3. tincan

    tincan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    659
    Đã được thích:
    0
    Theo mình biết thì lò phản ứng cho thế hệ tàu từ TYPHOON trở đi không phải là lò PWR , mà là thiết kế hoàn toàn khác, làm nguội sơ cấp bằng LITHIUM lỏng
  4. Matro05

    Matro05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2005
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    [/quote] Theo mình biết thì lò phản ứng cho thế hệ tàu từ TYPHOON trở đi không phải là lò PWR , mà là thiết kế hoàn toàn khác, làm nguội sơ cấp bằng LITHIUM lỏng
    [/quote]
    Bạn có biết thêm thông tin gì thì post lên cho anh em mở rộng tầm mắt thì hay biết mấy.
  5. Axterix

    Axterix Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    0
    Đúng là về mặt lý thuyết là như vậy nhưng lò phản ứng nhiệt hạch thì không còn không tưởng nữa. Để hôm nào tớ tìm cho cái link chứng minh nhé.
  6. kobe_mt

    kobe_mt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Điện hạt nhân cho VN hả!!! Em nghe câu này từ 7-8 năm nay rùi nhưng có thấy thực hiện đâu .Làm vụ này tốn kém lắm vì
    1-Phải đi thuê chuyên gia tư vấn mà rẻ nhất bi h là của Châu Á
    2-Phải lắp đặt công nghệ cao
    3-Có đội ngũ bảo dưỡng thường xuyên vì nếu lò hạt nhân rò rỉ thì coi như xong mà Vn đâu có khả năng lo vụ này khi nó xảy ra huống chi giải quyết phóng xạ
    Theo em nếu Vn muốn có năng lượng thì dùng năng lượng sạch thui vì vừa đón đầu công nghệ năng lượng vừa giải quyết cho dân .Năng lượng sạch thì chi phí rẻ hơn và ít phải bảo dưỡng hơn nhưng tốn đất .Hix nói chung là phải hợp lý hoá các khu định xây dựng năng lượng kể cả hạt nhân và năng lượng sạch
  7. Matro05

    Matro05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2005
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề : Bản tin ngành điện
    Ngày gửi tin:31/08/2005

    Chính phủ Việt Nam đang xem xét chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình. Đến nay, nhiều hoạt động được triển khai: Xây dựng Luật Năng lượng hạt nhân, đào tạo kỹ sư, tiến hành các bước chuẩn bị xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
    Luật hạt nhân sẽ hoàn thiện vào năm 2007
    Để chuẩn bị cho chương trình phát triển năng lượng hạt nhân trong tương lai, Bộ Khoa học công nghệ đang tiến hành soạn thảo Luật Năng lượng hạt nhân. Đây là cơ sở quan trọng để đưa Năng lượng hạt nhân vào nghiên cứu, ứng dụng. Ông Vương Hữu Tuấn, viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử cho biết: Hiện Viện Năng lượng nguyên tử đang cùng với Cục Kiểm soát và an toàn bức xạ hạt nhân thuộc Vụ Pháp chế (Bộ Kế hoạch công nghệ) hoàn thành dự thảo luật số 1 và đã tổ chức hội thảo tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Lạt để lấy ý kiến các chuyên gia sau đó tiếp tục hoàn thiện, dự kiến trong năm 2006 bản dự thảo về Luật Năng lượng hạt nhân sẽ được hoàn chỉnh để trình Chính phủ. Và theo kế hoạch, đến năm 2007, Luật Năng lượng hạt nhân sẽ được Quốc hội thông qua.
    Cũng theo ông Tuấn: Hiện mới chỉ có một số văn bản liên quan đến Năng lượng hạt nhân vẫn còn hiệu lực. Trong đó, Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ (ban hành năm 1997 đã quy định, điều chỉnh các cơ sở bức xạ nhưng chưa có quy định, chế tài quản lý các cơ sở hạt nhân. Luật Năng lượng hạt nhân sẽ đáp ứng yêu cầu chung khi Việt Nam phát triển đến hạt nhân và luật có thể điều chỉnh mọi hoạt động trong lĩnh vực hạt nhân.
