1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luận bàn về Thiếu Lâm Tự trong Kim Dung truyện

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi rua_nor, 07/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MieuNhanPhuong

    MieuNhanPhuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2002
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    Hà hà...TIO cô nương có điều chưa hiểu !
    1. Không phải lúc nào cũng có thể căn cứ vào cái "quay lên" hay "quay xuống" để xác định người đó là "đại hiệp" hay "tiểu thơ" ! Trên TTVNOL này đã có vài trường hợp như thế này rồi ( , tại hạ e rằng cô nương cũng biết họ nữa). Tại hạ tuy không dám chắc về nhân thân của vị T7buồn, nhưng nếu vị này với T7buồn của TTVNOL một năm về trước là 1 (tại hạ nghĩ thế !) thì có thể khẳng định đó là "huynh" chứ ko phải "muội"
    2. Cái "thành kiến" mà tại hạ nói ở đây ko phải là thành kiến hiểu theo kiểu thông thường, mà là việc "chủ tâm" đi tìm và suy diễn những dẫn chứng một cách gượng ép nhằm chứng minh cho luận điểm của mình. Dĩ nhiên điều này không nói lên tác giả có cảm tình hay ko có cảm tình với TLT.
    Yên ba giang thượng sử nhân sầu
  2. MieuNhanPhuong

    MieuNhanPhuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2002
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
  3. rua_nor

    rua_nor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn những lời động viên của Miêu Đại Hiệp. Miêu Đại Hiệp có nhãn quang 'danh bất hư truyền', tại hạ là khách qua đường của ttvnol mới chỉ vài tuần trăng mà thôi. Ghé Kiếm hiệp xứ của ttvnol, thấy phong cách chấp chính của Kiều bang chủ khác với mọi nơi, không phân biệt cao thủ võ lâm hay người mới bước chân vào chốn giang hồ , nên tại hạ đã xem nơi đây là một cõi đi về những khi rảnh rỗi. Khi quay lại đây sau nhiều ngày bế môn luyện công, tại hạ chỉ nghĩ là tiếp tục cuộc luận đàm hôm nào với Kiều Bang chủ & Prankser bằng hữu. Không ngờ chủ đề này lại được nhiều cao thủ võ lâm mà tại hạ chỉ nghe danh chứ chưa từng diện kiến : hoà Thượng 3T, Miêu Đại Hiệp chiếu cố đến. thật là cảm kích. Xin kính các huynh đài 1 chung, riêng Thánh cô xin được cụng 1 ly Cô ca ?" cô la.
    Rượư đà cạn chén, nay xin được tiếp tục tiếp chiêu cùng quý bằng hữu.
    - Về nhận xét của Kiều Bang Chủ & Thánh cô về bài viết của trò tèo lớp đồng ấu mà tại hạ post lên :
    theo thiển nghĩ của tại hạ, mỗi người có thể chọn cho mình 1 phong cách viết hoặc nhiều cách thể hiện bài viết khác nhau. Có thể Kiều huynh đệ chỉ giải bày KD luận của mình bằng thể chính luận, TIO cô nương chỉ dùng thể văn hài hước mỗi khi muốn bông phèn cùng hào sĩ giang hồ ?.., nhưng xin đừng đánh đồng bài viết nào có tính trào lộng là chỉ có tính cách bình loạn giải trí như nhận xét của TIO cô nương . Ví dụ như những bài thơ trào lộng của các cụ Tam nguyên Yên đỗ, Tú Xương, những chuyện hài của Azit Nê-xin cũng mang tính phê phán xã hội đương thời như mọi thể văn khác chứ đâu để mua vui tiếng cười trong chốc lát. Một ví dụ khác : bộ phim hài Forest Gump của Hollywood cũng chứa đựng tính triết lý của các tác giả đấy chứ. Riêng về bài viết kia, nếu quý bằng hữu đọc lại những đoạn phân tích mư sâu kế độc, sẽ thấy rằng trò tèo-Độc cô dù chỉ với trình độ lớp đồng ấu, cũng biết dùng thủ pháp so sánh, liệt kê có thứ tự lớp lang để luận về sự gian xảo của đàn ông, ; của Nguỵ Quân Tử, của các Đại sư - Đại Nguỵ Quân Tử và của đàn bà - qua cảm nhận của trò khi đọc Kim Dung. Lời đối lời, ý đối ý chan chát.
