1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luận về Kim Dung giữa đời tôi ....

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi Majin_Boo, 02/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. prankster

    prankster Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    1.885
    Đã được thích:
    0
    Nhìn các huynh đệ hết người này đến người khác tung ra cao chiêu mà không biết làm gì hơn vì mấy bữa nay bận quá không có thời gian chiến với các vị. Vài bữa nữa cũng phải gáng gượng tiếp vài chiêu của Bắc Quy Tà Thần mới được

    Không ghét, không yêu, không màng giả thật
    Đứng khoanh tay hờ hững bên đời.
  2. rua_nor

    rua_nor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    Dạo này mạng ttvnol chạy cà giựt quá, muốn xách kiếm vô KH cốc luận cùng bằng hữu thật khó khăn. Đã 2 lần thi triển công phu tiếp chiêu của Bát Nhất Thần Quân cùng Kiều Bang Chủ nhưng Hốt tinh đại chỉ ( Hosting ) biến mất, đành phải ngậm ngùi nhìn bao nhiêu chiêu thức trôi về miền băng đảo.
    Quá tam, ba bận. Lần này gắng gượng tiếp chiêu của chư vị cao thủ của danh môn chính phái vậy.
    Ặc .... ặc, chiêu thức hồi ức thần công của Bát Nhất Thần Quân mộc mạc mà cao thâm, khó lòng tìm chỗ hở sườn mà hoá giải. Đã thế Kiều Bang Chủ không dùng Hàng Long Thập Bát Chưởng tấn công mà lại thi triển Lạc Anh Chưởng Pháp của Đào Hoa Đảo nên Bắc quy này phải rụt cổ lại ........... À , lấy tạm Song Thủ Hổ Bác của lão ngoan đồng ra tiếp chiêu chư vị vậy.
    Trước khi động thủ, tại hạ cùng Ma Bư huynh đệ đứng về phía ma giáo để giải phẫu KDGĐT ( chứ không có mổ xẻ VĐSB, không có bằng cấp chân truyền của Bình Nhất Chỉ Đại phu , mổ lén lút mà không được bệnh nhân cho phép thì .... toi mạng ). Như vậy sự tích phân, uý lộn phân tích những cái hay, cái đẹp của những bài viết trong KDGĐT phải để cho các cao thủ đứng về danh môn chính phái thi triển chứ. Mà những cái độc đáo, tinh tế của Vũ tiên sinh trong loạt bài XXX trong truyện võ hiệp của KIm Dung thì nhiều quá đi chứ. Tại hạ chờ Bát Nhất Thần Quân, Nhất Tiếu Đoạt hồn chân nhân & Hoạt tử nhân cùng bao nhiêu cao thủ chính phái triên khai chiêu thức .
    Về tài nghệ văn chương, âm nhạc của Vũ tiên sinh thì tại hạ phục lăn Bát Nhất Thần Quân ạ. Nhất là những công phu trào lộng mà Vũ tiên sinh dùng thủ pháp liên tưởng để so sánh những gương mặt đen của thời đại với những nhân vật KD trong các bài trên Tuổi trẻ cười hay Pháp Luật báo. Tại hạ cũng nhìn thấy nhiều chi tiết độc đáo rất VĐSB khi tiên sinh luận về KD. Nhưng xuyên suốt 4 tập sách có nhiều mâu thuẩn giữa các bài viết. Mà tư tưởng không nhất quán trong cùng 1 tác phẩm, đây là 1 điều tối kỵ, thì gọi ông là nhà Kim Dung học thì tại hạ không phục ( ừ có khi cũng khắc khe thật, nhưng bản tính tại hạ cố chấp lắm).
    Thật ra ở thời điểm cuối những năm 80 - thập niên 90, ở Việt nam cũng có 1 vài nhà nghiên cứu về Kim Dung khác , tiêu biểu là Huỳnh ngọc Chiến tiên sinh. số lượng bài viết của Huỳnh tiên Sinh có ít hơn nhưng đọc những bài viết của ông, tại hạ không thấy có những mâu thuẩn giữa các bài khảo luận như khi đọc Vũ tiên sinh. Tại hạ thích nhất là bài Lai rai chén rượu giang hồ , nó sâu sắc hơn từng bài riêng lẽ về rượu của Vũ tiên sinh. Nhưng nếu gom hết những đoạn mà Vũ Tiên sinh luận về rượư trong KDGĐT lại thì chưa biết bên nào hay hơn( nhưng hình như tại hạ đang lạc xa đề tài wá ).
    Tại hạ đồng ý với Bát Nhất thần quân ở điểm khâm phục sự kiên trì của Vũ tiên sinh khi ông tiếp tục bỏ thời gian theo đuổi đề tài mà mình yêu thích trong suốt 1 thời gian dài ( khi mà những điều mà ông bỏ công nghiên cứu lại bị cấm chỉ hoàn toàn ). Nhưng không vì thế lấy đó để khen tuyệt đối hoặc làm ngược lại khi đọc biên khảo của ông.
    À có chi tiết này chắc nhiều bằng hữu không biết. Thật ra tư liệu về Kiếm Hiệp thì các nhà "nghiên cứu" lúc ấy không thiếu thốn lắm đâu. Chỉ cần xoay được cái thẻ đọc hạn chế ở thư viện tổng hợp TPHCM, hoặc thư viện KHXH thì có thể tìm được những cảm giác 'siêu thực' hoặc 'thực tại ảo' của KD.
    Í dzà, Kiều Bang Chủ xài Lạc Anh Chửng pháp nên, tại hạ tiếp vội chiêu thức để còn đi thăm thú các topic mới mọc ở cốc KH này nưã chứ. Kiều Bang Chủ ơi, cái gọi là sự thần kỳ của châu Á thì đợi tời thập niên 80 mới xuất hiện. Còn ở thập niên 60 thì mấy anh Tây , Mỹ coi anh lùn kia không ra gì đâu. & nếu nhìn việc ứng dụng KHKT thì phải thấy Tây Âu hoặc Hoa Kỳ chứ sao lại là anh Nhật. Vì vậy liên tưởng theo góc nhìn ấy thì nhân vật ở phía tây phải Hi-tech hơn Đông tà nhìu. .
    Chờ mong các cao chiêu của bằng hữu bên danh môn chính phái, luận về những cái hay , cái đẹp trong nhiều bài của Vũ tiên sinh. Nếu quần hùng xứ này chỉ mang những sơ sót trong tác phẩm của tiên sinh ra luận thì chẳng phải là hẹp hòi lắm ư ?
    mời chư vị bằng hữu cạn chén nhé


