1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luận bàn về Thiếu Lâm Tự trong Kim Dung truyện

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi rua_nor, 07/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rua_nor

    rua_nor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    Cùng Vi Tổng Quản, có lẽ bằng hữu chưa đọc rõ lời dẫn của tại hạ nên có 1 vài ngộ nhận mà tại hạ thấy cần đính chính. Tại hạ chỉ là người trưng công phu trên của cố nhân cho mọi người cùng thưởng thức vì thấy nội dung phù hợp với chủ đề & quan điểm của tại hạ.
    Dẫu sao cũng xin cám ơn lời ngợi khen của các bằng hữu .
    Ủa, Vi Tổng Quản tặng 5stars rùi nhưng sao giờ vẫn chưa tới tay tại hạ nhể ? Hay là mấy cô vợ giành lại chia cho con đàn cháu đống của quý cô nương rùi ?
    -------------------------------------------------------
    Cảm nhận thô thiển của tại hạ thì hình ảnh của rất nhiều Đại sư Thiếu lâm trong các tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung Tiên Sinh được xây dựng cao thâm... hiểm hơn Nhạc Bất Quần nhiều . Đấy là 1 thành công của KD tiên sinh nếu hình tượng các phương trượng Thiếu Lâm được xây dựng theo hướng ấy. Còn nếu Kim lão gia xây dựng hình ảnh các đại sư Thiếu Lâm theo hướng ?T từ bi, hỉ xả ?T của nhà phật thì .... ôi thôi còn gì tệ hơn vì còn đâu hình bóng cao cả của các đại sư Thiếu Lâm Tự ngoài đời
    Hình ảnh cao đẹp ngoài đời của các sư sãi chùa Thiếu Lâm được Nguyễn Duy Chính tiên sinh tả trong bài viết ? chùa Thiếu Lâm & võ thuật Trung hoa ? . Có dịp tại hạ sẽ post bài viết trên của NDC tiên sinh lên chủ đề này để hào sĩ giang hồ cùng so sánh.
    Oh...lah...lah
  2. T_T_T_new

    T_T_T_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    A di đà phật
    Hỡi ôi hỡi ôi.
    Chẳng qua cũng là con tinh thần của Kim Dung tiên sinh mà thôi, tiên sinh chắc hẳn lường trước hết rồi.
    Thiếu Lâm tự là Bắc Đẩu Thái Sơn của Võ học, là bởi đã có một vị ***** thành huyền thoại : Sơ Tổ Thiền tông Đạt Ma sư tổ.
    Thực ra ngay trong truyện của tiên sinh đã bỏ qua một điều trong thực tế: Đó là Thiếu Lâm tự gồm ba loại: hai loại tăng : TăngVõ tăng Tục gia đệ tử. Toàn bộ những nhân vật tiên sinh nói đến trong tác phẩm đều là Võ tăng hoặc tục gia học võ.
    Nguyên Đạt Ma sư tổ đặt ra các phương pháp luyện công chỉ với mục đích giữ gìn, luyện tập sức khoẻ, với thuyết Tiểu thiên vũ trụ, hoà con người vào Thiên nhiên.
    Ngài đâu định dậy Võ để đánh nhau.
    Nên nhớ rằng trong thực tế Lịch sử ngài là Tổ Thiền tông, tức là nặng về Thiền học hơn Võ học.
    Nhưng khi chỉ xét tăng Thiếu Lâm tự dưới khía cạnh Võ, thì tức là đã coi họ về Võ quan trọng hơn Thiền. Kim Dung tiên sinh dựng nên những vị Phương Trượng chuyên môn lấy Thiền để bổ sung cho Võ, chứ có thấy ai lấy Võ bổ sung cho Thiền đâu.
    Chẳng qua cũng là ý Tiên sinh cả.
    Khi đã lấy Võ lên đầu, thì tất nhiên phải có tinh thần của Võ : Ham học hỏi, thèm khát sự vươn lên, mong muốn Chiến thắng.