    Ở đây không bàn đến cảm nhận của tác giả là hợp lý hay không so với cảm nhận riêng của tại hạ . ( Tại hạ không dùng chữ đúng/sai vì cho rằng cảm nhận khi đọc một cuốn sách của mỗi người là khác nhau tuỳ thuộc vào các điều kiện khác nhau ) . Khi post bài viết trên lên, tại hạ cho là đưa vô chủ đề này thêm 1 cách cảm nhận từ 1 góc nhìn khác về vấn đề mà chúng ta đang luận bàn. Nếu chỉ có cách nhìn tại hạ & Kiều huynh đệ trong chủ đề này thì còn gì chán hơn.
    - Tại hạ đồng ý với nhận xét của Prankser bằng hữu ( trong bài viết trước đây )& của Đại Sư Tam Tê, Kiều Bang chủ về lý do Kim tiên sinh để Thiếu Lâm Tự là nơi chứa đựng những bí kíp , võ công là do Kim tiên sinh xài Lịch sử võ học Trung Hoa trong tiểu thuyết võ hiệp của mình. ( Từ tích Bồ đề lạt ma ?. ) .
    Thế nhưng nếu đi chứng minh sự cao cả của các đại sư TLT trong tt của KD bằng các hành động yêu nước có thực của các nhà sư Thiếu Lâm Tự ngoài đời thì tại hạ thấy rằng chúng ta cần làm rõ vấn đề trên.
    Tại hạ cho rằng ta phải phân biệt rõ các nhà sư trong TLT của tiểu thuyết võ hiệp KD là khác với các nhà sư TLT của lịch sử Trung hoa. A. Dumas ?" tác giả của ?~ 3 chàng ngự lâm pháo thủ ?~ - từng nói : Lịch sử là cái đinh đóng tường để ông treo bức tranh tác phẩm của mình lên , khi nhiều người phê phán các hình tượng lịch sử như Richelieu trong tác phẩm của ông. Kim dung cũng có những ý tưởng như vậy khi xây dựng hình ảnh Chu Nguyên Chương trong Ỷ Thiên - Đồ Long ký . ( về ảnh hưởng của Dumas trong tiểu thuyết của Kim Dung đã dược nhiều người bàn và không phải nôi dung của chủ đề này nên tại hạ không bàn đến ). Các vị vua của vương triều Đại Lý trong tt của KD là ví dụ khác.
    Vì vậy tại hạ xin được vấn đại sư 3T ý này.
    Trưởng thượng chính là các vị Chân Thiền sư không biết võ hoặc chỉ tập khí công giữ gìn sức khoẻ mà không bao giờ ra tay cả. Chính những vị đấy mới là người điều khiển chùa - và thực tế là không điều khiển Võ lâm.
    Tại hạ đọc KD thì thấy tiên sinh cho người điều khiển TLT là các Phương trượng như 'đại ca Huyền Từ" , Phương Chứng chứ đâu phải ông sư già quét chùa như Kiều huynh đệ đề cập đến.
    Vì vậy khi nhìn vào TLT thì trước tiên phải nhìn vô những ' thiết diện vô tư ấy chứ' ?
    Tại hạ đồng ý với đại sư ở điểm : thiện tai ! thiện tai, tại .... Kim Tiên sinh chứ không phải tại thiên.
    Nhân đây xin nhắc lại ý trong bài mở topic, tại hạ có để ....... là trong đó tự kiểm duyệt trước vì e rằng Kiều huynh đệ nghĩ rằng tại hạ muốn ***g chuyện chính chi, chính em vào kiếm hiệp xứ ( khi tại hạ post một bài của Nguyên Nguyên trong một topic khác ). Nay Miêu đại hiệp đã trình bày ý này, tại hạ vô cùng cảm kích. Tại hạ trộm nghĩ, Kim tiên sinh để cho Huyền Từ lẹo tẹo & làm những việc không minh bạch, hay để cho nhiều nhà sư - không phải tục tăng - thiếu lâm vênh váo trong tác phẩm Tiếu Ngạo Giang Hồ,.... là muốn để những thông điệp cho người đọc thấy rằng họ cũng là những con người đời thường chứ không phải hoàn toàn đạo cao đức trọng. Xin nhắc lại là :Tại hạ chỉ luận bàn về Kim Dung. Đã có nhiều lời bàn luận ở các xứ kiếm hiệp khác về những ông sư thiếu lâm bị Kim Dung tiên sinh ghét ra mặt, tại hạ không muốn lập lại.
