1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luật bản quyền trong kỷ nguyên số

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi MinhTrinh, 04/12/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Các tài liệu khác gồm: Thuyết trình dự thi TTVN2003 của nhóm iCMS, Điều tra xoay quanh iCMS...của Dương Vi Khoa và Mã nguồn CMS đã đươc gửi tới email: khoahocphaply_ttvnol@yahoo.com . Nếu ai cần có thể yêu cầu thành viên quản trị diễn đàn cung cấp.
    Được khanglawyer sửa chữa / chuyển vào 15:27 ngày 31/12/2004
  2. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Chương trình điện toán - Phần 3
    WIPO Intellectual Property Handbook: Policy, Law and Use
    Bảo hộ chương trình điện toán theo sáng chế
    7.10 Điều 27.1 của Hiệp định TRIPS quy định rằng sáng chế có thể có trên tất cả lĩnh vực công nghệ, miễn là chúng mới, bao hàm một bậc sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp, theo những ngoại lệ cụ thể. Yêu cầu rộng rãi về khả năng độc quyền sáng chế đã gây ra một cuộc tranh luận về chủ đề đâu là ranh giới giữa bảo hộ bản quyền và sáng chế đối với chương trình điện toán.
    7.11 Ở nhiều quốc gia, phần mềm ?" liên quan đến phát minh là có khả năng độc quyền sáng chế nếu chúng có một đặc điểm kỹ thuật hoặc liên quan đến giảng dạy kỹ thuật, nghĩa là một tài liệu diễn giải cho một người có kỹ năng trong nghệ thuật giải quyết một vấn đề kỹ thuật cụ thể sử dụng các phương tiện kỹ thuật cụ thể. Nói cách khác, phần mềm ?" liên quan đến phát minh phải có một tác dụng kỹ thuật. Với điều kiện là phần mềm sản sinh ra một tác dụng kỹ thuật, nó sau đó cần thiết để xét nghiệm về điều kiện nhận độc quyền sáng chế có thoả mãn hay không.
    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 20:33 ngày 06/01/2005
  3. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Chương trình điện toán - Phần 3
    WIPO Intellectual Property Handbook: Policy, Law and Use
    Bảo hộ chương trình điện toán theo sáng chế
    7.10 Điều 27.1 của Hiệp định TRIPS quy định rằng sáng chế có thể có trên tất cả lĩnh vực công nghệ, miễn là chúng mới, bao hàm một bậc sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp, theo những ngoại lệ cụ thể. Yêu cầu rộng rãi về khả năng độc quyền sáng chế đã gây ra một cuộc tranh luận về chủ đề đâu là ranh giới giữa bảo hộ bản quyền và sáng chế đối với chương trình điện toán.
    7.11 Ở nhiều quốc gia, phần mềm ?" liên quan đến phát minh là có khả năng độc quyền sáng chế nếu chúng có một đặc điểm kỹ thuật hoặc liên quan đến giảng dạy kỹ thuật, nghĩa là một tài liệu diễn giải cho một người có kỹ năng trong nghệ thuật giải quyết một vấn đề kỹ thuật cụ thể sử dụng các phương tiện kỹ thuật cụ thể. Nói cách khác, phần mềm ?" liên quan đến phát minh phải có một tác dụng kỹ thuật. Với điều kiện là phần mềm sản sinh ra một tác dụng kỹ thuật, nó sau đó cần thiết để xét nghiệm về điều kiện nhận độc quyền sáng chế có thoả mãn hay không.