    Đã thèm khát, mong muốn hơn người, than ôi, tức là đã mang cái Sân rồi.
    Cho nên đừng nhìn các vị tăng Thiếu Lâm tự trong tiểu thuyết Kim Dung là các vị Sư, mà phải coi đó là các Võ sĩ, khoác áo thầy tu.
    Bản chất của họ là Võ sĩ, võ sư.
    Mà hơn thế nữa, là các Võ sĩ đã được người ta tôn sùng quá nhiều, tâng bốc quá nhiều. Ai cũng coi là Bắc Đẩu Thái Sơn cả, hàng trăm năm như vậy, làm sao không sinh kiêu? Bởi vì trong truyện, làm gì có vị Chân tăng nào (không học võ) đâu, nên cũng chẳng ai ngăn cản được cái khí độ của các vị.
    Họ lại tự giam mình trong chùa, nên có thể nói kiến thức của họ về xã hội còn thua kém người ngoài nhiều lắm, dù cho Võ có giỏi cũng chỉ là Võ biền.
    Các vị Võ tăng cũng tham lam, thèm khát, mà lại biết nhiều món độc địa, lại không bị kìm hãm, nên khi đã nẩy lòng tham, nẩy lòng tà thì còn kinh hơn người thường. Hơn nữa họ lại luôn nghĩ họ là đúng, từ trên xuống dưới mất rồi.
    Cho nên hình ảnh các vị hoà thượng Thiếu Lâm tự trong truyện của Kim Dung tiên sinh mới bị tha hoá như Rua_nor thí chủ đã phân tích. Chữ Thiền sư đã được tiên sinh biến hoá nhiều quá.
    Tiên sinh đã xây dựng họ là Võ sĩ, chư vị đừng bắt, đừng nghĩ họ là Sư thật, tội nghiệp họ quá.
    Trong thực tế, Võ tăng chỉ là bậc dưới trong cửa của Thiếu Lâm tự để bảo vệ chùa thôi. Trưởng thượng chính là các vị Chân Thiền sư không biết võ hoặc chỉ tập khí công giữ gìn sức khoẻ mà không bao giờ ra tay cả. Chính những vị đấy mới là người điều khiển chùa - và thực tế là không điều khiển Võ lâm.
    Thiện tai thiện tai.
    Chứ cứ như bần tăng đây, chẳng lại hơn sao. Hoặc như lão đồng chí Bất Giới hoà thượng, chẳng lại hơn sao.


    -----------------------------------------
    Không thị Sắc, Sắc danh Không
    Ngày nào cũng phải nhuốm hồng trần.
  3. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Rua_nor bằng hữu đã trở lại thật là khả hỉ khả hỉ. Có điều Đại sư Tam Tê đã giải đáp phần lớn, tại hạ cũng chỉ xin bổ sung một vài chi tiết thôi.
    Đúng như Tam Tê Đại sư đã viết, khi đã đụng đến võ học rồi, tất nhiên sẽ có niềm đam mê. Đó là niềm đam mê luyện được thần công tuyệt thế, thấy kì thư bí cấp thì không dằn lòng được, niềm đam mê chiến thắng bản thân. Đó chính là lúc tâm ma nổi lên rồi vậy. Phương Chứng, dù là một cao tăng bậc nhất, tinh thông Phật học, nhưng vẫn còn than thở vì chưa có duyên đọc qua Quì Hoa Bảo Điển, đến nỗi bị Xung Hư nhắc nhở. Như lời nhà sư già quét rác trong Tàng Kinh Các đã nói, võ công học được sẽ giết người, đam mê luyện tập võ công là đã sa vào ma đạo, cho nên cần phải lấy Phật pháp điểm hóa, dùng Thiền để điều hòa sát khí do luyện võ mà ra. Tỉ như Giác Viễn đại sư, Không Kiến thần tăng, những vị đó nội lực cao cường, Phật học thâm sâu, thực sự là hình ảnh của những vị cao tăng đắc đạo, luyện nội công, võ công chỉ để cường thân kiện thể. Không Kiến tuy luyện được Cửu Dương thần công, thân thể trở thành kim cương bất hoại, có thể hạ Tạ Tốn dễ dàng, nhưng vẫn cam lòng để Tạ Tốn đánh mười ba quyền, vì cứu họ Tạ mà bị chết. Đến như Giác Viễn thì lại còn ghê gớm hơn nữa. Nhà sư có nội lực cao thâm mà lại không biết, chỉ cần di chuyển đôi chân là đã xóa được bàn cờ do Côn Luân Tam Thánh Hà Túc Đạo vạch lên đất. Hình ảnh Giác Viễn, cũng như nhà sư già quét bụi, chính là cảnh giới cao nhất mà các cao tăng Thiếu Lâm Tự luôn mong muốn đạt đến, võ công cao cường, Thiền học thâm sâu.