    Oh...lah...lah
  3. saint81

    saint81 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    412
    Đã được thích:
    0
    ...có lẽ đúng như rua_nor huynh nói , cách tốt nhất để bênh vực Vũ Đức Sao Biển là phân tích ra những cái hay trong "Kim Dung giữa đời tôi " của ông , nhưng than ôi ,phân tích một bài phân tích , luận về một bài luận , quả nhiên không phải dễ , thôi thì chỉ đành đưa ra vài ý kiến nông cạn vậy ...
    Tại hạ đã đọc qua tuyển tập "Kim Dung giữa đời tôi" của Vũ Đức Sao Biển , tập Tiểu luận "Lai rai chén rượu giang hồ" của Huỳnh Ngọc Chiến , các bài "Thử đọc lại Kim Dung" của Nguyên Nguyên ...xin không kể ra "Vô Kỵ giữa chúng ta " ở đây . Bởi theo tại hạ tập biên khảo đó vẫn có tầm vóc vượt qua những tác phẩm kể trên ( Sẽ rất hứng thú được đàm đạo với mọi người về tập biên khảo này bởi vẫn còn những điểm tại hạ cảm thấy mù mờ khi đọc . Hy vọng sẽ có dịp thỉnh giáo các cao nhân trong một chủ đề khác) Về Nguyên Nguyên , tại hạ chỉ có dịp đọc một vài bài biên khảo nên chưa dám đưa ra nhận định cụ thể .Chỉ xin thử so sánh giữa Huỳnh Ngọc Chiến và Vũ Đức Sao Biển . Xin tạm đưa ra nhận xét như sau : Huỳnh Ngọc Chiến tiên sinh thường đưa ra những phân tích và chú giải về các tác phẩm của Kim Dung trên nền tảng triết học của cả phương Đông và phương Tây , có lẽ ông bị ảnh hưởng khá lớn từ Đỗ Long Vân . Nguyên Nguyên cũng đã lý giải Kim Dung dưới lăng kính triết học phương Đông qua loạt bài về Ngũ hành . Đây là trường hợp rất thường bắt gặp nơi các bài nghiên cứu về Kim Dung . Giải thích mọi chuyện trên cơ sở hệ thống tư tưởng mà họ đã thấm nhuần . Đây cũng chính là con dao hai lưỡi . Các bài biên khảo sẽ rất có giá trị và gây được sự thích thú với người đọc đã từng biết qua hệ thống tư tưởng mà tác giả đang sử dụng . Nhưng ngược lại , sẽ gây ra cảm giác nhàm chán , khô khan và xa rời thực tế với những độc giả chưa có những kiến thức nhất định về vấn đề mà tác giả đề cập . Lấy một ví dụ nhỏ , chẳng hạn như khi đọc các trích dẫn của các nhà triết học trong các bài nghiên cứu của Đỗ Long Vân hay Huỳnh Ngọc Chiến , người đọc, nếu không có sự quan tâm đến triết học hay văn hóa cổ Trung Hoa sẽ có xu hướng đọc lướt. Nếu như lặp lại nhiều lần sẽ gây ra cảm giác chán nản,mệt mỏi .
    Nói như vậy để kết luận , các bài biên khảo và nghiên cứu theo kiểu này , chỉ dừng lại đúng như định nghĩa của nó , và chỉ phù hợp với một lượng độc giả hạn chế .
    Truyện kiếm hiệp trước và cả trong thời kì bùng nổ Kim Dung , vẫn chỉ được coi mà thể loại văn hóa "para-littérature"(cận văn học). Việc này không phải không có lý do , đối tượng độc giả trước nhất mà các nhà văn kiếm hiệp hướng tới là tầng lớp bình dân . Ngay cả Kim Dung khi bắt đầu viết cũng không có ý định sẽ đưa tên tuổi của mình ngang với những đại tác gia như Tào Tuyết Cần , La Quán Trung ..., chính người hâm mộ đã làm điều đó , tuy có đôi phần khiên cưỡng . Có thể chắc chắn rằng , các bậc học giả uyên thâm biết đến Kim Dung không thể sớm hơn những người thuộc tầng lớp "bình dân học vụ" , và cũng không thể đông đẩo bằng .
    Bởi như thế , các bài biên khảo kia tuy hay , tuy chất lượng , nhưng không thể đi sâu , không thể đến với toàn bộ lượng độc giả ấy . Đọc Kim Dung đâu phải là thơ Đường , đâu cần có phong khí "khiêu đăng bán dạ độc Đường thi". Các vị thâm nho , lúc trà dư tửu hậu có thể khề khà bình Kim Dung với nhau thì anh xích lô , chị bán nước lúc rảnh rổi cũng có thể thả hồn một chút vào thế giới hư ảo của Kim Dung. Do vậy , về ý tưởng truyền bá hết những cái hay , cái đẹp trong truyện Kim Dung cho mọi đối tượng độc giả thì các bài biên khảo này chỉ đạt được những thành công nhất định .