    28 kỹ sư đầu tiên được đào tạo về điện hạt nhân
    Theo chiến lược phát triển và sử dụng năng lượng nguyên tử đến năm 2020, trong vòng 5 năm tới, Việt Nam sẽ phải hoàn tất các bước chuẩn bị để có thế bắt đầu triến khai xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Ngoài việc hoàn tất việc soạn thảo Luật hạt nhân, đào tạo nguồn nhân lực cũng đang được xúc tiến. 28 kỹ sư của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) và Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân vừa kết thúc khoá học. Đây là những người đầu tiên được đào tạo bài bản để tham gia trực tiếp vào hoạt động chuẩn bị và xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam. Song song với việc xây dụng hạ tầng pháp lý, công tác đào tạo chuyên gia cũng là một trong những nhiệm vụ cấp bách của Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam. Số kỹ sư này sẽ tiếp tục được gửi đi Nhật Bản để tiếp thu những kỹ thuật tiên tiến của nước bạn. Khoá học do viện năng lượng nguyên tử phối hợp với diễn đàn công nghiệp nguyên tử Nhật Bản và EVN phối hợp tổ chức. Sau khoá học này, sẽ có thêm nhiều lớp đào tạo nữa được tổ chức trong thời gian tới.
    Hoàn tất dự án tiền khả thi xây dựng nhà máy điện hạt nhân
    Đến nay, dự án tiền khả thi nhà máy điện hạt nhân đầu tiên đã được hoàn chỉnh trình Chính phủ. Nhà máy sẽ có công suất từ 2.000 đến 4.000 MW gồm từ 2 đến 4 lò phản ứng. Tổng vốn đầu tư cho dự án từ 3 đến 6 tỷ USD tuỳ theo quy mô được lựa chọn. Trong dự án tiền khả thi, thôn Vĩnh Tường, xã Phước Dinh, tỉnh Ninh Thuận được xem là sự lựa chọn số l cho việc xây dựng nhà máy. Tuy nhiên, hiện công nghệ xây dựng của nhà máy vẫn chưa có quyết định cuối cùng, cũng như chưa xác định được đối tác nước ngoài sẽ tham gia. Sau khi Quốc hội phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân và tổ chức đấu thầu sẽ quyết định đối tác.
    Trong buổi hội thảo mới đây do EVN và Viện năng lượng nguyên tử tổ chức ông Nguyễn Tuân, một chuyên gia trong lĩnh vực hạt nhân đang làm việc tại công ty Framtome Anp (Pháp) cho biết: Với điều kiện Việt Nam hiện nay, sẽ cần khoảng 6.000 đến 7.000 nhân công làm việc tập trung trong vòng 7 năm mới có thể xây dựng xong nhà máy điện hạt nhân.
    Hiện Chính phủ đang xem xét lựa chọn công nghệ của Canada, Đức hoặc Pháp.Vào tháng 10 tới, sẽ có một cuộc hội thảo để tìm công nghệ xây dựng nhà máy điện hạt nhân phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam. Tuy nhiên, định hướng chung trong việc chọn đối tác đã được xác định cụ thể: đó phải là quốc gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, có tính tin cậy và lâu dài, cũng như có nhiều nhà máy điện hạt nhân.
    Th.Dương ?" Kinh tế đô thị
  8. Matro05

    Matro05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2005
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Thế giới đang đổ xô vào điện nguyên tử
    Chủ đề : Bản tin khoa học công nghệ năng lựơng
    Ngày gửi tin:29/04/2005


    Giá dầu thô cao ngất trời khiến cho nhiều chính phủ trên khắp thế giới đang tìm kiếm các nguồn năng lượng, đặc biệt là năng lượng hạt nhân thay thế cho dầu mỏ. Điều này đánh dấu sự chuyển đổi từ các chính sách cho tới nay được coi là chống hạt nhân, mà những chính sách này được áp dụng sau một loạt các thảm họa như tai nạn tại Three Mile Island (Đảo ba dặm) năm 1979 và thảm họa Chernobyl năm 1986.
    Sau sự cố Three Mile Island, hiện nay Mỹ đang xem xét cấp phép cho các nhà máy điện hạt nhân kiểu mới, kết thúc một thời kì tạm ngừng 1/4 thế kỉ không xây các nhà máy mới. Các nước khác như Pháp, Phần Lan và Trung Quốc cũng theo chính sách của Mỹ và ở mức độ nào đó, một số nước khác như Hà Lan và Thụy Sỹ đã giảm bớt (quy mô) kế hoạch ban đầu loại bỏ các nhà máy điện hạt nhân. Hà Lan thay đổi kế hoạch đóng cửa các lò phản ứng ở Borssele và Thụy Sỹ phủ quyết dự thảo loại bỏ các nhà máy điện hạt nhân theo giai đoạn.
    Trong khi đó Hàn Quốc đang chịu phản ứng về việc gia tăng sự lệ thuộc của mình vào điện hạt nhân bởi thấy được sự thất bại cả về xây dựng các lò phản ứng mới lẫn tìm ra một địa điểm chôn giữ chất thải hạt nhân.
