1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luận về chức danh, chức vị, chức vụ, và tôn trọng XH

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Mr_Hoang, 02/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.750
    Đã được thích:
    10.161
    Luận về chức danh, chức vị, chức vụ, và tôn trọng XH

    Cái chủ đề chủ gmail đã "hoàn thành nhiệm vụ LS của nó" , mình mở tiếp cái này để bàn luận, vì dẫu sao cũng bỏ công sức viết bài trả lời cho Fnguyen, không post được tức quá

    Trích từ bài của FNguyen1 viết lúc 07:57 ngày 02/12/2005:

    Chào tất cả,

    Cám ơn bác CoDep đã cho biết thêm thông tin về chữ "viên". Nhưng thật ra tui nghĩ nếu suy xét kỹ thì chữ "viên" dùng trong những chữ này cũng có nghĩa cho tập thế số đông mà thôi. Hầu hết, nếu không nói là tất cả, đều có nghĩa dùng cho một tập thể mà mọi "viên" trong tập thể đó đều có tính ngang hàng, không có cấp bậc gì cả.

    Nhưng trong xã hội, chức danh và chức vụ nó phân biệt ra trách nhiệm và công việc của từng người. Cái này là điều quan trọng, tui sẽ đề cập tới sau.

    Theo tui hiểu thì chức danh theo người ta suốt đời, cho tới lúc chết , còn chức vụ (hay chức vị) thì tùy theo giai đoạn mà cá nhân đó nhận lãnh hoặc người ta giao cho. Ngoài ra bên hàn lâm (nghĩa là academy) còn có học hàm và học vị nữa, và cũng như chức danh, học hàm cũng theo người ta suốt đời.

    Bây giờ trở lại chữ "viên" thì ta sẽ thấy bất cứ ai trong cùng một viên đều ngang nhau, bất kể chức vụ hay trách nhiệm. Cùng là giáo viên cả bất kể cấp trung học hay tiểu học, cùng là nhân viên cả bất kể giám đốc hay lao công, cùng là thuyền viên cả bất kể thuyền trưởng hay thủy thủ hoặc đầu bếp, cùng là nội các viên cả bất kể bộ trưởng, thứ trưởng hay dân biểu, nghị sĩ, cùng là diễn viên cả bất kể nghệ sĩ ưu tú hay nghệ sĩ nhân dân hoặc nghệ sĩ mới tập nghề, cùng là đảng viên cả bất kể chủ tịch đảng, tổng bí thư, tỉnh ủy hay đảng viên quèn, cùng là đội viên, hội viên .... Cái list còn dài nếu muốn kể thêm tiếp tục.

    Và bởi vì chính vì ngang hàng nhau tui nghĩ mới sinh vấn đề về trách nhiệm. Bởi vì chức danh, chức vụ có chính danh thì người ta mới có, mới biết trách nhiệm trực tiếp của mình ra sao. Nếu sai cũng nghĩ mình là viên cả thì tay giám đốc cũng nghĩ trách nhiệm của mình chỉ ngang với lao công là cùng. Cũng vậy, thầy giáo trung học mà chỉ được chức danh tương đương với thầy giáo tiểu học thì họ cũng nghĩ trách nhiệm của họ như những người kia mà thôi. Cô giáo tiểu học đem xôi, quà bánh vào trường bán kiếm thêm đồng lương thì thầy giáo trung học cũng tìm cách dạy thêm. Sự xuống cấp tui nghĩ chính là do chức danh của họ không được đánh giá đúng mức theo giá trị của họ. Đành rằng có sự khó khăn trong thu nhập (cho tất cả mọi người chứ không riêng gì giới giáo chức tiểu và trung học) nhưng ta không thấy sự "kiếm thêm" này phổ biến trong giới đại học hoặc các giới khác mà chính danh chức danh của họ được định đúng mức.

    Nếu tui được coi trọng một tí, một cách chính thức và công khai, công cộng thì tui cũng có cái tự hào (pride) của mình mà không thể làm điều gì để hoen ố nó đi. Các bác hãy suy gẫm lại xem.