    Khi đọc Huỳnh Ngọc Chiến , ta thường bắt gặp những viện dẫn , chú giải theo Nho học hay các tư tưởng khác , điều này bắt gặp ít hơn nơi Vũ Đức Sao Biển . Ông không phải không có những bài nghiên cứu có giá trị , như « Libido... » chẳng hạn , nhưng điều ông muốn làm , lại là làm tăng thêm cái sướng , cái khoái nơi độc giả khi đọc Kim Dung. Ông ít đưa ra những viện dẫn , chưa chắc là vì ông không thông hiểu , mà vì cái đích ông ngắm tới , đối tượng ông hướng tới không xem những điều ấy là quan trọng . Đối với họ , cảm giác đang được chia sẻ và thấu hiểu là quan trọng nhất , họ vỗ đùi hỉ hả khi được nghe những gì họ cảm thấy hay , thấy thống khoái nhưng không đủ khả năng diễn giải đã được tác giả làm hộ , đã được trải ra trên trang giấy , họ không có cảm giác xa cách , giữa họ và tác giả đang là hai tâm hồn đồng điệu gặp nhau . Từ đó , họ say mê Kim Dung hơn , càng tìm đến với Kim Dung hơn .
    Lối hành văn mà Vũ Đức Sao Biển sử dụng trong các bài viết của giống như một kiểu tự sự , ngay cả cái tựa đề « Kim Dung giữa đời tôi « đã nói lên điều đó . Ông viết không nghiêng về nghiên cứu mà về diễn tả cảm xúc , điều này thì Huỳnh Ngọc Chiến không bằng , cho dù ông có những bài đọc rất « sướng » , « Lai rai chén rượu giang hồ » là một ví dụ .
    Có thể xem các bài viết của Vũ Đức Sao Biển là những bài viết mang tính quần chúng , không có ý nghĩa bác học , nhưng không có nghĩa là không có giá trị . Ông đã làm được một việc không phải nhỏ : giới thiệu và truyền bá Kim Dung . Đó phải chăng cũng là mục đích chính của ông ??
    Trên đây là vài điểm tại hạ thử miễn cưỡng lý giải cho ý kiến cho rằng các bài viết của VĐSB thường ít giá trị . Cũng định thử phân tích thêm một vài chi tiết hay trong KDGĐT như rua_nor huynh đề nghị nhưng rất tiếc không đủ thời gian , xin hẹn dịp khác , nếu không làm nhàm tai bằng hữu ....
    Xử thế nhược đại mộng ​
    Hồ vi lao kỳ sinh ?​
  4. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Quốc Trụ cũng như Đỗ Long Vân chịu ảnh hưởng sâu sắc của cơ cấu luận (structuralism), còn Huỳnh Ngọc Chiến, theo chỗ NT biết, ông từng là một nhạc sĩ (có lẽ vì thế mà những bài viết của HNC rất giàu nhạc tính), và là một người say mê Lý Hạ, lại ưa thích triết học La Mã, bởi vậy những bài viết của họ đương nhiên có sự khác biệt lớn so với VDSB, và cũng vì thế mà không phải ai cũng tiếp cận được.
    Nghe thì hơi chua chát, nhưng VDSB bút lực không sánh nổi với những người này, bài viết cũng dừng lại ở một cấp độ khác hơn. Trong KDGDT, có tới một nửa là kể lể lại cốt truyện, trích dẫn này nọ, cái đó nếu dùng làm guide cho người mới đọc Kim Dung lần đầu, okie, nhưng khó có thể đi xa hơn...
    Tác giả có tham vọng quá, nên cover hết tất cả mọi lĩnh vực, nhưng nội dung thì chưa đủ sâu, dù đối với bất kỳ lĩnh vực nào. Nói thẳng một điều, nếu như không xét tới cái tập bài "lăng kính pháp luật" chi chi đó, đọc 4 tập KDGDT xong không biết tác giả là người thế nào, chuyên về cái gì... Còn nói về tình cảm, chưa chắc đã vượt nổi Lai rai chén rượu giang hồ, nhất là bài A Châu, nước mắt oan cừu... Một bài viết mới về Du Thản Chi, đọc rất xúc động, lúc nào rảnh sẽ post cho mọi người đọc chơi...
    Ngoài ra một vài người bạn của NT cho biết đã từng đọc những bài viết trong các tạp chí Hoa ngữ, nội dung không khác bao nhiêu so với những bài viết của VDSB, đó cũng là một điều đáng nói, ha...
    Nhật hoài Thiên Sơn tuyết
    Dạ mộng Đông Hải mai
  5. rua_nor

