1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

LUẬT BÓNG RỔ VIỆT NAM

Chủ đề trong 'Bóng rổ' bởi kind_monster1999, 31/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kind_monster1999

    kind_monster1999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2007
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    ĐIỀU 52 : ĐÁNH NHAU
    52.1 Định nghĩa :

    Đánh nhau là sự xung đột bạo lực giữa hai hoặc nhiều cá nhân (các đấu thủ, HLV, HLV phó, các đấu thủ dự bị và những người đi theo đội).
    Điều luật này chỉ áp dụng cho HLV, HLV phó, đấu thủ dự bị hoặc người đi theo đội rời khỏi khu vực giới hạn của băng ghế ngồi của đội trong khi xảy ra đánh nhau hoặc trong bất kỳ tình huông nào có thể dẫn đến đánh nhau.
    52.2 Ghi chú :
    52.2.1 Đấu thủ dự bị hoặc những người đi theo đội rời khỏi khu vực giới hạn của băng ghế ngồi của đội trong khi xảy ra đánh nhau hoặc trong bất kỳ tình huống nào có thể dẫn đến đánh nhau.
    52.2 Ghi chú :
    52.2.1 Đấu thủ dự bị hoặc những người đi theo đội rời khỏi khu vực giới hạn của băng ghế ngồi của đội trong khi xảy ra đánh nhau hoặc trong bất kỳ tình huống nào có thể dẫn đến đánh nhau, sẽ bị trục xuất.
    52.2.2 Chỉ có HLV, HLV phó được phép rời khỏi khu vực giới hạn băng ghế ngồi của đội trong khi đánh nhau hoặc trong bất kỳ tình huống nào có thể dẫn đến đánh nhau để giúp trọng tài duy trì hoặc lặp lại trật tự. Trong trường hợp này, HLV hoặc HLV phó không bị phạt lỗi kỹ thuật.
    52.2.3 Nếu HLV hoặc HLV phó rời khỏi khu vực giới hạn của băng ghế ngồi của đội mà không giúp hoặc không cố gắng duy trì hoặc lặp lại trật tự, sẽ bị trục xuất.
    52.3 Xử phạt :
    52.3.1 Không kể là bao nhiêu đấu thủ dự bị hoặc bao nhiêu người đi theo đội bị trục xuất vì rời khỏi khu vực giới hạn của băng ghế ngồi của đội, sẽ tính cho huấn luyện viên một lỗi kỹ thuật (B).
    52.3.2 Trong trường hợp những thành viên của cả hai đội bị trục xuất do điều luật này và không có những xử phạt của lỗi khác (xem Điều 52.3.4 ở dưới), trận đấu sẽ được trực tiếp bằng nhảy tranh bóng.
    52.3.3 Tất cả những lỗi trục xuất sẽ được ghi như được mô tả trong phần B8.3 và sẽ không tính là một lỗi đồng đội.
    52.3.4 Tất cả những xử phạt xảy ra trước khi các đấu thủ dự bị và những người đi theo đội rời khỏi khu vực ghế ngồi của đội sẽ được thực hiện theo Điều 56 (những trường hợp đặc biệt ).
    Chương VIII : NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CHUNG
    ĐIỀU 53 : NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
    53.1 Mỗi trọng tài có quyền thổi bắt lỗi một cách độc lập ở bất kỳ thời điểm nào của trận đấu, cho dù là bóng sống hoặc bóng chết.
    53.2 Số lần lỗi có thể thổi phạt cho một hoặc cả hai đội không kể là xử phạt như thế nào, từng lỗi đã được ghi vào tờ ghi điểm cho người phạm lỗi của một lỗi.
    ĐIỀU 54 : ĐẤU THỦ PHẠM 5 LỖI
    54.1 Một đấu thủ đã phạm 5 lỗi gồm lỗi cá nhân hoặc lỗi kỹ thuật sẽ được thông báo và phải rời khỏi trận đấu ngay trong vòng 30 giây.
    54.2 Đấu thủ đã phạm 5 lỗi trước đó và phạm thêm một lỗi nữa, lỗi này sẽ tính cho HLV và ghi chữ ?o B ? trong tờ ghi điểm.
    ĐIỀU 55 : LỖI ĐỒNG ĐỘI - XỬ PHẠT
    55.1 Định nghĩa :
    55.1.1 Một đội bị xử phạt lỗi đồng đội khi đã phạm 4 lỗi bao gồm cá nhân hoặc lỗi kỹ thuật của đấu thủ chính thức của đội đó trong một hiệp.
    55.1.2 Ghi chú :
    55.2.1 Khi một đội bị xử phạt lỗi đồng đội (quá lỗi thứ 4) thì tất cả những lỗi cá nhân của đấu thủ chính thức sẽ được ném hai quả phạt, thay vì phát bóng biên (kể cả lỗi khi không có động tác ném rổ).
    55.2.2 Nếu một đấu thủ của đội đang kiểm soát bóng sống trên sân hoặc đội được quyền phát bóng biên phạm lỗi, như vậy sẽ không cho ném 2 quả phạt.