    Một điều dễ nhận thấy là những hình ảnh lí tưởng đấy đa số đều là những người không nắm giữ chức vụ quan trọng nào trong Thiếu Lâm Tự. Giác Viễn, nhà sư già, chỉ là những nhà sư bình thường, trông coi việc tạp dịch nơi Tàng Kinh Các; Không Kiến tuy nằm trong Tứ đại thần tăng nhưng cũng không có quyền hành gì. Điều này cũng dễ hiểu. Một người lãnh đạo, cho dù là một tổ chức Bang hội, Giáo phái, hay cả là một ngôi tự, đều muốn cho cơ sở của mình ngày càng hưng thịnh, phát triển, dương danh võ lâm. Mà như thế thì đã phạm vào ba chữ Tham, Sân, Si rồi còn đâu. Xưa nay kiếm người hoàn hảo đã khó; kiếm lãnh đạo hoàn hảo càng khó hơn.
    Trở lại bài viết của vị bằng hữu Độc Cô một thời đã từng được đăng trên Việt Kiếm. Bài viết đấy tuy không phải vô lí, nhưng lại là một cách viết rất giống lối làm phim hài của Hollywood, tức là lấy một chuyện nghiêm túc và nhìn lại vấn đề theo khía cạnh hài hước. Người ta có thể bảo chuyện Thiếu Lâm Tự giam giữ Doanh Doanh sau khi không chịu truyền Dịch Cân Kinh cho Lệnh Hồ Xung là sai; nhưng mấy ai biết được nhờ ở Thiếu Lâm Tự, nghe tiếng tụng kinh niệm Phật mà tính tình của Thánh cô đã giảm bớt đi sự nóng nảy, sát khí cũng hạ dần, không còn chuyện động một tí là giết người. Thiên hạ có thể phê phán hành động hồ đồ của Huyền Từ đại sư, nhưng đứng trên phương diện là một con dân Đại Tống bảo gia vệ quốc thì vụ tập kích ngoài Nhạn Môn Quan không thể gọi là tàn nhẫn và vô sỉ được. Vốn có câu "Binh bất yếm trá", trên chiến trường chỉ có chuyện ngươi chết ta sống, lục thân cũng có thể không nhận. Chỉ có thể trách Huyền Từ đã tin lầm gian kế của Mộ Dung Bác mà thôi, tội làm việc thiếu trách nhiệm. Cũng có ý kiến cho rằng Thiếu Lâm Tự giam cầm Tạ Tốn dưới hầm sâu là tàn nhẫn; nhưng cũng nhờ ngày ngày nghe Độ Ách, Độ Nạn, Độ Kiếp tụng kinh Kim Cương mà Kim Mao Sư Vương lừng lẫy hào khí ngất trời năm xưa đã có thể nhịn nhục để người võ lâm nhổ nước miếng vào mặt. Thật là đáng phục lắm thay!
