1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lựa chọn của bạn: làm thuê hay làm chủ

Chủ đề trong 'Ý tưởng - Sáng tạo' bởi changaica, 25/07/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. changaica

    changaica Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Mỗi lựa chọn đem đến cơ hội và thách thức riêng. Không có lựa chọn tốt hay xấu, mà chỉ là lựa chọn phù hợp với giá trị bản thân, niềm vui và lẽ sống của bạn. Đối với những ai đã đạt những thành công nhất định tại các tập đoàn đa quốc gia, cơ hội làm chủ dường như là một lựa chọn hấp dẫn và hợp lý.

    Bởi họ đã được đào tạo bài bản tại những công ty tiên tiến trên thế giới. Với những kinh nghiệm, kiến thức có được, không gì có thể ngăn cản họ khởi đầu sự nghiệp mới cho riêng mình.

    Mười năm trở lại đây, nhiều chuyên gia cao cấp, cấp quản lý tại các công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam như PwC, KPMG, HSBC, Unilever, Shell, Prudential, PepsiCo… ồ ạt “ra riêng”, tạo thành làn sóng khởi nghiệp mạnh mẽ. Nhưng chỉ sau vài năm, số người bám trụ được ngày càng ít.
    Không ít người trong số đó từ bỏ giấc mộng khởi nghiệp, quay lại công việc làm thuê, một số khác thì hoạt động cầm chừng. Ngay cả những người từng một thời vang bóng khi làm cho tập đoàn đa quốc gia cũng đang nỗ lực tìm lối đi riêng.

    Sau những hăm hở ban đầu, bạn chợt nhận ra rằng con đường khởi nghiệp đầy chông gai, chứ không chỉ toàn hoa hồng như bạn mộng tưởng. Nói gì thì nói, bạn đã quen với cuộc sống ở tập đoàn, đi đến đâu cũng được đối tác săn đón, khiến bạn đôi khi quên mất không biết người ta tốt vì bạn hay vì cái tên quá lớn của công ty bạn đang làm.

    Bạn toàn làm cho khách hàng lớn. Bạn mạnh tay sáng tạo, vạch ra những kế hoạch tầm cỡ bằng ngân sách tiền tỉ của công ty. Bạn làm việc trong văn phòng sang trọng đặt tại tòa cao ốc cao cấp ngay khu trung tâm thành phố. Bạn ở khách sạn hạng sang trong những chuyến công tác nước ngoài. Bạn thấy mình ở một tầm cao mới khi được bao bọc bởi đội ngũ nhân sự hùng hậu, đầy rẫy nhân tài mà công ty đã bỏ ra một khoản lương bổng, trợ cấp hấp dẫn để chiêu mộ về.
    Ngày bước ra khởi nghiệp, bạn bỏ lại tất cả những thứ đó đằng sau. Bạn từ bỏ cái mác “tập đoàn” và gắn vào cái mác “SME” (công ty vừa và nhỏ). Bạn vật lộn với số tiền ít ỏi có được. Bạn loay hoay tìm chỗ đứng trong thị trường đầy những công ty lớn mạnh hơn. Bạn cảm thấy cô đơn tột cùng khi phải một mình bươn chải.

    Bạn sẽ nếm trải cảm giác bị tổn thương khi người ta né tránh hoặc nghi ngờ công ty của bạn. Nói cho cùng, khởi nghiệp có nghĩa là “mới”, mà hễ cái gì mới thì đều làm người ta bất an. Khi làm chuyên viên tư vấn cho một trong năm tập đoàn kiểm toán hàng đầu thế giới, bạn chỉ là một phần rất nhỏ trong guồng máy khổng lồ với hàng ngàn nhân viên trên khắp thế giới. Nhưng khi làm chủ doanh nghiệp, bạn là tất cả đối với công ty. Hai vị thế hoàn toàn khác nhau, và người ta có quyền nghi ngờ năng lực công ty bạn lập ra.

    Bí kíp khởi nghiệp

    Thay vì ngồi than thân trách phận, nuối tiếc thời huy hoàng ngày xưa, đã đến lúc bạn rũ bỏ ánh hào quang cũ và xông pha tạo ra vầng hào quang cho riêng mình. Sau đây là 10 điều tích lũy từ những ngày tháng long đong khởi nghiệp của những nhà quản lý trẻ. Hy vọng những điều này có thể giúp con đường khởi nghiệp của bạn nhẹ nhàng, ít chông gai hơn.

    1. Nhỏ không có nghĩa là yếu. Lớn không có nghĩa là mạnh. Nếu như đế chế tài chính hùng mạnh Lehman Brothers với bề dày lịch sử 158 năm còn bị sụp đổ thì không có lý do gì để bạn mặc cảm, tự ti với thân phận “doanh nghiệp nhỏ”. Thực tế cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cho thấy một điều: nơi lớn nhất không còn là nơi an toàn nhất!

