1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luận giải Tâm Kinh (Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh)

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi LHX_NDD, 19/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Đây là những gì được đúc kết lại và trên cơ sở đó để làm rõ, lấy từ những gì được viết trong quyển sách Giáo pháp Viên Dung Vô Ngại-Triết học Phật giáo Hoa Nghiêm Tông của thầy Thích Thiện Sáng.
  2. kundalini2

    kundalini2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    1
    Rất công phu!! Xin được có lời cảm ơn người lập ra Topic này. Mình thấy được sự nhiệt tình với mọi người của bạn.
    Chúc bạn một tuần vui vẻ.
  3. LYTAMSU

    LYTAMSU Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2006
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Trăm năm trong cõi người ta
    Người thành phật ít! ra ma thì nhiều!
    Hi hi! rỗi rãi vào đùa tí ti! chẳng có ý gì cả! Ha ha ha!
  4. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Một niệm Vô minh, Phật sẽ thành Ma;
    Một niệm Vô niệm, Ma sẽ thành Phật!
  5. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Câu chú cuối cùng:
    "Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha"
    Nghĩa:
    Qua rồi qua rồi, qua bên kia rồi, tất cả qua bên kia rồi, giác ngộ rồi đó!
    Được LHX_NDD sửa chữa / chuyển vào 21:36 ngày 28/04/2007
  6. chungdobe80

    chungdobe80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    hay thật đấy. Cám ơn LHX
    Không biết những người theo tiểu thừa nghĩ gì về quan điểm về cái không của đoạn này?
    Tôi thấy có 1 số thắc mắc khi đọc đoạn này
    1, có sự tận diệt không?
    2, Định & Huệ có thể ko đồng đẳng không?
    Anh LHX cùng các bạn ở đây có giải thích gì về những thắc mắc trên thì viết ra đây để mọi người tham khảo
  7. chungdobe80

