1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lựa chọn công nghệ điện hạt nhân cho Việt nam

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi Matro05, 20/07/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Matro05

    Matro05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2005
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam có thể được xây dựng ở Ninh Thuận

    E-Autonews, 27/10/05 - Sáng ngày 18-10, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo ?oCông nghệ Pháp ?" Việt: Các lò phản ứng hạt nhân và việc lựa chọn địa điểm?. Cuộc hội thảo này do Bộ KH-CN, Bộ Công nghiệp và Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam phối hợp tổ chức.
    Theo dự án ?oNghiên cứu tiền khả thi xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam?, các địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) đầu tiên của Việt Nam đã được rút lại còn ba điểm, với thứ tự như sau: xã Phước Dinh, thuộc huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận; xã Vĩnh Hải, thuộc huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận; xã Hòa Tâm, huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
    Theo dự kiến, NMĐHN đầu tiên của Việt Nam sẽ đi vào hoạt động trong khoảng từ năm 2015 đến năm 2020 với 2 lò phản ứng hạt nhân có tổng công suất 2.000 MW. Theo các chuyên gia vào thời điểm hiện nay, tổng kinh phí xây dựng một NMĐHN như vậy khoảng 4 tỷ USD.
    (theo evn)
  2. Matro05

    Matro05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2005
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Pháp muốn giúp Việt Nam phát triển điện hạt nhân
    (Ngày cấp tin: 26/10/2005)
    Theo dự báo, trong 10 năm tới với đà phát triển như hiện nay, Việt Nam sẽ thiếu điện nghiêm trọng. Để đáp ứng nhu cầu về điện, nước ta đang nghiên cứu khả năng xây dựng một nhà máy điện nguyên tử đầu tiên.
    Từ ngày 18 ?" 19/10 tại Hà Nội diễn ra một cuộc hội thảo khoa học quốc tế về phát điện bằng năng lượng nguyên tử.
    Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn dưới đây với ông Marc Ponchet, Giám đốc khu vực Nga, Đông Nam Á và Nam Mỹ thuộc ủy ban Năng lượng Nguyên tử Pháp.
    + Ông đánh giá như thế nào về tình hình năng lượng điện hiện nay và khả năng xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam?
    - Đối với Việt Nam cũng như với các nước khác, điều quan trọng là vừa đáp ứng nhu cầu về điện hiện nay cũng như vừa dự báo được nhu cầu về điện trong những năm tới. Chắc chắn điều nên làm để đáp ứng nhu cầu điện của một đất nước là thiết lập nhiều nguồn năng lượng để không bị quá lệ thuộc vào một nguồn năng lượng nào.
    Dự án nhằm phát triển năng lượng điện hạt nhân của Việt Nam sẽ cho phép đa dạng hóa việc cung ứng điện và đáp ứng nhu cầu về điện tăng lên nhanh chóng của các bạn.
    + Xin ông cho biết những tiêu chí để chọn địa điểm xây dựng nhà máy điện nguyên tử theo những kinh nghiệm của Pháp và quốc tế nói chung?
    Đây là một chủ đề kỹ thuật hơi phức tạp bởi vì có rất nhiều yếu tố phải xem xét. Trong cuộc hội thảo chuyên môn sẽ diễn ra vào các ngày 18-19/10 tới, chúng tôi sẽ giới thiệu phương pháp và những kinh nghiệm của Pháp trong lĩnh vực này.
    Có những tiêu chí về an toàn, tiêu chí về môi trường, tiêu chí về kỹ thuật, và tiêu chí về kinh tế. Điều quan trọng nhất, cả đối với việc lựa chọn địa điểm cũng như đối với việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân là an toàn và bảo vệ môi trường.
    + Các doanh nghiệp Pháp quan tâm đến mức nào dự án xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Việt Nam? Nếu có thể xin ông cho biết tính vượt trội của công nghệ điện nguyên tử Pháp so với thế giới nói chung?
    - Pháp là nước dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực xây dựng nhà máy điện nguyên tử. Tại Pháp, các nhà máy điện nguyên tử sản xuất gần 80% điện năng của cả nước. Do vậy, kỹ thuật của Pháp rất quan trọng trong lĩnh vực nguyên tử.
    Mặt khác, nước Pháp, thông qua tập đoàn Framatome, có kinh nghiệm lớn trong việc xây dựng các nhà máy điện nguyên tử ở nước ngoài như tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Nam Phi, Braxin vv. Đó là những kinh nghiệm mà Pháp đề xuất chia sẻ với Việt nam để giúp đất nước các bạn phát triển năng lượng điện hạt nhân.
    + Điều lo ngại nhất trước khi xây dựng một nhà máy điện hạt nhân là tính an toàn và sự tác động của dự án tới môi trường. Kinh nghiệm của Pháp về hai lĩnh vực này như thế nào?
    - Trước khi xây dựng một nhà máy điện hạt nhân, điều quan trọng như tôi đã nhấn mạnh là tính tới toàn thể các vấn đề về an toàn, an ninh và bảo vệ con người cũng như môi trường. Trong lĩnh vực này, kinh nghiệm của Pháp dựa trên việc xây dựng 58 lò phản ứng tại Pháp với một qui trình hết sức nghiêm ngặt.
    Sự lựa chọn trong năm nay của Phần Lan để xây dựng một lò phản ứng Framatome (loại EPR) một lần nữa chứng tỏ uy tín chất lượng cao của các công trình điện hạt nhân mà Pháp xây dựng.
    + Theo ông, để chuẩn bị thực hiện dự án xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của mình, Việt Nam cần chuẩn bị những gì?
    Người ta không thể xây dựng một nhà máy điện nguyên tử như xây dựng một nhà máy điện thông thường. Đào tạo nhân lực trong tương lai cũng như nhân lực để đảm nhiệm việc kiểm soát và theo dõi nhà máy điện nguyên tử cần phải được chuẩn bị trong một thời gian dài trước đó.
    Chính vì vậy, chúng tôi đã bắt đầu một hoạt động hợp tác quan trọng với các đối tác Việt Nam trong lĩnh vực này, chẳng hạn như với Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, hay với Varensac (Cục Kiểm soát an toàn bức xạ và hạt nhân).
    + Xin cảm ơn ông.
    Theo: Tiền Phong
  3. Matro05