    2. Đừng buồn tủi khi người ta chỉ săn đón công ty lớn mà lơ là công ty nhỏ. Khởi nghiệp có nghĩa là “bắt đầu từ số 0”. Nếu bạn không quen chịu cực khổ, cũng không quen bị người khác xem thường, công việc khởi nghiệp có lẽ không dành cho bạn.

    3. Đừng bám víu vào những thành công trong quá khứ. Kiếm tiền trong hoàn cảnh thuận lợi, được tập đoàn hậu thuẫn mọi thứ thì nhiều người làm được. Nhưng kiếm tiền trong hoàn cảnh khó khăn, chịu cảnh thiếu thốn trăm bề (thiếu tiền, thiếu người tài, thiếu thị trường…), thiên hạ dễ có mấy ai. Người làm được điều đó mới là nhà khởi nghiệp tài ba.

    4. Đừng dằn vặt nếu chẳng may bạn phạm sai lầm hết lần này đến lần khác. Richard Brandson, doanh nhân huyền thoại người Anh, có câu nói nổi tiếng: “Lần đầu làm một điều gì đó, bạn sẽ phải đối diện với vô vàn thử thách, và không có gì đảm bảo thành công. Bạn sẽ chẳng bao giờ biết chuyện gì có thể xảy ra. Tất cả chỉ là thử nghiệm… Điều quan trọng là, khi không thể tìm ra thành công trong một cơ hội, bạn chỉ cần chuyển sang cơ hội khác”.

    5. Đừng nản lòng khi khách hàng thờ ơ với sản phẩm của công ty. Sản phẩm đối với người này là rác, đối với người kia là vàng. Đối với người tiêu dùng Mỹ, xe Buick của hãng GM đại diện cho hình ảnh ù lì, cũ kỹ. Nhưng đối với người tiêu dùng Trung Quốc, Buick lại là biểu tượng của sự sang trọng. Không có gì lạ khi năm 2009 GM bán gần 500.000 chiếc Buick tại Trung Quốc, gấp 5 lần doanh số bán xe này tại Mỹ. Hãy tìm cho ra nhóm khách hàng xem trọng sản phẩm của công ty bạn!

    6. Đừng bức xúc khi khách hàng chẳng ngó ngàng gì đến tâm tư, cảm xúc của bạn. Kinh doanh có nghĩa là “cho đi trước, nhận lại sau”. Khi hiểu đúng mong muốn, nguyện vọng của khách hàng và đáp ứng được điều đó, phần thưởng dành cho bạn chính là lợi nhuận.

    7. Đừng để cảm xúc làm lu mờ lý trí. Người kinh doanh khôn ngoan không quyết định vì thích hay ghét, mà vì điều đó đúng hay sai.

    8. Hãy can đảm nhưng đừng liều lĩnh. Tính toán rủi ro nặng nhẹ, và chỉ chọn những rủi ro bạn chấp nhận được.

    9. Tin mình trước rồi hãy tin người. Bói toán có thể làm bạn an tâm trong chốc lát. Lời đường mật của đối tác có thể khiến bạn bay bổng. Nhưng chỉ khi tin vào chính mình, hiểu rõ mình mạnh, yếu ở điểm nào, bạn mới biết chính xác cơ hội nào nên nắm lấy, rủi ro nào nên tránh.

    10. Tránh chỗ thừa mứa. Đánh vào chỗ thiếu thốn. Bán cái cần nhiều thì dễ bán. Bán cái cần ít thì khó bán. Bán cái chẳng ai cần thì chỉ bán trong tuyệt vọng.

    www.khoinghiep.info
  2. changaica

    changaica Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Sinh viên mới tốt nghiệp: viết gì trong hồ sơ xin việc?

    Chúc mừng bạn, ngày mong đợi nhất trong suốt những năm miệt mài trên giảng đường đã đến: bạn đã tốt nghiệp. Giờ đây, bạn có thể tự tin hơn với “tấm hộ chiếu vào đời” này.Tuy nhiên, đây cũng là lúc bạn phải tự thân vận động. Làm thế nào tìm được công việc mơ ước trong khi bạn chưa có kinh nghiệm làm việc?

    Chuẩn bị mục tiêu nghề nghiệp thật tốt

    Mục tiêu nghề nghiệp là thông tin đầu tiên trong hồ sơ xin việc, cho biết định hướng và mục tiêu nghề nghiệp mà bạn muốn hướng đến trong tương lai. Để viết mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng, bạn nên nghiên cứu kỹ bản mô tả công việc xem nhà tuyển dụng cần gì ở một ứng viên. Bạn cần viết mục tiêu thật rõ ràng, chi tiết nhưng cũng đừng quá “khiêm tốn” khiến nhiều nhà tuyển dụng không thèm chú ý đến hồ sơ của bạn.
    Vd: Là sinh viên tốt nghiệp loại giỏi của trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh; tôi muốn làm việc trong lĩnh vực Marketing để có thể phát huy kiến thức, khả năng và sở trường của mình.