    rua_nor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    Lạc đề một chút, quần hào kiếm hiệp cốc cho phép nhé.
    Có thể là tôi lẩm cẩm, nhưng xin được nói thật tình với Vinhattieu bằng hữu, mong bác thông cảm nếu có gì quá đáng trong bài này của tôi.
    Tôi thử đặt mình vào địa vị của VĐSB, tôi sẽ rất buồn khi đọc đoạn cuối trong bài của Vinhattieu bằng hữu, nếu quả thật VĐSB đã ngồi viết ra những suy nghĩ của mình về KD, nhưng bị người khác cho là ......
    Mà suy nghĩ về 1 vấn đề nào đó thì trên thế gian này có thể có nhiều người cùng tư duy cùng một hướng nào đó & sản phẩm cuối cùng giống nhau chăng ?
    Tôi nghĩ là Vũ tiên sinh & nhiều người yêu thích KDGĐT ( tôi không nằm trong số đó) sẽ không ấm ức khi đọc đoạn văn cuối trong bài viết của bằng hữu, khi Vi bằng hữu trưng ra những chứng cớ giống nhau đó. Mặc dầu sự ' đạo văn' có hay không thì chỉ có 2 người kia ( ai đạo văn ai ? ) và ông trời mới biết được . ( Câu này không phải thuộc về bản quyền của Kiều bang chủ nhé, không được đòi tác quyền .)
    Chúc Vi bằng hữu vui và gửi nhiều lời luận bàn về KH ở cốc này để quần hào nơi đây thưởng lãm. mời .
    Oh...lah...lah
  6. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Kể cũng buồn cười... vào ngày sinh nhật của mình, một thằng bạn đã tặng cho NT bộ KDGDT, có thể nói gã làm NT dở khóc dở cười... nhưng biết làm thế nào được, tình cảm bạn bè mà...
    Về VDSB, nói thế nào nhỉ... ông có một vài ưu điểm, nhưng cũng có một vài nhược điểm... Không thể đánh giá thấp sự dũng cảm của ông, khi mà truyện kiếm hiệp bị cấm, và ông là người dám nói, dám bàn về kiếm hiệp. Ngoài ra ông viết nhạc cũng khá hay, đêm nguyệt cầm ta gọi em trong gió, sáng linh lan hồn ta khóc bao giờ...
    Thế nhưng người ta có lẽ đã quá khoa trương về ông (NT chưa dám nói rằng tự ông khoa trương về mình, nhưng cái cảnh ký tặng sách ồn ào khi Tiếu ngạo được xuất bản, khó làm cho người ta nghĩ khác được, nếu so với Cao Tự Thanh tiên sinh chẳng hạn).
    Một người bạn của NT ở trong Nam đã nói thế này: "Tao không biết dân Bắc chúng mày bị cấm vận truyện kiếm hiệp thế nào, chứ dân Nam bọn tao không cần đến VDSB để biết yêu kiếm hiệp". Cái này không sai, phải thừa nhận là như thế... Còn, KDGDT của Vũ tiên sinh, nó nhan nhản những lỗi không đáng có, mà một người đọc bình thường nếu say mê Kim Dung cũng có thể nhận thấy được... Giới trí thức Việt Nam đâu phải chỉ mình VDSB đọc Kim Dung, và trong số những người đó cũng thiếu gì ngoạ hổ tàng long... ha...
    Còn về những bài báo tiếng Trung, nói để mà nói, vậy thôi...
    P.S: NT có một người bạn vong niên, chị ấy kể lại rằng mình có một người bạn đồng học với Vũ tiên sinh thời đại học, và khi chị ấy nói rằng Vũ tiên sinh đang dịch Tiếu ngạo giang hồ, ông bạn này trợn mắt lên nói : Impossible!!!
    Nhật hoài Thiên Sơn tuyết
    Dạ mộng Đông Hải mai
  7. Majin_Boo