    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 20:33 ngày 06/01/2005
  4. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Chương trình điện toán - Phần 4
    WIPO Intellectual Property Handbook: Policy, Law and Use
    Bảo hộ chương trình điện toán theo bản quyền tác giả
    7.12 Chương trình điện toán dạng mã đối tượng chỉ sẻ tình trạng bản quyền tác giả như tác phẩm văn học và nghệ thuật được lưu trữ trong hệ thống điện toán ở dạng máy có thể đọc. Trong khi các chương trình điện toán không thể hiểu được ở dạng mã đối tượng, các chương trình có thể truy xuất ?" biên dịch ?" thành dạng mã nguồn để máy có thể hiểu được. Nói chung, người ta ghi nhận rằng tất cả các dạng tác phẩm được bảo hộ chống lại việc lưu trữ dạng số, bởi việc lưu trữ như vậy là tái tạo, và trong khía cạnh này nó không phải là vấn đề rằng, ví dụ, một tác phẩm âm nhạc không thể nhận thức trực tiếp từ đĩa CD mà chỉ sau khi quá trình ?obiên dịch? được diễn ra ở máy đọc CD.
    7.13 Điều kiện tiên quyết thông thường cho bảo hộ quyền tác giả là tác phẩm cần phải độc đáo (original). Nó cũng phù hợp để áp dụng cho chương trình điện toán. Hầu hết các chương trình bao gồm nhiều thủ tục thành phần mà chúng thường khó thỏa mãn là một tác phẩm độc đáo, sự kết hợp của những thành phần này và cấu trúc chương trình ?" với sự loại trừ một vài chương trình rất đơn giản ?" làm cho chúng là một sự sáng tạo đầy đủ. Ý tưởng và phương pháp tóm tắt để giải quyết vấn đề (cái gọi là ?ogiải thuật?) không được bảo hộ theo bản quyền tác giả, nó hạn chế phạm vi bảo hộ chỉ trong sự thể hiện ý tưởng của ý tưởng và giải thuật. nhưng nó là kết quả mong muốn của bảo hộ bản quyền tác giả: một sự bảo hộ thích hợp không tạo ra những cản trở vô lý cho sáng tạo độc lập một chương trình như vậy.
    7.14 Người ta lập luận rằng thời hạn bảo hộ đối với tác phầm nghệ thuật là 50 năm sau khi tác giả chết, theo Công ước Berne, là quá dài đối với chương trình điện toán, bởi vì một chương trình điện toán thường trở nên lạc hậu trong một thời gian rất ngắn. Lập luận tương tự cũng áp dụng đối với một vài loại hình tác phẩm văn học và nghệ thuật khác. Thực tế là nếu một tác phẩm lỗi thời, nó sẽ không được sử dụng và vì vậy, sự bảo hộ cũng sẽ không được viện dẫn. Thời hạn theo Công ước Berne xem xét một giới hạn cao hơn cho các tác phẩm này nhưng trên thực tế vẫn đảm bảo lợi ích của người sử dụng.
  5. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Chương trình điện toán (tiếp)
    WIPO Intellectual Property Handbook: Policy, Law and Use
    Các thuật ngữ quốc tế liên quan đến bảo hộ bản quyền chương trình điện toán
    7.15 Sự thống nhất quốc tế đối với bảo hộ bản quyền chương trình điện toán được phản ánh trong hai công ước quốc tế, đó là Điều 10(1) của Hiệp định TRIPS và Điều 4 của Hiệp ước WIPO về bản quyền. Chúng có sự khác biệt nhỏ về từ ngữ, cả hai quy định này đều nói rằng chương trình điện toán nên được bảo hộ như tác phẩm văn học, và sự bảo hộ nên tương tự như đã dành cho một tác phẩm đó theo Công ước Berne. Quy định này không loại trừ luật pháp quốc gia có thể phân loại chương trình điện toán như là một dạng tác phẩm, miễn là mức độ bảo hộ không thấp hơn đã dành cho tác phẩm văn học theo Công ước Berne. Hiệp định TRIPS cũng nói rõ rằng sự bảo hộ áp dụng cho chương trình điện toán ?oở dạng mã nguồn hay mã đối tượng?, trong khi Hiệp ước WIPO về bản quyền diễn đạt tương tự với cách ít kỹ thuật hơn: ?oSự bảo hộ này áp dụng cho chương trình điện toán, bất kể cách thức và hình thức thể hiện của chúng?.
