1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luận anh hùng

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi kysirong, 11/10/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Hì, Mộ Dung Phục kô đáng kính trọng bởi vì để đạt mục đích, hắn đã làm những việc vô sỉ nhất, mà bất cứ một nam tử hán đại trượng phu nào vào thời đại của hắn cũng kô được làm. Hơn nữa MDP là con người của giang hồ, phải lấy chữ "nghĩa" làm đầu. MDP kô làm được điều ấy, sao được kính trọng? Bi kịch của MDP chính là chỗ đó, hắn là người giang hồ, lại muốn làm chính trị trong giang hồ, vô kế khả thi.
    Nói thêm về Kinh Kha. Lâu nay ý kiến chung thường đánh giá vì cảm nghĩa khí của Thái tử Đan mà Kinh Kha lên đường hành thích Tần Thủy Hoàng. Theo thiển ý của tôi, đó chỉ là 1 phần. 1 sự kiện khác rất đáng chú ý chính là Phàn ... (lâu rồi kô nhớ tên), 1 tướng của Tần bị Doanh Chính xử tử hình vắng mặt, chạy trốn sang Yên nương nhờ Thái tử Đan, vì nghe lời Đan, đã tự cắt đầu mình để giúp Kinh Kha chiếm được niềm tin của nước Tần. Hành động ấy cùng với sự hậu đãi của Đan khiến Kinh Kha kô thể kô đi.
    To CuuMaTri: Huynh đài thử đọc lại Tam Quốc sẽ thấy rõ ý đồ của Gia Cát trong vụ Hoa Dung. Gia Cát chắc chắn biết Vân Trường sẽ vì nghĩa tha Tào Tháo nên mới giao phó nhiệm vụ. Vậy tại sao kô giao cho Trương Phi hay Triệu Vân? Tiếng là giúp Vân Trường trả nghĩa, nhưng thật sự là muốn dằn mặt ông (bắt ký quân lệnh trạng) vì lúc đó Vân Trường vẫn chưa thật sự phục Khổng Minh. Ngoài ra lí do quan trọng nhất là chiến lược. Nếu như Tháo bị bắt, Trung Nguyên ắt đại loạn. Giang Đông sẽ như cọp chắp cánh, Chu Du ngay lập tức sẽ vượt Trường Giang bình định thiên hạ. Lúc đó Lưu Bị chỉ còn nước húp cháo? Khổng Minh lấy Xích Bích để mượn Đông Ngô đánh Tào, lại mượn Hoa Dung để tha mạng Tháo, kiềm chế con hổ Giang Đông, ngư ông thủ lợi.
  2. vejita

    vejita Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    843
    Đã được thích:
    0
    Tôi thì không hề kính phục gì Kinh Kha và không coi đó là một anh hùng.
    KK biết nhiệm vụ của mình là bất khả thi. Nhưng biết không làm được mà vẫn cố làm, đó là thái độ của một kẻ cố chấp, thiếu lý trí. kieuphong có thể cho rằng việc KK quyết tâm hành thích Tần vương là do ý thức xã hội thời đó quyết định, nhưng không thể phủ nhận việc KK, với vị trí là sứ giả nước Yên tiến hành ám sát Tần vương, là cái cớ quá tốt để nước Tần, dù có Tần vương Chính hay không, đẩy nhanh ý đồ thôn tính nước Yên. Nếu tôi nhớ không nhầm, trong Sử ký TMT có miêu tả Tần quốc là nơi đất đai khô cằn, khí hậu khắc nghiệt, dân chúng hung bạo, lại luôn phải đối phó với người Hung nô du mục. Từ nhiều đời trước, việc bành trướng xuống phía nam đã luôn nằm trong tâm trí các quân vương và quý tộc Tần. Tần vương chẳng qua cũng chỉ là đại diện cho nước Tần. Vì vậy giả sử Tần vương Chính có bị tiêu diệt, điều đó cũng không thể cản được ý chí của Tần là thống nhất toàn bộ TQ.
    Chắc chắn vẫn phải tìm cách tiêu diệt Tần Vương, nhưng biện pháp lấy danh nghĩa sứ giả để ám sát giữa triều đình là hành động lỗ mãng của kẻ thất phu.
    Đó là bàn về trí, bàn về lực thì KK và DC có thể đem lại một chuyện cười khá thú vị cho các cao thủ trong KHC này. Võ công của TTH theo SK TMT là quá tệ. Chỉ riêng việc lúng túng không rút được kiếm ra đã cho thấy đây không phải là một người thiện dùng kiếm, cũng không phải là một người biết võ vì thiếu hẳn sự bình tĩnh khi ứng chiến. Thế mà KK còn tệ hơn nhiều. Đã nắm được tay áo của TTh mà còn đâm trượt, để đối phương dằng ra chạy mất.
    Chắc kieuphong muốn nói tới việc Phàn Ư Kỳ tự cắt đầu làm quà cho Tần Vương. Tôi nhất trí đó là một chi tiết rất đắt.
    ?ođặt thiên hạ lên trên cái tôi?, lập luận đó nghe cũng lọt tai, nhưng đặt vào hoàn cảnh thời phim về thời Chiến quốc thì việc Vô danh tha mạng cho TV là hành động xuẩn ngốc.
    Khái niệm ?othiên hạ? thời CQ là một khái niệm gượng ép. Nó chẳng qua chỉ thể hiện quyền lực danh nghĩa của các vua thời Chu đối với các chư hầu. Kể cả ở tiền triều là nhà Thương, TQ vẫn chưa đạt đến mô hình phong kiến tập quyền. Triều đình trung ương không hề có quyền lực quyết định đến các chư hầu. Việc kế vị, bổ nhiệm quan chức, mở rộng lãnh thổ vẫn do các chư hầu tự quyết định, ngôn ngữ giữa các nước cũng khác nhau. Nghĩa là TQ thời đó vẫn chỉ là tập hợp của nhiều quốc gia nhỏ có chủ quyền, chỉ lệ thuộc trên danh nghĩa vào triều đình trung ương. Tình hình trên vẫn tồn tại như vậy đến cuối thời nhà Chu. Do đó việc ?othống nhất thiên hạ? chẳng qua chỉ là cách nói của kẻ chiến thắng, còn người bị chinh phục thì gọi đó là sự xâm lược.
    Các cuộc thôn tính của TV nói riêng và nhà Tần nói chung luôn gây ra những cuộc tàn sát quy mô lớn, chắc mọi người vẫn còn nhớ những gì Bạch Khởi đã làm trước đó. Vô danh chắc chắn biết điều này, và với tư cách là một hiệp khách trừ gian diệt bạo, chắc chắn TV là cái đích tốt nhất.
  3. kysirong

