1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luận về Kim Dung giữa đời tôi ....

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi Majin_Boo, 02/02/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Tửu Quỉ ơi, coi bộ huynh đệ cần phải đọc lại Lãnh Nguyệt Bảo Đao rồi đó. Tại hạ vừa mới luyện lại đây này, nhưng kô thấy đoạn nào Kim Dung tiên sinh đề cập tới chuyện Hồ Phỉ hiểu rõ về mối oán thù của mình với Miêu Nhân Phượng cả. Độc giả cũng chỉ biết rõ mọi chuyện thông qua lời kể của Bình A Tứ trong Tuyết Sơn Phi Hồ mà thôi, nhưng họ Bình cũng kô hiểu rõ những chuyện ngoắt ngéo mà Điền Quy Nông tẩm thuốc độc vào cả đao và kiếm để hại Miêu lẫn Hồ. Điểm mâu thuẫn đó tại hạ đã giải thích khá rõ trong bài viết trước rồi. Còn nếu huynh đệ kô tin nữa thì chịu, chẳng lẽ chúng ta lại bin nguyên cả tác phẩm lên đây?
    Chờ huynh đệ xuất chiêu về Võ lâm Ngũ bá đấy. Tại hạ cũng mới post xong Thử đọc lại Kim Dung 1 của Nguyên Nguyên tiên sinh, có thể lấy đó để so sánh.

    Xuân tằm đáo tử ty phương tận
    Lạp chúc thành hôi lệ thủy can
  2. Majin_Boo

    Majin_Boo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    0
    Ui , chẳng phải đoạn băng mắt cho họ Miêu , HP đã gần như hiểu ra hay sao , chỉ là y chưa chắc chắn thôi mà , Y cho rằng 1 hảo hán quang minh lỗi lạc như MNP ko đời nào làm việc ám toán cha mình bằng thuốc độc , lại nhìn linh vị của cha mẹ mình trên bàn thờ , được họ Miêu chỉ điểm võ công , y coi bộ cũng khá thân thiết với MNP đấy chứ ... Và tựu chung là mối thù ấy HP ko tính vào Miêu Nhân Phụng nữa , bảo rằng HP đánh nhau với họ Miêu vì thù cha là ko chính xác . Đoạn cuối là do MNP gây sự trước và HP chỉ tự vệ thôi , vậy càng ko thể nói HP chém hay ko là do chứ NHÂN quyết định , và nói kiểu Hồ Phỉ ko chém vì lòng nhân đạo là sai lầm .

    Majin-Boo

  3. Majin_Boo

    Majin_Boo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    0
    Còn về cái Võ Lâm Ngũ Bá , hôm trước mới pót có mấy dòng đã bị cho là có vấn đề , pót cả bài lên thì chắc ... toi quá .

    Majin-Boo

  4. Majin_Boo

    Majin_Boo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    0
    Đọc xong series Võ Lâm Ngũ Bá , thấy quá nhiều điểm bất cập ...

    ---- Thứ nhất , ko hiểu tác giả hiểu biết thế nào mà lại dám cho rằng : Võ Lâm là bộ đoản thiên tiểu thuyết gồm 4 cuốn của Kim Dung 1 sự hiểu biết sai về cơ bản và ko thể chấp nhận với 1 người viết sách , nhất là biên khảo về Kim Dung ...
    ---- Thứ hai , tác giả trình bày về Võ Lâm Ngũ Bá , thựcchất là 5 nhân vật Đông Tà , Tây Độc , Nam Đế , Bắc Cái , Trung Thần Thông theo cái nhìn của dân Giao Chỉ , cực kì thô thiển và rất quái lạ , thật sự ta cũng ko hiểu là nếu theo bài này , dụ ngôn của Kim Dung đơn giản chỉ có vậy thôi sao ? Hơn nữa , ai cũng biết , Kim Dung là người Hongkong ( thuộc Anh ) chẳng lẽ ông lại dụ ngôn về phương Tây 1 cách ngớ ngẩn như VĐSB đã bình luận về Tây Độc và lại có cái nhìn thiện cảm về Liên Xô ( ở đây là hình tượng Bắc Cái ) ??? Sau đó , cái so sánh Hàng Long Thập bát Chưởng của HTC với Hoả tiễn của Liên Xô thật là 1 hình ảnh so sánh tức cười , ngây ngô như con nít ...
    ---- Hình tượng Trung Thần Thông trong truyện , theo như AHXĐ là chết yểu ... Kim Dung muốn gì khi cho dân tộc mình gắn với hình ảnh này ( theo như lý luận của VĐSB ) . Kẻ kế thừa Trung thần Thông là Lão Ngoan Đồng thì dở điên dở dại , 2 nhân vật này lại có thể là biểu tượng của văn hoá Trung Hoa ??? Đông Tà độc ác quái dị thì bị gán cho người Nhật ( 1 dân tộc chuộng hoà bình ) ... Thật sự ko hiểu tác giả muốn nói gì ????