    Tạm dừng bài viết ở đây để dạo quanh võ đường trong phút chốc. Sẽ tiếp tục tiếp chiêu Kiều huynh đệ. Giờ xin cạn chén nữa cùng chư bằng hữu. Mời cả Vi huynh đệ & Atulavuong luôn đấy.
    Nếu các huynh đài đã luyện xong 'trào lộng công phu' của trò tèo-Độc cô thì vô trợ chiến cùng tại hạ. Dăm ba hôm tại hạ mới có dịp ghé Kiếm hiệp xứ. Tiếp các chiêu thức của các cao nhân phe chính giáo lâu quá, hết cả thời gian vân du trên mạng ttvnol.
    Oh...lah...lah
  4. saint81

    saint81 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    412
    Đã được thích:
    0
    hì hì, xôm tụ quá xôm tụ quá , đọc xong lạnh cả sống lưng vì chiêu thức cao diệu quá . Hi hi cũng muốn góp mấy lời , có nói pậy cũng xin đừng ra đòn sát thủ
    Nói gì thì nói , tại hạ vẫn ...không có cảm tình với mấy lão sư chùa Thiếu Lâm , mà sư già thì càng ghét bạo(hì cái này là nói riêng trong truyện Kim Dung thôi nhé) . Chẳng thà cứ như gã Hư Trúc , hê hê , dù ở gần mấy ông sư cụ , cái miệng cũng hơi ra rả giống như mấy lão , cái tâm cũng hơi ...đục đục giống mấy lão. Lúc đầu lỡ ăn trúng chút thức ăn mặn ra điều ghê tởm lắm , he he , thế mà khi "bị" phạm giới dâm sao xem ra gã không ghê tởm chút nào . Lại còn thòm thèm mới khổ , chuyện ăn thịt uống rượu thì chả nên trách gã , đến nhà Đường còn cho sư ăn thịt uống rượu để chống giặc thì gã cũng "thế thời phải thế" thôi , không ăn uống sức đâu mà phục vụ cho ...giới dâm !!!!Hì , lúc sau gã đòi về Thiếu Lâm lãnh tội , xem ra còn chút lòng thành , nhưng hỡi ôi , không phải đâu là không phải đâu , cứ thử Mộng cô của gã vẫn còn đêm đêm ở bên gã thì xem gã có hận đời đòi về chùa tu tiếp không ???
    Thằng con thì thế , ít ra còn được người ta thông cảm vì tính thật thà ngay thẳng nhưng đến ông cha thì quả thật thiện tai thiện tai . Ông sư này tại hạ xem ra là kẻ đạo đức giả nhất truyện Kim Dung , mà cũng thuộc hàng tính toán tinh vi nhất truyện Kim Dung nữa . Lão này tội thứ nhất đã phạm giới dâm , tội thứ hai là giết lầm người vô tội ,tội thứ ba là tội khiến cho một người đàn bà hiền thục phải đau khổ từ đó biến đổi tính tình trở thành một kẻ vô ác bất tác . Hờ , mà điểm này thật ra không nên đổ hết tội cho lão được , bản tính con người là vậy , đâu có thể đi từ thái cực này sang thái cực khác ,chẳng qua tội của lão là đã lột cái tấm nhiễu điều che giấu bản tính thật của ả xuống thôi .
    Mà cái lão này kinh lắm , không ngu như thằng con ,"bị" phạm giới một cái là bô bô khoe ngay , còn lão thì cứ giữ kín , từng bước từng bước một leo lên đến phương trượng Thiếu Lâm . Quả đáng sợ . Có lẽ các huynh đệ cho rằng cái cách lão thú nhận và cam tâm chịu tụt quần ra cho người ta đánh là có thể tha thứ cho lão . Nhưng tại hạ thì không . Ai bị bắt quả tang mà không thú nhận , đến Năm Cam nữa là.... Lão cũng thế thôi , không thể gọi là thành khẩn . Đường đường là phương trưộng Thiếu Lâm , Thái Sơn Bắc Đẩu của võ lâm , không lẽ không biết kẻ mà Tiêu Phong đang tìm kiếm lúc đó là lão , nếu lão là một nam tử hán đại trượng phu thì tất phải đánh tiếng cho Tiêu Phong rồi muốn trừ hại cho võ lâm hay muốn cam tâm tạ tội thì cũng quang minh chính đại , đâu thể cứ lén lén lút lút , nhìn bao người chết vì bảo vệ bí mật cho mình mà vẫn làm con rùa rụt cổ .