    Mặc dù năng lượng hạt nhân mang lại hiệu quả, nhưng có hiểm họa tiềm tàng, nên những người ủng hộ và phản đối vẫn tiếp tục đối đầu về vấn đề này, chính vì vậy cả hai phía dường như không sớm đạt được sự đồng thuận. Những người ủng hộ cho rằng công nghệ năng lượng hạt nhân hầu như không phát tán chất gây ô nhiễm không khí và nói chung có ít chất thải hơn nhiều so với các nhà máy điện chạy bằng nhiên liệu hoá thạch. Họ cũng quả quyết nguồn năng lượng đầy tranh cãi này có hiệu quả về chi phí hơn nhiều so với các phương pháp phát điện khác. Ngược lại những người phản đối không đồng ý với vấn đề các lò phản ứng thải ra sản phẩm phóng xạ vào môi trường và thời gian phản ứng lâu dài để phân rã các chất thải hạt nhân.
    Các chuyên gia chỉ ra rằng nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng cần được phân hủy trong 10.000 năm để đảm bảo không đe dọa tới sức khỏe và sự an toàn. Không ai có thể đảm bảo rằng vật chất đó được bảo vệ an toàn trong suốt thời gian dài đến thế.
    Nhìn chung những người tham gia chiến dịch chống hạt nhân quả quyết rằng lợi ích về chi phí không là gì so với các mối quan ngại về an toàn liên quan đến chất thải hạt nhân trước mắt cũng như lâu dài.
    Năng lượng hạt nhân và các tai nạn
    Các lò phản ứng hạt nhân đầu tiên trên thế giới được dùng để sản xuất plutonium làm vũ khí và từ giữa những năm 1950 Liên Xô cũng như các nước phương Tây bắt đầu mở rộng các nghiên cứu hạt nhân vào mục đích phi quân sự nguyên tử. Từ cuối năm 1951, Mỹ là nước đầu tiên dùng năng lượng hạt nhân sản xuất điện, nhưng đến năm 1954, Liên Xô lại là nước đầu tiên kinh doanh năng lượng hạt nhân.
    Sau Liên Xô, Mỹ và do các công nghệ phát triển lên, cộng với hai cuộc khủng hoảng năng lượng trong những năm 1970 đã kích thích các nước khác bùng nổ việc xây dựng hạt nhân trên toàn thế giới.
    Nhưng vào ngày 28/3/979, một sự cố đã xảy ra ở một hòn đảo của Mỹ gọi là Đảo Ba Dặm (Three Mile Island hay TMI) ở Pennsylvania khiến dư luận chuyển sang phản đối năng lượng hạt nhân. Lò phản ứng hạt nhân TMI bị chảy tan một phần lõi vào đầu buổi sáng và một số nhà khoa học tin rằng phóng xạ đã rò rỉ. Theo ghi nhận, dù không có thương vong khi xảy ra phóng xạ (về vấn đề này có một số quan điểm phản đối), nhưng lại là một thảm họa kinh tế và mối quan hệ với công chúng bị giảm sút đồng thời gây ra sự suy giảm mạnh mẽ sự ủng hộ đối với năng lượng hạt nhân. Trước vụ tai nạn, khoảng 70% dân Mỹ đồng ý với năng lượng hạt nhân, nhưng sự cố TMI khiến cho sự ủng hộ chỉ còn dưới 50%. Để đáp lại phản ứng dữ dội của công chúng về sai sót an toàn hạt nhân, nước Mỹ đã siết chặt các yêu cầu của liên bang và thực tế là đặt ra lệnh cấm đối với các cơ sở hạt nhân mới. Cụ thể hơn, từ năm 1979 Mỹ không phê chuẩn cho việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới, chỉ có 53 trong số 129 nhà máy đã được phê chuẩn tại thời điểm sự cố TMI được hoàn thành.
    Vụ nổ Chernobyl ở Nga năm 1986 khiến hơn 100.000 người phải đi sơ tán vì các hạt phóng xạ là đòn thứ 2 giáng vào những người ủng hộ năng lượng hạt nhân và đã có những luật lệ chặt chẽ hơn trên toàn thế giới. Tới nay nhiều người đã bị nản lòng với việc xây dựng các nhà máy hạt nhân mới do chi phí vận hành lò phản ứng cao (bởi những luật lệ nghiêm ngặt) và sự phản đối ồn ào của một nhóm những người tham gia chiến dịch chống năng lượng hạt nhân.