    ĐIỀU 56 : NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT
    56.1 Định nghĩa :
    Khi đồng hồ thi đấu dừng lại mà sau đó có lỗi hoặc vi phạm thêm một hoặc nhiều lỗi bị thổi phạt.
    56.2 Quy định :
    56.2.1 Tất cả mọi lỗi sẽ được tính và tất cả những xử phạt được đưa ra.
    56.2.2 Xác định thứ tự lỗi xảy ra.
    56.2.3 Tất cả những xử phạt giống nhau cho cả hai đội và những xử phạt của lỗi hai bên sẽ được huỷ bỏ. Ngay sau khi được huỷ bỏ thì những xử phạt này được xem là không xảy ra.
    56.2.4 Quyền phát bóng biên là do kết quả của một lần xử phạt lỗi sẽ bị huỷ bỏ trong trường hợp phạm một hoặc nhiều lỗi khác.
    56.2.5 Một trong hai đội ở thời điểm trước khi bóng trong cuộc của phát bóng biên hoặc trong trường hợp có những xử phạt khác phải được thực hiện sau khi có sự huỷ bỏ Điều luật này.
    56.2.7 Nếu sau khi huỷ bỏ những xử phạt giống nhau cho cả hai đội mà không có những xử phạt khác, trận đấu sẽ được tiếp tục như Điều 45.2.2
    ĐIỀU 57 : NÉM PHẠT
    57.1 Đinh nghĩa :
    57.1.1 Một quả ném phạt từ phía vị trí sau đường ném phạt và mở nửa vòng tròn là một cơ hội cho đấu thủ được một điểm.
    57.1.2 Một đợt ném phạt gồm tất cả những quả ném phạt do xử phạt một lỗi đơn.
    57.1.3 Qủa ném phạt và hoạt động có liên quan kết thúc khi bóng:
    ? Vào rổ trực tiếp phía trên và nằm trong rổ hoặc đi qua rổ.
    ? Không còn có khả năng vào rổ trực tiếp hoặc sau khi bóng chạm vòng rổ bóng không có khả năng vào rổ.
    ? Được chạm đúng luật bởi một đấu thủ sau khi bóng đã chạm vòng rổ.
    ? Chạm mặt sân.
    ? Trở thành bóng chết.
    57.1.4 Trong lần ném quả phạt cuối hoặc chỉ có một quả ném phạt, sau khi bóng đã chạm vòng rổ và được chạm đúng luật bởi một đấu thủ tấn công hoặc một đấu thủ phòng thủ trước khi bóng vào rổ, sự cố gắng thay đổi tình trạng này của bóng và trở thành hai điểm.
    57.2 Khi một lỗi cá nhân bị thổi phạt và xử phạt là một hoặc nhiều quả ném phạt.
    57.2.1 Đấu thủ gây lỗi cho người nào, người đó sẽ thực hiện ném một hoặc nhiều quả phạt.
    57.2.2 Anh ta phải thực hiện ném một hoặc nhiều quả phạt trước khi rời khỏi trận đấu, nếu có yêu cầu thay người cho đấu thủ gây lỗi, sẽ được thay người.
    57.2.3 Người thay thế anh ta sẽ thực hiện ném phạt, nếu đấu thủ được chỉ định ném phải rời trận đấu vì bị chấn thương, phạm 5 lỗi hoặc bị trục xuất. Nếu không có người thay thế, đội trưởng sẽ chỉ định người ném phạt.
    57.3 Người ném phạt :
    57.4.1 Đứng sau đường ném phạt và ở trong nửa vòng tròn.
    57.4.2 Có thể dùng mọi kỹ thuật ném rổ nhưng bóng không được chạm mặt sân, bóng vào rổ nhưng bóng không được chạm mặt sân, bóng vào rổ từ phía trên hoặc không chạm vòng rổ.
    57.4.3 Bóng phải rời khỏi tay trong vòng 5 giây kể từ thời điểm trọng tài đặt bóng ở vị trí sử dụng người ném phạt.
    57.4.4 Không được chạm vào đường ném phạt, không được chạm vào khu vực phía trước của đường ném phạt cho đến khi bóng đã vào rổ hoặc bóng chạm vào vòng rổ.
    57.4.5 Không được làm giả lần ném phạt.
    57.4.6 Không được chạm bóng trong khi bóng bay về hướng rổ.
    57.4.7 Không được chạm rổ hoặc chạm bảng trong khi bóng tiếp xúc với vòng rổ trong khi ném phạt.
    Vi phạm Điều 57.4 là phạm luật.
    57.4.8 Xử phạt
    Nếu người ném phạt vi phạm : thì sẽ không chú ý đến bất cứ mọi vi phạm khác của những đấu thủ khác xảy ra ngay trước, cùng lúc hoặc sau vi phạm của người ném phạt và bóng không được tính điểm.
    Sẽ cho đối phương phát bóng biên ở nơi đường ném phạt kéo dài trừ khi có một hoặc nhiều quả ném phạt khác được thực hiện.
    57.5 Những đấu thủ ở trong vị trí ném phạt :
    57.5.1 Vị trí đứng của các đấu thủ khi ném phạt

