1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lựa chọn môn võ cho con em học theo thể trạng.

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi chantroivang, 26/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. banabinhdinh

    banabinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    0
    Làm cha mẹ ai củng muôn lo cho con cái , học vấn ,bạn bẻ,môn chơi v,v,v,v . khi còn bé cha mẹ đã biết con mình có năn kiếu về lảnh vực nào , và giúp nó những gì mình hiểu biết bởi thăm do, quan sát ,tham khảo , mạc dù những việc đó mình không chuyên ,
    lảnh vực võ thuật , học môn nào cũng tốt , nhưng phải quan sát người thầy dạy , có yêu nghề (tận tâm) và khả năn không .?
    ví dụ . ở căn bản của môn võ không tính , đến trung cấp người thầy dạy ai cũng như nhau , thì cho cháu đi đá banh bơi lội tốt hơn , vì qua phần căn bản đứa trẻ đã phát huy được năn kiếu ở vỏ thuật , mỏi đứa có thể tạn và năn kiếu khác nhau , người thầy có trách nhiệm khai thác và hưởng dẩn mới phát huy được tìm năng của đứa trẻ , nhất là những võ đường ở mỹ chỉ đóng tiền đủ lên đai lấy bằng võ sư tưởng mình có võ và hơn người đồng môn , khi đụng chuyện bối rối thấy mà thương ,
    Được banabinhdinh sửa chữa / chuyển vào 04:53 ngày 04/11/2007
  2. vietnamanhhung

    vietnamanhhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2006
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Tui rất đồng ý và tâm đắc với ý kiến của anh Bana.
    Với chút ít kinh nghiệm qua dạy vài môn võ thuật, nhiều người cứ đến hỏi là môn nào thích hợp cho con cái họ tham gia, thật ra mà nói nếu một người làm cha mẹ, tạo dựng con mình từng trứng nước cho đến một đưá bé chuẩn bị bước chân vào đời, mà không biết được sở thích, sức khoẻ, khả năng của đứa con mình thì làm sao thằng Thầy, hay một người khác biết được thằng bé sẽ thích môn nào ?
    Thí dụ như thằng bé hiếu động, tay chân cứng cáp nên cho nó học môn võ cương, nếu thằng bé có tính tinh tế, nặng nề nên cho nó tập môn võ nhu. Hãy cho nó tập một môn võ nào đó nếu bạn may mắn gặp một ông thầy tốt, có căn bản sư phạm thì ông sẽ giúp cháu tìm được đúng con đường đi của mình, tự cháu lúc đó sẽ có quyết định đúng nhất cho mình.
    Cái đáng ghi nhớ khi chọn trường cho cháu là cha mẹ phải nhớ, thằng học trò chính là bản in hay photcopy của tư cách ông Thầy, một ông Thầy rượu chè be bét, nói chuyện chưởi thề như két thì làm sao có được thằng học trò hếu đạo, trung nghĩa cho được.
    Cái quan trọng nhất là.. Chừng nào bạn đưa cháu đi tập ? Có rất nhiều người sao khi tham khảo rất nhiều môn võ rồi lại không dám bước thêm một bước tới... Đi đăng ký cho cháu học vì..."Càng tìm hiểu.. tớ càng thấy môn nào nó cũng hợp hết !" hay là "Môn nào cũng nguy hiểm cả..."
    Thân mến.
  3. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Những ai làm biếng, chỉ giỏi nói mà không muốn làm, nên học Vĩnh Xuân. Ai mà có tinh thần bảo vệ môn phái trong nhóm VX nầy, thường là những kẽ ...rỗi hơi, phí thời gian, nên họ cũng không thành công lắm trong cuộc sống. Tóm lại, không nên cho con nít học Vĩnh Xuân. Nhớ rõ nhá
    Riêng về cho con cái học võ, quan điểm của tui là: Không!!!!