    Chào,
    FN


    bài này viết rất thú vị.
    Thứ nhất có lẽ bạn Fnguyen đã đưa ra 1 khái niệm, ý nghĩa của chữ "viên" trong cách dùng của ta hiện nay. "viên" là từ chỉ chung cho các cá nhân có chung mối quan hệ về vị trí, nghề nghiệp XH. Nó không nhất thiết phải mang nghĩa là nhân viên nhà nước (---->"đầy tớ của nhân dân" theo )

    Tuy nhiên sau đó Fnguyen lại đưa ra lập luận rất khiên cưỡng về cách dùng và hiểu chữ "viên", có 1 số trường hợp cần phải chỉ đại trà, chung chung người ta dùng "nhân viên nhà nước", "lập trình viên", ở đây mục đích sử dụng chữ "viên" là đại trà, không câu nệ. Khi cần phải chỉ đích danh, rõ ràng, người ta dùng 1 số trạng từ để bổ sung ý nghĩa cho chữ "viên", "nhân viên bảo vệ", "nhân viên văn phòng", "nhân viên phòng tài chính", khi cần phải chỉ rõ chức danh người ta dùng các danh từ cụ thể như thuyền trưởng, thủ tướng, giám đốc ........ Bản thân chữ "viên" không có tội nên đừng kết luận vội vã "Bây giờ trở lại chữ "viên" thì ta sẽ thấy bất cứ ai trong cùng một viên đều ngang nhau, bất kể chức vụ hay trách nhiệm"

    Sau đó thì bạn viết hơi khó hiểu (về mục đích ấy), ý bạn là phải làm rạch ròi trách nhiệm của giáo viên tuổi học và giáo viên trung học qua danh xưng (mình thấy danh xưng 2 chức vị khá rạch ròi rồi mà), nhưng mà trách nhiệm của họ khác nhau à? mình nghĩ họ có cùng chung trách nhiệm với XH đó là giáo dục trẻ em nên người đó chứ, bởi vậy người ta gọi chung họ là giáo viên ?
    Chức danh của họ không đúng mức với giá trị? càng không hiểu; đóng góp của nghề nghiệp và sự tôn trọng của XH chính là giá trị của chức danh, bản thân chức danh chỉ là 1 danh từ thôi, không có giá trị ? Hay là mình sai ?
    Không biết bạn Fnguyen nghĩ sao khi nói vì cái chức danh không đúng mà nhà giáo phải đi dạy thêm.
    Nhà giáo ở VN vẫn rất được coi trọng, ít nhất là trong con mắt của mình hiện nay. Ở trong trường lúc nhỏ là 1 điều ạ cô, hai điều thưa thầy, lên phổ thông thì cũng dạ thầy, thưa cô. Họp phụ huynh thì ba mình đã gần 60 chục rồi, nói chuyện với cô giáo thì cũng "thưa cô, cháu nó ... ", tếu nhất là bà cô thì lại "thưa bác, cháu ...." . Nói thật, mấy cái chức danh, chức vị cũng chỉ là phù phiếm thôi, thái độ giữa người và người trong giao tiếp mới là cái cần củng cố kìa.
  2. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Chào tất cả,
    Có lẽ tui có thói quen nghĩ rằng mọi người đều có trình độ đọc và hiểu ngang nhau trong cái diễn đàn mà tui thường tham gia nên cái thói quen đó mang qua bên này hơi bị trục trặc.
    Thôi thì để nhắc lại vậy:
    1. Tui chưa bao giờ cho là chữ "viên" chỉ dùng cho nhân viên Nhà Nước.
    2. Tui chưa bao giờ cho là "có tội" khi dùng chữ "viên".
    3. Tui chỉ có thắc mắc về cách dùng chức danh cho thầy giáo bậc trung học so với thầy giáo bậc tiểu học.
    4a. Tui chỉ nói là dùng chức danh "giáo viên" cho thầy giáo cấp trung học là có cái gì trục trặc không đúng với chức danh chính đáng mà họ nên có. Tui nghĩ là có điều gì sai trong cách dùng này
    4b. Tui có đề cập tới cách dùng của thời VNCH mà có bác (gmail ?) đưa ra ý kiến là "giáo sư", và cho rằng họ dùng như vậy là đúng.
    5. Bởi vì điều 4b ở trên và nếu thầy giáo trung học được gọi là "giáo sư" thì cũng phải có sự phân biệt rạch ròi với thầy giáo ở bậc đại học, mà tui cũng nghĩ việc gọi "giảng sư" hay "giáo sư đại học" là chấp nhận được.
    Xin các bác nhớ một điều. Một người được đào tạo có bằng cấp đại học chính qui mà cuối cùng chỉ được coi ngang hàng với một người không có bằng cấp thì có là điều đáng buồn hay không? Theo tui hiểu thì để là một thầy giáo tiểu học ở VN người ta chỉ cần tốt nghiệp trung học hoặc là một khóa đào tạo sư phạm ngắn hạn là đủ. Còn muốn đi dạy ở bậc trung học thì phải tốt nghiệp đại học trở lên. Tốt nghiệp đại học có đáng được gọi là chức danh là "sư" hoặc "sĩ" không. Hay là có khả năng là các thầy giáo trung học ở VN không tốt nghiệp đại học? Cái khả năng này rất khó!
    Gọi "giáo viên" cũng được, giống như gọi "chuyên viên" (technician) vậy, là những người có khả năng làm việc mà họ được giao nhưng không có bằng cấp. Chỉ khi nào họ đi học và đạt được cấp bằng ấn định thì chức danh của họ mới được nâng cấp lên. Còn không thì "viên" suốt đời.
    Chào
    FN
  3. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.750
    Đã được thích:
    10.161
    1. Không phải bác nói
    2. Vậy thì tốt, chữ "viên" trong các chữ "giáo viên", "giảng viên" nó trục trặc gì mà không thể dùng tương đương với "giảng sư", "giáo sư".
    3. Thầy giáo dạy tiểu học gọi là giáo viên tiểu học, thầy giáo dạy trung học gọi là giáo viên trung học, chi li hơn thì có giáo viên THCS, THPT. Như vậy chức danh, trách nhiệm đã đủ rõ ràng chưa.
    4a. Chính xác bác nói nó sai ở đâu.
    4b. Dùng chữ "giáo sư" cho cấp giảng dạy TH vậy còn học hàm giáo sư thì sẽ thay bằng gì, gọi người giảng dạy đại học là giảng sư thì những giáo sư dạy ở đại học có bị đánh ngang hàng với các tiến sĩ , thạc sĩ hay không ? Tại sao phải nhất định thay đổi toàn bộ tên gọi chức danh học hàm ? Liệu cái sai ở điều 4a cái nghiêm trọng, lớn lao đến mức phải làm vậy không ?