    Majin-Boo

  5. saint81

    saint81 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    412
    Đã được thích:
    0
    hic , cái này thì không chắc lắm ...
    Xử thế nhược đại mộng ​
    Hồ vi lao kỳ sinh ?​
  6. rua_nor

    rua_nor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    MỘT VÀI NHẬN XÉT KHI ĐỌC KDGĐT của VĐSB
    Vào giữa thập niên 90 của thế kỷ trước, bộ khảo luận KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI của VĐSB được phát hành đắt như tôm tươi. Xét ở 1 khía cạnh nào đó, có thể nói bộ sách KDGĐT là 1 hiện tượng văn học của nước ta trong thời gian này. Là 1 hiện tượng văn học vì: 1 bộ sách bình về những tiểu thuyết võ hiệp của KD được in & phát hành rộng rãi trong khi những tiểu thuyết được bình luận bị cấm phát hành tại Việt nam & những phim Video Hồng kông của chính tiểu thuyết này cũng như những phóng tác ( hết sức bậy bạ & thô thiển) từ những bộ tiểu thuyết này do các nhà xuất bản Quảng Ngãi, Đồng Nai lại được phát hành tràn lan tại Việt Nam.
    Độc giả đến với KDGĐT với nhiều lý do khác nhau [ 1 ], và những suy nghĩ về tập khảo luận này cũng khác nhau, nhưng có lẽ ai cũng nhận ra sự ?~ say mê tiểu thuyết KD ?~ đến mức cùng cực của VĐSB tiên sinh. Với kiến thức khá sâu về Hán văn & triết học Đông phương của mình, VĐSB đã có một số nhận xét khá sắc bén về tính triết lý của tác phẩm võ hiệp của Kim Dung; hoàn toàn khác với quan điểm của giới văn chương chính thống sau ngày đất nước thống nhất : các tác phẩm KD là loại tiểu thuyết 3 xu, phản khoa học, chỉ mang tính giải trí đơn thuần ?.. Tác giả của bộ khảo luận KDGĐT đã phân tích những triết lý Đông phương : Nho gia, Lão Trang, Phật gia đã được KD đưa vào trong tiểu thuyết của mình.
    Những nhà phê bình văn học theo quan điểm chính thống trước kia không quan tâm đến tập khảo luận này(?) có lẽ vì họ cho rằng mình đã nói đủ & nói hết những gì đáng nói về KD rồi ( mặc dù nhiều vị chưa hề đọc qua 1 tiểu thuyết nào của KD ). Còn nhiều người mê KD ( hoặc mê những khoản nhuận bút béo bở từ việc cho phép in lại những tác phẩm KD) thì ca ngợi KDGĐT hết mức. Nhiều bài báo xem VĐSB như là 1 nhà KD học xuất sắc của Việt nam v..v?. Một thời gian sau, số lượng độc giả tiếp xúc với những tác phẩm KD qua nhiều con đường tăng lên, trong đó phần lớn nhờ các trang web kiếm hiệp như hello.to/kimdung (việt kiếm), Mai hoa trang, Quán gió,?. Làn sóng chê KDGĐT từ các độc giả nổi lên trên nhiều trang web nói trên. Nhiều forum về kiếm hiệp, trường phái anti-VĐSB chê tập khảo luận này tới mức người bắt đầu làm quen với kiếm hiệp & các diễn đàn này không dám đọc KDGĐT vì sợ ?~tẩu hoả nhập ma?T. Và những lời ngợi khen ông có vẽ lạc lõng trên những diễn đàn này.
    Theo tôi, VĐSB đã luận KD khá đắt ở nhiều bài viết, xét trên góc độ ?~ người đọc?T Kim Dung như ông tự nói về mình. Ông đã chọn và thành công nhất định trong những bài khái quát về những cái chung trong một số hiện tượng & sự vật riêng lẽ trong từng tác phẩm; chẳng hạn như các bài : THỬ NHÌN LIBIDO QUA TÁC PHẨM KIM DUNG, ?~LUẬT HÔN NHÂN?T TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG, CHẤT THƠ TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG, ?. Cũng như 1 số bài phân tích các nhân vật như : KIỀU PHONG - KHÁT VỌNG CỦA TỰ DO, HUYỀN THOẠI NHẠC LINH SAN ?.. Trong phạm vi bài viết này tôi không đi sâu vào những chi tiết tinh tế của VĐSB do đã có nhiều người bình trước đây.
    Có lẽ do ?~ thừa thắng xông lên ?~ hay do tập hợp các bài viết riêng lẽ đăng trên các báo : Kiến Thức Ngày Nay, Pháp Luật TPHCM mà ông đã viết trong nhiều năm mà loạt các bài rất VĐSB : ?~XXXXX?T TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG đã có nhiều hạt sạn & đôi khi lập luận mâu thuẩn giữa các bài với nhau khi ông luận về KD
    Có lẽ do VĐSB quá yêu KD nên ông đi đến việc gán cho KD những triết lý quá ?~ siêu phàm ?~ mà chỉ có ông mới cảm nhận được. VÕ LÂM NGŨ BÁ- DỤ NGÔN VỀ CHÍNH TRỊ & TỨ DI TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG là ví dụ điển hình.