    Thiên hạ không có chuyện gì trọn vẹn cả. Cao tăng Thiếu Lâm Tự cũng vậy, cũng có những khuyết điểm, có tham, sân, si, có yêu, có hận như Huyền Từ. Những bậc cao tăng đắc đạo thì lại không có địa vị quan trọng để điều khiển võ lâm. Mấy ai có thể như Bất Giới, cạo đầu làm sư, nhưng lại không theo giới luật, hoặc như Giác Viễn, thà để người ta đánh chứ không đánh lại bao giờ?
    Si l'amour existe encore
  4. MieuNhanPhuong

    MieuNhanPhuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2002
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    Tại hạ rảo qua đây, thấy cái chủ đề có tên dài thoòng, tưởng của vị thiếu niên anh hùng nào định chơi nổi nên chưa ghé mắt qua, hôm nay thấy có TTT hoà thượng, NVL huynh, Kiều đệ... cũng xuất chiêu nên vào xem, không ngờ được thấy cách đặt vấn đề khá hay của rua_nor huynh ! Lâu lắm rồi mới lại thấy ở đây một chủ đề thực sự có ý nghĩa Kiếm-hiệp-luận như vậy. Vì thế tại hạ cũng chả sá chi thời giờ eo hẹp mà ghé vào đây góp vài lời. Tiếc rằng tham gia hơi muộn, nên chỉ xin bàn đến hai bài, một của Thứ-bảy-buồn huynh (một trong những-người-muôn-năm-cũ của box này), và một của vị bằng hữu của rua-nor huynh !
    Tại hạ chỉ có đủ thời gian đọc lướt qua nên có chỗ nào trùng lặp với ý kiến các vị đã thảo luận thì xin được lượng thứ !
    Yên ba giang thượng sử nhân sầu
  5. MieuNhanPhuong

    MieuNhanPhuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2002
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    Về bài luận đầu tiên (theo lời Kieuphong thì hình như là của vị Độc cô nào đó ở Việt Kiếm ? Tại hạ xem văn phong có vẻ giống huynh đệ Tao_lao trong TTVNOL này).
    Phần đầu là ca tụng võ công của Thiếu Lâm. Phần này bình thường, không có tư tưởng gì đột phá, tuy ý tứ có vẻ mỉa mai võ công Thái Sơn Bắc Đẩu của Thiếu Lâm. Tuy nhiên cũng có điểm cần lưu ý là theo nhiều tài liệu thì Đạt Ma sư tổ chỉ có một vài "tác phẩm" mang tính cơ sở, chủ yếu là Dịch Cân Kinh và Tẩy Tuỷ Kinh. Vì vậy các luận điểm cho rằng Cửu Dương chân kinh và Cửu Âm chân kinh là trước tác của đại sư là không chính xác. Môn võ công Cửu Âm bạch cốt trảo trong CACK là môn công phu âm độc hạng nhất, hạng bàng môn tả đạo chưa chắc đã luyện, huống chi là một người luôn lấy thiền là căn bản như tiên sinh. Nhân đây cũng xin nói luôn, nhiều vị bằng hữu vẫn lầm tưởng thất thập nhị tuyệt kỹ của Thiếu Lâm cũng là do Đạt Ma ***** sáng tác ra (cứ cái gì "hay" là của Đạt Ma hết ???), thực ra đó là công phu tích luỹ nhiều đời của Thiếu Lâm. Thỉnh thoảng TL tự lại xuất hiện một bậc kỳ tài, sáng tác ra tuyệt nghệ để lại cho đời sau. Hình như trong Tiếu Ngạo giang hồ Kim Dung tiên sinh cũng "lộn" (???) điểm này và thỉnh thoảng mấy nhà phê bình kiếm hiệp vẫn cứ vin vào đó mà múa bút !