    Sau nầy con tui lớn lên, muốn học võ thì tui sẽ góp ý nếu cần, ngoài ra thì tự ý. Khi nó còn nhỏ, cần sự uốn nắn của tui, thì có nhiều thứ nó nên học hơn, ngay cả các môn thể thao vớ vẩn nnhư là golf :-)
    @Haio: bác nhắc chuyện văn hoá cổ truyền. Có nhiều hoạt động giới thiệu văn hóa Á Đông ở phương Tây mà thực ra chính nó làm giảm đi giá trị của văn hóa Á Đông. Cho nên việc mặc áo lụa múa Wushu, mang khố đi quyền Nhất Nam, chưa hẳn hay bằng các bài viết về lịch sử :-) Tui nói hơi quá, nhưng ý tại ngôn ngoại :-)
    Mới hôm qua đây, đi xem Asian Festival. Có 5, 6 bà xồn xồn mặc quần áo sơn nữ, 5, 6 cậu con trai (chắc con cháu mấy bà kia) giả cọp, lên sân khấu. Họ nhún nhảy mà không lên tiếng, chẳng rõ dân tộc nào đến khi giọng hát Lam Trường cất lên.
    Tui dẫn con ra về, mặt nó hồn nhiên phơi phới chẳng hỏi điều gì, rõ là Mỹ con.
  4. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Em mà như bác VOVE thì dứt khoát cho thằng con em không võ vẽ chi ráo, mà noi gương Lam Trường, nghề sướng ca vô loài như các cụ nhà ta hay nói bây giờ đang lên ngôi. Kỹ sư, hay tiến sĩ bây giờ nhiều như lợn con, bằng cấp xoè ra cứ như tú lơ khơ, nên học nhiều quá cũng chả ích gì. Cứ như Lam Trường thế mà lại hay. Không nhiều tiền thì ít ra cũng nổi tiếng, võ vẽ mà làm cái quái gì nhỉ, bằng Vs đem bán chả ma nào mua, nhét vô tủ lâu lâu lôi ra ngắm người ta lại tưởng là khùng.
    He, he, he,.............
  5. haio

    haio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    1.979
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay đang bận chưa cãi lại cái sai của nhà anh
    Chỉ kịp thời gian làm một bài bút tre mừng anh được tự do như sau :
    Chúc mừng anh Bùi Võ Vẽ
    Thoát khỏi khoá níck lại rè như xưa
    Phiên bản tiếng Anh của bài bút tre trên như sau :
    Welcome back Võ Vẽ Bùi
    Just off the lock, argued again
    (Eo căm bách Võ Vẽ Bùi
    Giớt ọp dờ looc, a gùi dơ gên )
  6. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Trích dẫn sách của tác giả TỪ TRIẾT ĐÔNG về VÕ THUẬT TRUNG HOA, bài viết có liên quan đến lựa chọn môn võ thích hợp :
    _________________________________
    " CHƯƠNG CHÍN
    LỰA CHỌN MÔN HỌC VỀ VÕ THUẬT
    Ngày xưa, người ta chọn môn học về võ thuật, phần lớn coi trọng đến việc ứng địch. Ngày nay còn gồm luôn cả phương diện vận động. Vì vậy, đối với việc lựa chọn các môn quyền thuật và khí giới để học, cũng cần phải bàn luận phân biệt. Bởi vì lấy việc ứng dụng làm mục đích khác với lấy việc vận động làm mục đích, cho nên sự lựa chọn cũng có chỗ khác nhau
    I. HIỆU LUẬN VỀ NHỮNG ƯU, KHUYẾT ÐIỂM CỦA QUYỀN THUẬT TRÊN PHƯƠNG DIỆN VẬN ÐỘNG
    Thường những người tuổi trẻ, sức mạnh vừa thích hoạt bát lại thích phồn hoa, nên tập những loại quyền thuật cương mãnh và đẹp đẽ để gây thêm sự hào hứng. Như vậy, có thể học các loại quyền như Ðàn thoái, Tra quyền, Phiên tử, Phê quải, Hồng quyền, Thiếu lâm... thì đều thích hợp. Ðến như môn Ðoản đả cũng có thể kiêm tập. Chỉ có môn Ðịa đường chuyên việc nhào lộn, nếu gặp lúc sơ ý, rất dễ bị thương thân, càng phải nên thận trọng.