    Nêu bật thành tích học tập

    Là sinh viên mới ra trường, bạn chưa có kinh nghiệm làm việc gì nổi bật. Bù lại, bạn có thể tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng với thông tin về học vấn của mình. Rất nhiều nhà tuyển dụng tìm kiếm những ứng viên có thành tích học tập vượt trội, vậy thì tại sao bạn không nêu bật lợi thế của mình? Hãy trình bày “trình độ học vấn” ngay sau phần “mục tiêu nghề nghiệp”. Đừng quên giới thiệu thành tích học tập và trình bày những khóa học bạn đã tham gia hay bằng cấp đã đạt được liên quan đến vị trí ứng tuyển.

    Kinh nghiệm làm việc

    Người ta nói “tốt khoe, xấu che”. Vì vậy, thay vì nói bạn chưa có kinh nghiệm làm việc thực sự, hãy trình bày bạn đã có những kinh nghiệm quý báu trong thời gian thực tập tại những công ty lớn hay đã làm việc bán thời gian trước đây. Hãy nêu bật những thế mạnh cho thấy bạn sẽ là một nhân viên tích cực, hứa hẹn mang đến nhiều lợi ích cho công ty. Bạn cũng nên cho biết những thành tích bạn đã đóng góp ở các công ty trước.

    Kỹ năng

    Nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm ứng viên có kỹ năng làm việc. Bạn có thể nêu tốc độ đánh máy nhanh, khả năng giao tiếp xuất sắc như những kỹ năng nổi bật của mình.

    Người tham khảo

    Đây là một phần khá quan trọng trong hồ sơ của bạn. Bạn có thể nhờ thầy cô ở trường Đại học hay sếp trực tiếp tại công ty bạn đã thực tập làm người tham khảo cho bạn. Được những người có uy tín đánh giá là “có tinh thần làm việc theo nhóm”, “cẩn thận” hay “có tư duy sáng tạo” bạn sẽ có trong tay bằng chứng xác thực nhất về khả năng của mình.

    Chuẩn bị sẵn nhiều hồ sơ cho nhiều ngành nghề bạn quan tâm

    Bạn nên chuẩn bị nhiều hơn một hồ sơ để nộp nếu bạn quan tâm tìm việc ở các ngành nghề khác nhau. Điều đó giúp bạn nắm bắt được nhiều cơ hội việc làm nhất.

    www.khoinghiep.info
  3. changaica

    changaica Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} 9 sai lầm thường mắc phải khi tìm việc

    Sau đây là 9 sai lầm phổ biến các nhà tuyển dụng đúc kết lại sau nhiều năm kinh nghiệm, nhằm giúp ứng viên ghi nhớ thêm một lần nữa:

    1. Không kiểm tra kỹ tài liệu tham khảo

    Theo Mike Barefoot, một quản lý cấp cao tại công ty tuyển dụng Red Zone Resources, nhiều ứng viên đến phỏng vấn với những thông tin tham khảo cũ rích, những con số thống kê hoạt động công ty từ cách đây nhiều năm. Ngay cả cơ cấu tổ chức trong công ty đã thay đổi, ứng viên cũng không kịp cập nhật. Sự sai sót đó khiến các nhà tuyển dụng rất khó chịu, bởi việc tìm hiểu thông tin cũng không đến nơi đến chốn đồng nghĩa với sự quan tâm hời hợt và không mấy thiết tha của ứng viên với công ty.

    2. Tiết kiệm lời cảm ơn

    Barefoot cho rằng, đừng quá tiết kiệm lời cảm ơn với nhà tuyển dụng sau buổi phỏng vấn. "Chúng tôi khuyến khích ứng viên gửi thư cảm ơn nhà tuyển dụng và bức thư đó không quá ngắn, ít nhất cũng dao động từ 4-8 câu". Nếu chỉ nói một câu cảm ơn không, nhà tuyển dụng sẽ có cảm giác ứng viên cư xử khiếm nhã.

    3. Từ chối cộc lốc

    Khi không đồng ý với đề nghị của nhà tuyển dụng, về mức lương hoặc trách nhiệm công việc, nhiều ứng viên chỉ trả lời cộc lốc là không làm. Bruce Hurwitz, chủ tịch và là GĐĐH của công ty chiến lược về nhân sự Hurwitz Strategic Staffing, LTD., khuyên rằng, "nếu muốn từ chối, bạn nên gửi một lá thư cảm ơn và bày tỏ hy vọng có sự hợp tác lần sau. Khi có vị trí phù hợp, chắc chắn, họ sẽ nhớ đến bạn. Sự từ chối cộc lốc chỉ khiến nhà tuyển dụng mất cảm tình và cơ hội việc làm cho bạn càng bị thu hẹp hơn mà thôi".