    Các nhà máy hạt nhân mọc lên như nấm
    Tuy nhiên mọi chuyện đã bắt đầu thay đổi khi giá dầu thô tăng vọt và các luật lệ toàn cầu về việc phát tán khí nhà kính trở nên nghiêm ngặt hơn.
    Cú sốc giá dầu tăng cao gần đây đã đe dọa đến an ninh năng lượng, làm thiệt hại về kinh tế đối với nhiều nước nhập khẩu dầu như Hàn Quốc. Đầu năm 2004, dầu Dubai được bán với giá 28 đô la một thùng, nhưng tháng 8 đã tăng trên 41 đô la và ổn định ở mức 34 đô suốt cuối năm qua. Theo Tổ hợp dầu mỏ quốc gia Hàn Quốc được nhà nước cấp vốn thì giá dầu Dubai được dự đoán vẫn giữ khoảng trên mức 30 đô la một thùng và có khả năng dao động trong khoảng 33 tới 35 đô la trong năm nay. Hiệp hội tư nhân dầu khí Hàn Quốc cũng đưa ra ước tính tương tự, nhưng cho biết nếu nhu cầu bùng nổ như năm 2004 và việc ngừng sản xuất hay tắc nghẽn về phân phối do hậu quả nghiêm trọng của khủng bố thì giá dầu Dubai sẽ có khả năng nhảy vọt tới mức trung bình 45 đô la một thùng. Giá dầu Dubai có tác động hàng đầu tới nền kinh tế Hàn Quốc bởi khoảng 80% dầu mỏ quốc gia là nhập khẩu (khoảng 750 triệu thùng/năm nhập từ Trung Đông)
    Vấn đề khí thải do sử dụng nhiên liệu hoá thạch ở các nhà máy nhiệt điện để sản xuất điện là một trở ngại khác. Theo Nghị định thư Kyoto được ký năm 1997, đến năm 2010 các nước công nghiệp hóa sẽ phải giảm 5,2% tổng lượng khí nhà kính so với năm 1990 vì những khí này bị nghi là gây nên hiện tượng ấm lên toàn cầu.
    Bị ám ảnh bởi viễn cảnh giá dầu thô đặc biệt cao và các hạn chế về việc thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng, thế giới lại bắt đầu nghiêng về phía năng lượng nguyên tử.
    Tháng 12/2004, Bộ năng lượng Hoa Kì nêu rõ 2 lò phản ứng hạt nhân sẽ được lắp đặt ở North Anna, Virginia và một tháng sau Uỷ ban điều hành hạt nhân kiến nghị được cấp giấy phép. Điều này thể hiện sự thay đổi hoàn toàn về nguyên tắc chính sách không chấp thuận xây dựng năng lượng hạt nhân mới sau sự cố TMI năm 1979 tồn tại dài hàng thập kỉ qua ở Mỹ.
    Còn Pháp, nơi nguồn năng lượng hạt nhân cung cấp tới hơn 80% điện lượng, gần đây cho rằng công ty điện quốc doanh nước này sẽ xây nguyên mẫu cho các nhà máy điện hạt nhân thế hệ mới. Pháp bỏ ra 3 tỷ euro đầu tư vào dự án này, sau đó tới năm 2010 sẽ là mô hình lò phản ứng nước áp lực châu Âu công suất 1600 MW. Theo Công ty điện lực Pháp (EdF), các nhà máy điện hạt nhân tương lai sẽ an toàn hơn, rẻ hơn và thân thiện hơn với môi trường so với các nhà máy điện hạt nhân hiện hữu.
    Quyết định này khiến Anh suy nghĩ lại về lựa chọn hạt nhân trong hoàn cảnh giá dầu cao, trữ lượng dầu và khí Biển Bắc đang ít đi cũng như trở ngại trong việc phát triển năng lượng tái tạo. Nhà máy điện nguyên tử thứ ba đang được xây dựng ở Olikiluoto tại Phần Lan, còn Trung Quốc có kế hoạch tới năm 2020 xây thêm 20 lò phản ứng hạt nhân mới. Hà Lan bỏ xó kế hoạch ban đầu về việc đóng cửa nhà máy Borssele và Thuỵ Sỹ huỷ bỏ dự thảo đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân theo từng giai đoạn.
    Tóm lại, trong tình hình nêu trên, lợi ích kinh tế bắt đầu vượt qua các quan ngại về an toàn của các nhà máy điện hạt nhân.
    Theo số liệu thống kê mới nhất, tính tới cuối năm 2003, thế giới có 523 lò phản ứng hạt nhân và năng lượng của chúng chiếm khoảng 12% nhu cầu năng lượng toàn cầu.