    Nếu những người thân thể nhẹ nhàng mà gặp danh sư của phái Ðịa đường thì học cũng không hại gì. Chúng tôi thường thấy những võ sư dạy quyền thuật ở thôn quê, thường bắt học trò tập nhào lộn, chuyên cậy vào sức mạnh, không theo đúng phương pháp, như vậy chỉ có hại mà thôi, nên cẩn thận mới được.
    Những người đã quá 30 tuổi, các khớp xương không còn mềm dẻo, nếu tập nhảy, nhào lộn thì cảm thấy khó nhọc, nên có thể chọn một trong ba môn Thái cực quyền, Bát quái quyền và Hình ý quyền mà luyện tập, hoặc là tập cả ba môn cũng được để càng thêm thú vị. Trong ba môn này, Hình ý quyền dễ nhất, Bát quái quyền khó tập nhất. Bởi vì tập Bát quái quyền cần phải có bộ pháp cho nhanh, thân pháp cho mềm dẻo. Hình ý quyền thì thủ pháp hết sức đơn giản, bộ pháp cũng không phí sức. Thái cực quyền tuy rất nhu hòa, nhưng toàn bộ Thái cực quyền gồm hơn 79 thế, hai chân thường phải xuống tấn thấp, những người mới học cảm thấy tập luyện khó khăn. Những người bốn, năm mươi tuổi, hay những kẻ quá mập sợ không thể học được. Vì vậy, thích nghi nhất cho việc tập luyện chỉ có Hình ý quyền. Lại nữa, sau khi học xong, không kể ở đâu và lúc nào, đều phải luyện tập một thời gian nhất định trong mỗi ngày. các môn Hình ý quyền, Thái cực quyền không cần chỗ luyện tập khá rộng, còn các môn quyền thuật thuộc Bắc phái như Tra quyền, Phê quải thì phải cần có chỗ tập rộng. Môn Ðoản đả ở phương Nam Trung quốc cũng không cần chỗ tập rộng. Thế thì đứng về phương diện vận động mà xét, không có gì tốt hơn là tập hai môn Hình ý và Thái cực.
    Còn như môn Ðô vật, nếu không phải là người có sức khỏe thì không thể học được. Hơn nữa, môn Ðô vật lúc tập cần phải có 2 người để vật với nhau. Trong lúc luyện tập phải vật ngã đối phương, vì vậy nếu không có sức khỏe thì không thể luyện được.
    II. HIỆU LUẬN NHỮNG SỞ TRƯỜNG VÀ SỞ ÐOẢN CỦA QUYỀN THUẬT VỀ PHƯƠNG DIỆN ỨNG ÐỊCH
    Ðứng về phương diện đối phó với địch thủ mà nói thì mỗi môn quyền thuật đều có sở đoản và sở trường.
    Thái cực môn lấy tĩnh chế động, nhưng sự sâu xa, huyền diệu rất khó lĩnh hội. Nếu không luyện tập công phu trong vòng 8 hay 10 năm, thì không thể dùng để ứng địch. Hơn nữa, nếu học Thái cực quyền mà dùng để ứng địch thì phải thường luyện tập phép thôi thủ. Phép này phải có 2 người. Do đó, học Thái cực quyền mà cầu mong ứng địch thì thật khó.
    Bát quái quyền biến hoá rất linh động, nếu tập luyện thuần thục thì sử dụng như ý muốn, lúc múa quyền có cảm tưởng như rồng lượn, nhưng những kẻ thân thể chậm chạp, nặng nề, mập quá thì không nên học, dù có học cũng không thành công mấy.
    Hình ý quyền thích hợp cho tất cả mọi người, nhưng phương pháp hết sức đơn giản, nếu tập nhiều rát dễ tinh thục. Nhưng vì quá đơn giản, lại ít biến hóa, nếu gặp địch thủ giỏi hoa quyền, có thể khó mà đối phó.
