1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luận giải Tâm Kinh (Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh)

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi LHX_NDD, 19/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Luận giải Tâm Kinh (Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh)

    LUẬN GIẢI TÂM KINH​

    Dẫn nhập

    Ở Trung Hoa, Phật giáo Hoa Nghiêm Tông cũng được gọi là Hiền Thủ Tông (Tông của Ngài Hiền Thủ). Hiền Thủ là một pháp hiệu khác của Đại sư Pháp Tạng, người thường được xem là Đại sư quan trọng nhất của tông phái này. Chính Pháp Tạng đã thiết lập vững chắc nền tảng cho Phật giáo Hoa Nghiêm Tông bằng nhiều tác phẩm phong phú của mình về giáo lý này. Một trong các tác phẩm nổi tiếng của Ngài là Luận giải Tâm Kinh.

    Trong số rất nhiều các luận giải và bình luận khác nhau về Tâm Kinh, tác phẩm của Pháp Tạng không những nổi bật ở sự sáng tỏ và tuệ kiến sâu sắc của nó, mà còn là độc nhất vô song trong sự trình bày Bát Nhã Ba La Mật trong ánh sáng của viễn cảnh Viên Dung. Chính qua tác phẩm này, chúng ta sẽ nhận thấy một cây cầu nối giữa Bát Nhã Ba La Mật và Hoa Nghiêm được dựng lên bởi Pháp Tạng. Một sự hiểu biết sơ lược về luận giải này sẽ giúp cho chúng ta đọc các tác phẩm quan trọng khác của Hoa Nghiêm như là Pháp Giới Quán và Con sư tử vàng trở nên dễ dàng hơn.



    [MỘT PHẦN TRONG LUẬN GIẢI TÂM KINH CỦA ĐẠI SƯ PHÁP TẠNG:]



    Mở đầu

    Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh được trình bày theo năm điểm đáng chú ý:

    1. Động cơ thuyết Kinh

    2. Xết loại theo Kinh

    3. Giáo nghĩa và mục đích của Kinh

    4. Giải thích đề Kinh

    5. Luận giải chánh văn Kinh



    Điểm đáng chú ý thứ 1: Động cơ thuyết Kinh được thuyết vì một số lý do sau:

    1. Bác những quan kiến ngoại đạo
    2. Chuyển những ngừơi theo Tiểu thừa theo hướng Đại thừa
    3. Hộ vệ Bồ tát sơ phát tâm thoát khỏi sự hiểu biết sai lầm về chân lý Tánh Không
    4. Đưa ra một sự hiểu biết đúng đắn về Nhị Đế và về giáo lý Trung Đạo
    5. Minh họa những công đức thù thắng của Phật quả, nhờ đó tăng trưởng lòng tin thanh tịnh cho con người.
    6. Khuyến khích mọi người thực hành các công hạnh sâu rộng của Bồ Tát
    7. Dẹp tan mọi chướng ngại
    8. Ban cho quả Bồ đề Niết Bàn
    9. Truyền kinh này cho đời sau vì lợi ích chúng sanh


    Điểm đáng chú ý thứ 2: Xếp loại Kinh

    Trong số Tam Tạng Kinh điển (Tripitakas, bao gồm Sùtra (Kinh), Sàstra (Luận) và Vìnaya (Luật) ), thì Kinh này thuộc Tạng Kinh (Sùtra). Trong hai Tạng Kinh của Thanh Văn và của Bồ Tát thì Bát Nhã Ba La Mật thuộc về Tạng Kinh của Bồ Tát. Trong Quyền giáo và Thật giáo thì nó thuộc về Thật giáo.

    Rất có ý nghĩa khi nhận thấy rõ ở đây rằng Pháp Tạng đại sư xem Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh như là một giáo lý Tối Thượng hay Thật giáo (liễu nghĩa), chứ không thuộc công việc về Quyền giáo (bất liễu nghĩa; phương tiện giáo). Đây dường như là chứng cứ rõ ràng rằng Ngài Pháp Tạng chủ yếu không phải là một triết gia có khuynh hướng Duy Tâm hay Duy Thức, vì các triết gia Duy Tâm hay Duy Thức thường xem giáo lý Duy Tâm là giáo lý tối cao duy nhất hay là Thật giáo. Từ chứng cứ này và chứng cứ khác - chẳng hạn vai trò vượt trội của Thiền quán về Cái Không trong Pháp Giới Quán - chúng ta có thể thấy rõ rằng Phật giáo Hoa Nghiêm Tông không hoàn toàn dựa trên giáo lý Duy Tâm như nó thường được tin tưởng là như vậy. Ngược lại, giáo lý Tánh Không dường như đóng một vai trò khá quan trọng trong sự hình thành triết học Hoa Nghiêm