    Năng lượng tái tạo
    Để phản ứng với xu thế xây dựng các nhà máy điện hạt nhân đang nổi lên toàn cầu, các nhà môi trường tiếp tục đề xuất một mô hình mới cho năng lượng tái tạo.
    Năng lượng tái tạo là năng lượng từ một nguồn có thể được quản lý sao cho không bị cạn kiệt, ít nhất trong quy mô thời gian của con người. Năng lượng tái tạo bao gồm tia mặt trời, gió, sóng, thủy triều, sinh khối và địa nhiệt và không bao gồm các nguồn phụ thuộc vào các tài nguyên có hạn như nhiên liệu hoá thạch và năng lượng phân rã hạt nhân. Ưu điểm hàng đầu của các nguồn năng lượng tái tạo nêu trên là không sinh ra khí nhà kính và các loại khí thải khác so với việc đốt nhiên liệu hoá thạch.
    Các nhà hoạt động môi trường và các nhóm quyền công dân khác nhấn mạnh đến sự chấp nhận rộng rãi các nguồn năng lượng mới như giám đốc điều hành của phong trào Hòa bình xanh quốc tế Gerd Leipold nói rõ tại Hội nghị các thành phố năng lượng mặt trời quốc tế được tổ chức tại Taegu tháng 11 năm 2004: ?oCâu trả lời duy nhất cho các mối đe dọa giống nhau của việc thay đổi khí hậu và sự phổ biến năng lượng hạt nhân là việc mở rộng mạnh mẽ và khẩn cấp việc dùng các nguồn năng lượng tái tạo ?.
    Tuy nhiên cũng thật mỉa mai là các nguồn năng lượng thân thiện về môi trường đôi khi lại có hại cho môi trường. Ví dụ tuabin gió gây ra những tiếng ồn không chịu được đối với cư dân sống gần đó và có thể gây nguy hiểm cho những con chim đang bay, còn các đập thủy điện có thể tạo nên các rào cản cho các loài cá di cư. Một rào cản cơ bản là so với các nguồn năng lượng truyền thống, các nguồn năng lượng tái tạo cung cấp năng lượng cường độ thấp hơn. Chi phí sản xuất điện từ các nguồn tái tạo khá cao chưa thể cạnh tranh được trong việc cung cấp phụ tải nền, trừ trường hợp hết sức hạn chế.
    Yoo Yon-baek, một viên chức Bộ Thương mại, công nghiệp và năng lượng Hàn Quốc (MOCIE) nói: ?oNếu có chăng nữa thì rất ít khi các nhà môi trường quan tâm tới sự thật ảm đạm rằng chi phí điện từ năng lượng tái tạo hiện cao hơn tới 18 lần chi phí điện từ hạt nhân hay than. Vào thời điểm cuối năm 2003 ở Hàn Quốc chi phí cho 1 kW điện nguyên tử tốn hơn 40 won, trong khi sản xuất điện mặt trời tốn 700 won.?
    Một số nhà phân tích chỉ ra rằng những người ủng hộ môi trường cũng nên xét đến những người nghèo trên thế giới (2 tỷ người, tương đương 1/3 tổng dân số thế giới), những người hoàn toàn không được sử dụng điện và cần điện năng rẻ.
    Sự lựa chọn của Hàn Quốc
    Sau những cuộc khủng hoảng trong thập niên 1970, Hàn Quốc đã tìm kiếm chính sách an ninh năng lượng một cách tuyệt vọng để giảm sự phụ thuộc quá mức vào dầu hỏa.
    Là quốc gia sản xuất điện hạt nhân lớn thứ 6 trên thế giới, ngày nay Hàn Quốc vận hành tổng cộng 19 lò phản ứng hạt nhân cung cấp 40% tổng nhu cầu điện của nước này. Theo MOCIE, đến năm 2015 Hàn Quốc có kế hoạch lắp đặt thêm 9 lò phản ứng nhằm tăng vai trò của năng lượng hạt nhân. Theo ông Yoo, khi quyết định tỉ lệ các nguồn năng lượng trong hệ thống, họ có 3 tiêu chí là thân thiện với môi trường, có hiệu quả kinh tế và ổn định về mặt cung cầu. Dựa vào 3 tiêu chuẩn trên, cần tăng số lượng các lò phản ứng hạt nhân. Tuy nhiên không giống như kế hoạch của chính phủ, lò phản ứng mới ở Wolsong, tỉnh Bắc Kyongsang đang bị trì hoãn hơn một năm rưỡi so với tiến độ ban đầu và việc tìm kiếm nơi chôn giữ chất thải hạt nhân còn khó khăn hơn.