    Hình 14
    ? Tối đa là 5 đấu thủ (3 người phòng thủ và 2 người tấn công) có thể đứng ở vị trí ném phạt có chiều sâu là 1 mét.
    ? Vị trí đầu tiên trên mỗi cạnh của khu vực giới hạn là của đối phương của người ném phạt.
    ? Các đấu thủ đứng xen kẽ trên những vị trí, các đấu thủ chỉ được đứng trong những vị trí mà họ được quyền đứng.
    57.5.2 Các đấu thủ đứng trong vị trí ném phạt sẽ không được :
    57.5.2.1 Chiếm giữ những vị trí ném phạt mà họ không được quyền.
    57.5.2.3 Chạm bóng trong khi bóng về hướng rổ trước khi bóng chạm vòng rổ hoặc thấy rõ ràng là bóng sẽ chạm vòng rổ.
    57.5.2.4 Đưa tay qua rổ từ phía dưới và chạm bóng.
    57.5.2.5 Chạm bóng, chạm rổ hoặc chạm bảng trong khi bóng có khả năng vào rổ trong bất kỳ lần ném phạt nào, mà sau đó có một hoặc nhiều quả ném phạt khác.
    57.5.2.6 Các đấu thủ không được rời khỏi vị trí đã đứng, ngay khi bóng trở thành bóng sống của một lần ném phạt, trừ khi bóng đã rời khỏi tay của người ném phạt.
    57.5.3 Đối phương của người ném phạt không được :
    57.5.3.1 Có những hnàh động ảnh hưởng đến người ném phạt.
    57.5.3.3 Làm rung bảng hoặc vòng rổ trong khi bóng bay trong lần ném rổ, trong nhận định của trọng tài là để ngăn cản bóng vào rổ.
    Vi phạm Điều 57.5 là phạm luật.
    57.5.4 Xử phạt :
    57.5.4.1 Nếu quả ném phạt vào rổ và vi phạm Điều 57.5.1, 57.5.2.1, 57.4.2.2, 57.5.2.6 hoặc 57.5.3.1 do bởi bất kỳ đấu thủ nào đứng ở các vị trí ném phạt, vi phạm được bỏ qua và bóng được tính điểm.
    57.5.4.2 Nếu quả ném phạt không vào rổ và vi phạm Điều 57.5.1, 57.4.2.1, 57.5.2.2, 57.5.2.7 hoặc 57.5.3.1 do bởi :
    ? Đồng đội của người ném phạt, cho đối phương phát bóng biên ở nơi đường ném phạt kéo dài.
    ? Đối phương của người ném phạt, cho người ném phạt được ném quả phạt thay thế.
    ? Cả hai đội, bóng không tính điểm và trận đấu sẽ được tiếp tục bằng nhảy tranh bóng.
    57.5.4.4 Nếu đối phương của người ném phạt vi phạm Điều 57.5.2.3 trong quả ném phạt cuối hoặc chỉ có một quả ném phạt, quả ném phạt được xem là vào rổ và tính một điểm và phạt một lỗi kỹ thuật cho đấu thủ vi phạm.
    57.5.4.5 Nếu có nhiều quả ném phạt, xử phạt là phát bóng biên hay nhảy tranh bóng sẽ chỉ áp dụng khi vi phạm xảy ra trong lần ném phạt cuối cùng hoặc chỉ có một quả ném phạt.
    57.6 Những đấu thủ không ở vị trí ném phạt :
    57.6.1 Không có những hành động làm ảnh hưởng đến người ném.
    57.6.2 Ở sau đường ném phạt kéo dài và sau đường 3 điểm cho đến khi bóng chạm vòng rổ hoặc quả ném phạt kết thúc.
    Vi phạm Điều 57.6 là phạm luật.
    57.6.3 Xử phạt :
    Xem Điều 57.5.4 ở trên.
    57.7 Trong khi ném phạt mà sau đó có đợt ném phạt khác, có phát bóng biên hoặc nhảy tranh bóng :
    57.7.1 Các đấu thủ không được đứng ở vị trí ném phạt.
    57.7.2 Tất cả mọi đấu thủ đều ở sau đường ném phạt kéo dài và sau đường 3 điểm.
    Vi phạm Điều 57.7 là phạm luật.
    57.7.3 Xử phạt :
    Xem Điều 57.5.4 ở trên.
  2. kind_monster1999