    Sự sáng tạo và sử dụng tác phẩm bằng phương tiện điện toán
    7.30 Dữ liệu được xử lý bởi một máy điện toán, hoặc dữ liệu là kết quả của việc xử lý này, hoàn toàn có thể được bảo hộ giống như tác phẩm văn chương, nghệ thuật. Điều này gây ra một số câu hỏi quan trọng liên quan đến bảo hộ quyền tác giả cho một tác phẩm như vậy, cụ thể:
    Nếu thông tin đã được xử lý bởi máy điện toán được thể hiện trong một tác phẩm bảo hộ bản quyền, sự sử dụng tác phẩm đó bởi máy điện toán có dưới sự kiểm soát của chủ sở hữu bản quyền tác giả không ?
    Nếu một máy điện toán đã được sử dụng để xử lý thông tin theo một cách tạo ra một loại tác phẩm thông thường được bảo hộ bản quyền - ví dụ, xử dữ liệu thống kê để tạo ra số liệu dạng bảng thiết kế phục vụ mục đích nhất định, hoặc sử dụng máy điện toán tạo ra tác phẩm âm nhạc - Ai được coi là tác giả, và do đó, ai là chủ sở hữu bản quyền của tác phẩm văn chương và âm nhạc được tạo ra này ?.
    Cả trên phương diện quốc tế và quốc gia, có một mức độ đồng thuận rộng lớn về việc trả lời các câu hỏi này, sự đồng thuận nói chung được ghi nhân trong Báo cáo của Ủy ban thứ hai các chuyên gia chính phủ về vấn đề bản quyền phát sinh từ việc sử dụng máy điện toán cho việc truy nhập vào hoặc sự sáng tạo tác phẩm - tổ chức bởi WIPO và Unesco tại Paris vào tháng 6 năm 1982. Kết luận chính ghi nhận trong báo cáo và khuyến nghị có thể tổng kết theo cách sau:
    Việc đưa một tác phẩm bảo hộ vào hệ thống máy điện toán gồm việc nhân bản tác phẩm đó trong vật liệu máy có khả năng đọc và cũng cố định tác phẩm trong bộ nhớ của hệ thống máy điện toán; cả hai hành vi này (gồm nhân bản và cố định) được điều chỉnh bởi công ước quốc tế (Điều 9(1) của Công ước Berne); Việc xuất một tác phẩm bảo hộ từ một hệ thống máy điện toán nên được bảo hộ theo luật bản quyền, bất kể hình thức xuất ra, ví dụ, bản in, bản lưu trong máy đọc, sự chuyển đổi cơ sở dữ liệu của một hệ thống sang bộ nhớ của hệ thống khác (có hoặc không có sự lưu trung gian chuyển tiếp), hoặc bằng tạo ra tác phẩm có thể đến với công chúng bằng hình ảnh và âm thanh hiển thị trên màn hình.
    Bằng việc bổ sung và sửa đổi lập pháp quốc gia tính đến việc sử dụng máy điện toán của các tác phẩm bảo hộ, cần quan tâm bản đảm các quyền nhân thân của tác giả nên tiếp tục được thực hiện liên quan đến việc sử dụng máy điện toán, và những ngoại lệ và hạn chế đối với quyền kiểm soát của chủ sở hữu bản quyền, mà công nghệ điện toán đưa ra mong muốn có thể, không vượt quá giới hạn các ngoại lệ như vậy được các Công ước cho phép;
    Li-xăng không tự nguyện liên quan đến việc sử dụng máy điện toán có tác phẩm bảo hộ nên chỉ được phê chuẩn khi một li-xăng tự nguyện là không thể áp dụng, và nên, trong bất kỳ trường hợp nào, theo các nguyên tắc của công ước; Trường hợp li-xăng không tự nguyện được phê chuẩn bởi luật quốc gia, hiệu lực của nó nên hạn chế trong lãnh thổ của quốc gia có luật đó.