    Matro05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2005
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Năm 2020, Việt Nam sẽ có điện nguyên tử?
    (Ngày cấp tin: 28/10/2005)
    Cung cấp đủ điện cho nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới đã trở thành một thách thức lớn đối với Việt Nam. Năng lượng hạt nhân xem ra là một sự lựa chọn tất yếu để giải quyết nhu cầu này. Chính vì vậy, từ ngày 18 đến 20-10 tại Hà Nội, Phái đoàn Pháp và các cơ quan về năng lượng của Việt Nam đã tổ chức một cuộc hội thảo về các tiêu chí trong việc lựa chọn công nghệ và lựa chọn xây dựng địa điểm xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ở Việt Nam.
    Vì sao chọn năng lượng nguyên tử?
    Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký Quyết định số 176/2004/QĐ-TTG ngày 5-10-2004 phê duyệt chiến lược phát triển ngành điện ở Việt Nam trong giai đoạn 2004-2010 và các định hướng cho tới năm 2020. Quyết định này đã khẳng định khả năng phát triển năng lượng hạt nhân tại Việt Nam với mục tiêu có 2.000MW sau năm 2015.
    Việt Nam dùng khí, than và có nhiều lựa chọn khác để cung cấp điện, tại sao cứ phải chọn năng lượng hạt nhân? Trả lời câu hỏi này, ông Trần Thanh Liễn, thuộc Viện năng lượng cho biết, theo dự báo, năm 2020, tổng nhu cầu điện ở Việt Nam sẽ vào khoảng 200-230 tỷ kw/giờ. Tổng nguồn năng lượng sơ cấp cho sản xuất điện chỉ vào khoảng 165 tỷ kw/giờ. Như vậy chúng ta còn thiếu khoảng 65 tỷ kw/giờ. Do đó, để cung cấp đủ số điện cần thiết chúng ta cần phát tính toán đến một số giải pháp khác như việc phát triển năng lượng tái tạo?
    Đây được cho là một giải pháp hay nhưng lại thiếu vốn đầu tư và hạn chế về tiềm năng. Giả sử những yếu tố trên được bảo đảm thì cũng mới chỉ cung cấp được thêm 4-5 tỷ kw/giờ. Một giải pháp khác là nhập khẩu điện từ nước ngoài từ năm 2020. Theo ước tính, chúng ta chỉ nhập khẩu được 20 tỷ kw/giờ nhưng các nguồn xuất khẩu từ nước ngoài cũng rất hạn chế, không đáp ứng đủ nhu cầu, giá thành cao và đôi khi không ổn định. Với 40 tỷ kw/giờ còn thiếu, chúng ta có thể sản xuất từ than. Thế nhưng, như vậy, chúng ta phải nhập khẩu một số lượng than rất lớn và sản xuất điện từ than gây ảnh hưởng lớn tới môi trường. Kinh nghiệm của Pháp trong việc lựa chọn năng lượng nguyên tử đã trở thành một minh chứng cho tính đúng đắn của việc lựa chọn nguồn năng lượng này. Ở Pháp, nguồn năng lượng thủy điện và nhiên liệu hóa thạch (dầu hỏa, than và khí) có hạn. Những chấn động về dầu mỏ giai đoạn 1970-1980 đã khuyến khích nước Pháp lựa chọn nguồn năng lượng nguyên tử. Vì thế, từ năm 1976, chính phủ Pháp đã phát động một chương trình lớn về phát triển năng lượng hạt nhân với 34 lò phản ứng 900MW, 20 lò phản ứng 1.300MW rồi 4 lò phản ứng 150MW. Năng lượng nguyên tử đảm bảo tới 85% sản lượng điện tại Pháp, không những đáp ứng nhu cầu điện trong nước mà còn cho phép xuất khẩu điện ra nước ngoài. Năng lượng điện nguyên tử cho phép nước Pháp hàng năm không phải nhập khẩu 88 triệu tấn dầu (khoảng 24 tỷ euro) tương đương với một nửa ngân sách dành cho giáo dục quốc gia. Tỷ suất độc lập về năng lượng của Pháp đã tăng mạnh từ 22,7% năm 1973 tới. hơn 50% như hiện nay.
    Năng lượng nguyên tử có an toàn?
    Đây là mối quan tâm lớn của nhiều người vì một khi tai nạn hạt nhân xảy ra sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Theo các chuyên gia Pháp, về nguyên lý, điện nguyên tử đơn giản nhưng lại phức tạp về công nghệ. Sự an toàn của điện nguyên tử, một trong những điểm chính để khai thác nó, giúp bảo vệ con người và môi trường. Tính an toàn phải đáp ứng được ba yêu cầu sau: hạn chế thải các chất phóng xạ vào môi trường, ngăn ngừa sự cố và tai nạn, hạn chế hậu quả của chúng.