    kysirong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/02/2002
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Như vậy bất kể vì mục đích gì "anh hùng" cũng ko thể sử dụng những thủ đoạn đê tiện để đạt mục đích ( như Mộ Dung Phục ), điểm này chắc ko ai phản đối.
    Còn vejita nói về chữ " trí " của người anh hùng thì tui thấy cũng đúng, người anh hùng phải biết nhìn xa trông rộng thấy trước lịch sử, không chạy theo cái nghĩa mù quáng của xã hội ( như Kinh Kha nắm chắc thất bại mà vẫn làm ).
    Lạm bàn về Khổng Minh một chút. Kế sách lúc đó của Khổng Minh là chia ba thiên hạ...
  4. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Bác vejita, tôi cũng chưa từng coi Kinh Kha là anh hùng. Có điều tôi kính trọng cái khí tiết khẳng khái ra đi của ông ta. Đó là lí do vì sao tôi lấy chữ ký là lời ca của Kinh Kha trong khi lại đề cập đến cái nhìn trong "Anh hùng".
    Cũng xin nhắc lại là "Anh hùng" là 1 bộ phim dã sử được thể hiện với quan điểm của thời đại ngày nay. Cho nên nếu bình về "Anh hùng" (phim), thì những lí luận của bác vejita (mặc dù có sức nặng của riêng nó) khi cho rằng Vô Danh kô hành thích Tần Vương là sai thì quả thật kô được thỏa đáng. Nếu như là sự thật lịch sử thì làm gì có ông Tàn Kiếm đã kề gươm vào cổ Tần Vương mà kô hạ thủ? Cũng chả có Tàn Kiếm thứ 2 bước ra ngăn Kinh Kha đừng hành thích Tần Thủy Hoàng mà chỉ có mỗi Trường Không, trong chính sử là Phàn Ư Kỳ thôi.
    Nếu nhìn hành động của Kinh Kha bằng cặp mắt của người xưa, xem "Anh hùng" bằng nhận thức của thời đại này, thì chẳng có gì là trái ngược ở đây cả.
  5. bactinhlang