    Phần sau bài luận cho rằng việc Thiếu Lâm tự ngăn cản, cấm đoán tăng chúng luyện tập tuyệt nghệ bản môn trong Tàng kinh các là sai. Thực ra đây là "chủ trương" rất đúng đắn của nhà chùa. TLT không cấm ai học võ cả, nhưng võ nghệ, đặc biệt là Thiếu Lâm, phải theo nguyên tắc "tuần tự nhi tiến", không thể "đi tắt đón đầu" như một số môn phái ma giáo được. Việc này có lý do của nó. Nếu bản lĩnh hay tiên thiên bẩm sinh của người luyện không đủ mà không biết lượng sức đi luyện những thứ cao siêu thì không chỉ hại người mà còn gây nguy hiểm cho chính bản thân. Phục Hổ chưởng chưa rành mà mơ đến Ban Nhược chưởng thì chỉ có tẩu hoả nhập ma sớm. Ngoài ra cần kể đến một yếu tố rất quan trọng khác trong võ học TL là "võ" phải đi đôi với "thiền". Căn cơ chưa vững mà vọng động thì rất dễ rơi vào đường tà. Một bản lĩnh võ học cao siêu cần phải có một công phu thiền cao tương ứng để hoá giải, kìm chế và "điều hoà" cái bản lĩnh võ học đó. Nếu không thì hậu hoạn thật khôn lường. Mộ Dung Bác và Tiêu Viễn Sơn là những dẫn chứng điển hình về việc này.
    Tóm lại, việc chùa Thiếu Lâm quy định khắt khe việc tập luyện võ học ở Tàng kinh các (chứ không phải ngăn cấm) trước hết là vì chính bản thân người luyện chứ không phải vì lòng ích kỷ của nhà chùa ! Người chịu trách nhiệm coi Các mà lơ là nhiệm vụ thì dĩ nhiên là cần trừng phạt theo quy định. Có gì là không hợp lý ? Giác Viễn vừa học trộm kinh sách vừa "bỏ quên nhiệm vụ" thì chịu phạt là đúng quá rồi còn gì ? (hà hà...điểm này đọc nghe có vẻ "ngang ngang" ấy nhỉ ? Các vị huynh đài có cao kiến gì về cách Thiếu Lâm tự "xử" thầy trò Giác Viễn không ?)
    Yên ba giang thượng sử nhân sầu
    Được MieuNhanPhuong sửa chữa / chuyển vào 00:55 ngày 14/01/2003
  6. MieuNhanPhuong

    MieuNhanPhuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2002
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    Tiếp theo, bài luận đề cập đến việc Thiếu Lâm "cố chấp", chỉ biết giữ khư khư 72 tuyệt kỹ để đến nỗi bị hiểu lầm. Điều này cũng không đúng! Tuyệt kỹ bản môn có khi nào truyền cho người ngoài được, trừ khi bị đánh cắp hay "thất thoát" mà thôi. Phái nào mà chẳng vậy. Và cũng thế, lỡ vụ "tai tiếng" nào xảy ra trên giang hồ mà phái nào xui xẻo bị phát hiện thì cũng đành ôm sô chứ biết làm thế nào. Ví dụ như một gã uy tín kiểu như "Trại Gia Cát X Y Z" gì đó sờ mũi nạn nhân rồi thốt lên "quả nhiên là tuyệt kỹ Thất bộ đoạn hồn" của Dương Gia ở Tứ Xuyên thì cái họ Dương xấu số đó có 3 mồm 8 tay cũng khó mà biện giải được! Nỗi khổ này đâu của riêng ai, nào chỉ riêng TL gánh chịu ? Tiêu Viễn Sơn chả cũng "lợi dụng" điểm này để vu oan cho nhà Mộ Dung đó sao ?
    Những việc phê phán tiếp theo của bài luận, theo tại hạ, cũng là "oan" cho Thiếu Lâm tự. Học lén võ công đương nhiên bị khép vào tội phản môn, điều này không cần bàn cãi. Có điều cái mà Trương Quân Bảo, Quách Tường và Vô Sắc đại sư nghe được không phải là "học lén", mà là cơ duyên họ được thụ hưởng. Có phải Giác Viễn tự học mà bị nghe lén đâu, trước khi viên tịch ông đọc cho họ nghe đấy chứ ! Vả lại Trương Quân Bảo là đệ tử của ông thì lại càng không có chuyện nghe lén !