    Các môn Trường quyền, Ðoản đả, Ðàn thoái, Tra quyền, Thiếu lâm... pháp thức rất nhiều, dùng cả quyền lẫn cước, hơn nữa dùng lực ở chỗ nào cũng rất dễ biết, công kích ở hướng nào cũng dễ rõ. Vì vậy, học trong vòng 2, 3 năm có thể ứng địch. Nhưng người học thấy vậy rất dễ chểnh mảng tập luyện, không cố gắng thâm cầu. Thường thường công phu luyện tập ít mà đã cho rằng nhiều. Hơn nữa pháp thức quá nhiều, khó mà chuyên luyện.
    Ðịa đường là một loại quyền thuật chuyên môn, nhưng rất khó dùng. Bởi vì đã nhào lộn, mà từ chỗ nhào lộn ấy để cầu thắng, thì khó biết bao. Lại có kẻ nói đó là phép tìm cái thắng trong cái bại vậy. Lý ấy cũng có phần đúng. Nhưng nếu mới học quyền thuật mà tập ngay môn Ðịa đường thì vì nhào lộn mà rất dễ bị thương, lại sợ bị ngăn trở sự hứng thú của người tập. Nếu đã học về Trường quyền, Ðoản đả hay bất cứ một loại quyền thuật nào của Bắc phái, thân thể đã đến chỗ linh hoạt, rồi sau mới tập môn Ðịa đường thì không thấy khổ sở lắm và không đến nổi vì nhào lộn mà bị thương.
    Còn thuật Ðô vật có thể dùng để thoát thân khi bị người ta ôm hay bắt, nhưng Ðô vật phải tập 2 người thao luyện với nhau, một người không thể đơn luyện được. Môn này không khó học, nhưng người học phải có thân thể tráng kiện mới có thể chịu đựng khi bị vật té. Nên tập các môn quyền thuật của Bắc phái trước, rồi sau mới tập môn Ðô vật thì cảm thấy không khổ sở lắm. Vì những người này thân thể đã linh hoạt, khi bị vật té, tự tìm phương cứu tế, không đến nỗi bị té quá nặng. Nếu ai ban đầu tập môn Ðịa đường rồi sau mới học môn Ðô vật thì hay lắm.
    III. SỰ LỰA CHỌN KHÍ GIỚI ÐỂ HỌC
    Việc luyện tập khí giới khác với việc luyện tập quyền thuật, bởi vì những người luyện tập khí giới đều phải tập quyền thuật trước. Ðến khi quyền thuật đã tinh thì học thêm khí giới để mở rộng sở thích của mình. Ðến như ở giữa chiến trận, khí giới để dùng chỉ có hai loại thương và đao mà thôi.
    Nay luận về việc chọn khí giới để học là đứng trên phương diện vận động dung hợp với phương diện ứng địch mà thôi. Bởi vì những người đã học về võ khí, nếu không dùng đến việc ứng địch thì hỏi còn thú vị gì ?
    Khí giới tương đối dễ tập hơn quyền nhưng phải học quyền thuật trước để có căn bản. Sách Kỷ hiệu tân thư của Thích Kế Quang có viết :
    Ðại để những loại khí giới như côn, đao, thương, chỉa ba, kiếm, kích, vv... đều xuất phát từ quyền pháp, đầu tiên tập quyền để hoạt động thân thủ và quyền là nguồn gốc của võ nghệ.
    Trong các loại võ khí thì kiếm nên học nhất. Bởi vì phương pháp nhiều, chỗ dễ, khó đều có cả, múa lên lại vừa đẹp, vừa thực dụng. Hơn nữa đã biết về kiếm thuật, thì khi cần dùng có thể cầm một cây gậy thường chống cũng có thể thay kiếm được.
    Ðơn đao cũng rất tiện lợi, nhưng không bằng kiếm. Kiếm vừa có định thức, vừa có động thức, có khi mau, có lúc chậm ; đao thì chỉ có mau. Vì vậy những người lớn tuổi không thể học đao mà chỉ có thể học kiếm.