    4. Sử dụng email công ty vào việc riêng

    Ngay trên CV, nhiều người ghi địa chỉ email ở công ty cũ, chứ không phải là email cá nhân. Đây là do thói quen của một số ứng viên, không thường xuyên kiểm tra hòm thư cá nhân nên sử dụng luôn email công ty hiện tại vào việc riêng. "Điều nay khiến nhà tuyển dụng có suy nghĩ ứng viên thường để việc công tư lần lộn, sẵn sàng sử dụng thiết bị của công ty vào việc riêng. Chẳng có nhà tuyển dụng nào thích những ứng viên như thế".

    5. Thái độ không tốt

    Qua cuộc trò chuyện trên điện thoại hoặc phỏng vấn trực tiếp, bạn tỏ thái độ thiếu thiện chí và tinh thần hợp tác. Bởi bạn cho rằng, nhà tuyển dụng đang cần, còn bạn thì làm cũng được mà không cũng chẳng sao. Vì thế, từ thái độ đến lời ăn tiếng nói, bạn đều tỏ ra bất cần. Đó là điều khiến nhà tuyển dụng cực kỳ dị ứng.

    Thực tế, thị trường việc làm hiện nay rất nhiều ứng viên tiềm năng. Ngay cả vị trí bạn đang ứng tuyển cũng rất nhiều người "nhòm ngó" và bạn phải vượt qua nhiều đối thử cạnh tranh. Thái độ hời hợt hoặc khó chịu chỉ làm bạn mất cơ hội nhanh chóng.

    6. Thiếu tế nhị

    Bạn liên tục gọi điện nhắc nhở nhà tuyển dụng xem xét hồ sơ của bạn hoặc hỏi han về kết quả phỏng vấn. Theo Rod Hughes, GĐ truyền thông của Oxford Communications, sự theo dõi thường xuyên với vị trí ứng tuyển là điều nên làm. Nhưng nếu cứ gọi điện hay gửi email quá nhiều, bạn sẽ khiến nhà tuyển dụng thấy phiền và bạn dễ dàng bị loại khỏi cuộc chơi.

    7. Phân tán tư tưởng

    Tìm việc ở nhiều lĩnh vực với nhiều hồ sơ khác nhau gửi đến các nhà tuyển dụng, điều đó khiến ứng viên đang ở trong một chiến dịch tìm việc mang tính phân tán cao. Khi các nhà tuyển dụng thấy hồ sơ của bạn gửi khắp nơi, với nhiều ngành nghề, họ sẽ cảm thấy ái ngại và phân vân vì sự "đa di năng" ấy. Tốt nhất là nên tập trung tìm việc ở cùng một lĩnh vực, đầu từ thời gian, công sức cho đến khi có kết quả cuối cùng.

    8. Không tìm việc qua Internet

    Đa số các nhà tuyển dụng đều muốn tìm kiếm thêm thông tin ứng viên qua Internet. Bởi vậy, thật sai lầm nếu bạn nghĩ rằng, không cần thiết đưa hồ sơ lên mạng, hoặc có đưa cũng chỉ là hình thức, chẳng cần phải cập nhật.

    Điều đó tạo cho nhà tuyển dụng suy nghĩ, bạn thiếu nhanh nhạy và không tạo lập được nhiều mối quan hệ trong cuộc sống cũng như công việc.

    9. Chấp nhận làm mọi việc

    Nhiều ứng viên nhầm lẫn rằng, họ sẽ là ứng viên hấp dẫn nếu họ chấp nhận bất kỳ loại công việc nào nhà tuyển dụng đưa ra bởi vì họ đã thất nghiệp một khoảng thời gian khá dài. Nếu điều này là thật, bạn cũng nên thông báo rõ ràng với nhà tuyển dụng những việc bạn có thể làm, kèm theo yêu cầu về quyền lợi, mức lương để họ cân đối.

    www.khoinghiep.info
  4. langthangtrongrung

    langthangtrongrung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn vì những bài viết cực hữu ích.
  5. changaica

    changaica Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Những bài học vỡ lòng cho sinh viên mới ra trường

    Khi mới bước vào thị trường lao động, sinh viên mới ra trường sẽ vấp phải rất nhiều khó khăn bỡ ngỡ trong quá trình chuyển đổi từ nhà trường ra xã hội.

    Sinh viên mới ra trường không chỉ phải đối mặt với rất nhiều mối quan hệ phức tạp trong thị trường lao động mà còn phải học hỏi, rèn luyện rất nhiều để đáp ứng yêu cầu của công việc mới.