    18 năm trước, sau khi đưa ra chính sách về xây dựng một khu chôn giữ chất thải hạt nhân, Hàn Quốc vẫn chưa kết thúc được dự án treo lâu nhất này. Thất bại gần đây nhất của chính phủ là tháng 11/2004, khi thúc đẩy xây dựng một khu chôn giữ chất thải phóng xạ cường độ thấp và trung bình vào năm 2008, nhưng không vùng nào nộp đơn. Thậm chí nếu việc xây dựng được chấp thuận ngay bây giờ thì đến trước năm 2010 vẫn chưa có một khu chôn giữ dài hạn, trong khi đó các kho chứa tạm thời của các nhà máy điện hạt nhân sẽ hết chỗ vào năm 2008. Để tìm được địa điểm phù hợp, trong một nỗ lực cải thiện sức thu hút của địa phương, chính phủ Hàn Quốc hứa cung cấp các khoản trợ giúp cho những địa phương nhận chôn giữ chất thải hạt nhân, song cũng không có hiệu quả.
    Trên thực tế ở nhiều quốc gia, việc tìm ra điểm chứa chất thải trở nên cực kì khó khăn do người dân xung quanh các cơ sở hạt nhân ngày càng phản đối vì mối đe dọa về môi trường. Trong xu thế này, chi phí đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân cũ làm giảm tính thương mại của chúng và thậm chí tới mức có người nói quốc gia này nên loại bỏ năng lượng hạt nhân khỏi vai trò một nguồn năng lượng. Để đáp lại Yoo chỉ ra rằng, từ viễn cảnh an ninh năng lượng và kinh tế đòi hỏi một quốc gia không sản xuất ra một giọt dầu nào phải loại bỏ nguồn năng lượng cung cấp tới 40% tổng nhu cầu năng lượng của nước đó là không thể hiểu được.
    Một ước tính thận trọng cho thấy, để thay thế năng lượng hạt nhân bằng nhiệt điện thì chi phí hàng năm lên tới 6,5 tỷ đô la. Các chuyên gia cho thấy câu trả lời sẽ nằm đâu đó giữa hai quan điểm trái ngược của những người kiên quyết ủng hộ hạt nhân và các nhà hoạt động chống hạt nhân kịch liệt.
    Thông tin QLNĐ số 3/2005

  9. Matro05

    Matro05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2005
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Japan''s Nuclear Safety Panel Gives Nod to ''Pluthermal'' Reactor Plan
    Aug. 29--TOKYO -- The government''s Nuclear Safety Commission approved Monday safety evaluations for Kyushu Electric Power Co.''s project for "pluthermal" nuclear power generation designed to work off a growing stockpile of spent nuclear fuels.
    The move will allow the Nuclear and Industrial Safety Agency, which conducted the evaluations, to issue a permit for the utility company to promote the project, pending an opinion to be given Tuesday by the Atomic Energy Commission, which oversees nuclear energy research.
    Pluthermal, or plutonium-thermal power generation, burns plutonium-uranium mixed oxide fuel, made from spent fuel at nuclear reactors.
    Kyushu Electric is hoping to get consent from local residents before it starts the power generation possibly in fiscal 2010 at the No. 3 reactor of its Genkai nuclear power plant in Saga.
    The Japanese government hopes to have 16 to 18 pluthermal reactors by fiscal 2010, but as other power utilities'' pluthermal plans that started earlier have hit snags, it remains uncertain if that goal can be achieved.
    Kyushu Electric applied with the central government for the installation of a pluthermal reactor in May 2004 and has submitted petitions to Saga Prefecture and the town of Genkai in advance to gain their consent, which is required under a safety agreement.
    Though it was not the first to apply for the project, Kyushu Electric now stands to be the first utility to implement it.
    Other pluthermal project plans have already passed the government''s safety screenings. They are for Kansai Electric Power Co.''s Takahama plant in Fukui and for Tokyo Electric Power Co.''s No. 1 nuclear plant in Fukushima and the Kashiwazaki Kariwa plant in Niigata.
    The two utilities have proceeded in manufacturing the fuel after receiving the government''s approval in 1998.
    But following revelations that Tokyo Electric covered up safety problems in 2002 and a fatal nonradioative accident at Kansai Electric''s Mihama nuclear plant in Fukui Prefecture last year, the two utilities have yet been able to gain consent from local residents to proceed with the pluthermal projects.
    Meanwhile, there have been no accidents causing injury or death at the Genkai plant since its first reactor began operations in 1975.
    The plant currently runs four reactors.