    Thương, côn, đại đao là những loại binh khí dài chỉ dùng để xung phong ngoài chiến trận còn ít khi mang theo bên mình vì bất tiện. Nhưng tập côn và thương có thể thêm sức cho đôi tay. Tập đại đao thì thêm sức cả toàn thân. Các loại song đao, song kiếm, song câu, song giản phương pháp rất hoa diệu, rất hợp với cái đẹp của nghệ thuật, nhưng những người lớn tuổi thì không thể học được.
    Ngày xưa, người ta dùng những loại vũ khí như cửu tiết tiên (roi 9 đốt), tam tiết côn (côn 3 đốt) để tự vệ rất tiện lợi, nhưng ngày nay ít dùng, nhưng lối sử dụng cái loại vũ khí này rất hoa mỹ đáng xem. Có điều rất khó sử dụng. Trong lúc học cửu tiết tiên, có thể lấy một sợi dây dài khoảng 4 thước Tàu, một đầu cột một cục sắt nặng khoảng một lượng (hay cục đá cũng được), dùng vải, bông bao ở ngoài cục ấy để làm cửu tiết tiên. Khi tập luyện đã thuần thục, nên mới dùng tiên thật, thì không đến nỗi bị tiên gây thương tích (khi tập luyện).
    Ngoài những khí giới ấy ra, các loại khác dụng ý cũng gần giống như vậy. Nếu các loại trên đã tập thuần thục thi các môn khác học qua là biết sử dụng ngay."
    _______________________
    Mời bà con tham khảo và cho ý kiến đúng sai theo quan điểm của từng người.....
    He, he, he,.........................

  7. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Đoạn trích tiếp theo của Từ Triết Đông về VÕ THUẬT TRUNG HOA, mời bà con tham khảo cho vui :
    _______________________________
    "CHƯƠNG MƯỜI MỘT
    LỜI TỰ THUẬT CỦA TÁC GIẢ
    Những tấm gương hành hiệp, những công việc tráng vĩ, những điều gây ra do các bậc lực nhân, mãnh sĩ, trong lúc tôi còn ấu thơ rất thích nghe. Tôi vốn thân thể yếu đuối, sức khỏe kém, lại càng muốn tập võ để tự khỏe lấy mình. Ham muốn rất tha thiết nhưng chần chờ mãi đến năm ngoài 20 tuổi mới được theo thầy nghiên cứu, tập luyện, cũng là có nguyên nhân vậy.
    Năm tôi 15 tuổi, thường thấy những người giỏi võ trong làng, bèn xin theo học với họ. Họ dạy tôi trước hết tập nhào lộn, té, lăn. Tôi hỏi rằng :
    Nhào, lăn có thể bỏ được không ?
    Họ đáp :
    Quyền thuật có thượng, trung và hạ bàn. Nếu bỏ việc tập nhào lộn, chỉ có thể tập được thượng bàn mà thôi, không biết được về trung và hạ bàn, như vậy phép luyện tập không được hoàn toàn.
    Tôi vốn đã ghét nhào lộn không được sạch sẽ. Lại trong lúc tập võ, hô hấp rất gấp rút, mà còn nhào lộn, bụi cát bay lên, thật trái với phép vệ sinh. Nhưng nếu tập một nghề mà khọng thể tập đến hoàn bị, thì lòng cảm thấy không đành. Vì thế, không muốn học võ nữa.
    Về sau, hết lòng vì kinh sử, từ chương thì phú. Cái học văn chương làm cho mối ham muốn về võ thuật mất đi.
    Ðến năm Dân quốc thứ 8, tôi mới gặp Mã Vân Phố tiên sinh ở Tế Nam. Tôi hỏi tiên sinh :
    Quyền thuật có thể bỏ không tập nhào lộn được chăng ?
    Tiên sinh đáp :
    Những môn tôi sở trường là Ðàn thoái và Tra quyền. Hai môn ấy vốn không có nhào lộn. Nhào lộn là sở trường của môn phái Ðịa đường.