    (còn tiếp)
    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 15:03 ngày 02/01/2006
  6. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Tôi dưa đề tài này vào để khỏi mở chủ đề mới, cũng chung quanh luật bản quyền thôi .
    =============
    Hàng quán mở nhạc: Phải trả phí bản quyền?
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=155888&ChannelID=6
    Một thông tin gây ?otê tái? cho các hàng quán, kể cả cho chủ các loại phương tiện giao thông? là Chính phủ đang có một dự thảo nghị định rằng: Cứ mở nhạc cho khách nghe nhằm ?omục đích thương mại? là phải trả phí bản quyền!
    Có mở là có thu
    Quy định trên có nghĩa là tất cả các hàng quán, siêu thị, xe taxi, xe buýt, tàu hỏa, nhà ga, sân bay? hễ mở nhạc là ?odính? phí bản quyền.
    Hẳn nhiên là các đối tượng được đề nghị trả phí phản ứng gay gắt. Bà Nguyễn Thị Thúy, Giám đốc công ty Du lịch Hà Nội Tourist tại TP.HCM, nêu ý kiến: ?oChúng tôi tổ chức tour cho khách hàng chú ý đến chất lượng phục vụ vệ sinh, an toàn, lịch sự, giá cả? Việc mở nhạc chỉ nhằm phục vụ giải trí cho khách hàng chứ không phải là dịch vụ tạo ra nguồn thu chính cho chúng tôi. Khách hàng bước lên xe là để đi du lịch chứ không phải để? nghe nhạc! Do đó nếu bắt chúng tôi trả phí bản quyền là không hợp lý?.
    Ông Nguyễn Văn Hạnh, giám đốc siêu thị Maximark Cộng Hòa, cũng bức xúc: ?oKhách hàng đến siêu thị mua hàng. Họ quan tâm đến chất lượng sản phẩm, giá cả, chất lượng phục vụ? chứ không quan tâm đến việc siêu thị có mở nhạc hay không. Âm nhạc chỉ là một dịch vụ đi kèm rất nhỏ nhằm tạo không khí tươi vui, tại sao lại thu phí??.
    Bà Hoàng Trang, Giám đốc công ty Sen-advertising, đơn vị kinh doanh chương trình giải trí trên tuyến đường sắt Bắc Nam phân tích: "Giả sử trên chuyến tàu có phát chương trình ca nhạc, gala cười? xen lẫn với quảng cái trên các chuyến tàu, tuy công ty không thu tiền từ khách hàng đi tàu nhưng có thu từ quảng cáo thì đó mới là trường hợp phải trả phí bản quyền?.
    Vấn đề là làm sao xác định được việc mở nhạc trong hàng quán có nhằm mục đích thương mại hay không?
    Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Mạnh Quý - Trưởng đại diện Cục Bản quyền tại TP.HCM giải thích: ?oMục đích thương mại được hiểu theo nghĩa rộng. Có thể nguồn thu chính là từ việc sử dụng trực tiếp tác phẩm được thu âm, thu hình. Ví dụ: kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ bưu chính viễn thông hay sử dụng tác phẩm nhằm quảng cáo sản phẩm khác trên các phương tiện giao thông. Ngoài ra, tuy không thu phí từ khách hàng nhưng hàng quán sử dụng tác phẩm như một dịch vụ cộng thêm để thu hút khách hàng đến với mình thì cũng phải trả phí bản quyền?.
    Như vậy các khách sạn, nhà hàng, quán cà phê, hãng du lịch? cứ mở nhạc phục vụ khách thì được coi là ?ocó mục đích thương mại? và phải trả phí bản quyền
    Hợp luật nhưng không khả thi
    Theo luật sư Hoàng Ngọc (Công ty Luật Gia Phạm), quy định như trên là phù hợp Bộ luật dân sự và Luật Sở hữu trí tuệ nhưng sẽ khó khăn về tính khả thi: chứng minh thế nào là ?onhằm mục đích thương mại?, trả tiền như thế nào, trả cho ai, trả bao nhiêu và cách tính phí cho từng đối tượng cụ thể?