    Ha ha lão cam tâm chịu chết . Chẳng qua là lão không còn đường sống . Cái quan trọng nhất trong đời với lão này là chữ Danh . Lão đã mất đi tất cả , chi bằng vớt vát lại một chút bằng cái chết của mình . Quả đúng là một nước cờ khôn ngoan .
    Cửa không vốn cõi vô vi ,đâu thể để cho bao mưu toan bao tham vọng làm nhơ đục . Có lẽ suốt đời của Huyền Từ , bao nhiêu kinh văn lão đọc cũng không đủ để lão hiểu được chữ "ngộ".
    Có lẽ đúng như TTT đại sư nói , sư ở trong Kim Dung là sư võ , sư để gác chùa nên đạo không có là mấy . Ví như 3 vị Độ Kiếp Độ Ách Độ Nạn , cả đời đọc không biết bao nhiêu kinh văn nhưng xem ra nhập tâm chẳng được bao nhiêu , có chăng chỉ làm các vị thêm phần gàn dở . Điều thứ nhất , có vị nào đó bị mù một mắt do Minh giáo gây nên , hì hì , hóa ra kinh Phật chẳng đủ để hoá giải hận thù , vị này cho đến lúc ra tay đấu với Trương Vô Kỵ vẫn còn hận thấu xương . Các vị luyện bao nhiêu trò trống cũng chỉ để đem đối đầu với người khác kiếm chút danh hoặc để thoả mãn lòng vị kỷ của bản thân . Phật có dạy như vậy không nhỉ . Các vị được giao nhiệm vụ canh giữ Tạ Tốn , hì , để giữ một kẻ sẽ bị đem ra hành tội , các vị đã giết không biết bao nhiêu mạng người , có lẽ các vị đã thấm nhập triết lý của loại người như Tây Môn Xuy Tuyết hay Yến Thập Tam , đã ra tay là phải giết người. Xem ra lấy thiền để định tâm , xong lại lấy tâm để luyện võ , rồi lại lấy thiền để bổ túc cho võ , xong rồi đem võ để giết người , chân lý cao siêu của cửa Phật trong Kim Dung cũng chỉ tầm thường như thế . Tạ Tốn nói được nghe các vị niệm kinh nên hiểu ra nhiều , ậy , ông đừng khiêm tốn thế, chẳng qua ngộ tính của ông cao hơn họ , cái tâm lại thẳng hơn họ , cái lượng lại rộng hơn họ nên kinh phật dễ thẩm thấu vào đầu ông hơn họ , vậy thôi . Chỉ có thể khâm phục một người , biết ơn một người là Không Kiến thần tăng . Xem ra chính những người như ông mới có thể biến cửa Thiền thành cõi vô vi . Hỡi ôi , số người như ông dường như không nhiều lắm ...
    Có một điểm tại hạ phải công nhận là Thiếu Lâm đã đạt đến cảnh giới cao nhất trông một chữ vô . Đó là vô tình . Ai đời người vừa cứu cả chùa thoát nhục lại bị đè ra hành xử . Vẫn biết luật là luật nhưng trong luật còn có tình , té ra ở trong Thiếu Lâm còn nghiêm hơn ở công đường , thế thì từ giờ về sau , tất cả các vụ cướp của , giết người , hiếp dâm ...cũng nên kéo tất lên Thiếu Lâm mà xử . Nhưng đáng tiếc một điều cái nghiêm minh ấy thật ra cũng xuất phát từ một âm mưu nhỏ mọn . Các vị thù Hoả Công đầu đà nên đặt ra luật , nhưng thật ra cái chính là cac vị sợ người ngoài học được của mình , giỏi hơn mình , hay nói sâu hơn nữa , các vị sợ ngay cả bọn tiểu bối trong chùa , lỡ thông minh trời phú , vượt qua mình thì ê mặt lắm lắm . Các vị răn chúng đệ tử rằng phải đắc đạo thì mới hiểu được cái thâm sâu của võ , từ đó luyện võ mới có lợi chứ không có hại cho bản thân , mới không đi lạc nẻo tà . Hà hà, nẻo tà là nẻo nào ? HỎa đầu đà chẳng qua bản tính hung ác đã sẵn nên mới như thế , sao có thể so đũa cả nắm ,TRương Quân Bảo cũng họ clóm đấy , sao không thấy tà đạo chổ nào ? Chẳng hóa ra Thiếu Lâm toàn bọn sư hồ đồ ư ??Tu dưỡng tâm tính , đã tu dưỡng sao còn sân si ??Nực cười ở chổ , sau khi truy đuổi , bức bách người ta , các vị lại đem những gì học được của người ta ra áp dụng và học . Chắc tại các vị là những bậc cao tăng . Hì , nếu như ngươi biết cuốn kinh đó là Cửu Dương chân kinh, sao không đem đến trình bọn ta , để bọn ta bây giờ mới biết , lại làm mất bén quyển sách ... cái đó mới chính là tội lớn nhất của Giác Viễn thiền sư ...