    bactinhlang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2004
    Bài viết:
    701
    Đã được thích:
    0
    Đúng là khi xét trường hợp của Kinh Kha thì không nên đưa chữ "trí" lên trên chữ "dũng".Bởi lẽ nếu như dùng cái trí để mà xét thì có lẽ nhân loại sẽ không có anh hùng mà chỉ có các gian hùng và hiêu hùng thôi.Bởi lẽ ai chẳng tính toán thiệt hơn,nên vì lợi mà làm thì chắc chắn là không thể có những hành động khí khái lưu danh thiên cổ được.
    Phàm đã là kẻ sĩ thì chữ nghĩa và dũng mới là quan trọng.Dự Nhượng cắt lưỡi để có thể đền ơn người đã đối đãi với mình như là quốc sĩ đó thôi.Cảm cái nghĩa mà đưa cái dũng của mình ra đền đáp,đó là hành vi mà những bậc anh hùng xưa nay vẫn làm.
    Lạm bàn sang phim Anh hùng một chút,đúng như Kiều Phong đã nói.Cái nhìn của Trương Nghệ Mưu là cái nhìn của một người ở thời đại này.Không thể nói như vejita rằng việc thống nhất thiên hạ của TV là không đủ để dẹp yên cảnh nồi da nấu thịt được.Thử hỏi một khi mà TV đã bình định được tất cả các nước thì có phải là TV đã dẹp được lực lượng quân sự của các nước nhỏ và đặt sự cai trị của mình lên họ không,vậy thì họ lấy đâu ra quân để đánh nhau nữa?
    Việc Vô Danh tha cho TV là việc nên làm đấy chứ,bằng chứng là cuối cùng Phi Tuyết - người luôn phản đối chuyện tha cho TV - cũng đã bỏ qua cho Tàn Kiếm đấy thôi!
  6. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Trong mọi trường hợp tôi vẫn cho rằng khi xét một người nào đó ta cần xét chữ "trí" trước chữ "dũng". Một người nếu thiếu trí chỉ hành động đũng cảm thì. Cái dũng này là cái dũng của kẻ thất phu nói theo ngôn ngữ ngày nay là chủ nghĩa anh hùng cá nhân, nó không đem lai lợi ích thiết thực cho ai, ngoại trừ danh tiếng. Nhưng hình như - theo tôi - danh tiếng ấy khá đắt. Đọc lại sử ta thấy rất nhiều trường hợp này... tôi đồng ý là đó là do ảnh hưởng ý thức hệ của thời đại ấy nên có lẽ không trách được.
    Bàn về anh hùng có thể có rất nhiều tiêu chuẩn.
    Tuy nhiên nếu chỉ xét hai chữ trí và dũng thì còn thiếu sót. Ai dám bảo TTH không trí dũng, ai dám bảo Tào Tháo không trí dũng... Xét anh hùng thì cần xét thêm chữ "Nhân" mới đủ và tôi cho rằng chữ Nhân này phải đặt trước cả chữ Trí và Dũng. người anh hùng phải có tấm lòng muốn làm lợi cho người dân. Nếu có trí dũng mà thiếu nhân thì không phải là anh hùng mà là gian hùng.
    Xét người ta có thể phân làm 4 hạng
    1/ kẻ tiểu nhân: Thiếu đức mà bất tài vô năng, chỉ chuyên đâm bị thóc thọt bị gạo.... không đáng để bàn.
    2/ Kẻ quân tử có đức, mà mà thiếu tài. Hạng này ta thấy cũng rất nhiều... thường vì không đủ tài để thay đổi XH nên thường ở ẩn, cười đời.... tuy không có dấu ấn quyết định nhưng cũng làm cho mọi người ngưỡng mộ và có ảnh hưởng tốt.
    3/ Kẻ gian hùng, có tài (trí dũng) nhưng thiếu đức (nhân)... kẻ này rất nguy hiểm, vì thường đem trí tài phục vụ cho mục đích cá nhân.
    4/ Người anh hùng: đủ trí đủ tài để xoay chuyển càn khôn, làm lợi cho mọi người, đây là đối trọng, kiềm chế kẻ gian hùng. Nhưng rất hiếm gặp... trăm năm chỉ có một thôi...
    honghoavi
  7. Lioncouer

    Lioncouer Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2004
    Bài viết:
    354
    Đã được thích:
    63
    Nhảm nhí , vậy chứ đứa nào bị Kinh Kha cầm gươm rượt chạy vòng vòng ? Đứa nào ném hộp sắt cản gươm Kinh Kha cứu Tần Vương một bàn thua trông thấy ? Kinh Kha thất bại là do xui xẻo chứ bất khả thi, cố chấp hồi nào
  8. uziyama

    uziyama Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/07/2004
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    1/ Kinh Kha có định giết ngay Doanh Chính không?
    2/ Tay áo Doanh Chính làm bằng vải gì?
    Làm ơn đọc lại Sử Ký cho đàng hoàng đi. Đoạn đó có 3-4 trang sách ngắn ngủn mà đọc còn chưa thông, bịnh wé ...
    Đọc khác với đánh vần, nó còn cần 1 chút óc nữa ...
  9. bactinhlang

    bactinhlang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2004
    Bài viết:
    701
    Đã được thích:
    0
    To honghoavi :
    Nếu như đặt chữ "trí" lên trên chữ dũng thì chúng ta có các bậc anh hùng xả thân vì nghĩa không?
    Nếu đặt chữ "nhân" lên trên chữ "dũng" và chữ "trí" thì sẽ chỉ có những kẻ mềm yếu không dám quyết mà thôi.
  10. indochine

    indochine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    anh hùng - tôi nghĩ từ này nghĩa rộng wá khó mà định nghĩa, nhưng luận về anh hùng thì cũng thú vị cho dù cũng 3-7 dg. Tôi thì chỉ thích luận anh hùng theo kiểu xưa thôi, còn anhhùng dân tộc hay gì gì đó thì kg dám ...
    với tôi thì trong từ anh hùng, chử " trí " kg có 01 vị trí quan trọng, vì vậy nói KinhKha kg phải anh hùng vì kg có trí này là kg dc, chữ dũng cũng vậy, KK dc mọi ng coi là anh hùng kg phải vì dũng lực hơn ng mà ở khí chất anh hùng. Vì vậy có thể nói 01 ng dc coi là anh hùng trước tiên phải hội đủ 02 chữ nghĩa - khí. ngoài ra do ảnh hưởng of đạo khổng nên các anh hùng còn có thêm nhân - trung ...

Chia sẻ trang này