    chungdobe80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    sự diệt tận
    Mấy ngày trước khi đọc ?oLuận Giải Tâm Kinh? ở đây tôi đã bị cuốn vào suy nghĩ về cái ko và sự tận diệt..Có hay không sự diệt tận ? Khi ta chết thân thể vật lí bắt đầu thối vữa nhưng vẫn còn đó linh hồn (các thể khác) không những thế thân ta tuy bị mục nát nhưng chưa tan hết vẫn còn lại ở dạng? tro tàn? Vậy thì bao giờ ta mới tận diệt đây. Ngày xưa ở thời chiến quốc có bài toán của Công tôn Long như thế này; Một cái thước nếu mỗi ngày lấy đi ½ thì cái thước ko bao giờ hết. Nó chỉ là bài toán giới hạn đơn giản. Nhưng hình như Công tôn Long đúng, vậy o có sự diệt tận sao?Thời gian để thước biến mất là vô cùng, dãy số bị chặn bởi con số thời gian là vô cùng , 1 ngày 1 ngày, 1 ngày nữa..Ko đúng, cả bài toán lẫn tác giả nằm ở không gian 3 chiều.Nhưng trong không gian 4 chiều thì không gian và thời gian là hữu hạn mà ko có biên. Trong cái hữu hạn có cái vô hạn. Thử nghĩ thế này. Nếu ai đó sống dc 100 ngày và người ta bắt đầu tính thời gian của người đó chết. nhưng khi tính tới ngày 99 rồi họ lại bắt đầu phân chia ngày cuối cùng thành 100 thời điểm để tính tiếp và nếu cứ tiếp tục thì người này dường như không chết. Nhưng o đúng thời gian chết đã bị chặn bởi 100 ngày và đây là thời gian hữu hạn. Trong cái hữu hạn có cái vô hạn, Và thêm nữa thời gian của người chết và đối tượng khác là khác nhau, thời gian là tương đối.Vậy có sự tận diệt của hữu hạn và o tận diệt trong cái vô hạn .Còn nếu nhìn bằng con mắt thực tại thì cái thước đã tận diệt rồi, tận diệt ngay ở sat na thứ hai và cũng sinh ra 1 cái thước mới ở sat na này.Cái thước cũ đã diệt nhưng cái mới đã sinh ra, cùng với thời gian hình bóng của nó vẫn còn, e, phât tử, nguyên tử của nó vẫn còn đó vậy là cái khác dc sinh ra. Sinh diệt liên tiếp nhau tại cùng 1 thời điểm.Như vậy sự tận diệt toàn bộ của cái thước o sảy ra nhưng sảy ra sự diệt tận của cái thước trong thời gian cố định nào đó.
    Trong thế kỉ 20 trong giới khoa học bắt đầu quan tâm nhiều tới lỗ đen và lỗ đen rất giống với cái trống không của đạo phật. Đi vào lỗ đen mọi vật sẽ biết mất và gần đây thì S,Hawking sửa chữa là có những vật mới dc sinh ra từ lỗ đen. Lỗ đen trong vũ trụ có là do sự co vào của 1 sao nặng, ngôi sao này bị hủy diệt và tạo nên 1 cái trống không và từ cái trống không này có những vật chất mới dc sinh ra.(Không là sắc, sắc là không) Nhưng ngôi sao ko tận diệt. Nhà vật lí Eisntein cũng không chấp nhận có 1 ngôi sao nào lại co vào bằng ko. Phật cũng nói rằng ko có sự tận diện hoàn toàn của 1 vật thể nào và chỉ có sự diệt của vật thể nào đó của hình dáng và chất liệu khi ta đặt tên nó cố định là gì.Phật nói rằng cái không của phật nói ko phải là cái không đối với cái có mà là sự không có của tự nghã (cái không của mọi người nghĩ là không có cái gì đó)
    Vậy sự tận diệt có với 1 cái nhìn nào đó và nó không có với 1 cái nhìn khác. Cái không xuất hiện ngay trong lúc sinh _diệt của vạn vật và cái không cũng chính là chất liệu của vạn vật. Thực là hư ,hư là thực
    Tôi đã kết luận qua con mắt của 1 phật tử và sự non kém của thiền hành nên mong các bạn chiếu cố và chỉ bảo
  8. chungdobe80