    Rồi còn khi Trương Tam Phong dắt Trương Vô Kị lên chùa , ông đã hạ mình cầu xin , lại hạ mình trao đổi võ học , các vị chỉ vì chút lòng tự ái nhỏ mọn , đã gây biết bao khó dễ . Chữ Bi các vị đã quên mất rồi sao ??
    Tóm lại trong truyện Kim Dung , tại hạ chỉ phục có Không Kiến , ngay cả lão sư quét Tàng Kinh các tại hạ cũng không phục , chẳng là lão biết lão giỏi hơn , lão đủ sức thì mới ra tay hóa giải hận thù cho Tiêu Viễn Sơn và Mộ Dung Bác . Như thế chưa có thể như Không Kiến , đã làm đúng triết lý "cắt thịt cho chim ăn " của nhà Phật ...
    Thôi nói lang man dài quá , hì hì để lần sau viết tiếp ...
    Thế sự du du nại lăo hà ​
    Vô cùng thiên địa nhập hàm ca ...​
  5. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Chết thật, đệ xin lỗi huynh!!! Vì lúc đấy mắt nhắm mắt mở, click vào chỗ quote mà lại thành ra "sửa bài", thế mà kô biết!!! Chậc..chậc..., huynh uống cạn 3 chung rồi tha lỗi cho đệ vậy.
    Si l'amour existe encore
  6. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Lại nói về chuyện Thiếu Lâm Tự với kinh sách võ công. Trong Ỷ Thiên Đồ Long kí, Thiếu Lâm đệ tử kô được phép luyện võ nếu chưa được sự cho phép của sư trưởng, với lí do là tránh lặp lại trường hợp của Hỏa Công đầu đà. Kẻ học lén sẽ bị trừng trị nghiêm khắc. Tuy nhiên, trong Thiên long bát bộ, nhà sư già lại bảo kinh sách ở Tàng Kinh Các có thể tự do lấy coi. Như vậy có thể thấy cách nhìn về Thiếu Lâm Tự của Kim Dung tiên sinh kô nhất quán. Chúng ta đều biết Thiên long bát bộ với bối cảnh lịch sử là mấy chục năm cuối đời Bắc Tống, nhưng lại được tiên sinh viết sau Ỷ Thiên Đồ Long kí mà bối cảnh lịch sử là cuối Nam Tống đầu Nguyên. Có phải Kim Dung tiên sinh muốn nêu lên vấn đề rằng, mọi thứ ban đầu đều tốt đẹp giống như mục đích của nó, nhưng càng về sau, với hoàn cảnh môi trường thì lại bị biến đổi, càng ngày càng xa rời bản chất hay kô? Cũng như cổ nhân có câu "nhân chi sơ, tính bổn thiện", nhưng con người ngày nay đâu còn "thiện" nữa?
    Gửi sain81 huynh: Đồng ý rằng Vô Danh lão sư trong Thiên long bát bộ kô thực hiện được triết lí "xả thân độ thế" như Không Kiến thần tăng. Tuy nhiên cũng cần nhận thấy 1 điều, Không Kiến chỉ muốn hóa giải hận thù trong lòng Tạ Tốn, nhưng cuối cùng ông cũng thất bại, chỉ làm cho họ Tạ ngừng giết chóc bừa bãi mà thôi, còn mối thù với Thành Khôn vẫn kô nguôi ngoai được. Trong khi đó, Vô Danh lão sư vừa phải hóa giải thù hận chất chứa 30 năm trong lòng Tiêu Viễn Sơn, vừa dẹp tan giấc mộng phục hưng Đại Yên của Mộ Dung Bác. Công việc như vậy kô thể chỉ dùng lời nói là giải quyết. Hơn nữa, võ công của Tiêu lão và Mộ Dung lão khi đó so với Tạ Tốn còn cao thâm hơn nhiều, như vậy cách giơ mình chịu đòn như Không Kiến thần tăng là kô khả thi. Mặt khác, việc đánh chết rồi cứu tỉnh hai người lại thật ra là một phương pháp rất hay, bởi vì con người khi đứng trước sống chết thì mới nhận ra cuộc sống là đáng quí, còn ân oán tình thù danh lợi đều chỉ là phù vân.