    The Nuclear Safety Commission is currently also reviewing pluthermal project plans at Shikoku Electric Power Co.''s Ikata plant in Ehime and Electric Power Development Co.''s Oma plant in Aomori.
    The two projects have passed the first round of government screenings.
    In particular, Shikoku Electric filed its application with the government five months after Kyushu Electric did, but it has already secured consent from the local authorities.
    If Kyushu Electric fails to gain consent of local residents sooner, Shikoku Electric may start the first pluthermal project.
    -----
    To see more of Kyodo News International, go to http://www.kyodonews.com
    Copyright (c) 2005, Kyodo News International, Tokyo
    Distributed by Knight Ridder/Tribune Business News.
    For information on republishing this content, contact us at (800) 661-2511 (U.S.), (213) 237-4914 (worldwide), fax (213) 237-6515, or e-mail reprints@krtinfo.com.
    9508, 9513, 9507, 9501, 9503,
    Source: Kyodo News International, Tokyo
  10. Matro05

    Matro05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2005
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Điện hạt nhân đang dần hiện thực

    E-Autonews, 27/10/05 - Dự án nghiên cứu tiền khả thi xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam vừa được Bộ Công nghiệp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét. Theo đó, nhà máy điện hạt nhân công suất 2000MW đầu tiên dự kiến sẽ xuất hiện vào giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020 với số vốn đầu tư khoảng 3,4 tỉ USD.
    Ngay trong tuần trước, các đối tác Pháp đã giới thiệu cộng nghệ của mình tại cuộc hội thảo "Lựa chọn công nghệ và địa điểm xây lò phản ứng", trước đó hội thảo Việt -Pháp về pháp luật năng lượng hạt nhân cũng đã diễn ra vào tháng 6/2005.
    Những tính toán của chuyên gia
    Nhu cầu sử dụng năng lượng điện của Việt Nam ngày càng lớn. Theo kết quả tính toán và dự báo của các chuyên gia năng lượng, đến năm 2020, tổng nhu cầu điện của Việt Nam khoảng 200-230 tỷ kWh (đã tính tới giải pháp tiết kiệm). Nhưng tổng nguồn năng lượng sơ cấp phục vụ cho sản xuất điện chỉ có thể đáp ứng được 165 tỷ kWh, như vậy còn thiếu 65 tỉ kWh nữa.
    Để giải quyết lượng điện thiếu hụt này, đã có rất nhiều giải pháp được đưa ra. Thứ nhất phát triển năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, do hạn chế về vốn đầu tư và tiềm năng cho nên khả năng sản xuất năng lượng tái tạo rất nhỏ so với tổng thiếu hụt, chỉ cung cấp được 4-5 tỷ kWh cho đến năm 2020.
    Giải pháp thứ hai là nhập khẩu điện từ các nước láng giềng, cụ thể là Lào 2000MW, Trung Quốc 1000MW và Campuchia 1000MW, tương ứng với tổng sản lượng điện nhập là 20 tỷ kWh.
    Như vậy, Việt Nam vẫn còn thiếu khoảng 40 tỷ kWh và hướng giải quyết tiếp theo là nhập khẩu than. Vấn đề đặt ra là nếu như toàn bộ lượng điện 40 tỷ kWh thiếu hụt còn lại mà phải nhập khẩu than để giải quyết thì sẽ đặt ra vấn đề rất lớn về môi trường. Hơn nữa, trong tương lai, giá than cũng dao động tăng lên không kém giá dầu. Chính vì vậy, các chuyên gia nhận định đây sẽ không phải là phương án tối ưu nếu nhìn nhận từ góc độ an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững.
    Theo tính toán đến năm 2015, Việt Nam sẽ thiếu nguồn năng lượng sơ cấp, lúc đó Việt Nam đang là nước xuất khẩu năng lượng sơ cấp (xuất khẩu dầu thô) sẽ trở thành nước nhập khẩu năng lượng, đặc biệt là phải nhập khẩu nhiên liệu để sản xuất điện. Do vậy, Bộ công nghiệp đã đưa ra một phương án tổng hoà: vừa nhập khẩu than vừa phát triển điện hạt nhân. Nhà máy điện hạt nhân dự kiến có công suất 2000- 4000MW, tương ứng sản lượng điện sẽ cung cấp là 14-28 tỉ kWh.