    Điểm đáng chú ý thứ 3: Giáo nghĩa và mục đích của Kinh

    Ý nghĩa của giáo nghĩa và mục đích của Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh ở đây là gì? Cái được trình bày bằng ngôn từ, biểu thị cho giáo nghĩa và cái được theo đuổi (tìm hiểu), biểu thị cho mục đích. Nói chung, giáo nghĩa chính của ba Trí Huệ Lớn (ba Bát Nhã Ba La Mật), chính là:

    - Thực tướng Bát Nhã: Thực tướng (bản chất thật) được hiển bày dưới Trí Huệ quán chiếu.
    - Quán chiếu Bát Nhã: Trí Huệ trực giác thù thắng quán chiếu.
    - Văn tự Bát Nhã: những giải thích về hai Bát Nhã trên bằng các tướng (biểu tượng)

    Tất cả những gì được nói trong các kinh Bát Nhã Ba La Mật đều không gì khác hơn là Văn tự Bát Nhã (Trí Huệ Lớn trên Văn tự). Chức năng của nó là trình bày và giải thích hai chủ đề: Thực Tướng hay Như Như Thực Tính hiển bày dứơi sự quán chiếu (Thực Tướng Bát Nhã) VÀ trí huệ trực giác hay là Trí Huệ quán chiếu đựơc cái Như Như Thực Tinh đó (Quán chiếu Bát Nhã). Phần lớn Bát Nhã Ba La Mật bao hàm không gì ngoài hai đề tài này.



    Điềm đáng chú ý thứ 4: Giải thích [Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh] - Prajnà pàramita Hridaya Sùtra.

    Từ ngữ Bát Nhã Ba La Mật Đa (prajnà pàramita) có nghĩa là [?oTrí Huệ Hoàn Hảo?] hoặc [?oĐạt đến bờ bên kia bằng Trí Huệ?] (Trí Huệ đáo bỉ ngạn)

    Hridaya có nghĩa là [?oTâm?], [?oĐại ý?], [?oTinh túy?]

    Sùtra có nghĩa là [?oKinh?]

    Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh là một Kinh giải thích tinh túy hay cốt tủy của chân lý Bát Nhã hay là một Kinh hướng dẫn con ngừơi đến được bờ bên kia (đáo bỉ ngạn, Ba La Mật Đa) và tiếp cận hay đạt được đến Thực Tướng (thực tại sau cùng).



    - Điểm đáng lưu ý thứ 5: Luận giải chánh văn của Kinh

    Chánh văn: Khi Quán Tự Tại Bồ Tát thực hành sâu xa Bát Nhã Ba La Mật Đa?

    Luận giải: Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa biểu thị sự khác nhau giữa chân lý Bát Nhã đựơc trực chứng bởi Đại Thừa và chân lý Bát Nhã được trực chứng bởi Tiểu Thừa. Chân lý Bát Nhã của Đại Thừa là Tánh Không của tất cả các Pháp; còn chân lý Bát Nhã Tiểu Thừa giới hạn Tánh Không trong bản ngã mà thôi.

    Chánh văn: Ngài soi thấy năm uẩn đều là Không; do vậy, nên vượt qua khỏi hết thảy các khổ nạn.

    Luận giải: Bởi vì do chứng ngộ được Tánh Không, mà tất cả những khổ nạn được vượt qua, và chấm dứt sinh tử.

    Chánh văn: Này Xá Lợi Tử! Sắc chẳng khác với Không, Không chẳng khác với Sắc; Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc; Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng đều như vậy.