    Các nhà máy điện nguyên tử không hề phát khí có hiệu ứng nhà kính, không hề có khí S02 (nguyên nhân gây ra các cơn mưa a-xít), không hề có khí N02 (khí gây hại cho sức khỏe) và cũng không hề có bụi. Trong khi đó, 1 kw/giờ điện sản xuất bằng khí, bằng dầu hay bằng than đá lại sản sinh ra 900 gam khí C02.
    Trên thế giới, 17% điện sản xuất từ nguồn điện nguyên tử giúp tránh được việc thải vào khí quyển khoảng 3 tỷ tấn khí C02 hằng năm. Như vậy, năng lượng nguyên tử đóng vai trò quan trọng nhằm kiểm soát sự thay đối khí hậu trên toàn thế giới.
    Để tránh một sự cố đáng tiếc xảy ra trong khi vận hành một nhà máy điện hạt nhân cũng cần phải chú trọng tới yếu tố con người. Khi con người làm chủ được các thiết bị và vận hành đúng quy trình thì nguy cơ dẫn đến sự cố sẽ được triệt tiêu. Để làm được điều này, việc đào tạo một đội ngũ cán bộ có đủ năng lực ngay từ bây giờ là hết sức cần thiết.
    Hiện nay Việt Nam có một số người có khả năng chuyên môn sâu về hạt nhân (tập trung chủ yếu tại Viện năng lượng nguyên tử với nhiệm vụ chủ yếu là khai thác lò phản ứng nghiên cứu ở Đà Lạt (250 người) và giảng dạy lý thuyết vật lý hạt nhân tại Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Đà Lạt (mỗi năm khoảng 30 sinh viên). Nhưng rõ ràng, Việt Nam chưa có kinh nghiệm vê xây dựng, vận hành khai thác và an toàn hạt nhân cho một nhà máy điện hạt nhân. Việt Nam cũng chưa có đủ công cụ pháp lý và điều luật để cho phép thực hiện việc ký giấy phép mua bản quyền nên cần phải dựa vào kinh nghiệm nước ngoài.
    Tại sao người Việt Nam chỉ có thể dùng điện nguyên tử từ năm 2020?
    Trả lời câu hỏi này, ông Trần Thanh Liễn cho biết, hiện nay Việt Nam chưa thiếu điện mà chỉ do tiến độ không vào kịp và tăng trưởng phụ tải cao hơn dự kiến 15%. Dự kiến , năm 2010, tăng trưởng phụ tải sẽ ở mức 16%. Theo tính toán về cân bằng năng lượng từ năm 2015 Việt Nam sẽ thiếu năng lượng sơ cấp và sẽ trở thành nước phải nhập khẩu năng lượng. Để bảo đảm cung cấp đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng trước nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày càng tăng, việc xây dựng một nhà máy điện nguyên tử của Việt Nam là cần thiết. Theo tính toán, nếu Chính phủ thực sự quyết tâm và đầu tư mạnh thì nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Việt Nam có thể phát điện vào năm 2017 hoặc 2020.
    Theo kinh nghiệm của các nước đi trước về lĩnh vực này, để hoàn thành đúng kế hoạch, việc xây dựng một nhà máy điện sẽ mất khoảng 13 đến 15 năm, trong đó có 2, 3 năm cho việc đàm phán, đấu thầu và 5-6 năm cho việc xây dựng. Hiện nay, chúng ta đã hoàn tất chủ trương và xây dựng xong báo cáo tiền khả thi. Bước tiếp theo sẽ là việc xây dựng một đề án khả thi để trình duyệt và kêu gọi đấu thầu để năm 2017 tới năm 2020 có thể đưa tổ máy đầu tiên vào hoạt động.
    Xây nhà máy ở đâu?
    Lựa chọn địa điểm để xây dựng nhà máy điện hạt nhân cũng là một quy trình phức tạp để bảo đảm kinh tế, an toàn và tuân theo đúng quy định của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Dựa trên các tiêu chuẩn mà IAEA đưa ra, Việt Nam đã phối hợp với các chuyên gia nước ngoài đẽ khảo sát các địa điểm khả thi trên toàn đất nước. Các chuyên gia đã khảo sát 16 địa điểm từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.
    Ban đầu, ba địa điểm được lựa chọn nằm ở Ninh Thuận và Phú Yên. Sau khi tính toán kỹ lưỡng, các chuyên gia đã quyết định hai địa điểm khả thi cho việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam năm ở Phước Dinh và Vĩnh Hải của tỉnh Ninh Thuận.
    Theo: Quân đội nhân dân
  4. Matro05