    Bài học đầu tiên: Hợp tác đoàn kết

    Đối với những người mới bước vào thị trường lao động, bài học quan trọng nhất là làm thế nào học được cách xử lý các mối quan hệ công cộng. Cần phải học được cách chia sẻ cùng mọi người, biết lắng nghe và tiếp nhận những ý kiến của những người đi trước. Cần bồi đắp tình cảm đồng nghiệp chân thành trong quá trình cùng làm việc. Có ý thức hòa đồng cầu tiến bộ, những người mới bước vào thị trường lao động chắc chắn sẽ dễ dàng hội nhập vào môi trường lao động mới.

    Bài học thứ hai: Làm việc chuyên nghiệp

    Cũng giống như “nhân vô thập toàn”, không có một công ty nào là hoàn mỹ cả. Mỗi công ty đều có mặt mạnh và mặt và mỗi đồng nghiệp cũng có ưu điểm và khuyết điểm riêng. Đối với sinh viên mới bước vào môi trường làm việc mới, cần phải phân biệt được rõ ràng các điều kiện mà công ty có thể cho mình, các bài học kinh nghiệm mà các đồng nghiệp có thể dạy mình. Như vậy bạn mới có thể “nhập gia tùy tục” và nhanh chóng thích hợp với môi trường mới.

    Bài học thứ ba: Không tự ái

    Một người khi mới bước vào thị trường việc làm, đối diện với áp lực công việc, chỉ có thể cắn răng chịu đựng và vượt qua, né tránh hay lùi bước đều là những cách nghĩ sai lầm. Đặc biệt là lúc “chưa đủ lông đủ cánh” nhất quyết không nên vì một áp lực từ công việc, hay những lời la mắng xúc phạm của lãnh đạo… mà từ bỏ con đường bạn đang hướng tới.

    Bài học thứ tư: “Nghe nhiều, nói ít”

    Đối với người mới bước vào thị trường lao động, cách ứng xử tốt nhất là “nghe nhiều nói ít”, “giấu mình, chờ thời”. Chịu khó học hỏi tích lũy, dung hòa là một trong những bài học bắt buộc của người mới bước vào thị trường việc làm. Khi vấp ngã, phải biết cách tự đứng dậy thì mới có những kinh nghiệm hữu ích trong công việc và cuộc sống. Cần phải dũng cảm đối diện với mọi vấn đề. Khi từng bước giải quyết được những vấn đề khó khăn, đó chính là lúc bạn đã có những kinh nghiệm cần thiết để trưởng thành hơn trong thị trường lao động.

    Bài học thứ năm: Không ngừng trau dồi kỹ năng giao tiếp

    Lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn có thể đã quen với cách phát ngôn thẳng thắn, bột phát… Nhưng khi đi làm thì không thể như vậy. Bạn phải để ý đến cách ứng xử, giao tiếp sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh. Học tập được kỹ năng giao tiếp sẽ rất có ích cho việc thăng tiến trong sự nghiệp của bạn.

    www.khoinghiep.info
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Những bài học vỡ lòng cho sinh viên mới ra trường

    Khi mới bước vào thị trường lao động, sinh viên mới ra trường sẽ vấp phải rất nhiều khó khăn bỡ ngỡ trong quá trình chuyển đổi từ nhà trường ra xã hội.

    Sinh viên mới ra trường không chỉ phải đối mặt với rất nhiều mối quan hệ phức tạp trong thị trường lao động mà còn phải học hỏi, rèn luyện rất nhiều để đáp ứng yêu cầu của công việc mới.

    Bài học đầu tiên: Hợp tác đoàn kết

    Đối với những người mới bước vào thị trường lao động, bài học quan trọng nhất là làm thế nào học được cách xử lý các mối quan hệ công cộng. Cần phải học được cách chia sẻ cùng mọi người, biết lắng nghe và tiếp nhận những ý kiến của những người đi trước. Cần bồi đắp tình cảm đồng nghiệp chân thành trong quá trình cùng làm việc. Có ý thức hòa đồng cầu tiến bộ, những người mới bước vào thị trường lao động chắc chắn sẽ dễ dàng hội nhập vào môi trường lao động mới.

    Bài học thứ hai: Làm việc chuyên nghiệp

    Cũng giống như “nhân vô thập toàn”, không có một công ty nào là hoàn mỹ cả. Mỗi công ty đều có mặt mạnh và mặt và mỗi đồng nghiệp cũng có ưu điểm và khuyết điểm riêng. Đối với sinh viên mới bước vào môi trường làm việc mới, cần phải phân biệt được rõ ràng các điều kiện mà công ty có thể cho mình, các bài học kinh nghiệm mà các đồng nghiệp có thể dạy mình. Như vậy bạn mới có thể “nhập gia tùy tục” và nhanh chóng thích hợp với môi trường mới.