    Luận giải: Để giải thích tỉ mỉ ý nghĩa của đoạn này, chúng ta theo 5 bước sau:

    1. Xoá tan nghi ngờ và chấp trứơc sai lầm của những người ngoài (đựơc hiểu là những ngừơi còn chưa vào đựơc Thực Tướng Chân Như hay Thực Tứơng Như Như, như bậc Alahán Tiểu Thừa hay bậc Bồ Tát chưa hiểu rõ Tánh Không)
    2. Làm sáng tỏ giáo pháp
    3. Chỉ ra những điều cần phải được từ bỏ
    4. Chỉ ra những điều cần phải có
    5. Kết luận và tán thán diệu dụng thù thắng của Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh

    (còn tiếp)
  2. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta thực hiện bước thứ nhất:
    Xóa tan nghi ngờ và chấp trước sai lầm của những ngừơi ngoài:
    Việc này lại cần phải thực hiện bốn việc:
    I. Xóa tan nghi ngờ và chấp trước của những người theo Tiểu Thừa
    II. Xóa tan nghi ngờ và chấp trước của những người theo Đại Thừa
    III. Làm sáng tỏ ý nghĩa chính xác của Chánh Kinh
    IV. Giải thích chánh văn trong ánh sáng thiền quán
    Ta phân tích việc I, II, và IV
    I.Xóa tan nghi ngờ và chấp trước của những người theo Tiểu Thừa
    Xá Lợi Phất (Sàriputra) là một ngừơi ngoài, vì vậy mà đoạn Kinh này được thuyết cho Ngài Xá Lợi Phất. Sàri có nghĩa là ?ochim đại bàng? - tên riêng của mẹ Ngài Xá Lợi Phất. Ngài Xá Lợi Phất cũng nổi tiếng là có Trí Huệ đệ nhất trong số các đệ tử Tiểu Thừa.
    Đây chính là lý do mà Ngài được chọn là ngừơi nghe Pháp. Sự nghi ngờ và chấp trước còn tồn tại trong Tâm Ngài có thể diễn đạt như sau:
    ---Hỏi: Theo giáo pháp Tiểu Thừa của chúng tôi, thì những ai đã đạt được Hữu dư y Niết Bàn chỉ thấy sự hiện hữu tồn tại của các uẩn (Skandhas), mà không hề có sự hiện hữu tồn tại của một cái Ngã hay một Bản Ngã cá nhân. Điều này có lẽ cũng nên được gọi là Vô Pháp (Tánh Không của các Pháp). Nếu vậy, thì có sự khác biệt nào giữa Tánh Không của Tiểu Thừa và Tánh Không của Tiểu Thừa mới được chứ?
    ---Đáp: Giáo lý của ông về Tánh Không của ngũ uẩn nói rằng không có ngã hiện hữu tồn tại trong các uẩn, nhưng giáo lý đó không nói rằng các uẩn chính chúng tự tính cũng là Không; vì vậy, các uẩn là khác với Tánh Không. Nhưng ở đây Tánh Không của Bát Nhã Ba La Mật tuyên bố rằng tất cả các uẩn đều là Không nơi tự tính của chúng. Do đó, Tánh Không của Tiểu Thừa và Tánh Không của Đại Thừa là hoàn toàn khác nhau, và đó là lý do tại sao Kinh này lại nhấn mạnh ở điểm Sắc bất dị Không (Sắc chẳng khác Không)
    ---Hỏi: Theo Giáo lý Tiểu Thừa của chúng tôi, thì những ai đạt được Vô dư y Niết Bàn thì đã chấm dứt hết tấc cả các Sắc vật lý và các hoạt dụng tinh thần. Đối với những người ấy không có các sắc, và không có các thọ, tưởng, hành, thức. Như thế, khi ấy, có gì khác biệt chứ?
    ---Đáp: Giáo lý của ông nói rằng Tánh Không là một cái gì đó xuất hiện sau khi có sự diệt tận hay không có của các Sắc, và giáo lý đó không nói rằng các Sắc tự chúng là Không. Nhưng ở đây, Bát Nhã Ba La Mật tuyên bố rằng Sắc chính là Tánh Không, và điều này hoàn toàn khác biệt với Tánh Không theo ý nghĩa sự diệt tận hay ý nghĩa của sự không có.