    Matro05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2005
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Công nghệ nào cho nhà máy điện hạt nhân Việt Nam?

    Dự kiến Việt Nam sẽ có nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) vào khoảng năm 2020. Tuy nhiên, nên sử dụng một hay nhiều công nghệ? Để làm rõ hơn về vấn đề này, VietNamNet đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Tiến Nguyên, nguyên Giám đốc Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, bên lề Hội thảo Công nghệ Pháp - Việt.
    *Gần đây Việt Nam đã phối hợp với Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp... tổ chức nhiều hội thảo nhằm trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về phát triển ĐHN. Theo ông, trong tương lai Việt Nam nên lựa chọn một hay nhiều công nghệ?
    -Tôi cho rằng Việt Nam nên thúc đẩy các đối tác thành lập một consortium gồm nhiều nước để làm việc với Việt Nam về ĐHN, chẳng hạn như consortium gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Mỹ, Nga... Trong trường hợp như thế sẽ có rất nhiều thuận lợi, vì consortium huy động được nhiều vốn hơn, tạo mối quan hệ đa phương bền vững, lâu dài và một rào chắn chính trị, nghĩa là các nước tham gia đều có quyền lợi, giảm ''sự đối đầu'' giữa họ với nhau. Còn Việt Nam có thể lựa chọn điểm mạnh công nghệ của từng đối tác, chẳng hạn như Nhật Bản mạnh về điện tử, điều khiển... Nói cách khác ta có thể kết hợp ưu điểm công nghệ riêng của nhiều nước khác nhau vì một nhà máy ĐHN rất lớn, nhiều thiết bị, phụ tùng. Làm như thế sẽ tốt hơn so với chỉ có một đối tác.
    *Vậy có sợ công nghệ của các nước không đồng bộ với nhau?
    Thực ra hiện nay công nghệ của các nước tương đối chuẩn hoá, thiết kế theo xu hướng modul hoá nên có thể giải quyết được những vấn đề đó, chẳng hạn như hệ lò phản ứng của nước A và hệ điều khiển của nước B có thể phối hợp với nhau. Một số nước như Hàn Quốc đã làm như vậy. Do đó phải xem xét, cân nhắc kỹ.
    *Dự kiến tới năm 2020 Việt Nam sẽ có nhà máy ĐHN đầu tiên. Tuy nhiên hiện vẫn chưa lựa chọn được công nghệ. Vấn đề này có làm chậm kế hoạch đó không?
    Chắc là sẽ chậm vì Việt Nam vừa mới hoàn thành Dự án nghiên cứu tiền khả thi xây dựng nhà máy ĐHN đầu tiên và trình Thủ Tướng Chính phủ. Sau đó sẽ là giai đoạn khả thi, chọn địa điểm xây dựng, thiết kế kỹ thuật, đấu thầu... Những công đoạn này phải mất vài năm. Còn kể từ khi khởi công xây dựng thì phải mất 7 năm mới hoàn thành xong nhà máy. Do vậy, nếu định năm 2020 có nhà máy ĐHN thì bây giờ ta phải tiến hành rất quyết liệt rồi, nhưng hiện nay lại chậm.
    *Xây một nhà máy ĐHN gồm 2 tổ máy tại một địa điểm tốn khoảng 4 tỷ đôla trong khi tuổi thọ của một nhà máy thường là 40-50 năm. Vậy khả năng thu hồi vốn sẽ như thế nào và giá điện hạt nhân có cao hơn giá điện từ các nguồn trong nước hiện có?
    Khả năng thu hồi vốn khá nhanh song còn phụ thuộc vào cơ cấu vốn, liệu đó là vốn vay trả chậm hay vốn của Việt Nam. Hiện so với các nguồn trong nước thì giá điện hạt nhân cao hơn. Nếu so với giá nhập khẩu thì ĐHN cạnh tranh được. Tuy nhiên, trong vấn đề năng lượng, ngoài giá còn có vấn đề an ninh năng lượng quốc gia và nhiều khi cũng phải trả giá cho cái đó. Chẳng hạn nếu ta phải nhập khẩu than thì sẽ gặp khó khăn do tình hình an ninh trong vận chuyển, giá than dao động không kém giá dầu trong tương lai...
    *Ông đánh giá thế nào về ý kiến cho rằng xây dựng nhà máy ĐHN ở VN hiện không an toàn do tình trạng thất thoát trong xây dựng cơ bản, nhập khẩu công nghệ và thiếu nguồn nhân lực?
    Điều đó đúng. Hiện nay ta chưa đủ nhân lực và tác phong cũng chưa được. Tuy nhiên, phải nhìn rộng. Chẳng hạn trong xây dựng hiện có nhiều thất thoát nhưng các bạn có tin là tới năm 2020 tình hình sẽ được cải thiện? Điểm thứ hai là nếu ta quyết tâm đào tạo và tập trung một lực lượng tinh nhuệ thì sẽ làm được. Có những lĩnh vực đòi hỏi độ an toàn rất lớn mà ta vẫn đảm bảo được như an toàn hàng không, công nghệ dầu khí, công nghệ đóng tàu, xây dựng thuỷ điện. Vấn đề là phải biết tập trung, có những điểm nhấn, kể cả nhân lực, kỷ luật.
    *Trước khi xây dựng nhà máy ĐHN tại một địa điểm nào đó sẽ phải thăm dò ý kiến người dân. Vậy nếu người dân phản đối?
    Bản thân tôi đã chủ trì triển lãm ĐHN ở Ninh Thuận và Phú Yên, hai vùng được xếp hạng ưu tiên đặt nhà máy ĐHN đầu tiên. Trước khi tổ chức hội thảo và thuyết trình thì đại đa số người dân phản đối. Nhưng sau hội thảo và thuyết trình thì đại đa số lại ủng hộ. Vấn đề là phải chuẩn bị rất kỹ, cụ thể là cung cấp thông tin trung thực.
    Xin cảm ơn ông!
    Theo tính toán của các chuyên gia năng lượng, mức độ huy động tối đa khả năng các nguồn năng lượng nội địa của VN tới năm 2020 có thể đạt 165 tỷ kWh, trong đó thuỷ điện chiếm 58 tỷ, nhiệt điện khí 78 tỷ, nhiệt điện than 37 tỷ và năng lượng mới 2 tỷ kWh.
    Khi đó VN còn thiếu khoảng 36-65 tỷ kWh. Nhập khẩu điện và than để giải quyết sự thiếu hụt này không phải là phương án tối ưu nếu nhìn nhận từ góc độ an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững.
    Do vậy, ngoài các nguồn năng lượng tái sinh như gió, mặt trời, năng lượng sinh khối..., phát triển điện hạt nhân là cần thiết nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
    (theo Vietnamnet)
  5. lucky05

    lucky05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/10/2005
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    e xin kính chào a Matro . a độc đạo hơi nhiều đấy!
    a có vẻ bit nhìu về hạt nhân ghê.
    cho e hỏi tý!
    Thế nguyên lý hoạt động của nhà máy điện hn như thế nào
    e thấy nó cứ nguy hiểm làm sao ý. toàn phóng xạ hn thải ra môi trường thế thì chết à?
    phải xử lý thế nào để ko bị nhiễm phóng xạ sang xung quanh chứ?
    a giải đáp hộ e cái
  6. vaophong10a

    vaophong10a Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Hoàn toàn không nguy hiểm nếu có một đội ngũ vận hành "cứng tay".
    Đem lại nguồn năng lượng khổng lồ so với thuỷ điện! Hãy xem bài học của Trung Quốc! Vận công ác quá đến mức tẩu hoả nhập ma, khủng hoảng năng lượng!
    => Xây dựng nhà máy điện hạt nhân là một bước đi hoàn toàn đúng đắn!
  7. steel

    steel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Bác nói cứ như TRÊN ý nhỉ.
    Cơ mà hình như thực tế thì phức tạp hơn nhiều đấy bác ạ. Các nước tiên tiến nhất còn chả dám nói là đã cất giữ an toàn chất thải hạt nhân, hơn nữa chi phí cất giữ mới là cao khủng khiếp bác ạ.Chưa làm được bom đi oánh người thì mình đã toi trước. Thanh niên mà không chịu đọc chỉ hô hào quyết tâm thì thành Hồng vệ binh thời cách mạng văn hoá đấy bác nhé.
  8. Matro05

    Matro05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2005
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0