    Giải pháp xây dựng nhà máy điện hạt nhân
    Qua khảo sát từ miền Nam ra miền Bắc, dựa trên một loạt tiêu chí về an toàn, kinh tế kỹ thuật, kinh tế xã hội, môi trường v.v... theo quy trình của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, rất nhiều địa điểm từ Quảng Bình cho đến Ninh Thuận đã được sàng lọc. Cuối cùng phương án chọn 2 địa điểm Vĩnh Hải và Phước Dinh thuộc Ninh Thuận để xây dựng nhà máy điện nguyên tử đã được đưa vào báo cáo tiền khả thi.
    Tuy nhiên, ông Lê Văn Hồng, Phó chủ tịch Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam khẳng định: việc chọn địa điểm nào một cách chắc chắn phải đợi đến giai đoạn nghiên cứu khả thi. Ông Francois Joly, phụ trách các dự án quốc tế của Điện lực Pháp (EDF) cho rằng về mặt phương pháp tiếp cận thì việc lựa chọn hai địa điểm này hoàn toàn phù hợp.
    Sau khi đã chọn được địa điểm lắp đặt thì khâu xây dựng bao gồm việc lựa chọn lò phản ứng và lắp đặt đang được các chuyên gia đặc biệt quan tâm. Vì đây là bước gắn liền với khả năng công nghệ kỹ thuật. Theo ông Othman Salhi, phụ trách bộ phận marketing của Tập đoàn Areva, CH Pháp, điều quan trọng là phía cơ quan chủ quản Việt Nam phải hình thành và xác định rõ những yêu cầu của mình về mặt công nghệ và đối tác. Ông Othman Salhi cho rằng Việt Nam có thể lựa chọn nhiều đối tác để cùng tham gia vào dự án như thế này.
    Trên thực tế, Việt Nam là nước chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực điện hạt nhân, hơn nữa những yếu kém về cơ sở hạ tầng, về đội ngũ cán bộ cũng như cơ sở pháp lý đòi hỏi Việt Nam cần tham khảo công nghệ của rất nhiều nước hàng đầu về điện hạt nhân, như Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Canada, Mỹ. Trong giai đoạn tiền khả thi, quy định của Việt Nam chưa bắt buộc phải chọn đối tác dứt khoát, chỉ đến khi đề xuất về công nghệ trong dự án khả thi mới có khâu kết luận đối tác.
    Pháp hiện đang là một trong những đối tác mong muốn chia sẻ kỹ năng về điện hạt nhân với Việt Nam. Nói về ưu thế công nghệ của Pháp, ông Othman Salhi cho biết: "Tất cả hệ thống các nhà máy nguyên tử của Pháp đã được tiêu chuẩn hoá và chủ yếu sử dụng công nghệ thuỷ lực. Kinh nghiệm nhiều năm và đã được công nhận trên toàn thế giới là ưu thế của Pháp".
    Tổ hợp Avera của Pháp hiện có mặt tại hơn 40 nước và đã cung cấp rất nhiều lò phản ứng. Đối với dự án khổng lồ như vậy, theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, các công ty của Việt Nam có thể đảm nhiệm được phần xây dựng dân dụng. Và để giảm chi phí tối đa, ông Othman Salhi góp ý: Việt Nam cần ***g vào báo cáo nghiên cứu khả thi phần xây dựng dân dụng nào phía Việt Nam có thể đảm nhận được. Đồng thời, các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cũng cần biết cách điều hành dự án.
    "Pháp sẵn sàng giúp đỡ, trao đổi với Việt Nam để điều hành và quản lý tốt dự án với điều kiện phía Việt Nam yêu cầu", ông Othman Salhi nói. Trong kế hoạch trợ giúp Việt Nam sắp tới, ông Jean Claude Frappier, Phó trưởng Ban kinh doanh quốc tế của EDF cho biết Pháp sẽ tập trung vào 3 nội dung: hỗ trợ về mặt pháp lý xây dựng Luật năng lượng hạt nhân; đào tạo cán bộ cho nhà máy điện hạt nhân đầu tiên; giúp Việt Nam nghiên cứu khả thi dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
    Theo kế hoạch đặt ra, tổ máy đầu tiên của nhà máy điện hạt nhân sẽ được đưa vào vận hành năm 2017-2020. Tiến độ đó có đạt được hay không, theo ông Lê Văn Hồng, phụ thuộc rất nhiều vào quyết tâm và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ. Ông nói: "Chính phủ cần tạo mọi điều kiện để cho cán bộ trong nước, các cơ quan liên quan và các đối tác nước ngoài cùng hợp tác thực hiện". Ông Hồng tin rằng với kinh nghiệm làm những công trình lớn và rất thành công như đường dây 500 kV, dự án mới này cũng sẽ thành hiện thực.
    (theo TBKTVN)

Chia sẻ trang này