    Trong bài VLNB-DỤ NGÔN VỀ CHÍNH TRỊ, VĐSB đã cảm nhận 1 cách khiên cuỡng những ẩn dụ của KD như là những đại diện cho các quốc gia, chính thể của thế giới hiện đại [2]. Do cố gắng gán ghép những ẩn dụ chính trị nói trên cho Kim Dung, nên Vũ Đức Sao Biển đã mắc những sai lầm trong bài viết này.
    * Lỗi về hình thức :
    không bàn đến VLNB có phải là tác phẩm của KD hay ?~ăn theo?T Kim Dung; các độc giả Kim Dung ở Việt nam trước 75 đều cho VLNB là tác phẩm của KD vì thời điểm ra đời của nó & nội dung của tác phẩm này về đại thể phù hợp với những tình tiết trong AHXĐ; khác hẳn những tác phẩm ?~nhái?T KD khác như : Hậu AHXĐ, Hậu TĐĐH, Hậu Cô Gái Đồ Long. Những lời bình của Nguyên Nguyên [3] là 1 ví dụ. Mãi về sau này, các thống kê số lượng các trước tác của KD không thấy tên của VLNB, người ta mới xếp tác phẩm này vào loại ?~nhái?T KD. ( Cũng cần nói thêm là theo Hồ Tây-1 ký giả- VLNB được đăng trên Minh Báo trước AHXĐ ).
    VĐSB phân tích VLNB - theo cách nhìn đây là 1 tác phẩm của KD - ông cho rằng :? trong tác phẩm VLNB, Vương Trùng Dương ít khi xuất hiện, chỉ được kể lại qua miệng của các nhân vật khác?. Khi đọc những dòng này tôi không muốn nghĩ là VĐSB chưa hề đọc qua VLNB, nhưng liệu VĐSB có thể quên nội dung tác phẩm mà mình phân tích đến mức như vậy sao ? Trong 86 hồi của VLNB, tác giả dành hơn 20 hồi nói trực tiếp về cuộc đời của Vương Trùng Dương từ 1 thiếu niên trở thành 1 cao thủ võ lâm ( từ hồi 1 đến hồi 6 ), kết giao với các bằng hữu giang hồ, thu nhận đồ đệ, lai lịch cửu âm chân kinh v?v. ( rải rác trong các chương sau đó cho tới kết thúc tác phẩm ở lần Hoa sơn luậm kiếm thứ nhất ). VLNB hầu như xoay quanh cuộc đời của nhân vật chính là Vương Trùng Dương [4].
    Liệu có thể chấp nhận lời luận về 1 tác phẩm mà người luận mắc phải một lỗi thô thiển đến vậy không ?
    * Lỗi về nội dung :
    Nếu cho là VĐSB dùng các chi tiết mà KD tả về 5 nhân vật võ công cái thế thiên hạ : Đông tà, Tây Độc, Trung Thần Thông, Bắc Cái, Nam Đế từ các bộ tiểu thuyết Võ hiệp của mình : mà VĐSB gọi là bộ ?~đoản thiên?T của KD. Ta hãy xem phân tích của ông có hợp lý không ?
    VĐSB dựa trên những biệt danh cùng ?~ nơi thường trú?T của các nhân vật : Đông tà, Tây Độc, Trung Thần Thông, Bắc Cái, Nam Đế để nhận định những ?~ dụ ngôn chính trị ?T trong tác phẩm này.
    Đông tà Hoàng Dược Sư - đại diện cho Nhật Bản. VĐSB nhận định : trong tâm tưởng KD & hàng tỉ dân TQ vẫn chưa phai mờ hình ảnh đội quân Nhật Bản xâm lược, giết chóc lương dân Trung Quốc. Rồi VĐSB lại nhận xét ngay sau đó : KD rất ca ngợi Hoàng Dược Sư, ca ngợi tính lập dị cổ quái của nhân vật này. (Sic ). Trong VLNB & cả AHXĐ, những kẻ phục dịch cho Đào Hoa Đảo là những tên bị cắt lưỡi, chọc tai vì những tội ác gian manh, dâm đãng, và bị Hoàng Dược Sư ?~ thế thiên , hành đạo?T bằng những biện pháp trừng phạt nói trên. Ngoài ra những hành vi cổ quái của Hoàng Dược Sư như nhìn cuộc đời không tà, không chính ( theo nho gia ) , hay hành động?Tgiận cá, chém. thớt?T đuổi hết học trò khi bị vợ chồng Mai Siêu Phong ăn cắp C.Â.C.K, nên được quần hùng xếp vào ?~tà?T.
    Nếu nhìn Hoàng Dược Sư theo cách nhìn của VĐSB thì phải chăng KD đã ám chỉ những người dân Trung Hoa bị đế quốc Nhật giết choc, nô dịch trong các thập niên 30, 40 của thế kỷ trước là như những kẻ tội đồ đáng bị trừng phạt nói trên hay sao ? Nếu KD là Hán gian như Uông TInh Vệ thì tôi tin, nhưng đáng tiếc không phải như vậy.
    Còn về Tây độc Âu Dương Phong, VĐSB cho nhân vật này đại diện cho các nước Tây Phương. Hì ?. Hì?. , buồn cười quá. Bàn nhiều về nhân vật này chắc lại rơi vô tình thế ?~ nhạy cảm ?~ mà ttvnol rất ngại. Khi đọc tới dòng chữ ?o cả châu Âu đang ?~ tẩu hoả nhập ma?T vì chính cái cơ tâm?T của họ , tôi thấy buồn cười như khi nghe nói cụm từ ?~ đang giẫy chết?T. Ờ mà làng báo, làng văn phương nam nổi tiếng với ?~ nói dzậy mà hông phải dzậy?T , nghĩ như thế để không phải thấy cái thô thiển của VĐSB khi luận về nhân vật này.