    Bác nói cứ như TRÊN ý nhỉ.
    Cơ mà hình như thực tế thì phức tạp hơn nhiều đấy bác ạ. Các nước tiên tiến nhất còn chả dám nói là đã cất giữ an toàn chất thải hạt nhân, hơn nữa chi phí cất giữ mới là cao khủng khiếp bác ạ.Chưa làm được bom đi oánh người thì mình đã toi trước. Thanh niên mà không chịu đọc chỉ hô hào quyết tâm thì thành Hồng vệ binh thời cách mạng văn hoá đấy bác nhé.
    [/quote]
    Chính phủ đã quyết tâm rồi chỉ còn bạn thôi đấy.
    Người ta làm được thì mình làm được, mình chưa làm được thì phải cố nhé, mà khó làm được mới đáng nói chứ...
  9. Matro05

    Matro05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2005
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Thận trọng và sáng suốt trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam

    E-Autonews, 21/12/05 - Trong những năm vừa qua, chúng ta đang cố gắng để xây dựng một nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN), vào năm 20017-2020. Về chủ trương này, còn có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Để rộng đường dư luận, trong vấn đề nhạy cảm này, chúng tôi xin nêu những ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực hạt nhân, giúp bạn đọc tham khảo.
    Ông Phạm Duy Hiển là một nhà vật lý hạt nhân hàng đầu ở nước ta thì đặt câu hỏi: ?oĐiện hạt nhân, vì sao phải vội?? . Và đây không phải là lần đầu tiên ông lên tiếng về vấn đề quan trọng và nhạy cảm này, vấn đề vốn được nhiều người không chỉ ở trong nước quan tâm.
    Theo ông Hiển, hiện nay, Việt Nam chưa nên vội ?odan díu? với chuyện này, vì sẽ lợi bất cập hại. ít lâu sau bài viết của Phạm Duy Hiển, Thời báo Kinh tế Sài Gòn trong hai kỳ liên tiếp đã đăng một bài viết công phu của Tiến sĩ Nguyễn Khắc Nhẫn, nguyên cố vấn Nhà Kinh tế, dự báo, chiến lược EDF Paris, Giáo sư trường Đại học Bách khoa Grenoble (Pháp), phân tích cặn kẽ tại sao chưa nên làm điện hạt nhân ở Việt Nam.
    Riêng trong bài viết đăng trên báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật, tác giả Phạm Duy Hiển không chỉ dừng lại ở một vấn đề cụ thể về điện hạt nhân, có nên làm điện hạt nhân ở nước ta hiện nay hay chưa, mà ông đề cập đến một vấn đề khác, chung hơn và có lẽ còn quan trọng hơn: chuyện những tổ chức nước ngoài nào đó đang đến khuyên nhủ chúng ta làm hết chuyện này, đến chuyện khác, nghe rất ngon lành, và nhiều người, nhiều tổ chức có trách nhiệm ở ta thì ra sức dùng những ý kiến của ?ocác chuyên gia đầy uy tín của các nước tiên tiến? đó để thuyết phục công luận rằng, nên nhất nhất làm theo họ, đầu tư vào những công trình có thể tốn hàng nhiều tỉ đô la, bất chấp hậu quả cụ thể có thể dẫn đến đâu.
    Các vị ?ochuyên gia đầy uy tín? Nhật Bản lần này đến với chúng ta với hình thức ?oDiễn đàn nguyên tử Nhật Bản?. Gần đây, họ sang tổ chức ở ta một cuộc trình diễn được tuyên truyền khá ồn ào, trong đó họ chủ yếu nêu cao hai điều. Thứ nhất, họ ?ođe? chúng ta rằng, Việt Nam sắp thiếu năng lượng đến nơi rồi, từ một nước xuất khẩu năng lượng, các anh đang có nguy cơ trở thành nước phải nhập khẩu năng lượng. Lối thoát duy nhất: cần nhanh chóng xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Thứ hai: điện hạt nhân rất an toàn, kinh nghiệm của chính Nhật Bản đấy, chẳng có gì phải lo.
    Nhiều người tin rằng, tiềm năng về than, dầu mỏ, khí đốt của ta cộng với các giải pháp tiết kiệm năng lượng vẫn còn đủ để chưa cần đến điện hạt nhân ít nhất là trước năm 2030?. Tức là cuộc khủng hoảng năng lượng mà vị khách quý nọ nghiêm trang cảnh cáo chúng ta trong cuộc trình diễn kia chẳng qua là một lời hù dọa người yếu bóng vía. Vì động cơ gì, một người bình thường nhất cũng có thể không khó đoán ra.
    Vả chăng, như tác giả Phạm Duy Hiển nói rõ trong bài viết của mình: Cứ giả như chúng ta sắp phải nhập khẩu năng lượng đi nữa, thì đã sao nào? Chẳng phải chính Nhật Bản là nước chủ yếu nhập khẩu năng lượng mà vẫn là một nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới đó sao?
    Thứ hai, điện hạt nhân ở Nhật Bản, như bất cứ người nào ít nhiều có theo dõi báo chí, đều có thể biết rõ, chẳng hề an toàn như vị khách đến trình diễn nọ cố tình khoe khoang. Với một trình độ và một kỷ luật công nghiệp nổi tiếng thế giới, họ cũng đã từng phải chịu hàng chục vụ tai nạn hạt nhân, có vụ đã đưa đến chỗ phải đóng cửa toàn bộ 17 lò phản ứng của TEPCO, tập đoàn sản xuất điện lớn nhất nước Nhật...
    Nếu cứ theo một số người có trọng trách tính toán, nếu nhu cầu tăng trưởng năng lượng 14-15%/năm (trong khi lại quá bi quan về các nguồn năng lượng thiên nhiên trong nước) thì, về điện năng, đến năm 2015 sẽ thiếu 8 tỷ kWh, năm 2020 sẽ thiếu từ 36-65 tỷ kWh, năm 2030 sẽ thiếu 119-188 tỷ kWh và năm 2040 sẽ thiếu 200-340 tỷ kWh.
    Ở nước ta, để có được tỷ lệ ĐHN 20% từ 2020 đến 2050, thì TCT Điện lực Việt Nam phải xây cất trung bình mỗi năm 2 lò ĐHN, đây không phải là một chuyện dễ.
    Theo một tính toán của TCT Điện lực (EVN) thì năm 2030, Việt Nam cần đến 200 tỷ kWh điện, nhưng các nguồn nội địa truyền thống chỉ có thể cung c p được 150 tỷ. Nhưng có người, sau khi so sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng điện năng, theo GDP của 16 nước tương tự như Việt Nam thì cho rằng, đến năm 2020, Việt Nam chỉ cần 100 tỷ kWh và còn đặt câu hỏi: ?oThật rất khó hiểu, tại sao so với các nước trên thế giới, dân Việt Nam ta lại xài quá nhiều điện đến thế? Mà xài nhiều điện đâu phải là văn minh!?.