    Tôi lại hỏi :
    Nếu không tập môn Ðịa đường, sự học về quyền thuật có hoàn bị không ?
    Tiên sinh cười, nói :
    Mỗi phái võ có một cái học khác nhau, mà phương pháp dùng để thắng địch cũng lại thù dị. Kẻ giỏi nhào lộn thì trong chỗ nhào lộn mà cầu thắng, kẻ không quen nhào lộn, thì từ chỗ không nhào lộn mà cầu thắng, kẻ không quen nhào lộn, thì từ chỗ không nhào lộn mà cầu thắng. Ðiều gọi là hoàn bị hay không hoàn bị, nên lấy giới hạn trong việc học tập của môn môn phái. Như môn Ðàn thoái hay Tra quyền, mỗi môn đều có 10 lộ ; trong đó, phép ứng địch là bao nhiêu, biến hóa phải thế nào nếu không biết rõ trọn vẹn thì gọi là không hoàn toàn.
    Tôi mới bàng hoàng mà biết rằng những điều mình nghe được trước lia là lầm. Bèn bắt đầu theo học với Mã tiên sinh. Lại cùng với tiên sinh sáng lập "Chính Ðức kỷ xã" ở Võ tiến. Bạn bè nghe tin, đến học rất đông. Trong số ấy, có mấy người đến 35, 36, lúc tập môn Ðàn thoái cùng sự tiến hóa mau chóng của môn Tra quyền, không được đúng cách. Lại có kẻ thân thể quá ốm yếu, không thể chi trí nỗi, nên nhiều người bỏ dở việc học.
    Năm Dân quốc thứ 11, tôi ở Thượng hải, quen biết Chu Tú Phong tiên sinh, mới biết được hai môn Thái cực và Hình ý ; đều thung dung, hòa hoãn, khí không gấp rút. Môn Hình ý lại càng giản dị, tuy người ta đã già cũng có thể tập được. Tôi mới biết rằng nếu không nghe xa, thấy rộng, thông hiểu các môn, các phái, các điều tinh nghĩa ở chỗ nào, những chỗ nghiên cứu, tập luyện ra sao, chỗ nào thích nghi, viết ra thật rõ.
    Như vậy, kẻ có chí chọn lựa môn học mới dễ dàng. Nhưng tôi bận rộn nhiều việc, không có lúc nào rỗi rãnh. Tôi vốn lại thích khảo cứu, vi vậy, mỗi khi tập một môn thì muốn biết rõ nguồn gốc của nó. Nhưng những võ sĩ tôi quen biết, thuật lại môn phái và sự luyện tập của họ, thường không được rõ ràng, đầy đủ. Hoặc lựa vào chỗ khác mà thêm bớt, không đủ nêu bằng chứng để tin. Tìm trong sách vở lại khuyết lược, không thấy. Tôi thường lấy làm lạ cho các vị võ sư đời Thanh như Lục Phu Ðình, Nhan Tập Trai, La Ðài Sơn, Chu Bảo Tự đều bác học và giỏi văn chương, lại thâm ảo về quyền thuật và binh khí, tại sao lại không soạn thuật thành sách, nói rõ nguồn gốc, sư môn, trình bày các phưong pháp nghiên tập, nói rõ những sở trường cùng bí quyết của mình để mở đường, dẫn lối cho kẻ đến sau. Chỉ có cha con Hoàng Tông Hy mới có ý viết thành sách các điều mình biết nhưng lời nói lại không rõ ràng. Có lẽ những điều trọng yếu lúc bấy giờ là thầy trò truyền dạy cho nhau, một mình tự nghiên cứu tập luyện lấy, không dùng bút mực để truyền lại cho đời chăng ?