    Về Bắc cái Hồng Thất Công - đại diện cho Liên Bang Xô Viết, với Hàng Long Thập Bát chưởng là những phi đạn. Trước hết hãy xét thử KD có yêu CNXH như yêu nhân vật Hồng Thất Công của mình không ? Cuộc đời KD & quan điểm trong Minh Báo của ông [5] là những bằng chứng bác bỏ lập luận của VĐSB về ẩn dụ chính trị này.
    Về Nam Đế Nhất Đăng Đại Sư, VĐSB cho là KD đã dành những tình cảm tốt đẹp cho các lân quốc phía nam qua hình ảnh nhân vật này trong bộ ?~ đoản thiên?T của mình. Thì chính VĐSB đã phản bác lập luận của mình về chủ nghĩa đại Hán trong các tác phẩm KD ở bài TỨ DI TRONG TRUYỆN VÕ HIỆP KIM DUNG, hay trong phần VĐSB trả lời phỏng vấn của các nhà báo Nguyên Thu ?"Đoàn Đạt của Sài Gòn Tiếp Thị (tháng 5 ?" 1998 ) [5].
    VĐSB có nói :?Tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung đơn thuần là tiểu thuyết, hòan tòan không có ý định giới thiệu sự tiến bộ trong khoa học- kỹ thuật của người Trung Quốc. Ông cứ viết vậy, chúng ta đọc & tưởng tượng. Còn tưởng tựong đến đâu là quyền chúng ta.? [6] . Theo tôi, chúng ta có quyền tưởng tượng, nhưng phải trên cơ sở tác phẩm và quan điểm của tác giả, chứ không thể lấy quan điểm của ta gán ghép cho tác giả những điều trái khoáy như Dụ Ngôn Chính Trị mà VĐSB đã đưa ra.
    ( còn tiếp )
    Chú thích :
    [1] : theo tôi, cho đến trước thời điểm Việt nam kết nối vào internet, có thể phân chia số người đọc/xem tác phẩm KD như sau :
    -Đọc các tác phẩm KD được xuất bản trước 1975. 1 lượng lớn độc giả loại này không có điều kiện đọc toàn bộ các tác phẩm KD do sau ngày thống nhất đất nước, loại sách này bị xem là sách độc hại, lưu hành bất hợp pháp. Nhiều người chỉ tiếp xúc qua các quầy sách cho thuê, nên không đọc đầy đủ.
    -Xem các bộ phim Video làm theo các tác phẩm KD. Nhiều cái hay của tiểu thuyết KD bị mất đi khi chuyển thể qua phim. tỉ như : Đào Cốc Lục Tiên trong truyện chỉ còn là Đào Cốc Tứ Tiên với những trò hài rẻ tiền, không còn mang những ý nghĩa triết lý trong chất hài ấy ở tiểu thuyết.
    -1 lượng lớn độc giả tiếp xúc các tiểu thuyết võ hiệp KD qua các tác phẩm ( phóng tác ? ) KD do các nhà xuất bản Quảng Ngãi, Đồng Nai,?. phát hành trong những năm 91-92 bằng cách thay tên đổi họ nhân vật & tác phẩm, cắt xén lung tung.
    Khi đến với KDGĐT, cách bình thì ít mà kể lại truyện thì nhiều của VĐSB cũng làm cho nhiều người đọc thấy có thêm kiến thức (!), hoặc được nhắc lại những chi tiết của tác phẩm mà mình đọc quá lâu. Cũng cần nói thêm là bộ sách KDGĐT quá ?~ăn gian?T túi tiền độc giả bằng cách trích đăng những phụ lục dày độ 40% số trang với những trích đoạn không đầu, không đuôi của 1 số chương hồi mà VĐSB ?~nhuận sắc?T lại bản dịch của Hàn Giang Nhạn trước đây. Một cách làm tiền trơ trẽn của nhiều NXB hiện nay.
    Nhưng khi có thể đọc trực tiếp các tác phẩm KD qua các CD, internet, hay những tác phẩm được phát hành chính thức thì làn sóng anti-VĐSB đã trở nên phổ biến. Mà nhiều người đặc biệt ghét VĐSB vì chất lượng bản dịch TNGH mới phát hành trong vài năm trở lại đây do ông cùng các cộng sự dịch ( 1 phần vì KD chỉnh lại quá nhiều chi tiết đã đi vào lòng độc giả ), từ đó ghét lây những gì ông viết trong KDGĐT.
    [2] xem bài viết trong trang web : http://ttvnol.com/forum/t_151247/4
    [3] xem bài thử đọc lại Kim Dung của Nguyên Nguyên , có trong trang web : http://ttvnol.com/forum/t_151357/2
    & xem bài Nữ sĩ Quỳnh Dao với những phát hiện mới về Kim Dung của tác giả Hồ Tây đăng trong tạp chí Kiến Thức Gia Đình
    [4] Tác phẩm VLNB có trong web site : việt kiếm , ở mục dựa Kim Dung.
    [5] Kim Dung là Chủ báo kiêm Chủ bút của Minh Báo trong 1 thời gian rất dài. Quan điểm chính trị của tờ báo này thì anti - CNXH như thế nào hẳn ai cũng biết.
    [6] Xem bài CÁC KỸ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG có trong trang web : http://ttvnol.com/forum/t_151247/4
    .
    Oh...lah...lah
    Được rua_nor sửa chữa / chuyển vào 06:24 ngày 11/02/2003
  7. Majin_Boo