    kind_monster1999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2007
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    ĐIỀU 58 : SỬA CHỮA SAI LẦM
    58.1 Định nghĩa :
    Trọng tài có thể sửa chữa một sai lầm nếu xử phạt do nhầm lẫn và kết quả chỉ là những trường hợp sau :
    58.1.1 Không được ném phạt mà cho ném phạt.
    58.1.2 Nhầm lẫn người ném phạt.
    58.1.3 Được ném phạt mà không cho ném phạt.
    58.1.4 Trọng tài cho điểm không đúng hoặc huỷ bỏ bàn thắng.
    58.2 Quy định :
    58.2.1 Để sửa chữa những sai lầm nói đến ở trên phải được trọng tài hoặc trợ lý trọng tài phát hiện trước khi bóng trở thành bóng sống tiếp theo sau lần bóng chết đầu tiên, sau khi đồng hồ thi đấu đã chạy lại sau sai lầm.
    Đó là :
    Sai lầm xảy ra - Tất cả những sai lầm xảy ra trong khi bóng chết.
    Bóng sống trở lại - Sai lầm được sửa.
    Đồng hồ bắt đầu hoặc tiếp tục chạy - Sai lầm được sửa.
    Bóng chết - Sai lầm không còn sửa được.
    Bóng sống trở lại - Sai lầm không còn sửa được.
    58.2.2 Trọng tài có thể dừng trận đấu ngay lập tức khi phát hiện ra sai lầm cần sửa, miễn là không đặt một trong hai đội vào thế bất lợi. Nếu thư ký phát hiện ra sai lầm, thư ký phải chờ đến lần bóng chết đầu tiên mới báo tín hiệu âm thanh để trọng tài cho dừng trận đấu.
    58.2.3 Những điểm đã ghi, thời gian đã sử dụng và hoạt động kèm theo, có thể xảy ra trước khi phát hiện sai lầm, sẽ không bị huỷ bỏ.
    58.2.4 Sau khi sai lầm được phát hiện và sai lầm vẫn còn sửa chữa được :
    ? Nếu một đấu thủ có liên quan trong việc sửa chữa sai lầm đang ở khu vực ghế dự bị sau khi được thay người đúng luật (không bị lỗi trục xuất hoặc đã không phạm lỗi lần thứ 5). Đấu thủ phải trở lại sân thi đấu để thực hiện việc sửa chữa sai lầm (ở thời điểm này anh ta trở thành đấu thủ chính thức).
    Sửa chữa xong sai lầm trên, đấu thủ có thể ở lại trận đấu trừ khi có yêu cầu cho thay người đúng luật thì trong trường hợp này đấu thủ này có thể rời khỏi sân thi đấu.
    ? Nếu đấu thủ đã được thay người bởi vì đã phạm lỗi lần thứ 5 hoặc bị trục xuất thì người thay thế đúng luật của anh ta phải thực hiện việc sửa chữa sai lầm.
    58.2.5 Sau khi sửa chữa sai lầm, trận đấu sẽ được bắt đầu ở nơi mà trận đấu bị gián đoạn bởi việc sửa chữa sai lầm. Bóng được trao cho đội kiểm soát bóng ở thời điểm phát hiện ra sai lầm.
    58.2.6 Sai lầm không thể sửa chữa được sau khi trọng tài chính đã ký tên vào tờ ghi điểm.
    58.2.7 Bất kỳ những sai lầm hoặc những sai sót nào của người thư ký trong việc ghi biên bản có liên quan đến điểm, số lỗi hoặc số lần hội ý thì thư ký không được sửa và trọng tài có thể cho sửa sai ở bất kỳ thời điểm nào trước khi trọng tài chính ký tên vào tờ ghi điểm.
    58.3 Ngoại trừ :
    58.3.1 Nếu sai lầm là không ném phạt mà cho ném phạt hoặc nhầm lẫn người ném phạt, những quả ném phạt đã thực hiện do sai lầm và mọi hành động có liên quan sẽ được huỷ bỏ trừ khi có lỗi kỹ thuật, lỗi phản tinh thần thể thao hoặc lỗi trục xuất bị thổi xảy ra sau sự sai lầm.
    58.3.2 Nếu sai lầm là nhầm lẫn người ném phạt hoặc được ném phạt mà không cho ném phạt, những quả ném phạt đã thực hiện do sai lầm và mọi hành động có liên quan sẽ được huỷ bỏ trừ khi có lỗi kỹ thuật, lỗi phản tinh thần thể thao hoặc lỗi trục xuất bị thổi xảy ra sau sự sai lầm.
    58.3.2 Nếu sai lầm là nhầm lẫn người ném phạt hoặc được ném phạt mà không cho ném phạt, và nếu không có sự thay đổi quyền sở hữu bóng từ khi sai lầm được thực hiện và trận đấu sẽ được tiếp tục sau khi sửa chữa sai lầm như là sau bất kỳ lần ném phạt bình thường nào.
    58.3.3 Nếu sai lầm là được ném phạt mà không cho ném phạt, sai lầm sẽ không được sửa chữa, nếu đội bị sai lầm có quyền kiểm soát bóng và ghi điểm sau sự sai lầm.
    CÁC THỦ TỤC THI ĐẤU CHUYÊN MÔN
    A. DẤU HIỆU CỦA TRỌNG TÀI.
    A1. Những dấu hiệu tay được minh hoạ dưới đây chỉ là những dấu hiệu của trọng tài. Trọng tài phải sử sụng những dấu hiệu này trong tất cả các trận đấu bóng rổ.
    A.2 Điều quan trọng là các nhân viên của bàn thư ký cũng phải hiểu được những dấu hiệu này.
    I. Điểm.


