1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

LUẬN BÀN CÁC NGUYÊN TẮC TRONG VÕ THUẬT !

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi geotimes2005, 26/01/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. geotimes2005

    geotimes2005 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/07/2006
    Bài viết:
    1.096
    Đã được thích:
    0
    Nhà bác này có vẻ dùng sai từ rồi, cái ly thì đúng là dùng để uống trà, chứ em chưa thấy dùng cái "nguyên tắc" để uống trà bao giờ.
    Khà khà, người võ cao, tâm hồn thường tao nhã và phóng khoáng, vì vậy các cụ thường đạo trà cũng chỉ là cái thú bình thường mà thôi.
  2. geotimes2005

    geotimes2005 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/07/2006
    Bài viết:
    1.096
    Đã được thích:
    0
    Các nguyên tắc khi phòng thủ đỡ đòn và phá đòn !
    1. Nguyên tắc dĩ nhu thắng cương
    - Nhu kông phải là mềm, yếu mà là nguyên tắc đỡ đòn hiệu quả nhất: lái lực, dẫn lực, là phương thức tiết kiệm sức lực nhất.
    - Người yếu dùng nhu để chống lại kẻ mạnh là lẽ tất nhiên, nhueng kẻ mạnh mà dùng nhu thì khủng khiếp, hiệu quả tăng lên mấy lần.
    - Đòn đỡ nhu là đòn đõ đi liền với vòng xoáy của cổ tay, chân,..hướng đi của quyền là hình vòng cung hay hình tròn, mục tiêu là lái, dẫn lực của đối phương ra ngoài khỏi vùng nguy hiểm. Khi gặp phải kẻ mạnh mà mang cái cương của mình ra mà đỡ thì chỉ có nước gãy tay, gẫy chân thôi.
    - Đòn nhu còn là tránh chỗ mạnh để đỡ, nguyên tắc này cũng không phải ai cũng hiểu được. Ví dụ khi đá tập có bao che, người mạnh có thể đá vang cả người cầm bao là chuỵên bình thường, ví dụ thật rõ ràng rằng khi thực hiện một đòn đá vòng cầu thì hơn 90% lực tập trung ở mu bàn chân, để đỡ đòn này không được tiếp xúc vào chỗ tập trung lực ấy, tuy nhiên chỉ cần dùng một đòn rất nhẹ tác động vào đầu gối hay phần đùi non chẳng hạn thì đã vô hiệu được đòn đá mà người đá không thể đỡ được.
    - Học càng cao thì lực càng tập trung vào một điểm đánh, đó chính là điểm tiếp xúc, Đòn cao nhất của nhu là lấy thân mình để đỡ (cứ để cho đánh thoải mái) lực ngàn cân nhưng mà như đánh vào bị bông, hụt hẫng ! chỉ cần tránh được điểm tiếp xúc 5 phân, lực đã giảm đi 60 - 90 %.
    - Nhu là một hình thức đỡ kiểu đưa võng, một đứa con nít cũng có thể đưa võng cho một người 1 tạ hoặc hơn, vì chỉ dùng rất ít lực, quan trọng nhất là thời điểm đỡ (khi võng dừng chuyển bị chuyển hướng) tuy nhiên sai một ly nhưng đi một dặm. chính vì vậy đòi hỏi sự chính xác rất cao, muốn vậy phải tập nhiều và thật từ từ.( Cái này các bác mà ở đây áp dụng vài chiêu thì mới thấy hết được hiệu quả, hì hì )
    - Nhu là hình thức tiếp thêm lực cho đối phương, ví dụ khi thực hiện một đòn đá từ dưới lên thì mình tiếp thêm cho nó lên cao, đến khi hắn ngã thì thôi, hề hề.
    Được geotimes2005 sửa chữa / chuyển vào 13:03 ngày 29/01/2007
  3. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Trí thì vẫn động, nhưng tốt hơn là HÃY ĐỂ CHÂN TAY TA, CƠ THỂ TA TỰ TÌM MỤC TIÊU MÀ NÓ MUỐN.
  4. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    He, he, he,...............
    Thần thì chẳng phải, tập võ là thể hiện ra được bằng tay chân, tay chân đã mệt lại làm cho đầu óc cũng mệt vì mấy cái quán tưởng và tưởng tượng tận trên 9 tầng mây thì....... ặc, mệt quá.
    Bài quyền chỉ là động tác tay chân cho linh hoạt, còn tay chân ta có hoạt được hay không lại là chuyện khác.
    Tóm lại rảnh rảnh thì chơi chò chơi nào đó để thay đổi cảm giác chẳng hạn: VỪA ĐỌC BÁO VỪA TỰ NHIÊN BẮT CÁ TRONG BỂ.
  5. geotimes2005