    Người ta tính toán như sau: Giả sử từ năm 2000 đến 2020 ta duy trì mức tăng trưởng kinh tế 6%/năm như thời kỳ đầu đổi mới 1990-2000, thì đến 2020, GDP của ta sẽ đạt 100 tỷ USD, còn thấp hơn nhiều mức 122 tỷ mà 62 triệu dân Thái Lan đạt được năm 2000 (dân số Việt Nam năm 2020 sẽ lên đến 100 triệu!). Còn nếu xét tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn nhiều: 9,7%/năm, thì đến năm 2020, ta sẽ đạt 200 tỷ USD, tương đương với Thổ Nhĩ Kỳ năm 2000. Một kịch bản cao như thế chắc chắn sẽ rất khó xảy ra, và sẽ lợi bất cập hại khi duy trì một nền kinh tế quá nóng. Như vậy có thể tiên đoán vào năm 2020, GDP của ta sẽ không nằm ngoài khoảng 100 đến 200 tỷ USD.
    Theo Báo cáo Phát triển con người của UNDP, vào năm 2000, có 16 nước trên thế giới đạt mức GDP từ 100 tỷ đến 200 tỷ USD, nếu tính trung hình GDP của 16 nước là 143 tỷ USD, thì diện năng tiêu thụ là 73 tỷ kWh.
    Mặc dù dân số, diện tích đất đai, trình độ phát triển và thu nhập bình quân của 16 nước rất khác nhau, tiêu thụ điện năng của họ cũng chỉ ở mức trung bình 73 tỷ kWh/năm. Vào loại ít nhất như Hồng Kông với tổng sản phẩm quốc nội đến 163 tỷ USD mà chỉ sử dụng 36 tỷ kWh/năm. Vào loại cao và kém phát triển hơn, như Iran cũng chưa vượt quá 100 tỷ kWh/năm. Mà đó là vào năm 2000, chứ không phải năm 2020, khi cả thế giới và Việt Nam đều văn minh hơn rất nhiều.
    Một vấn đề nữa, nhiều người tỏ ra quá lạc quan, khi tuyên bố ?ovới công nghệ ĐHN hiện nay sẽ không có tai nạn kiểu Tchernobyl?. Trong khi đó, không có công ty nào trên thế giới lúc bán lò hạt nhân dám ký hợp đồng bảo đảm sẽ không có tai biến lớn xảy ra xếp ở cấp 7, cao nhất của thang độ, như kiểu Tchernobyl. ..
    Xu hướng ĐHN là đang giảm chứ không phải như một số người nói là đang tăng. Theo Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế, tổng công suất ĐHN thế giới hiện nay là 358.000 MW sẽ hạ xuống, còn 320.000 MW vào năm 2020. Nhiều nước châu Âu như Đức, Thụy Điển, Bỉ, Italia, Anh, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ... đã tuyên bố rút hoặc không hưởng ứng phát triển ĐHN nữa.
    Đứng về phương diện kinh tế, ĐHN ở Mỹ chỉ có thể phát triển trở lại ngày nào chính phủ đánh thuế carbone (carbon tax) từ 100 USD/tấn C đến 200 USD/tấn C tùy nhà máy chạy than hay khí.
    Pháp đã tuyên bố sẽ dần dần hạ tỷ lệ ĐHN 77% hiện nay để tăng phần năng lượng tái tạo.
    Ở Nhật, sau những sự cố đã xảy ra gần đây, dư luận mất nhiều tin tưởng ở ĐHN, nên khó phát triển mạnh.
    Trung Quốc và ấn Độ, với nhu cầu quá lớn, cực chẳng đã, phải tiếp tục xây dựng một số lò thế hệ II PWR (Pressurized Water Reactor) vì không thể chờ đợi lò thế hệ IV. Tuy nhiên, tỷ lệ ĐHN ở hai nước này cũng không thể đạt mức 30 % vào năm 2050.
    Philippines tuy đã bỏ ra 2,3 tỉ USD để xây cất nhà máy ĐHN Bataan năm 1976, gần xong, năm 1984 thì phải đóng cửa vì sợ động đất và vì địa điểm không tốt, ở không xa núi lửa Pinatubo
    Trong bài viết của mình, tiến sĩ Nguyễn Khắc Nhẫn cũng vạch rõ một điều đáng chú ý: ?oNhiều nhóm thế lực quốc tế đã đầu tư quá nhiều tỉ đô-la Mỹ vào lĩnh vực hạt nhân, nên lợi dụng việc chống hiệu ứng nhà kính để cứu vãn tình trạng khủng hoảng kéo dài từ 25 năm nay, bằng cách nêu khẩu hiệu ĐHN góp phần giải quyết môi trường?. Nói nôm na ra là họ cố ý thổi phồng tác hại của hiệu ứng nhà kính, rồi rêu rao ĐHN ?osạch? hơn các loại năng lượng khác để rao bán những cái mà họ đang có (họ trót tiêu tốn quá nhiều tiền của để đầu tư).
    Có người còn lấy việc ta vận hành tốt lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, rồi cho rằng chúng ta có đủ kinh nghiệm để quản lý NMĐHN tương lai. Thật ra, đấy là hai việc hoàn toàn khác nhau. Lò Đà Lạt là một lò nghiên cứu loại nhỏ, chỉ có công suất 500 kW nhiệt năng, còn một nhà máy điện hạt nhân thì công suất đến 5.000.000 kw nhiệt năng, khác nhau một trời một vực!
    Giá ĐHN có rẻ không? Người ủng hộ xây dựng NMĐHN thì cho là rẻ, nhưng hiện nay, giá ĐHN ở Mỹ cao hơn giá điện chạy than hay khí ít nhất là 60 % (ĐHN giá 6,7 Cents USD/kWh; Than là 4,2; Khí (giá trung bình ) 4,1 và khí hạ là 3,8 Cents USD/kWh.
    Chỉ trong vòng 2 thế kỷ, nhân loại đã tiêu thụ một cách phung phí, không biết tiết kiệm nguồn năng lượng hóa thạch (than, dầu mỏ, khí). Trong vòng 30 năm tới, dầu, khí sẽ bắt đầu cạn. Nhân loại nên triệt để khai thác ngay từ bây giờ nguồn năng lượng tái tạo (không tốn tiền nhiên liệu). Ngày xưa chúng ta dùng năng lượng mặt trời một cách gián tiếp, ngày nay, chúng ta nên tiếp tục sử dụng mặt trời, nhưng một cách trực tiếp hơn.
    Điện hạt nhân đã được các nhà nghiên cứu quy hoạch năng lượng xem xét, lựa chọn tham gia vào cơ cấu nguồn điện tương lai để đáp ứng nhu cầu điện năng, góp phần đảm bảo an ninh cung cấp năng lượng của đất nước.
    Có thể nói là nước ta được ưu đãi về các nguồn thiên nhiên, được xem như độc lập về năng lượng. Nếu chúng ta biết sử dụng năng lượng một cách hợp lý, có hiệu quả (ví dụ: tổn thất trên hệ thống dây điện còn quá cao 15%), nếu chúng ta chủ trương triệt để tiết kiệm năng lượng ở mọi lĩnh vực, thì các nguồn nămg lượng có khả năng đáp ứng nhu cầu của chúng ta hàng chục năm nữa.
    Theo: TCCN
  10. Matro05