    Majin_Boo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    0
    Hé hé , Bắc Quy đại ca nói chí lý quá ... Bội phục bội phục ... Huynh có rảnh pót thêm vài bài nữa lên cho đệ đọc chơi cái , lâu quá chưa có gì xem hết ...
    Về những lỗi kĩ thuật trong bộ KDGĐT này , Ma Bư có thể kể ra hàng kí lô ...

    Majin-Boo

  8. rua_nor

    rua_nor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0

    MỘT VÀI NHẬN XÉT KHI ĐỌC KDGĐT của VĐSB
    . ( tiếp theo )
    Về Bài viết TỨ DI TRONG TRUYỆN VÕ HIỆP KIM DUNG, VĐSB đã phân tích được chủ nghĩa Đại Hán trong những tác phẩm của KD. Cùng với một số người khác, ông đã bình khá hay về quan điểm không còn cực đoan, đại hán hẹp hòi của KD qua hình tượng nhân vật Kiều Phong.
    Tuy nhiên, dường như muốn cố gắng chứng minh tư tưởng về dân tộc của KD tiến bộ theo thời gian, nên ông tìm cách chứng minh luận điểm mình bằng cách nhận thấy sự tiến bộ này có trong Lộc Đỉnh Ký qua hình tượng một ông vua Khang Hy anh minh có nguồn gốc Mãn Châu. Ông đi đến nhận định là KD đã ?oở điểm này ông đã thành công, vượt xa các nhà văn Trung Quốc tiền bối cũng như đương đại?. Đáng tiếc là lập luận này không được chính xác lắm nếu người đọc đã đọc qua những truyện Tàu như : Càn Long Du Giang Nam, Mạnh Lệ Quân? Các triều đại Nguyên, Mãn Thanh được người Trung Hoa xem như các triều đại chính thống như các triều đại khác có nguồn gốc Hán. ( Tôi không đi sâu vào chi tiết này vì đó là suy nghĩ của người Hoa chứ không phải tư tưởng của người Việt nam ). Chính vì vậy có những tác phẩm ca ngợi công đức của các ông vua anh minh thuộc các triều đại kia, do các tác gia sống trước KD vài chục, vài trăm năm viết ra như tôi đã dẫn ra ở trên. Còn các tác phẩm đương đại ca ngợi Càn Long, Khang Hy, Ung Chính ?. thì chúng ta đã thấy hằng hà sa số các phim ảnh, tiểu thuyết phổ biến văn hoá tàu ở truyền hình, nhà sách nước ta trong những năm gần đây, trong đó có những cuốn được viết cùng thời KD nhưng không thuộc thể loại Kiếm hiệp.
    Mặt khác trong 1 số bài viết khác hoặc phụ lục trong KDGĐT, VĐSB lại dẫn ra tư tưởng đại Hán của KD trong Lộc Đỉnh Ký qua hình tượng nhân vật Vi Tiểu Bảo . [7] . Như vậy ông đã tự mâu thuẩn với chính mình, ở các bài viết trong cùng tập khảo luận.
    Cũng trong bài viết Tứ Di, VĐSB chứng minh ?o Dưới mắt nhìn của Kim Dung, con người thuộc các dân tộc Tứ Di là những người huênh hoang khoác lác? qua chi tiết ?oTuyền Kiếm Nam, đệ nhất danh thủ điểm huyệt bằng phán quan bút của Cao Ly được Ngũ phụng Bang mời lên đánh thuê trên núi Võ Đang.Ấy vậy mà chỉ cần một mình Trương Thuý Sơn của phái Võ Đang đánh cho vài chiêu, Tuyền Kiếm Nam đã cắm đầu chạy trốn?. là không thuyết phục cho lắm. Trong các truyện kiếm hiệp, ?oCao nhơn tất hữu cao nhơn trị?, những ngoại hiệu nghe rất kêu nhưng đánh đấm tầm thường là chuyện phổ biến, chẳng liên quan gì tới dân tộc này, dân tộc kia. Nếu lấy những ví dụ về những Hán nhân như vậy trong các tiểu thuyết KD thì hàng đống. Đó chẳng qua là thủ pháp câu độc giả của người viết Kiếm Hiệp mà thôi.
    Ở một số bài viết khác trong KDGĐT mà tôi tạm gọi chung cái tên XXXXX Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung ( do chỉ khác nhau vài từ đầu tiên trong tựa ), tiếc là VĐSB đã không đầu tư nhiều thời gian, hoặc tham chẻ nhỏ các chi tiết ra các bài viết khác nhau, nên chất lượng các bài viết xuống rất nhiều. Ví dụ như bài Thức Ăn Trung Hoa Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung , VĐSB đã liệt kê các món ăn mà hào sĩ giang hồ thường dùng, các món ăn bình dân hay cầu kỳ mà các nhân vật sành ăn trong tiểu thuyết Kim Dung như Hồng Thất Công ? chế biến & thưởng thức, nhưng ông không luận về các món ăn mà Hoàng Dung cô nương chế biến trong AHXĐ cũng như tài sành ăn của Hồng Thất Công được thể hiện trong khi thưởng thức món ăn này. Giá mà VĐSB múa bút ở những chi tiết đắt giá này thì giá trị bài viết được nâng lên rất nhiều.
    Một ví dụ khác, chi tiết luận về rượu ?o 3 lần chưng, 3 lần cất? các thùng rượu bồ đào của Đan Thanh đã được VĐSB đưa vào làm 1 chi tiết chính trong bài CÁC KỸ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG, mà không để trong bài RƯỢU TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG & không phân tích sâu hơn về đoạn Lệnh Hồ Xung gặp Giang Nam Tứ hữu , thật đáng tiếc. Cũng tương tự như vậy, có lẽ VĐSB thấy độ dài & nội dung của bài thư pháp & Võ Công quá ngắn nên ông đã gán ghép cho Thạch Phá Thiên & Vi Tiểu Bảo chơi thư pháp. (!). Giá mà VĐSB bỏ thêm thời gian sửa lại chi tiết trên ( liên quan đến văn tự nhưng nói đến thư pháp thì phóng đại quá lố) thì bài viết sẽ không có những hạt sạn đáng tiếc như vậy.
    v..v & v..v. nếu bỏ công ngồi nhặt những lỗi kỹ thuật , có lẽ do tác giả KDGĐT không có thời gian đối chiếu lại những tác phẩm đã đọc. Nhưng nếu đi vào những chi tiết đó thì chỉ là ' bắt giò ' tác giả mà thôi.
    Điều cuối cùng mà tôi muốn đề cập tới trong bài viết này là: VĐSB có những phân tích rất đắt về KD. Nhưng có quá nhiều hạt sạn & nhiều mâu thuẩn trong lập luận của mình. Cách luận của ông thiên về kể chuyện nhiều hơn luận bình. Mà người đọc KDGĐT thì đã đọc những tác phẩm của KD rồi , có kể thêm cho họ nghe thì người đọc càng bực mình vì cầm bộ truyện Kim Dung trực tiếp đọc không sướng hơn là nghe tóm tắt hay sao .
    ( hết bài )
    Bắc Quy Tà nhân .
    Chú thích :
    [7]: xem KIM DUNG VỚI SÀI GÒN phụ lục KĐĐT.
    Oh...lah...lah
    Được rua_nor sửa chữa / chuyển vào 23:09 ngày 13/02/2003
  9. saint81