    Gần đây, phong khí đã thay đổi rất nhiều. Ðại phàm việc học của trăm ngành đều gom lại thành hệ thống, mà quyền thuật lại giúp ích cho việc chiến trận, và có lợi cho việc bảo vệ sức khỏe. Vì vậy, nhiều người nghiên tập không ngớt. Lại kê cứu những chỗ về sinh lý và vật lý để mở rộng nghĩa của quyền thuật, tiếp đó còn phát minh, biên soạn thành sách. Các việc ấy đã có nhiều người làm. Nếu chỉnh đốn lại quyền thuật làm cho nguồn gốc của ngành học nầy được rõ ràng, có thể xem xét các ưu khuyết điểm của từng môn phái, thì chưa ai làm được điều ấy.
    Tháng 3 năm nay, tôi ở Nam kinh. Trương Chi Giang tiên sinh mới hết sức tuyên dương các điều hay trong quyền thuật và binh khí của nước ta (Trung quốc), xin với chính phủ quốc dân kiến lập "Quốc thuật nghiên cứu quán". Tôi thường nói với họ Trương rằng : "Chỉnh lý lại võ thuật nước ta, có hai điểm chính là những người làm việc ở Quốc thuật quán phải :
    a. tìm sách
    b. soạn thuật
    Tìm sách có ba loại sau đây quan trọng :
    1. Các sách vở chép tay của các vị võ sư còn giữ lại. Trong ấy có nhiều sự sai lầm nhưng "đãi cát tìm vàng" cũng đủ cho sự nghiên cứu có tài liệu.
    2. Các sách chuyện môn xưa nay đã in ra nói về quyền thuật như Thiếu lâm côn pháp xiển tông của Trình Xung Ðẩu, Hình ý quyền học của Tôn Phúc Toàn.
    3. Các sách về binh pháp của người xưa có liên quan đến võ thuật như Kỷ hiệu tân thư của Thích Kế Quang.
    Phàm ba loại sách kể trên đều thâu tóm lại. Ðến như soạn thuật lại còn cần thiết hơn nữa. Nói chung, có 5 loại :
    1. Loại thứ nhất là yếu lược. Phàm những điều xác thực có thể tin trong cổ thư, cựu truyện, nên đem những việc ghi chép trong sách vở ấy so sánh với những điều ghi chép về kỷ kích, rồi tuyển chọn, thu thập lấy. Sách ấy có thể chia làm ba phần :
    a. Thượng biên gọi là "Sư pháp", ghi chép lại nguồn gốc truyền dạy giữa thầy trò.
    b. Trung biên gọi là "Kỹ thuật", ghi chép phương pháp luyện tập.
    c. Hạ biên gọi là "Truyện chí", sao chép những điều ghi trong Tứ bộ quần thư, những điều có thể tin được về các nhà võ thuật.
    2. Loại thứ hai là "Quốc kỹ chính danh đại từ điển". Phàm những thuật ngữ khó hiểu cùng những chỗ đồng danh dị thực nên giải thích rõ ràng trong sách nầy.
    3. Loại thứ ba là "Khí giới đồ khảo". Ðem tất cả các loại khí giới vẽ thành hình, khảo cứu từng loại phụ dẫn cho hình vẽ ấy. Những sự chế tạo khí giới khác nhau từ xưa đến nay, như sự khác nhau về hình dáng của cây kích đời Tam đại và cây kích ngày nay (xem sách "Khảo công ký đồ" của Ðới Ðông Nguyên, có thể rõ việc nầy), cùng là một khí giới mà có mấy tên như "Hộ thủ câu" còn có tên là "Hổ đầu câu", "Câu liêm quài" tức là "Tô lặc quài", "Nhật nguyệt song bút" còn gọi là "Hổ trảo liêm".
    4. Loại thứ tư gọi là "Kỹ kích thuật văn". Sách này chia làm 2 thiên :
    a. Thượng biên gọi là Tồn nghi. Phàm các truyền thuyết của những môn phái giống nhau mà không thay đổi, nhưng thời đại đã xa nhau, ghi chép không lấy gì làm bbàng cớ như Ðạt Ma ***** sáng chế 5 loại quyền là : Long, Hổ, Báo, Xà, Hạc, cùng Nhạc Vũ Mục chế Song thôi thủ, Hình ý quyền đều cho vào thiên này.
    b. Hạ biên gọi là "cận sử". Phàm các môn phái đều ngược dòng thời gian mà khảo cứu về sư thừa. Nếu có thể được thì chép rõ tên họ và địa phương, cùng những kẻ có thực tài về võ thuật đều biên chép vào.