    Matro05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2005
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển điện hạt nhân

    Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cũng như qua thực tế phát triển năng lượng của nhiều nước trên thế giới, tính ưu việt của điện hạt nhân đã được khẳng định, song để có một nhà máy điện hạt nhân an toàn, phát huy hiệu quả tại Việt Nam trong tương lai thì chúng ta đã, đang và sẽ phải hết sức nỗ lực giải những bài toán: Lựa chọn công nghệ phù hợp; đào tạo nhân lực; xây dựng, vận hành an toàn các nhà máy điện hạt nhân...
    Với mục đích tìm hiểu kinh nghiệm của nước Pháp một quốc gia có công nghiệp điện hạt nhân rất phát triển, bên lề Hội thảo Công nghệ Việt - Pháp ?oCác lò phản ứng hạt nhân và việc lựa chọn địa điểm? diễn ra tại Hà Nội vào trung tuần tháng 10/2005, phóng viên Tạp chí Điện lực đã phỏng vấn ông Jean - Claude Prenez, Giám đốc các dự án quốc tế Tập đoàn EDF - một trong những tập đoàn khai thác năng lượng nguyên tử lớn nhất thế giới.
    PV: Xin ông cho biết điện hạt nhân có vai trò như thế nào trong chính sách năng lượng của Pháp?
    Ông Jean - Claude Prenez: ở Pháp, nguồn năng lượng thủy điện và nhiên liệu hoá thạch có hạn. Những chấn động về giá và khả năng cung cấp dầu mỏ vào những năm 70 - 80 là một trong những nguyên nhân chính để nước Pháp lựa chọn nguồn năng lượng nguyên tử. Từ năm 1976, Chính phủ Pháp đã thực hiện một chương trình lớn về phát triển năng lượng hạt nhân với 34 lò phản ứng 900 MW, 20 lò phản ứng 1300 MW, 4 lò phản ứng 1500 MW. Hiện nay, năng lượng nguyên tử cung cấp 85% sản lượng điện tại Pháp, không những đáp ứng nhu cầu điện trong nước mà còn cho phép xuất khẩu điện ra nước ngoài. Nhờ phát triển điện nguyên tử, hằng năm nước Pháp giảm nhập khẩu 88 triệu tấn dầu (khoảng 24 tỉ euro), tương đương với một nửa ngân sách dành cho giáo dục quốc gia.
    PV: Theo ông, yếu tố nào quan trọng nhất để xây dựng và vận hành thành công các nhà máy điện hạt nhân?
    Ông Jean - Claude Prenez: Đó là công nghệ và con người. Về nguyên lý, điện nguyên tử đơn giản nhưng công nghệ lại phức tạp. Công nghệ phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất về an toàn được đảm bảo từ khâu thiết kế đến xây dựng và vận hành các tổ máy điện nguyên tử. Trong các nhà máy điện nguyên tử của EDF, tính an toàn dựa trên 3 nguyên tắc phòng thủ chiều sâu với 3 hàng rào chính: Màng nhiên liệu, chu trình sơ cấp và hàng rào bao quanh. Các chất thải đều chiếm một thể tích rất nhỏ, được giữ lại trong khối bê tông và kính. Độ phóng xạ trong các nhà máy điện nguyên tử cũng nhỏ hơn so với độ phóng xạ tự nhiên.
    Bên cạnh đó, đội ngũ lao động trong lĩnh vực điện nguyên tử cũng cần thực sự chuyên nghiệp. Mỗi năm, nhân viên vận hành nhà máy điện nguyên tử của Pháp theo học ít nhất 6 tuần đào tạo tập trung về tính an toàn và tính chuyên nghiệp hoá. Toàn bộ kíp điều hành tham gia thực tập trên thiết bị mô phỏng, trong vòng 2 tuần thao tác các tình huống như sự cố, tai nạn, kể cả những tình huống hiếm xảy ra nhất. Điều quan trọng là phải đào tạo được một đội ngũ có năng lực làm chủ thiết bị, có khả năng phân tích mọi dữ liệu về đặc tính của thiết bị, về các sự cố hay hiện tượng bất thường trong vận hành, nhằm tăng tính an toàn cho các tổ máy.
    PV: Trước khi tổ chức cuộc Hội thảo Công nghệ Việt - Pháp ?oCác lò phản ứng hạt nhân và việc lựa chọn địa điểm?, phía Pháp đã tìm hiểu và nhận định về tiềm năng phát triển điện hạt nhân của Việt Nam như thế nào?
    Ông Jean - Claude Prenez: Theo nhận định của chúng tôi thì Việt Nam có tiềm năng lớn phát triển điện hạt nhân. Với hạ tầng cơ sở tương đối đầy đủ cũng như nền công nghiệp điện lực đang trên đà phát triển mạnh mẽ, Việt Nam có thể xây dựng và vận hành thành công các nhà máy điện nguyên tử trong tương lai. Về công nghệ, Việt Nam có nhiều sự lựa chọn, đặc biệt trong thời điểm hiện nay, nền công nghiệp hạt nhân trên thế giới đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn với những bước tiến quan trọng trong việc nghiên cứu và sản xuất ra thế hệ lò phản ứng tiên tiến ngày càng an toàn và hiệu quả. Chúng tôi đã trực tiếp đến vị trí mà Việt Nam dự định xây dựng nhà máy điện nguyên tử. Đây là vị trí đạt được những yêu cầu về an toàn, kinh tế, kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế. Chúng tôi đã làm việc với lãnh đạo địa phương, các nhà khoa học, các cán bộ quản lý trong lĩnh vực này của Việt Nam và thấy rằng họ là những người có trình độ và trách nhiệm cao. Cách tiếp cận lĩnh vực điện nguyên tử với những lộ trình rất chuẩn cũng đã khẳng định năng lực và tiềm năng phát triển điện nguyên tử của Việt Nam. Để những phát huy có hiệu quả những tiềm năng trên, theo tôi Việt Nam nên sớm thành lập Uỷ ban Năng lượng Nguyên tử Quốc gia, xây dựng và hoàn chỉnh bộ Luật về năng lượng nguyên tử nhằm tạo hành lang pháp lý cho mọi hoạt động trong lĩnh vực này.