    Majin_Boo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    0
    Hờ hờ , câu này thật quá chuẩn , hầu hết các anh hào ở miền Nam đều đọc kiếm hiệp từ thời trước giải phóng cơ , MB là hậu sinh , nhưng cũng gặp Kim Dung lão nhân gia khoảng 12 năm về trước rồi ... Lúc ấy làm gì đã có KDGĐT ...

    Majin-Boo

  8. prankster

    prankster Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    1.885
    Đã được thích:
    0
    Ma Bư đúng là hậu sinh khả ố, í lộn, khả uý. Tại hạ cũng được 13 năm rồi nhưng niên kỷ bắt đầu đọc truyện thì lại lớn hơn Ma Bư (năm 9 tuổi).
    Lúc nhỏ nhờ đọc truyện nhiều nên viết chính tả... không bao giờ sai, luôn đạt điểm cao. Điều này chắc Ma Bư huynh đệ đồng ý kiến với tại hạ chứ

    Không ghét, không yêu, không màng giả thật
    Đứng khoanh tay hờ hững bên đời.
  9. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Câu đó có thể đúng, nhưng kô có tác dụng lắm trong việc bình loạn KDGĐT. VĐSB tiên sinh viết KDGĐT vì lí do gì thì ai mà biết. Chúng ta ở đây chỉ luận cái hay, dở, những điểm chưa đạt, v.v..., chứ đem ý kiến cá nhân của một người, nhất lại là nhận xét 1 cách quá chủ quan như thế, thì có lẽ kô thuyết phục lắm. Riêng tại hạ đây, thật sự yêu kiếm hiệp kô phải vì KDGĐT, nhưng mà cũng giống như saint81 huynh, đọc KDGĐT như tìm được 1 người đồng điệu. Chả là gia phụ tuy cũng thích đọc kiếm hiệp, nhưng vì công việc bận rộn, tính tình lại trầm lặng, nên từ nhỏ cha con kô có nhiều dịp nói chuyện với nhau. Những người bạn học của tại hạ thì chẳng đứa nào thích kiếm hiệp. Còn nhớ mỗi khi đọc Kiến thức ngày nay, bắt gặp một bài luận của VĐSB tiên sinh về truyện kiếm hiệp, thì nhất định phải giữ cuốn đó lại, lâu lâu lại lôi ra đọc. Vì vậy, mỗi người chúng ta dĩ nhiên có những hoàn cảnh, tình cảm khác nhau, dành cho KDGĐT nói riêng, và VĐSB tiên sinh nói chung, cho nên ở đây chúng ta nên đánh giá một cách khách quan nhất về tập KDGĐT, còn những ý kiến cá nhân về VĐSB tiên sinh thì xin gác qua 1 bên.

    Xuân tàm đáo tử ty phương tận
    Lạp chúc thành hôi lệ thủy can
  10. Majin_Boo

    Majin_Boo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    0
    Hờ , nếu biết Kiều huynh học LHP , ta đã xin dzô học chung rùi ... Đúng là ...

    Majin-Boo

Chia sẻ trang này