    Si l'amour existe encore
  7. prankster

    prankster Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    1.885
    Đã được thích:
    0
    Chỉ mấy 2-3 ngày không vào Box mà các cao thủ đã tung ra nhiều cao chiêu quá, tại hạ cũng muốn tham gia lĩnh giáo nhưng đọc tới đâu thì chóng mặt tới đó (vì nhiều quá) đành ngồi ngó vậy.

    Không ghét, không yêu, không màng giả thật
    Dứng khoanh tay hờ hững bên dời.
  8. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Phải rồi, công lực có hạn, kiến văn nông cạn, nhìn các vị cao thủ chiết giải ào ào mà tim đập chân run. Nhưng tiểu nữ đây cũng mạo muội có vài nhời.
    Đầu tiên là cãi Saint81 huynh nào, huynh nói Thiếu Lâm đã đạt đến cảnh giới tối cao ở thể loại vô tình Phải nói là các vị sư Thiếu Lâm cũng chưa vô tình lắm! Như trong vụ Lệnh Hồ Xung học Dịch Cân Kinh chẳng hạn, dù sao thì mấy vị ấy vẫn đồng ý cho LHX được học (dĩ nhiên là kèm theo điều kiện, đời là thế, các vị sư già cũng không tránh khỏi luật vay trả như bóng đá Việt Nam ). Nếu vô tình tuyệt đối thì Phương Chứng đã không đề nghị LHX trở thành sư và Phương Sinh đã không hao tổn nội lực đổ vào một gnười 9 phần chết như thế.
    Muối iốt, tôi cần muối iốt!!!!
  9. saint81

    saint81 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    412
    Đã được thích:
    0
    hì hì , đầu tiên tiếp chiêu Kiều đệ cái , Không Kiến quả thật muốn hóa giải hận thù trong lòng của Tạ Tốn , ông đáng ra đã làm được điều đó nếu như Thành Khôn chịu xuất hiện , đáng tiếc đó chỉ là gian mưu của hắn . Nhưng ông cũng đã làm được một điều : khai tâm cho Tạ Tốn ,ông đã làm cho Tạ Tốn lần đầu tiên biết thế nào là đau đớn hối hận khi giết lầm người vô tội , và từ đó , mối thù của họ Tạ và Thành Khôn không thể mất đi mà còn nhân lên ,tuy điều ông làm không có tác dụng tức thì ,nhưng về lâu dài cộng với 20 năm trời trên đảo hoang đã giúp Tạ Tốn nghiền ngẫm , từ đó tìm ra được một con đường sáng cho mình . Hà hà , bao nhiêu kinh phật nếu như đối với Tạ Tốn 20 năm trước thì chỉ thêm rác tai , nhưng trong hầm tối thật sự là nguồn nước cam lồ rửa sạch bao phiền muộn và băn khoăn trong lòng Tạ Tốn .
    Không Kiến khi đi gặp Tạ Tốn , một bên là Kim Mao Sư Vương của Minh giáo , một bên là một trong tứ đại thần tăng của Thiếu Lâm , hai người chưa bao giờ giao thủ , thiết nghĩ KHông Kiến không thể chắc chắn rằng Tạ Tốn là kẻ dưới tay , việc đứng ra chịu 13 quyền , tuy có Kim Cương hộ thể nhưng không thể phủ nhận đó là một hành động chỉ có thể có ở một bậc cao tăng đã có thể quên đi chữ "ngã" mà ngã về chữ "không".