    PV: Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng Việt Nam không nhất thiết phải xây dựng nhà máy điện nguyên tử mà có thể phát triển các nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo, sạch và an toàn hơn như gió, mặt trời, thuỷ triều... Hiện nay, Bỉ, Đức và Thuỵ Điển đã quyết định loại bỏ điện nguyên tử do những sự cố hạt nhân có thể xảy ra sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và con người?
    Ông Jean - Claude Prenez: Thực tế là ở các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Nhật Bản, điện nguyên tử vẫn luôn chiếm một vị trí rất quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Với công nghệ ngày càng cao, điện nguyên tử được đánh giá là an toàn, không gây nguy hại cho con người và môi trường. Thực hiện những quy định quốc tế khắt khe, hàng chục năm qua, việc vận chuyển nhiên liệu mới, nhiên liệu qua sử dụng và chất thải hạt nhân của ngành công nghiệp hạt nhân thế giới, thậm chí cả khi xảy ra tai nạn cũng chưa hề gây rò thoát phóng xạ. Trong khi đó, việc vận chuyển nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện đã xảy ra nhiều sự cố như tràn dầu trên biển và thực sự đe dọa môi trường toàn cầu. Ngoài ra, so với các nhà máy nhiệt điện thì các nhà máy điện nguyên tử có ưu điểm vượt trội là không phát thải khí có hiệu ứng nhà kính, không có khí SO2 (nguyên nhân gây ra các cơn mưa axit), khí N02 và cũng không hề có bụi... Vì vậy, thông qua các cuộc trưng cầu dân ý, bỏ phiếu chính thức trong quốc hội... nhiều nước phát triển và đang phát triển trên thế giới, trong đó có Trung Quốc, nước láng giềng của Việt Nam đã ban hành các chính sách xây dựng và mở rộng điện nguyên tử, khẳng định sự đóng góp lâu dài của nguồn năng lượng này đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.
    Ở Việt Nam, theo tôi, việc xây dựng nhà máy điện nguyên tử cũng là sự lựa chọn tất yếu, một giải pháp cần thiết cho nguy cơ thiếu điện trong tương lai khi nguồn năng lượng sơ cấp có hạn, việc khai thác các nhà máy thủy điện cũng sẽ bị hạn chế vào những thời điểm khí hậu diễn biến phức tạp và bất thường... Tôi được biết, Việt Nam đã có những dự án phát triển điện từ nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời, thủy triều,... nhưng giá thành của các dạng năng lượng này khá cao mà sản lượng lại thấp, không thể đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội khi tỉ lệ tăng trưởng GDP đạt tới 7- 8%/năm...
    PV: Thời gian tới, các tổ chức, tập đoàn công nghiệp của Pháp cũng như EDF có kế hoạch giúp đỡ hay hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực điện hạt nhân hay không, thưa ông?
    Ông Jean - Claude Prenez: EDF đã hợp tác với EVN hơn 10 năm qua trong các lĩnh vực sản xuất, truyền tải, phân phối điện,... Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ 2-2, nguồn cung ứng 8% điện năng cho Việt Nam là một dự án điển hình cho sự hợp tác đó. Riêng trong lĩnh vực điện nguyên tử, thời gian qua, một số nhà khoa học của Việt Nam đã đến thăm các nhà máy điện nguyên tử của Pháp và EDF cũng đã đào tạo mọt số thực tập sinh Việt Nam trong lĩnh vực này. Thời gian tới, để có kế hoạch hợp tác cụ thể còn phụ thuộc vào cả hai phía Pháp và Việt Nam, song với khả năng là Tổng công trình sư và Nhà vận hành, làm chủ toàn bộ quy trình các nhà máy điện nguyên tử, EDF có thể trao đổi với EVN những kinh nghiệm được tích luỹ trực tiếp trong quá trình vận hành 58 tổ máy tại Pháp, từ việc lựa chọn nhà cung cấp thiết bị, đào tạo về nhân lực, xây dựng đến việc vận hành các nhà máy điện nguyên tử một cách an toàn và đạt hiệu quả cao.
    PV: Xin cảm ơn ông!
    Theo: Tạp chí Điện lực

Chia sẻ trang này