    saint81 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    412
    Đã được thích:
    0
    hic , đọc xong bài viết của rua_nor huynh cảm thấy phải nói một cái gì đó nhưng lại không biết phải nói gì ??...Thôi thì kể chuyện bản thân ra vậy ...
    Đệ biết đến truyện Kim Dung từ khá sớm , có thể nói là quá sớm (từ hồi chưa biết đọc lận) , ở nhà đệ , cả cha lẫn ông nội đều đọc Kim Dung . Đến năm lớp 8 , đệ "cơ bản" hoàn thành được khoản 7,8 bộ truyện của ông . Nói thế để biết , trước khi đọc Vũ Đức Sao Biển , đệ cũng đã tiếp xúc qua với các tác phẩm của Kim Dung .
    Đệ còn nhớ , lần đầu tiên đọc Vũ Đức Sao Biển là tại Buôn Mê Thuột ( ông nội của đệ ở đó ) ,trong một quyển "Kiến Thức Ngày Nay" . Lúc đó ông nội đệ cao hứng lắm . Đã lâu rồi ông không đọc được những bài luận về một đề tài mà ông yêu thích .
    Ông đọc Vũ Đức Sao BIển không dưới tư cách của một nhà nghiên cứu mà với tâm hồn của những kẻ đồng điệu gặp nhau. Cũng từ đó, đệ bắt đầu tìm đọc những bài viết của Vũ Đức Sao Biển , và lần lần ra , của cả các nhà phê bình và nghiên cứu khác , trước lẫn sau 1975 . Từ đó , cũng đã hơi phác giác ra những chi tiết lầm lẫn hoặc khiên cưỡng trong các bài biên khảo của VDSB . Rồi đến lúc các tập biên khảo "KDGĐT" ra đời . Kèm theo là sự bùng nổ trở lại của truyện Kim Dung . Người già vui mừng như gặp lại những người bạn cố tri sau một thời gian dài lận đận . Đám trẻ , với nhiều phương tiện khác nhau , từ những cuốn sách lem nhem không bìa không gáy từ các tiệm cho thuê ,những bộ truyện ố vàng bụi bặm đã từ lâu nằm trên giá , những tập sách được in tại Mỹ và được thân nhân đưa về VN , hay qua Internet ...cũng dần dần quen thuộc với Kim Dung . Người ta đọc , người ta ồn ào đánh giá , người ta ồn ào bình phẩm ... rồi sau đó , lại tiếp tục lao đi tìm những bộ biên khảo để đọc cho thỏa cơn khát ..."Kim Dung giữa đời tôi" cũng không phải là ngoại lệ . Những chi tiết được đánh giá một cách cặn kẽ ...Người ta lại bắt đầu dè bỉu , lại bắt đầu cảm thấy những bài biên khảo này sao mà ấu trĩ quá ...Mấy ai nhớ được chính những bài viết ấy một thời đã là động lực đẩy họ đi tìm Kim Dung ,hoặc đã giải cho họ phần nào cơn khát Kim Dung , và cũng mấy ai biết rằng những bài viết ấy đã đóng góp một phần không nhỏ để những tác phẩm mà họ yêu thích lại được đường hoàng nằm cạnh những tác phẩm lớn khác tại hiệu sách ...
    Nói thế không có nghĩa là phải chấp nhận hoàn toàn những cái sai trong các bài biên khảo của VĐSB , nhưng nên chăng , không nên quá khắt khe . Khi viết các bài biên khảo , điều kiện tra lục của ông khá hạn chế .Đệ cũng công nhận cái nhìn của ông chẳng hạn về "dụ ngôn chính trị trong VLNB" là khiên cưỡng và áp đặt vào thời đại mới . Nhưng đệ vẫn cảm thấy thích thú trước ý nghĩ Đông Tà đại diện cho dân tộc Phù Tang hay Nam Đế đại diện cho hình ảnh các nước nhược tiểu phía Nam . Sao không để cho trí tưởng tượng của mình bay bổng một chút ???Mỗi người có cách cảm nhận Kim Dung khác nhau . Có thể người ta cảm nhận Kim Dung bằng cách đặt vào bối cảnh mà họ đang sống , để sung sướng cảm thấy hình như mình cũng đang trong không khí mang mang thóat ra từ các tác phẩm Kim Dung . Tại sao chúng ta lại gặp nhau ở trên diẫn đàn này , hay tại sao lại muốn viết ra một truyện kiếm hiệp của riêng chúng ta , với mỗi người có một ngoại hiệu ? Chẳng qua cũng vì chúng ta muốn sống trong cái không gian mà chúng ta mơ ước .