    Luật sư Phạm Vũ Khánh Toàn, công ty Phạm và Liên Danh, cũng đồng quan điểm khi cho rằng quy định trên phù hợp các quy định về bảo vệ quyền tác giả. Trên thế giới, bất kỳ đơn vị nào sử dụng sản phẩm âm nhạc nhằm mục đích kinh doanh đều phải trả phí bản quyền. Một quán cà phê sang trọng, thiết kế đẹp, không gian dễ chịu mà lại thiếu âm nhạc thì cũng giảm sự thu hút khách hàng. Hoặc siêu thị mở nhạc truyền thống khá hay được khách hàng cảm thấy thích, thường xuyên tìm đến mua hàng? Đó cũng là ?ochiêu? thu hút khách hàng, cũng nhằm gia tăng thị phần, nhằm "mục đích thương mại?.
    Ông Quý giải thích thêm cơ sở ban hành quy định: ?oQuy định này phù hợp với quy định của công ước Bern và thông lệ của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Anh, Pháp, Mỹ đã làm như thế này rồi. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển và trong khu vực châu Á thì chưa đủ điều kiện thực hiện?.
    Liên hệ với Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, được biết mới đây trung tâm đã làm việc và đưa ra mức phí ban đầu cho một số khách sạn lớn ở Hà Nội và TP.HCM, dự định sẽ áp dụng chính thức khi nghị định có hiệu lực. Hiện trung tâm đang xây dựng mức phí chuẩn, có chú trọng đến tính chất đặc thù địa phương. Các đô thị lớn sẽ có mức phí khác với các tỉnh, thành vùng sâu, xa. Theo đó, các quán cà phê lớn sẽ khác với các quán bình dân. Đối với hộ kinh doanh nhỏ lẻ, các quán cà phê bình dân thì có thể thu qua báo cáo thuế hàng tháng và do các địa phương hỗ trợ.
    Tuy nhiên, vẫn có cảm giác rằng dự thảo trên đưa ra để đáp ứng yêu cầu đảm bảo quyền tác giả là chính, mang tính ?oghi nhận? là chính. Còn giải pháp thì rất khó bởi thực tế, nội việc thu tiền tác quyền hiện nay là quá khó khăn. Và việc ?ophân tích? xem việc mở băng, đĩa có mục đích kinh doanh hay không lại không dễ dàng khi còn liên quan đến một cơ chế giám sát, kiểm tra.
    Nếu đúng chỉ là một dự thảo có tính ?oghi nhận? thì chẳng lẽ lại thêm một quy định không khả thi sắp ra đời?
    Nguồn: THANH HẢI - Pháp luật TP.HCM cuối tuần
  7. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Chắc là lâu nay về Việt Nam bác vẫn uống cà phê và nghe nhạc "chùa" nên thông tin này nó nhạy cảm với bác như vậy.
    Thu tiền bản quyền trường hợp này là đúng quá rồi. Và nó rất khả thi nữa. Tất nhiên là không nhất thiết phải đòi tiền tất cả mọi nơi, nhưng những nơi nào làm ăn tốt thì cũng phải chia phần lợi nhuận đó cho những người sáng tạo chứ.
    Bác nên chuyển sang thích nhạc cổ điển và nghe từ các bản ghi âm từ thế kỉ trước, bảo đảm miễn phí.
    Ở Việt Nam chưa có trào lưu như Creative Common, ở đó người sáng tạo từ bỏ một số quyền sở hữu trí tuệ của mình, chỉ giữ lại một số quyền quan trọng.
  8. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Nhạy cảm theo như bạn nghĩ là tôi phản đối kịch liệt thì không đâu. tôi ủng hộ việc tôn trọng bản quyền .