    chungdobe80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Định và Huệ
    Định và Huệ là 1 không phải là hai, ko pải có định rồi mới sinh huệ hoặc là ngược lại. KHi có định thì có huệ. Định và huệ giống như cái đèn và cái ánh sáng. Có đèn thì sáng ,o đèn thì tối. Tên tuy hai, nhưng thể chỉ có một.
    Đây là ý kiến của lục tổ HUỆ NĂNG nói, tôi nhớ dc chút
  9. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    1. Sự diệt tận chỉ là một ảo tưởng.
    Sự diệt tận ở đây ảo tưởng ở chỗ khi thấy một hệ thống nào đó với những nhân duyên nào đó tan rã vì các nhân duyên tan rã, và sẽ có một hệ thống nào đó với những nhân duyên mới. Cái mà chúng ta thấy chính là sự mất đi của sự phối hợp các nhân duyên, mà ko thấy sự tạo thành một hệ thống mới với những nhân duyên mới.
    Lại nói, cái tướng Không của vạn vật đều ko thể diệt tận hay ko diệt tận, đó là Chân Như, mà Chân Như tức là "như thế đấy", ko phải diệt tận, mà cũng ko phải ko diệt tận.
    Lại nói, khi mất đi thân xác này, thì cả cái gọi là linh hồn cũng tan hoại đi, chứ ko phải chỉ có sự tan hoại của thân xác. Trùng trùng duyên khởi, thì cũng trùng trùng duyên diệt.
    Nói về sự chặt đứt 1/2 một thanh dài hữu hạn nào đó, thì sự chặt đứt đó vẫn chỉ nằm ở giới hạn một chiều, tức là chỉ chấm dứt nhân duyên ở một chiều, trong khi hai chiều kia, tức là tiết diện của thanh thì ko được xét đến. Do đó, ngay việc khẳng định chặt đứt 1/2 chiều dài của một thanh dài hữu hạn đã ngầm khẳng định thanh đó ko có tiết diện hay tiết diện chỉ là một điểm, lúc đó, ta SẼ DẦN DẦN tiến đến khái niệm của 1 ĐIỂM, và đó chính là một tiền đề, và ko thể định nghĩa.
    Do đó, có thể khẳng định rằng,
    Có sự tận diệt - Không nên nói như thế. (Vì sự tận diệt đó chỉ là sự tận diệt của các nhân duyên, hoàn toàn ko có một tự tính hay một tự ngã nào)
    Ko có sự tận diệt - Cũng không nên nói như thế. (Vì sự tận diệt của các nhân duyên chính bản thân nó là một sự tận diệt của chính nó, do đó ko thể nói rằng: ko có sự tận diệt)
    Vừa có sự tận diệt, vừa ko có sự tận diệt - Cũng ko nên nói như thế (Vì sự tận diệt của các nhân duyên bản chất là Không, đó đơn thuần là một sự biến đổi, và hoàn toàn ko hơn ko kém bất kỳ một sự biến đổi nào của bất kỳ hiện tượng vận động nào trong thế giới vạn tượng)
    Vừa ko có sự tận diệt, vừa không ko có sự tận diệt - Cũng ko nên nói như thế (Vì sự tận diệt của các nhân duyên bản chất là Không, nhưng cái Không đó lại ko hề sai khác mảy may so với chính nó và cái Không của sự tận diệt đó lại cũng hoàn toàn đồng nhất ko một chút khác biệt với chính nó (Sắc), đó đơn thuần là một sự bất biến ở bình diện quán sát của thể tánh Chân Như của bất kỳ một sự biến đổi nào, và hoàn toàn ko hơn ko kém bất kỳ một sự bất biến nào của bất kỳ hiện tượng vận động nào trong thế giới vạn tượng)
    2. Thể tính của Định và Huệ là giống hệt nhau, nhưng biểu hiện của thể tính đó là khác biệt nhau.
    Do đó,
    Định và Huệ là đồng đẳng.
    Định và Huệ vừa ko đồng đẳng.
    Định và Huệ, vừa là đồng đẳng, vừa ko đồng đẳng.
    Định và Huệ, vừa ko là đồng đẳng, vừa không ko đồng đẳng. (hoàn toàn ko có một chút khác biệt trong một sự khác biệt vô cùng nhỏ)
  10. chungdobe80

    chungdobe80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Có thể nói ngắn gọn là anh LHX vừa không khẳng định, vừa không phủ định sự tận diệt và sự định huệ đồng đẳng. Tuy nhiên ngắn ngọn phù hợp với 1 tâm trí ngắn gọn và dài dòng pù hợp với 1 tâm trí dài dòng
    Lại nói. Bài toán em nêu ra chỉ để chứng minh qua lao rằng trong cái hữu hạn có cái vô hạn và có sự tận diệt ngay trong cái o tận diệt
    Lại nói linh hồn tan rã sau khi chết (Ngài Thích Thông Lạc cũng nói vậy ) thì mâu thuẫn ngay cả trong suy nghĩ thông thường. Đầu tiên pải biết định nghĩa linh hồn là gì?. Em quan niệm nó là cái gì còn lại mà có sự nhận biết sau khi thân xác thối vữa. Khi ai đó vữa gặp một vấn đề khó mà giải quyết dc ngay thì người đó đã suy nghĩ vấn đề đó từ những kiếp trước rồi. Vậy nên sự hiểu biết từ kiếp trước vẫn còn tồn tại sau khi chết, chưa tan rã, nó cùng với nghiệp quả tạo nên sinh vật mới . Các Lat ma Tây tạng chuyên nghiên cứu về cái gì sảy ra sau khi chết và họ sẽ nói rõ về nó hơn bất kì ai.

Chia sẻ trang này