    5. Loại thứ năm là "Biện ngộ chính tục". Những cựu thuyết không thể tin được như nói rằng Ðạt Ma ***** soạn Dịch cân kinh và Tẩy tủy kinh thì phần này nên biện chính lại".
    Những điều tôi trình bày ở trên, họ Trương cũng cho làm phải vậy.
    Tháng 6 năm nay, tôi đến "Vô Tích quốc học viện" dạy về kỹ kích (võ nghệ), bèn ghi chép sơ lược những điều đã nghe biết, cùng những khảo luận ngày trước của tôi, soạn thành 2 biên : Thượng biên gồm 5 thiên, nói về lịch sử võ thuật, đính chính những điều sai lầm lưu truyền từ lâu. Hạ biên gồm có 6 thiên, nói rõ các nét đại khái của mỗi môn phái, biện luận về cách chọn một môn phái để theo học, như vậy cũng đủ thoả mãn nguyện vọng rồi.
    Nhưng việc võ vốn cần biết nhiều, xem rộng, nếu không tra cứu nhiều thì không làm được đến chỗ hoàn thiện. Tôi vốn trình độ đã nông cạn, kiến văn lại hẹp hòi, tự thẹn mình chỉ làm phụ diễn được phần nào mà thôi. Nếu coi sách của tôi như những sự chỉ dẫn sơ lược, từ chỗ này mà tiến sâu vào võ thuật, rồi các học giả, võ sư biên chép thành những sách giá trị hơn, làm cho võ học có qui chế rõ ràng thì thật là vạn hạnh vậy."
    __________________________
  8. fitieu

    fitieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2006
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Trẻ 15 tuổi, trẻ thường thích mình nổi bật giữa bạn bè bằng tài nghệ , hay bằng những thể hiện ấn tượng. Do đó nếu cho cu cậu tập các môn có vẻ ?~buồn ngủ & chán ngắt?T như: Luyện khí, luyện nội thì hy vọng thành tựu chỉ vài phần trăm; âu cũng là quy luật cung-cầu cả thôi.
    Cân qua, tính lại, tôi cho rằng chọn Karate làm nền tảng thể lực & ý chí cho trẻ. Về sau nếu thấy trẻ có đủ cương mãnh Karate và có ý muốn tiếp tục con đường Võ ; thì lúc ấy tùy vào thể trạng tố chất của cậu bé mà tư vấn hắn chọn tiếp môn phái khác bỗ trợ : VX (hoặc những thứ tương tự), Nhu thuật (các loại). Lưu ý : Luôn cân bằng giữa sức mạnh & sức bền; giữa cứng rắn với dẻo dai.
    Karate ở Saigon tựu lại có 2 chi phái nổi trội: Shotokan & Linh Trường .
    - Shotokan là thể thao nên dễ dàng tìm thấy nơi tập, học phí rẻ; tuy nhiên chủ yếu dùng cho thi đấu là chính. Gọi là lò luyện ?ogà nòi? cung cấp cho nhu cầu thành tích của Sở này , Bộ nọ.
    - Linh Trường Không thủ đạo thì hoạt động có vẻ ''yên ắng, lặng thầm'' hơn. Hiện có một vài võ sư giỏi gốc từ Huế đang sống & làm việc tại TP nên cũng tiện. Ví dụ có thể liên hệ ô. Nguyễn Dũng Chinh Giám đốc cty Bảo Vệ Trí Dũng - 751 CMT8 (Tân Bình) - Tel: 9706776. Xin mọi ng lưu ý phải tế nhị không nên quấy rầy giờ giấc làm việc của người ta nhé !

Chia sẻ trang này