    Còn nhà sư trong Tàng kinh các , ngay cả sự xuất hiện cũng đầy tính thần thoại , ông xuất hiện giữa khung cảnh Thiếu Lâm tự đang trong cơn đại nạn : phương trượng chết đi trong nhục nhã , các cao thủ ngang nhiên ra vào Tàng Kinh các quyết đấu như chỗ không người , bởi đơn giản Thiếu Lâm không có ai là đối thủ của họ . Và ông xuất hiện. Như một vị thần giữ cửa , ông xuất hiện như để nói rằng Thiếu Lâm ta vốn không đơn giản ,
    vai vế cao có phải là lãnh hội được nhiều phật pháp ? Hay chẳng quá cũng như bọn sĩ tử tầm thường , cứ ních đầy bụng kinh văn là có thể leo lên làm ông này ông nọ ?? . Còn ông , sống cuộc đời vô vi , lại ngày ngày gần với đạo . Đó mới thật sự hình ảnh của một cao tăng đắc đạo . Và cách ông hoá giải hận thù cho 2 người cũng mang đầy tính huyền thoại . Có thể nói cuộc gặp gỡ giữa ông và 2 họ Tiêu ,Mộ Dung giống như hình ảnh đức phật hiện ra để điểm hóa chúng sinh nhiều hơn là hình ảnh của một nhà sư đang cố phổ biến phật pháp , đang liều thân cố kéo 2 kẻ ra khỏi đường tà . Đó chính là sự khác biệt giữa ông và Không Kiến . HÌnh ảnh của ông quá huyền hoặc , không được "đời thường" như hình ảnh của Không Kiến .
    Vừa luống cuống tránh được đòn của Kiều đệ đã thấy kiếm chiêu từ Thiếu _I _ốt cô nương phóng tới !Ấy da ...
    Hì , cô nương hỏi hay lắm , thế cô nương có nhớ tại sao Phương Chứng chịu truyền Dịch Cân Kinh cho Lệnh Hồ Xung không , căn bản cũng tại Nhậm Doanh Doanh chấp nhận một đổi một , chấp nhận truyền Dịch Cân Kinh cho LHX , có nghĩa là LHX sẽ là đệ tử của lão , với một kẻ thông minh đĩnh ngộ như LHX , lại thêm Độc cô cửu kiếm vang danh thiên hạ , kiên quyết rằng gã sẽ làm rạng danh Thiếu Lâm , ngoầi ra Phương Chứng còn được tiếng từ bi hỉ xả , cứu một cuồng đồ không đi vào đường tà cũng như nẻo chết . Ông còn giữ được Thánh cô, làm nặng thêm các cân đối trọng của Thiếu Lâm với Nhật Nguyệt Thần giáo . Có lẽ ông cũng đã cân nhắc kĩ càng trước khi đi đến quyết định , ông cũng biết bọn Nhật Nguyệt Thần giáo chắc chắn sẽ không bỏ qua , nhưng ông tự tin vào bãn lãnh của mình , vả lại có thêm Thánh cô trong tay để uy hiếp , và chắc chắn các danh môn chính phái sẽ không làm ngơ nếu như Nhật nguyệt thần giáo quyết định chơi ván bài lớn để cứu thánh cô về . Đằng nào thì ông cũng có lợi .
    Còn Phương Sinh đại sư , ông cứu Lệnh Hồ Xung chỉ vì phương trượng của ông đã thoả thuận xong cuộc đổi chác , ông ở vào thế không thể không cứu , vả lại ông cũng chắc mẩm LHX sẽ là đồng môn với ông, thì ra tay cứu là chuyện đương nhiên . Nếu như ông thật sự đại từ đại bi , thì đã cố giúp ngay từ đầu , đâu có chỉ quẳng lại mấy viên thuốc dù biết bệnh gã này chỉ có Dịch Cân kinh mới chữa được . Có bao giờ cô nương thấy thầy lang gặp bệnh nhân săp chết giữa đường , liền thảy cho vài viên thuốc cầm hơi , mớm rằng chỉ nhà ta mới chữa cho ngươi được (nhưng phải kèm điều kiện ) , ráng lết tới nhé , xong rồi thõng tay mà đi .Phương Chứng , Phương Sinh không vô tình thật , nhưng cái tình đó phải đổi lại lợi lộc cho họ , ít ra là cho chùa Thiếu Lâm của họ . Một điều rất đáng trách ở các nhà sư này khi việc yêu cầu LHX bất thành và để gã bỏ đi dù biết con đường trước mắt của gã là con đường chết (phật dạy " ta không xuống địa ngục thì còn ai xuống" chắc các vị nhớ lộn thành " ngươi muốn xuống địa ngục thì cứ xuống "nên cứ bàng quan đứng ngó)là trên cương vị con buôn ,họ đã không thực hiện đúng bản hợp đồng đã kí mà vẫn cứ bắt bên A làm theo cam kết . Cực kì mặt dày mày dạn , quý vị đã không trả người khi quần hào kéo lên thì chớ mà còn làm cái bẫy phục kích họ. Đây không phải việc nhà binh , không thể bỏ qua tín nghĩa giang hồ . Các vị cũng thí luôn chùa Thiếu Lâm để cho đối thủ muốn làm gì thì làm , miễn là giết sạch hết bọn oắt ấy (nên nhớ con cá lớn lúc ấy vẫn chưa lộ mặt), đem lại chút oai danh , cũng may LHX còn nhân đạo , không ra lệnh cho một mồi lửa , đốt bén chùa Thiếu Lâm . Than ôi , biểu tượng đáng tự hào của võ lâm , của phật pháp suốt bao thế kỉ suýt tí nữa thành tro để đổi lại chút thinh danh nho nhỏ . Chẳng biết lúc ấy Phương Chứng về suối vàng (đương nhiên là không thể đắc đạo thành phật rồi) có dám nhìn mặt Đạt Ma ***** không ??