    Những nghi ngờ đựơc đặt ra bởi những bậc Tiểu Thừa thì thường thuộc về hai loại - một là sự ngộ nhận Tánh Không như là Cái Không của sự Không có, hoặc như là Cái Không của sự đoạn diệt. Không phải, phải đợi đến đoạn diệt hay không có thì Sắc mới là Không, mà tự tính hay tự thân của Sắc chính là Không, và rằng không phải tình trạng mất đi Sắc là Không.
  3. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    II. Xóa tan các nghi ngờ và chấp trứơc của những ngừơi theo Đại Thừa, nhưng chưa hiểu rõ và thấy Thật Tánh Không
    Thuyết bài này có thể xóa tan những nghi ngờ và chấp trứơc của một số Bồ Tát. Theo Luận Uất đa la tăng (Uttaratantra) thì có 3 loại nghi ngờ có thể có trong Tâm của một vị Bồ Tát chưa hiểu rõ Tánh Không.
    Một, vị ấy xem Tánh Không như là khác biệt với Sắc và cho rằng Tánh Không hiện hữu tồn tại bên ngoài Sắc. Để điều chỉnh sự ngộ nhận này, Kinh chỉ ra rằng các Sắc vốn dĩ không khác với Tánh Không (Sắc bất dị Không).
    Hai, vị ấy xem Tánh Không như là một cái gì phủ định hay phá hoại các Sắc và thừa nhận Tánh Không như là sự hủy diệt. Để điều chỉnh sự ngộ nhận này, Kinh chỉ ra rằng Sắc chính là Tánh Không (Sắc tức thị Không) và rằng Tánh Không không phải là một cái gì xuất hiện sau khi có sự diệt tận các Sắc.
    Ba, vị ấy xem Tánh Không như là một ?ovật? hay là một ?opháp? và xem nó theo một cách nào đó như là sự hiện hữu tồn tại của một cái gì đó hay của một Pháp nào đó. Để xóa tan ngộ nhận này, Kinh chỉ ra rằng Tánh Không chính là Sắc (Không tức thị Sắc) và loại trừ ý tưởng rằng xem Tánh Không như là một [Tánh-Không-có-hiện-hữu-tồn-tại-dưới-hình-thức-nào-đó].
    Khi ba sự ngộ nhận và chấp trước này được xóa tan, thì Tánh Không THẬT SỰ sẽ hiển hiện.
    IV. Giải thích Chánh văn trong ánh sáng của sự thiền định và quán tưởng (Thiền quán) [Samatha (chỉ) và vipasyanà (quán)]. Điều này có thể được bàn luận trong ba đề mục:
    Một, quán sát Sắc là Tánh Không, như vậy sự thực hành Thiền định được kiến lập; hoặc quán sát Tánh Không là Sắc, như vậy sự thực hành Quán tưởng được kiến lập. Trong khi một thoáng chốc mà ta thình lình trực ngộ đựơc sự vô phân biệt giữa Tánh Không và Sắc, thì khi ấy đó là sự hành trì thiền định và quán tưởng đồng thời (hay Định Huệ đồng đẳng) và chỉ có điều này mới có thể được xem là sự hành trì TỐI THƯỢNG.
    Hai, khi ta thấy rằng Sắc là Tánh Không, thì ta đã thành tựu được đại Trí Huệ và ta sẽ không còn trụ trong sanh tử nữa. Khi ta thấy rằng Tánh Không tức là Sắc, thì ta đã đạt được Tâm Đại Bi và sẽ không còn trụ trong Niết Bàn nữa. Bởi vì Sắc và Tánh Không, Trí Huệ và Từ Bi, tất cả đều đã trở thành vô phân biệt cho nên ta có thể hành trì các công hạnh vô trụ trước.
    Ba, Đại sư Trí Khải đã đề ra cái gọi là Nhất Tâm Tam Quán dựa vào kinh Anh Lạc. Đó là:
    1. Quán sát bằng cách quy các pháp ảo hóa [Màyà] thành Tánh Không, ấy là: Sắc tức thị Không.
    2. Quán sát bằng cách biến Tánh Không thành các sắc ảo hóa, ấy là: Không tức thị Sắc.
    3. Quán sát về tính đồng đẳng của Ảo hóa và Tánh Không; ấy là Sắc và Tánh Không không khác nhau: Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc (Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác Sắc)
  4. hoangtube_BG