    Bài học thứ ba: Không tự ái

    Một người khi mới bước vào thị trường việc làm, đối diện với áp lực công việc, chỉ có thể cắn răng chịu đựng và vượt qua, né tránh hay lùi bước đều là những cách nghĩ sai lầm. Đặc biệt là lúc “chưa đủ lông đủ cánh” nhất quyết không nên vì một áp lực từ công việc, hay những lời la mắng xúc phạm của lãnh đạo… mà từ bỏ con đường bạn đang hướng tới.

    Bài học thứ tư: “Nghe nhiều, nói ít”

    Đối với người mới bước vào thị trường lao động, cách ứng xử tốt nhất là “nghe nhiều nói ít”, “giấu mình, chờ thời”. Chịu khó học hỏi tích lũy, dung hòa là một trong những bài học bắt buộc của người mới bước vào thị trường việc làm. Khi vấp ngã, phải biết cách tự đứng dậy thì mới có những kinh nghiệm hữu ích trong công việc và cuộc sống. Cần phải dũng cảm đối diện với mọi vấn đề. Khi từng bước giải quyết được những vấn đề khó khăn, đó chính là lúc bạn đã có những kinh nghiệm cần thiết để trưởng thành hơn trong thị trường lao động.

    Bài học thứ năm: Không ngừng trau dồi kỹ năng giao tiếp

    Lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn có thể đã quen với cách phát ngôn thẳng thắn, bột phát… Nhưng khi đi làm thì không thể như vậy. Bạn phải để ý đến cách ứng xử, giao tiếp sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh. Học tập được kỹ năng giao tiếp sẽ rất có ích cho việc thăng tiến trong sự nghiệp của bạn.

    www.khoinghiep.info
  6. changaica

    changaica Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Tạo “bước đệm” cho bước đường công danh – www.khoinghiep.info

    Muốn thành công trên bước đường công danh đòi hỏi mỗi chúng ta cần trang bị những yếu tố cần thiết, nó sẽ là bước đệm giúp bạn “nhảy” thật xa mà lại vững chắc. Nếu không có chúng mọi nỗ lực của bạn sẽ như “muối bỏ bể” mà thôi.

    Dưới đây là những cách giúp bạn đầu tư đúng đắn cho sự nghiệp gắn bó lâu dài trong suốt cuộc đời mình.

    Có bằng cấp thực sự

    Sau khi hoàn thành chứng chỉ cử nhân, bạn nên chọn cho mình cách học tiếp lên thạc sĩ, MBA hay thậm chí tiến sĩ bằng chính thực lực của mình.

    Theo Patti Wilson, Giám đốc điều hành của CareerCompany.com ở thung lũng Silicon: “Chúng ta đang sống trong thời buổi cạnh tranh toàn cầu, có bằng cấp được phấn đấu bằng chính khả năng của bạn sẽ là chìa khóa tạo cơ hội thăng tiến hoặc giúp bạn chuyển đổi nhiều nghành nghề khác nhau”.

    Học thêm những chứng chỉ khác

    Các lĩnh vực như kỹ thuật công nghệ, quản lý dự án, quản lý nhân sự luôn cần có những chứng chỉ để phát triển sự nghiệp. Nói chung, thời gian để có được những chứng chỉ ngắn hơn, chi phí cũng ít hơn so với học một chương trình dài hạn để lấy văn bằng chính thức, miễn sao bạn học và tiếp thu được kiến thức.

    Trang bị kỹ năng giao tiếp quốc tế

    Nếu đang làm việc ở nước ngoài, không sử dụng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp, bạn cần cân nhắc học các lớp đào tạo về văn hóa, nghi thức giao trong kinh doanh của nước mà bạn đang làm việc ở đó.

    Bạn cần tham gia khóa học này, nếu may mắn sếp sẽ là người chỉ bảo cho bạn. Nhưng bạn nên chú ý, nếu không có ai nhắc nhở mình, bạn nên tự quan sát và để ý xem văn hóa giao tiếp của người bản địa ra sao để giao tiếp hài hòa.

    Còn nếu bạn là người bản ngữ, bạn cũng nên học thêm về văn hóa kinh doanh của các nước khác, điều đó sẽ giúp bạn tiến xa hơn trên bước đường sự nghiệp của mình.

    Xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng

    Làm được việc này đòi hỏi bạn phải đầu tư khá nhiều thời gian dù đã có một số dịch vụ có thể bao trọn gói, bạn chỉ cần trả tiền. Tuy nhiên, bản thân mình làm sẽ kỹ càng và hiệu quả hơn.

    Cần cập nhật thường xuyên thông tin cá nhân lên mạng xã hội, xây dựng hồ sơ cá nhân trên mạng một cách kỹ lưỡng, tỉ mỉ, tránh xảy ra sai sót, đặc biệt là lỗi chính tả. Với bản hồ sơ ưu tú, nhà tuyển dụng tự nhiên sẽ tìm tới bạn.