    Thế sự du du nại lăo hà ​
    Vô cùng thiên địa nhập hàm ca ...​
    Được saint81 sửa chữa / chuyển vào 17:35 ngày 16/01/2003
  10. prankster

    prankster Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    1.885
    Đã được thích:
    0
    Hình ảnh của Không Kiến và vị sư già quét rác tuy có đôi phần khác biệt nhưng mục đích cũng đều là muốn điều hoà giải quyết ân oán thị phi và đem Phật pháp thâm diệu cảnh tỉnh cho những tâm hồn cuồng điên trong hận thù và tham vọng. Cách làm của họ có thể khác nhau, có kẻ thành công đạt được điều mình mong muốn (vị sư già) và có kẻ tuy thất bại nhưng không phải vì thế mà hy sinh vô ích.
    Không Kiến mặc dù đã vì giải quyết ân oán giữa Thành Khôn với triết lí xả nhân độ thế nhưng theo tại hạ trộm nghĩ điều này là không đáng. Không Kiến đã không đủ sáng suốt để nhìn nhận đâu là thực đâu là chân, ông xả thân để cứu rỗi linh hồn Tạ Tốn và chuộc lại lỗi lầm cho Thành Khôn ông quả thật có tấm lòng cao đẹp nhưng bù lại ông đã đổi được gì ? Cái chết của ông đã giúp Thành Khôn đạt được nguyện vọng và mục đích của mình là gây mối thù oán giữa Minh Giáo và Thiếu Lâm, cái mà an ủi được cho Không Kiến chỉ là sự ăn năn hối hận của Tạ Tốn vì đã giết nhầm người tốt. Điều này thật sự quá nhỏ nhoi so với những gì mà Không Kiến đã bỏ ra, đạo lí nhà Phật cũng có câu "dĩ sát khả sát" nếu giết một người mà có thể cứu được nhiều người thì đó cũng là việc nên làm. Tuy nói rằng Phật có đức hiếu sinh khổ hải vô biên hồi đầu thị ngạn nhưng đó phải là sự hối hận chân thật chứ nếu để vì cứu một người mà hy sinh cả bản thân mình trong khi bản thân mình có thể cứu thêm được nhiều người khác thì liệu đó có phải là việc nên làm hay không ?
    Như vị sư già Thiếu Lâm kia có lẽ từ lâu đã rõ thị phi ân oán giữa hai lão Tiêu Viễn Sơn và Mộ Dung Bác nhưng ông vẫn chưa ra tay vì lúc đó thời cơ vẫn chưa tới, ông biết lúc ấy dù có dùng cách nào cũng không thể thuyết phục được hai người này bỏ qua oán hận với nhau.
    Mục đích của hai người đều như nhau có khác ở đây là vị sư già đã chọn đúng thời điểm để ra tay cái này cũng có thể ví như kinh doanh khi chắc ăn mới làm. Còn Không Kiến ngay cả đối tác của mình ra sao còn chưa nắm vững mà đã vội vội vàng vàng tung hết vốn ra làm ăn như thế sao tránh không khỏi bị thua thiệt . Đây chỉ là VD vui của tại hạ theo tại hạ nghĩ nếu Không Kiến sáng suốt hơn ông có thể đã giúp được Tạ Tốn mà cũng không cần phải hy sinh tính mạng của mình.
    Đấy chỉ là vài suy nghĩ thiển cận của tại hạ, mong được sự chỉ giáo của các huynh đệ

    Không ghét, không yêu, không màng giả thật
    Dứng khoanh tay hờ hững bên dời.

Chia sẻ trang này