    Còn Hư Trúc ? Dĩ nhiên là gã hoà thượng tốt số này đã gỡ lại thể diện cho Thiếu Lâm, nhưng nếu chỉ vì thế mà bỏ bê pháp quy thì còn gì là danh tiếng của chùa ! Kể ra thì cũng có thể "linh động" cho Hư Trúc đoái công chuộc tội, nhưng làm thế trước mặt anh hùng thiên hạ thì mất mặt quá. Kể ra mấy vị trụ trì cũng có chỗ khó xử của họ. Ngay như Mai Phương của VN đi thi hoa hậu lọt vào top 15 còn chưa được miễn thi đại học nữa là gã Hư Trúc kia (hà ...so sánh hơi bị khập khiễng !)
    Yên ba giang thượng sử nhân sầu
    Miêu huynh, tiểu đệ mạn phép sửa lại cho nó chính xác 1 tí, mong huynh tha lỗi.
    Được kieuphong sửa chữa / chuyển vào 05:56 ngày 14/01/2003
  7. MieuNhanPhuong

    MieuNhanPhuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2002
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    Đến việc luận đến sự "ngu si" và "cứng nhắc" của Không Kiến khi định cảm hoá Tạ Tốn đến nỗi uổng mạng thì lại càng tỏ ra là tác giả (bài luận) chưa suy nghĩ kỹ khi đọc truyện ! Lại còn khuyên Không Kiến phải "ma le" giống vị sư già ở Tàng Kinh Các nữa ! hỡi ôi, hai ngài có khôn thiêng mà sống dậy thì e rằng cũng phải tức uất lên mà chết mất thôi !
    Mục đích của Không Kiến chịu 13 quả Thất Thương Quyền của Tạ Tốn là gì ? Là cảm hoá Kim Mao sư vương! Ông có thành công không ? Đã thành công! Chính cú đấm oan nghiệt hạ sát đại sư đã khiến Tạ Tốn hiểu ra lòng từ bi hỉ xả của phương trượng Thiếu Lâm mà hối hận và day dứt. Tại hạ cho rằng đó cũng là một động cơ đưa đến sự quy y của Tạ tiên sinh sau này. Than ôi, ngoài người của nhà Phật e rằng khó ai có thể làm cái việc hy sinh quên mình như vậy.
    Còn nhà sư ở Tàng kinh các trong TNGH ? Nói một cách đơn giản, ông không thể hi sinh một cách cứng nhắc như vậy được, bởi đơn giản là Tiêu Viễn Sơn và Mộ Dung Bác không phải là Tạ Tốn. Nói ngắn gọn, ông vừa làm công việc của Không Kiến (chịu đòn) vừa làm công việc của 3 vị Độ Ách, Độ Kiếp, Độ Nạn (giảng kinh) để cảm hoá 2 vị Nam, Bắc kia !
    Continue, việc Huyền Từ đại sư dẫn đầu anh hùng võ lâm đi chặn quân Liêu để cứu đất nước khỏi hoạ xâm lăng, xét về mặt nào đó, có thể so với việc các nhà sư Thiếu Lâm đã ra tay giúp đỡ vua Đường. Nếu ta phủ định hành động của Thủ lãnh đại ca thì xem như cũng phủ định công lao của những nhà sư TL kia. Nếu vua Đường mà cũng nghĩ như vậy thì làm gì Thiếu Lâm tự được một thời phát triển rực rỡ sau đó ???