    5/Nghề nhà giáo là 1 nghề hết sức đáng tôn trọng, cho dù bác là giáo sư đi chăng nữa thì bác cũng phải tôn trọng ngươì thầy đã dạy cho bác, hay con cái bác sau này, dù học vị của họ chỉ chưa tốt nghiệp đại học đi chăng nữa. Vậy thì tại sao không để những người thầy được gọi chung 1 chức danh và được tôn trọng như nhau ? Cũng như bác sỹ, học thêm mấy năm làm ở bệnh viện tuyến chính người ta cũng gọi là bác sỹ, ra trường rồi về quê công tác vẫn là bác sỹ, vậy ra các bác sỹ ở bệnh viện cần có chức danh khác à (họ được gọi là bác sỹ nội trú khi cần phân biệt rõ ràng)
    Phần cuối thì tất nhiên rồi, cái học hàm cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư được đẻ ra để làm chuyện này đấy.
  4. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Và nói như bác FN thì chính là ngườ Việt ta rất ko tôn sư trọng đạo. Thời xưa người ta chỉ gọi nhau một chữ thày, thày đồ làng thi đây trượt đấy cũng là thày, thày đỗ tam nguyên về quê dạy học vẫn là thày, thậm chí nếu là thày dạy ở quốc tử giám thì cũng gọi một chữ thày. Vậy tức là ko tốt, ko tôn trọng, ko công bằng hay sao?
    Có một điều tôi phải nhắc các bạn là thật ra có rất nhiều cách nhìn nhận một sự việc, mà chưa chắc cách nào đã hay hơn cách nào đâu. Bản thân các từ giáo viên, giảng viên ko bao giờ lại hàm ý ko tôn trọng. Đơn giản là bởi vì nó là cách gọi để xem nghề giáo cũng ngang với các nghề khác trong xã hội - là điều cực kỳ hợp lý. Chả hạn bản thân tôi phản đối trước tiên nếu có ai nói nghề dạy học là cao quí hơn cái nghề của tôi, là "lập trinh viên" hay là "thảo chương viên" theo lối gọi hải ngoại. Còn những người mà tôi kính trọng gọi là thày, thì ko phải ai trong số đó cũng làm nghề giáo viên, giảng viên cả (tất nhiên tất cả các thày cô từng dạy tôi ở trường từ cấp một cho đến tận bây giờ thì đều là thày của tôi cả). Bản thân học sinh thì ko bao giờ gọi thày của mình là "giáo viên" - mà sẽ gọi là "thày".
    Huống chi từ ngữ chỉ là vật mang tin. Vì thế chỉ cần ko có ai trong xã hội tưởng nhầm từ "giáo sư" là thày dạy đại học thì thế là đủ rồi. Chả hạn ở hải ngoại người ta hay nói là "máy điện toán" - trong khi máy tính đâu phải chỉ có có dính tới chữ "toán" mà thôi đâu?

Chia sẻ trang này