    Hình như đệ đã viết quá dài , chẳng biết với khả năng diễn đạt có giới hạn này có thể nói hết những gì mình muốn nói không ? Chỉ biết , đệ vẫn luôn khâm phục Vũ Đức Sao Biển khi ông đã dũng cảm ( đệ hoàn toàn không nói quá khi sử dụng 2 chữ này ) để kiên trì theo đuổi và nghiên cứu về một đề tài mà ông yêu thích giữa hoàn cảnh rối ren của xã hội lúc ấy . Cũng mong rằng , khi đọc KDGĐT , hãy khoan chú ý đến những sai sót , mà hãy chú ý đến chất lửa , chất đam mê đang và vẫn truyền đi trong ấy .
    Xử thế nhược đại mộng ​
    Hồ vi lao kỳ sinh ?​
  10. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Chà..chà... Bắc Quy lão huynh ra chiêu quá ư là cao thâm, thật chưa biết phải hóa giải bằng cách nào, nói chi là đến đỡ đòn. Thôi đành gắng gượng tiếp chiêu vậy.
    Thứ nhất, hoàn toàn đồng ý về những sai sót kĩ thuật trong tập KDGĐT, đặc biệt là trong bái viết "Võ lâm ngũ bá - Dụ ngôn chính trị". Chính trong bài viết đó Vũ Đức Sao Biển tiên sinh đã bộc lộ sự mâu thuẫn, vì ngay ở cuốn 1, phần mở đầu, ông đã khẳng định Kim Dung chỉ viết 12 bộ truyện, trong đó loại luôn Uyên Ương đao. Tại hạ cảm thấy, trong tập KDGĐT, VĐSB tiên sinh đã tổng hợp lại các bài viết từ trước trong "Kiến thức ngày nay", cùng với các bài viết mới, mà đã không chỉnh sửa lại cho hợp lí các bài viết cũ, cho nên mới có sự trái khoáy như thế này. Bài viết "VLNB-Dụ ngôn chính trị" tại hạ đã từng đọc được trên "Kiến thức ngày nay" trước tập KDGĐT một thời gian khá dài. Nếu như VĐSB tiên sinh chịu khó đọc lại, thêm vào từ "hình tượng" để thành "Hình tượng VNLB - Dụ ngôn chính trị" thì chẳng phải hay lắm sao!
    Bây giờ xin trở lại về cách tiếp cận vấn đề của nhà văn VĐSB với hình tượng VLNB. Ở đây, có thể mọi người cho rằng cách tiếp cận đó khá khiên cưỡng, bất hợp lí, tại hạ kô có ý kiến. Dĩ nhiên nếu liên tưởng tới thuyết Ngũ hành thì mọi người dễ chấp nhận hơn. Chỉ xin bàn đến tính khả thi trong cách tiếp cận của VĐSB tiên sinh. Lí do nào khiến VĐSB tiên sinh có những liên tưởng đặc biệt như vậy?
    Bỏ qua những lí do về quan điểm, v.v.., thì tại hạ thấy có những điểm sau đây cần bàn. Chúng ta ở đây chắc chẳng ai đọc được chữ Hán, cho nên chắc không thể rõ chữ "Hồng" của Hồng thất Công có giống chữ "Hồng" của Hồng quân hay không, một lí do khiến VĐSB tiên sinh nói rằng HTC tượng trưng cho Liên Xô. Một điều chắc chắn là nhà văn VĐSB biết chữ Hán, và đã đọc bản Hán văn các tác phẩm của Kim Dung tiên sinh. Như vậy sự liên tưởng của VĐSB tiên sinh có cơ sở. Nguyên Nguyên tiên sinh trong loạt bài về thuyết Ngũ hành đã cho rằng HTC mạng Thủy, ở phương Bắc, và dẫn chứng bằng môn võ công Hàng Long thập bát chưởng, Long = Rồng thuộc Thủy. Phương Bắc thì đúng rồi, vì là Bắc Cái, nhưng tại sao lại mang họ Hồng - Đỏ? Tại sao không là Hắc - Đen? Tại sao lại là Thất Công chứ kô phải là Bát hay Cửu Công?
    Cách liên tưởng Hàng Long thập bát chưởng với hỏa tiễn Cachiusa cũng khá thú vị. Rồng bay trên trời, chưởng mạnh tan bia vỡ đá. Hỏa tiễn Cachiusa cũng bay trên trời, oai lực cũng rất khủng khiếp.
    Ngoài ra, nếu cho rằng hình tượng Bắc Cái tượng trưng cho Liên Xô trong WW II thì cũng có cơ sở. Hãy để ý trong Xạ điêu anh hùng truyện, nhà Tống - chắc chắn là Trung Quốc - bị nhà Kim xâm lấn. Mà Kim xuất phát từ đâu? Chính là từ vùng Mãn Châu ở Đông Bắc Trung Quốc. Người Nhật khi đánh Trung Hoa trong WW II cũng bắt đầu bằng việc xâm chiếm Mãn Châu. Hồng thất Công lãnh đạo Cái Bang chống quân Kim, cứu Trung Nguyên, cũng có thể là hình ảnh của Hồng quân Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật Bản.