    Yên ba giang thượng sử nhân sầu
  8. MieuNhanPhuong

    MieuNhanPhuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2002
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    Tóm lại, theo tại hạ, bài luận mà Thứ-bảy-buồn huynh đưa lên chưa nêu lên được những điểm đáng phê phán của chùa Thiếu Lâm. Thực ra thì Thiếu Lâm tự không phải là không có điểm dở. Phái Thiếu Lâm, cũng như bất kỳ một thể chế chính trị xã hội to lớn nào, trải qua nhiều năm tháng, cũng vướng vào những căn bệnh quan liêu, bảo thủ, cứng nhắc, và cả ..."cố chấp" nữa. Nhưng để chỉ ra được điều đó thì không phải đơn giản, nhất là khi ta làm việc này với một đầu óc có sẵn thành kiến với môn phái lớn nhất thiên hạ này !
    Rất tiếc là không còn đủ thời gian đề cập đến bài luận thứ hai của vị bằng hữu của Rua-nor huynh. Nhìn chung thì bài này cũng như bài trên, nghĩa là người viết cũng rơi vào sự chủ quan khi phân tích về những khuyết điểm của Thiếu Lâm tự. Tuy nhiên bài có nhiều chỗ phân tích khá xác đáng (về các nhân vật khác !). Về các luận điểm của Rua-nor huynh thì các vị huynh đệ trong box đã phân tích khá kỹ rồi, nên tại hạ không đề cập đến nữa. Dường như Rua-nor huynh là người mới đến ? Xin hoan nghênh sự quang lâm của huynh. Không phải khi nào box KH cũng được sự viếng thăm của các vị cao nhân. Mong huynh ghé thăm box thường xuyên, mang lại những "luồng gió mới" cho box KH này !
    Yên ba giang thượng sử nhân sầu
    Được MieuNhanPhuong sửa chữa / chuyển vào 02:56 ngày 14/01/2003
  9. MieuNhanPhuong

    MieuNhanPhuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2002
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    Kiều đệ sửa bài của huynh từ "Mã phu nhân" thành "Tiêu Viễn Sơn" cũng được, nhưng trong bài đó ý của huynh là muốn nói đến sự kiện Mã phu nhân cấu kết với Bạch Thế Kính sát hại thân phu là Mã Đại Nguyên. Họ làm giả vết tử thương của Mã phó bang chúa ra vẻ ông chết vì ngón Toả hầu cầm nã thủ của chính mình, tức là muốn cho mọi người tưởng lầm rằng đó là đòn "gậy ông đập lưng ông" của nhà Mộ Dung. Thực ra cái trò "giả vết thương" này không phải là hiếm trong võ lâm, nhưng cũng có những ngón rất khó bắt chước, tỉ như công phu "giết người chỉ chảy ra một giọt máu" của Trung Nguyên Nhất Điểm Hồng thì e rằng không ai có thể bắt chước được !
    Yên ba giang thượng sử nhân sầu
    À, thì ra là thế! Nhưng theo thiển ý của đệ thì cái đấy Mã và Bạch kô chủ tâm giá họa. Kẻ giá họa trước tiên chính là "gia phụ", vì muốn ép Mộ Dung lão thất phu ra mặt. Mã và Bạch thấy thế nên làm tới luôn, vừa ăn cướp vừa la làng. Giá mà "gia phụ" kô chơi đòn độc đó thì chưa chắc bọn này biết mà bắt chước đâu.
    Được kieuphong sửa chữa / chuyển vào 00:28 ngày 15/01/2003
  10. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Ây da, đầu tiên là phải đính chính với Độc cô nhân đại hiệp, Thứ - bảy - buồn là cô nương chứ không phải là huynh. Thứ hai là bài viết về Thiếu Lâm của Độc Cô tiền bối chỉ mang tính bình loạn giải trí chứ có ý nghĩa phân tích lập luận gì đâu? Hì, với lại theo TIO thì Độc Cô tiền bối không có thành kiến gì với Thiếu Lâm đâu ạ, chỉ có tư duy hơi bị hài hước quá độ thôi
    Muối iốt, tôi cần muối iốt!!!!

Chia sẻ trang này