    Huy động sự cố vấn của mọi người xung quanh

    Có ai đó hiểu năng lực và cá tính của bạn, giúp bạn chọn được nghành nghề phù hợp là điều vô cùng quan trọng. Tuyển cố vấn cho riêng mình hoặc phải đến các trung tâm tư vấn nào đó khiến bạn tiêu tốn rất nhiều tiền bạc và thời gian, thay vào đó, hãy nhờ bạn bè, người thân… những người không làm trong nghành của bạn cũng được, nhưng họ biết bạn làm được gì và muốn làm những gì.

    www.khoinghiep.info
  7. changaica

    changaica Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} [FONT=&quot]Chào bạn! [/FONT]
    [FONT=&quot]Chúc mừng bạn đã đến với chúng tôi, đến với kho kiến thức khởi nghiệp kinh doanh KHỞINGHIỆP.info..[/FONT]
    [FONT=&quot]Lựa chọn trở thành Doanh nhân là một lựa chọn dũng cảm. Nó cũng là một lựa chọn mạo hiểm và khó khăn. Những khó khăn đang chờ bạn mà có thể hiện tại bạn cũng chưa lường được hết.[/FONT]
    [FONT=&quot]Do đó chúng tôi, KHỞINGHIỆP.info, mong muốn qua thư viện tài liệu kinh doanh mà chúng tôi đã tập hợp và phân loại này cung cấp được cho Bạn công cụ, giúp Bạn định hình rõ con đường trở thành Doanh nhân cần những gì, phải học – hỏi những gì, những vấn đề xoay quanh một Doanh nhân là gì, kể từ khi bạn có tư tưởng khởi nghiệp Kinh Doanh đến khi bạn thực sự trở thành một Doanh nhân. Con đường đó có thể bạn không đi hết, nhưng chúng tôi luôn hy vọng có thể giúp bạn có được thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm hòng giúp bạn tiết kiệm được thời gian và công sức.[/FONT]
    [FONT=&quot]KHỞINGHIỆP.info chúng tôi xin chúc Bạn thành công và hạnh phúc![/FONT]
    [FONT=&quot]KHỞINGHIỆP.info- Kho kiến thức khởi nghiệp kinh doanh.[/FONT]
  8. changaica

    changaica Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Dũng khí để khởi nghiệp.- www.KHOINGHIEP.info

    Hàng năm, có hàng chục ngàn doanh nghiệp mới được thành lập. Ngày hôm nay, có nhiều người đang trăn trở với các ý tưởng của mình và ấp ủ ước mơ một ngày nào đó sẽ triển khai được chúng.

    Tuy nhiên, cái "ngày nào đó" quả là khó đoán chính xác và không ít người chấp nhận câu trả lời: "khi nào có đủ điều kiện". Điều kiện ở đây có thể hiểu là đạt một trình độ hoặc kinh nghiệm nào đó, tập hợp được một số người cùng chí hướng, môi trường kinh doanh hoặc luật pháp thông thoáng hơn...

    Và điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là... có một khoản tiền tương đối. Ở đây chỉ xin bàn một chút về vấn đề "tiền ở đâu ra" để thành lập doanh nghiệp và vai trò của nó trong bước khởi sự.

    Có một nghịch lý mà lại không nghịch lý là phần lớn các cự phú trên đời bắt đầu sự nghiệp từ hai bàn tay trắng chứ không phải có tiền ngay khi khởi sự.

    Các trường đại học và giáo trình trên toàn cầu thường chỉ dạy cách làm ông chủ, tức là phải điều hành kinh doanh như thế nào. Tiếc rằng họ không và không thể dạy bạn khi còn là một người bình thường thì phải làm sao để trở thành ông chủ.

    Nếu bạn có trình độ cao, làm cho một công ty lớn, lương thừa sống và dùng tiền tích lũy được để thành lập một công ty, trong khi vẫn muốn giữ chỗ làm cũ, thì chắc chắn rằng công ty ấy sẽ chẳng đi tới đâu. Thực tế không có công ty nào thành công và trụ vững được theo kiểu này.

    Đột ngột có một món lớn (do trúng số chẳng hạn) ra mở công ty để thỏa chí cũng là một con đường khác dễ dẫn đến thất bại.

    Tiếp quản một gia sản (tiền hoặc cơ sở kinh doanh) mà mình chưa từng lăn lộn cùng nó cũng dễ khiến ta sa lầy và tuột dốc.

    Huy động vốn bằng cách vẽ ra những viễn cảnh tươi đẹp cũng đưa rất nhiều người tới thảm bại. Bắt đầu nhỏ để lớn dần lên không thể áp dụng cho mọi ngành hàng và khó trụ vững trong môi trường cạnh tranh ngày một khốc liệt.