    geotimes2005 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/07/2006
    Bài viết:
    1.096
    Đã được thích:
    0
    2. Nguyên tắc Đánh vào gốc đòn.
    Đánh vào gốc đòn là phương thức hiệu quả nhất trong phòng thủ và phá đòn.
    - Khi tấn công, tấn bao giờ cũng phải vững, tấn không vững không thể tấn công.
    - Khi mất tấn thì cơ thể chỉ có một phản ứng duy nhất, tìm lại cân bằng (tấn).
    - Khi thấy địch tấn công ta tập trung đánh vào gốc phát ra lực tấn công, và quá trình truyền lực, không đánh vào chỗ tập trung lực. đặc biệt là các điểm nhạy cảm như đầu nối các xương (khớp).
    ví dụ: khi địch đá vòng cầu ta chỉ cầu(quãng đường đi của chân khoảng 1,2m đến 2m, tùy môn phái) nhấc chân đá ngay vào phía dưới đùi non (quãng đường đi độ 40 - 60cm) hoặc dịch tấn đánh ngay vào chân trụ. qua đây còn nhận thấy đánh vào gốc đòn là phương thức xử lý nhanh nhất (đường đi ngắn nhất)
    - Đánh vào gốc lực thì không phân biệt khi nào là đỡ, khi nào là tấn công, tấn công cũng là phòng thủ mà phòng thủ cũng là tấn công.
    - Khi phòng thủ, chỉ cần lệch trọng tâm của mình đi 5 cm thì quả đấm đã bị trượt ra ngoài ngay. trong tất cả các "hình" quyền thì thân pháp là hiệu quả nhất.
  6. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Đọc lại thấy "mót" cười quá. Xin lỗi thầy Bính cùng anh em NN.
  7. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Ngày xưa em cố ghép mấy bộ pháp vào trong múa Lân. Coi vậy thấy cũng không được sinh động lắm. Sau này đám đệ tử (về múa Lân) coi vậy chứ nhiều thằng không biết võ nhưng múa đẹp hơn em nhiều.
  8. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Cú đấm không cần ý nghĩ là cú đấm dạng vô thức, tuy nhiên tại thời điểm đó đầu óc ta chưa kịp nghĩ nhưng tay chân ta đã nghĩ hộ rồi và nó tự động xuất kích. Và có thể coi cú đánh này là cú đánh của giác quan thứ 6 dựa vào linh cảm và mẫn cảm của đôi tay, tức là không cần nhìn và không cần suy đoán nên như thế này hay nên như thế kia mà vẫn đánh trúng đối thủ.
    Cái đoạn bôi vàng ấy, tui không hiểu ý bạn là như thế nào ?
  9. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Tóm lược 1 câu đơn giản ý của Cuonglhvt là:
    VÕ THUẬT CÓ THỂ SẢN SINH RA DƯỠNG SINH VÀ GIẢI TRÍ, NHƯNG TUYỆT NHIÊN DƯỠNG SINH VÀ GIẢI TRÍ KHÔNG SINH RA VÕ THUẬT.
  10. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Tớ thì chẳng có nhiều nguyên tắc như cậu, võ của tớ đơn giản lắm chỉ cần có mỗi 2 nguyên tắc thôi:
    1. NGUYÊN TẮC RỐI LOẠN
    2. NGUYÊN TẮC PHÂN TÂM
    Chẳng biết 2 nguyên tắc của mình có chùng hợp của ai không ?

    À mà lão M đâu rồi ? Nguyên tắc của lão là gì vậy ? Mọi khi những chủ đề như thế này lão hay đưa những nguyên tắc quái dị của lão vào lắm.

Chia sẻ trang này