    Vấn đề là sẽ làm như thế nào ? Tại 1 quốc gia mà có đến trên 90% phần mềm được sao chép và rằng đại đa số từ lớn đến nhỏ đều đã từng sử dụng phần mềm " chùa " thì có thực tế không hay sẽ lại là một cơ hội để mấy ông kiểm tra TTVH kiếm chác .
    Tại các quốc gia khác, việc lưu hành các sản phẩm văn hoá như thế này họ áp dụng cũng nhẹ nhàng lắm, không hiẻu VN đã làm chưa và nếu thực hiện thì sẽ có bao người tôn trọng ? đó là :
    Các băng đĩa lưu hành tại nơi công cộng được bán ra với giá cao hơn. Thế thôi .
    Và bằng chứng chỉ là 1 con tem .
    Đơn giản thế thôi nhưng ở VN cũng chả dễ đâu vì 1 quán càe quan tâm đến âm nhạc thì phải biết chọn lọc, không phải nguyên đĩa thì bài nào cũng hay .
    Tôi cũng hiẻu vì sao mà 1 số quán cafe cấm nhân viên mở nhạc VN rồi, hoá ra chẳng phải vì họ sính nhạc nước ngoài mà là để tránh đi những rắc rối về phía thông tin văn hoá và như vậy thì quả là thiệt thòi cho văn hoá và âm nhạc VN vì chưa chắc 100% các nhạc sĩ và nhà phát hành đã đòi hỏi bản quyền tại các nơi này vì đây cũng là 1 địa điểm, cơ hội quảng cáo mà lẽ ra, quán cafe lại có quyền đòi tiền quảng cáo đấy ...
  9. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Cái con số trên 90% vi phạm bản quyền phần mềm (chính xác là 92% năm 2005) chẳng nói lên rằng quy định thắt chặt việc bảo hộ có khả thi hay không. Bởi vì thực tế nhà nước cũng chưa làm, các chủ sở hữu quyền cũng chưa làm gì đáng kể. Xét ra thì việc phát hiện, xử lý, .v.v... đối với vi phạm bản quyền vào thời điểm này là cực dễ nên nếu muốn làm thì cũng chẳng khó khăn gì.
    Tất nhiên, không phải là đặt mục tiêu giảm vi phạm xuống đến 0%, ta chỉ cân giảm xuống khoảng trên dưới 50% trong 10 năm (mức này tương đương với Hàn Quốc rồi). Ngay cả các nước phát triển mức này còn là 30%, ở Mỹ là ít nhất cũng trên 20% cơ mà. Chẳng có lý do gì mà mục tiêu như trên không khả thi cả.
    Cái cách mà bác bày ra cũng hay. Tốt nhất là những nhà sản xuất bản ghi âm tính đến nhóm khách hàng là người sử dụng bản ghi âm, ghi hình để cho thuê, kinh doanh ăn uống, sử dụng siêu thị .v.v.. và thu tiền một lần luôn cho đĩa đó (giá cao hơn người dùng thông thường).
    Người sáng tạo hoặc người có quyền liên quan vì lý do nào đó (quảng cáo chẳng hạn) thì cần phải tuyên bố rõ ràng từ bỏ những quyền nào để mọi người biết và xài chứ. Hoặc nếu không tuyên bố thì tuỳ từng trường hợp các bên phải thoả thuận. Không thể nhập nhèm được bác ạ.
    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 18:04 ngày 16/08/2006
  10. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Nghe nhạc cổ điển thì không trả tiên bản quyền cho tác giả,
    nhưng phải trả tiền bản quyền cho nhạc sỹ, ca sỹ, và nhà
    xuất bản đĩa nhạc .
    Các thư viện cũng phải trả tiền bản quyền cho những sách,
    băng, đĩa cho người ta mượn về đọc và nghe .

Chia sẻ trang này