    Riêng về ý kiến KIm Dung tiên sinh không yêu CNXH như yêu nhân vật Hồng thất Công thì thật ra, tuy Hồng thất Công được Kim Dung tiên sinh xây dựng như một vị hiệp sĩ cứu khốn phò nguy, nhưng những tính "xấu" và những cái "ngu ngơ" của HTC cũng hại ông ta không ít. Vả chăng vào thời điểm những năm 50, vừa sau Đệ nhị Thế chiến, hình ảnh Liên Xô như một người hùng chống chọi Phát xít Đức vẫn còn trong tâm tưởng của Thế giới?
    Trở lại với hình tượng Đông tà Hoàng Dược Sư, một lần nữa, chúng ta lại không rõ chữ "Đào Hoa đảo" nó viết thế nào, có phải giống chữ "hoa anh đào" trong tiếng Trung Quốc hay không? Tại sao Kim Dung lại dùng "đảo Đào Hoa" hay kô phải là đảo "Mai Hoa" hoặc là "Liên Hoa" gì gì khác? Trong Xạ điêu anh hùng truyện, Hoàng Dược Sư luôn "ăn hiếp" Toàn Chân giáo. Toàn Chân giáo - giả sử đại diện cho Trung Hoa - chỉ có thể chống lại Hoàng Dược Sư hay Âu Dương Phong, hay trở thành thiên hạ vô địch khi Toàn Chân thất tử có mặt đầy đủ để dùng Thiên cang Bắc Đẩu trận. Nếu không thì đều bị Hoàng Dược Sư hoặc Âu Dương Phong đánh cho tơi tác. Phải chăng đấy là hình ảnh của Trung Quốc đang bị phương Tây và Nhật Bản chia năm xẻ bảy, chỉ khi nào toàn dân đồng lòng đoàn kết thì mới chiến thắng ngoại bang?
    Nói sang Tây Độc Âu Dương Phong với cách liên tưởng đến phương Tây. Thật ra, câu "phương Tây đang tẩu hỏa nhập ma" của VĐSB tiên sinh hoàn toàn khác với cách nói "phương Tây (CNTB) đang giãy chết". Chúng ta hẳn cũng thấy, thời điểm những năm 60, 70, thế giới đều chứng kiến cái gọi là "sự thần kì Châu Á", dẫn đầu là Nhật Bản (hà..hà.., trong Võ lâm Ngũ bá thì Hoàng Dược Sư là người biết áp dụng "khoa học kĩ thuật" nhất đấy nhỉ). Trong khi đó thì Tây phương với những cuộc CMTD, phong trào này nọ, rất hỗn loạn trong con mắt của những người phương Đông. Phải chăng đấy là cách nói "tẩu hỏa nhập ma" trong kiếm hiệp? Hình ảnh so sánh "Hàm mô công" với chiếc xe tăng quả thật cũng rất thú vị và hài hước đấy chứ. Một chi tiết nhỏ nói thêm, đó là đảo Đào Hoa từng bị Âu Dương Phong phá tan hoang, còn Âu Dương Phong bị Nam Đế (giả sử đại diện cho các nước phía Nam Trung Hoa) khắc chế. Phải chăng đó là cảnh tượng Hiroshima và Nagasaki trước 2 trái bom nguyên tử của Tây phương (tính luôn Mĩ), và sự kiện Pháp thua đau ở Điện Biên Phủ, còn Mĩ thì đang sa lầy ở VN? Hì..hì.., cái này là sự liên tưởng có phần hơi xa của tại hạ, mong chư vị đừng cười.
    Riêng về hình ảnh Vương Trùng Dương, đại diện cho Trung Hoa, Nguyên Nguyên tiên sinh đã phản bác bằng cách đưa ra hình tượng Tả Lãnh Thiền trong Tiếu ngạo giang hồ với bộ mặt tàn ác vô sỉ, không giống như hình ảnh Vương Trùng Dương tài đức vẹn toàn, Giáo chủ Toàn Chân giáo. Tại hạ cho rằng, hình tượng Trung Hoa ở trong tác phẩm của Kim Dung (nếu có), và đặc biệt là trong Tiếu ngạo giang hồ, chính là Phương Chứng Đại sư, Phương trượng Thiếu Lâm tự, ở tại ngọn Thiếu Thất trên núi Tung Sơn. Phương Chứng Đại sư gần như là 1 bậc chân tu hoàn hảo, như Vương Trùng Dương, là người được Nhậm Ngã Hành khâm phục, nhưng cũng không kém phần "cơ mưu, quyền biến" như Bắc Quy lão huynh và Bát Nhất Thần Quân đã từng phân tích trong chủ đề bàn về Thiếu Lâm tự.
    Tóm lại, ở đây tại hạ không bình luận đúng sai trong cách tiếp cận vấn đề của VĐSB tiên sinh, bởi vì chúng ta ai cũng có quyền tưởng tượng, còn Kim Dung tiên sinh có nghĩ như vậy thật không thì chỉ có trời biết đất biết và mình ổng biết mà thôi. Tại hạ chỉ mạn phép đưa ra những lí do để thử chứng minh cơ sở của VĐSB tiên sinh khi đã liên tưởng như thế.

    Xuân tàm đáo tử ty phương tận
    Lạp chúc thành hôi lệ thủy can

Chia sẻ trang này