    Vậy phải làm sao khi chưa có cơ sở tài chính vững chắc cho việc thành lập doanh nghiệp? Nếu bạn từng được đào tạo bài bản, trong đầu sẽ rất dễ nảy sinh những câu hỏi kiểu thế này: Theo tính toán thì cần xxx triệu đồng thì mới có thể khởi sự được, vậy thì :

    - Kiên trì tiết kiệm tiền và chờ đợi ư? Đến khi nào thì đủ? Tới lúc đó có còn cơ hội cho mình không?

    - Đi vay ư? Ai cho vay khi ta còn là lính mới? Ý tưởng cần nhiều tiền mới làm được thì làm sao vay đủ?

    - Vận may? Ai biết khi nào nó tới?

    - Bán tài sản (nếu có) đi ư? Cuộc sống hiện tại còn chưa ổn mà gây thêm rắc rối thì có nên không? Lo kinh doanh đã mệt giờ lại lo thêm cuộc sống nữa thì có chịu nổi không?

    - Đem ý tưởng đi liên kết với người có tiền? Cũng khó, và liệu rồi có bị họ thôn tính không?

    Có lẽ đây chính là nguyên nhân khiến những người có gan thì mới có thể làm giàu. Người có gan có thể có hoặc không có đủ những câu trả lời cho các câu hỏi trên nhưng chắc là chúng (những câu hỏi về tiền) đã không đủ mạnh để ngăn họ hành động.

    Một trực giác bén nhạy sẽ dẫn dắt người ta trong những bước đầu tiên nhiều hơn rất nhiều những kiến thức chuyên môn sách vở hoặc số tiền mà họ đang có trong tay. Trực giác này đương nhiên không phải là tất cả và cũng sẽ chẳng đi đến đâu nếu không được kết hợp với một phẩm chất rất quan trọng - lòng dũng cảm.

    Cái này đôi khi biểu hiện ra ngoài như một thứ "máu liều", điều này cũng khiến nhiều người nhận lầm nguyên nhân thành công của nhiều doanh nhân: "Ấy là do hắn có máu liều và may mắn gặp thời".

    Theo tôi, nếu chúng ta chỉ muốn hoặc có khát vọng chứ không phải bị bức trở thành ông chủ thì có lẽ phải chấp nhận một quan điểm: "Thất bại là điều bình thường và cần chuẩn bị đón nhận" vì thực ra, những doanh nghiệp lớn nhất thế giới cũng đã không dưới một lần đứng trước bờ vực phá sản.

    Bạn có thể tạo vốn cho mình bằng nhiều cách nhưng phải dựa trên một niềm tin rằng thử thách về tiền là do chính mình (chứ không phải hoàn cảnh khách quan) tạo ra và chúng được tạo ra với mục đích là để vượt qua.

    Điều này hiển nhiên đúng: bạn muốn làm ông chủ - một việc khó hơn việc bạn đang làm - một việc dễ thất bại hơn những việc bạn từng thành công.

    Không có công thức nào về số lượng vốn cần có cho việc khởi sự doanh nghiệp, cũng như cách để có số vốn đó mà chỉ có dũng khí mới giúp bạn thành công trong bước đầu thâm nhập thương trường mà thôi. Tôi tin rằng đa số các nhà doanh nghiệp từng trải đồng ý về điểm này

    www.KHOINGHIEP.info
  9. lastchoice

    lastchoice Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/06/2007
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    9
    up cho bài viết hữu ích
  10. changaica

    changaica Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} [FONT=&quot]Chào bạn! [/FONT]
    [FONT=&quot]Chúc mừng bạn đã đến với chúng tôi, đến với kho kiến thức khởi nghiệp kinh doanh KHỞINGHIỆP.info..[/FONT]
    [FONT=&quot]Lựa chọn trở thành Doanh nhân là một lựa chọn dũng cảm. Nó cũng là một lựa chọn mạo hiểm và khó khăn. Những khó khăn đang chờ bạn mà có thể hiện tại bạn cũng chưa lường được hết.[/FONT]
    [FONT=&quot]Do đó chúng tôi, KHỞINGHIỆP.info, mong muốn qua thư viện tài liệu kinh doanh mà chúng tôi đã tập hợp và phân loại này cung cấp được cho Bạn công cụ, giúp Bạn định hình rõ con đường trở thành Doanh nhân cần những gì, phải học – hỏi những gì, những vấn đề xoay quanh một Doanh nhân là gì, kể từ khi bạn có tư tưởng khởi nghiệp Kinh Doanh đến khi bạn thực sự trở thành một Doanh nhân. Con đường đó có thể bạn không đi hết, nhưng chúng tôi luôn hy vọng có thể giúp bạn có được thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm hòng giúp bạn tiết kiệm được thời gian và công sức.[/FONT]
    [FONT=&quot]KHỞINGHIỆP.info chúng tôi xin chúc Bạn thành công và hạnh phúc![/FONT]
    [FONT=&quot]KHỞINGHIỆP.info- Kho kiến thức khởi nghiệp kinh doanh.[/FONT]

Chia sẻ trang này