    hoangtube_BG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2006
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Thế tại sao lại gọi là Tâm Kinh ?
    Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát là ai vậy. LHX biết ko ?
    Câu chú cuối cùng nói gì vậy ?
  5. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Tâm Kinh là một Kinh giải thích tinh túy hay cốt tủy của chân lý Bát Nhã hay là một Kinh hướng dẫn con ngừơi đến được bờ bên kia (đáo bỉ ngạn, Ba La Mật Đa) và tiếp cận hay đạt được đến Thực Tướng (thực tại sau cùng). "Tâm" ở đây mang ý nghĩa là tinh túy hay cốt tủy.
    Quán Tự Tại Bồ Tát chính là Quán Thế Âm Bồ Tát!
  6. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Vậy mà em đọc sách BS. Đỗ Hồng Ngọc nói Tâm kinh là lời kinh từ trái tim... Sao em xem TDK thấy tác giả nói QTABT có sau Phật Thích Ca, mà trong này thì nói là có trước rất lâu ? Vậy QTABT từ đâu mà sinh ra vậy, LHX biết thì nói cho N hiểu với ?
  7. sieuhoa_87

    sieuhoa_87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    1.248
    Đã được thích:
    0
    Trời, tui thấy bác không những thông hiểu về các môn tự nhiên mà còn thông hiểu nhiều cái quá chừng luôn. Phục!!!!
    [​IMG]
    http://traitimviet.somee.com
  8. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    "Tâm" ở đây mang ý nghĩa giống với "trọng tâm", hay tinh túy, cốt tủy.
    Quán Thế Âm Bồ tát thật ra là một bồ tát đại diện cho Trí Huệ và Từ Bi của Phật. Phật ở đây chính là Phật tính trong mỗi loài hữu tình, có ở khắp nơi trong vạn vật tự nhiên và Vũ trụ. Ở trong Kinh này, nói đến QTABT là nói đến Trí Huệ và Từ Bi của Phật.
    Còn vị Quán Thế Âm Bồ Tát có thân xác và hình tướng, vì lợi lạc cho chúng sinh và cứu vớt chúng sinh, mà Trí Huệ và Từ Bi của Phật thị hiện ở Quán Thế Âm Bồ Tát để có phương tiện (thân xác, khẩu ngôn,...) mà giúp đỡ chúng sinh, nên vị Quán Thế Âm Bồ Tát có sau Đức Phật thích ca.
  9. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Tánh Không tuyệt đối và tính Siêu Việt tuyệt đối
    Sống trong một thế giới đầy tính phổ quát, người ta thấy ánh sáng và bóng tối, thật và giả, khổ và vui, trừu tượng và cụ thể, tích cực và tiêu cực, đúng và sai. Tuy vậy, Tất Cánh Không (hay Cái Không Tuyệt Đối) vượt qua tất cả mọi đối tính nhị nguyên phổ quát này, cũng giống như nó siêu việt bản thể nền tảng ?obất khả biến dạng? của Đại Ngã hay Đấng Hằng Hữu. Điều này được gọi là pháp môn Không Phân Hai (hay pháp môn không có đối tính nhị nguyên) trong Kinh Duy Ma Cật.
    Giờ chúng ta! Hãy đọc vài đoạn trong kinh này mà trong đó một buổi thảo luận về đề tài này đã xảy ra trong pháp hội lớn của chư Đại Bồ Tát.
    Bấy giờ ông Duy Ma Cật bảo các vị Bồ tát rằng:
    - Các Nhân giả! Thế nào là Bồ Tát vào pháp môn Không Phân Hai? Cứ theo chỗ thấy biết của mình mà nói?
    Trong pháp hội, có Bồ tát tên là Đức Đảnh nói:
    - ?oDơ?, ?oSạch? là hai. Thấy đựơc tính chân thật của Dơ, thì không có Tướng của Sạch, thuận theo tướng diệt đó là pháp môn Không Phân Hai.
    Bồ tát Thiên Nhãn nói:
    - ?oMột tướng?, ?okhông tướng? là hai. Nếu biết Nhất tướng tức là Vô tướng, cũng không chấp vô tướng mà vào bình đẳng, đó là pháp môn Không Phân Hai.
    Bồ tát Phất Sa nói:
    - ?oThiện?, ?obất thiện? là hai. Nếu không khởi thiện và bất thiện, vào gốc Không tướng mà thông suốt được, đó là vào pháp môn Không Phân Hai.
    Bồ tát Tịnh Giải nói:
    - ?oHữu vi?, ?oVô vi? là hai. Nếu lìa tất cả thì Tâm như Hư Không, dùng Tuệ Thanh tịnh không có chướng ngại, đó là vào pháp môn Không Phân Hai.
    Bồ tát Na La Diên nói:
    - ?oThế gian?, ?oxuất thế gian? là Hai. Tánh ?oThế gian? là Không, từ đó sẽ quán tưởng ?oThực tướng? thế gian chính là ?oXuất thế gian?, trong đó không vào không ra, không đầy không vơi, đó là vào pháp môn Không Phân Hai.
    Bồ tát Thiện Ý nói:
    - ?oSinh tử?, ?oNiết Bàn? là Hai. Nếu thấy được tánh Sinh tử thì không có Sinh tử, không buộc không mở, không sinh không diệt, đó là vào pháp môn Không Phân Hai.
    Bồ tát Điển Thiên nói:
    - ?oMinh?, ?oVô minh? là Hai. Thật tánh Vô minh chính là Minh, Minh cũng không thể từng được nhận lấy, lìa tất cả, ở đó bình đẳng Không Phân Hai, đó là vào pháp môn Không Phân Hai.
    Bồ tát Hỷ Kiến nói:
    - ?oSắc?, ?oKhông? là Hai. Sắc tức là Không, chẳng phải Sắc diệt rồi mới Không, mà tánh Sắc tự nó là Không, Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng thế. ?oThức? và ?oKhông? là Hai. Thức tức là Không, chẳng phải Thức diệt rồi mới Không, mà tánh Thức tự nó là Không. Thông hiểu lý đó là vào pháp môn Không Phân Hai.
    Bồ tát Bảo Ấn Thủ nói:
    - ?oƯa Niết Bàn?, ?oKhông ưa thế gian? là Hai. Nếu không Ưa Niết Bàn, cũng không chán thế gian thì không có hai. Vì sao? Nếu có buộc thì có mở, nếu không buộc thì nào phải cần mở. Không buộc, không mở thì không ưa, không chán, đó là vào pháp môn Không Phân Hai.
    Bồ tát Nhạc Thật nói:
    - ?oThực?, ?oKhông thực? là Hai. Cái ?oThực? thấy, còn không thấy là thực, huống gì là Cái ?oKhông thực? thấy. Vì sao? Không phải mắt thịt mà thấy được, chỉ có mắt Tuệ mới thấy được. Nhưng mắt tuệ không bao giờ ?othấy? mà chỗ nào cũng ?othấy? cả, đó là vào pháp môn Không Phân Hai.
    Các Bồ Tát nói như thế rồi hỏi Ngài Bồ tát Văn Thù Sư Lợi rằng:
    - Thế nào là Bồ tát vào pháp môn Không Phân Hai?
    Ngài Văn Thù Sư Lợi nói:
    - Như ý tôi, đối với tất cả các pháp, không nói không rằng, không chỉ, không biết, xa lìa các vấn đáp, đó là vào pháp môn Không Phân Hai.
    Khi đó, Ngài Văn Thù Sư Lợi hỏi ông Duy Ma Cật rằng:
    - Chúng tôi, ai ai cũng nói rồi, đến lượt nhân giả nói thế nào là Bồ tát vào pháp môn Không Phân Hai?
    Ông Duy Ma Cật im lặng không nói.
    Ngài Văn Thù Sư Lợi khen rằng:
    ?oHay thay! Hay thay! Cho đến không có văn tự ngữ ngôn, đó thực là vào pháp môn Không Phân Hai!?.
    Khi nói phẩm ?oVào pháp môn Không Phân Hai? này, trong chúng có năm nghìn Bồ tát đều vào pháp môn Không Phân Hai, chứng Vô Sinh pháp nhẫn.
  10. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Không có văn tự ngữ nghĩa ở đây chỉ dành cho bậc Bồ Tát Cửu địa trở lên, các bậc khác vẫn cần phải dùng văn tự và ngữ nghĩa hay phương tiện nào đó, như "mùi hương" ở các cõi quốc độ khác của Chư Phật ("mùi hương" ở đây giống như đi gánh nước đi, có thể tạm hiểu là những sự thấy biết trực tiếp từ sự chỉ dẫn trực tiếp mà ko thông qua việc chỉ thẳng vào vấn đề cần chỉ).
    Được LHX_NDD sửa chữa / chuyển vào 15:47 ngày 20/12/2006

Chia sẻ trang này