    V. Thủ tục báo lỗi(gồm có 3 bước).
    - Bước 1. Số áo của đấu thủ

    - Bước 2. Loại lỗi.



    B.1 Tờ ghi điểm trình bày ở trên đã được Uỷ ban kỹ thuật thế giới của FIBA chấp thuận.
    B.2 Tờ ghi điểm gồm có một bản chính và 3 bản copy, có màu khác nhau. Bản chính màu trắng, dành cho FIBA.Bản copy thứ nhất, màu xanh cho Ban tổ chức giải.
    Bản copy thứ hai màu hồng dành cho đội thắng.
    Bản copy thứ ba màu vàng dành cho đội thua.
    Ghi chú :1 Đề nghị Thư ký sử dụng 2 loại bút có màu khác nhau, một loại dùng cho hiệp thứ nhất và hiệp thứ ba còn một loại dùng cho hiệp thứ hai và hiệp thứ tư.
    2. Tờ ghi điểm có thể được thực hiện bằng điện tử.
    B.3 Ít nhất là 20 phút trước khi trận đấu bắt đầu, thư ký phải chuẩn bị tờ ghi điểm theo trình tự như sau :
    B.3.1 Ghi tên của 2 đội vào khoảng trống ở phần trên của tờ ghi điểm, đội được ghi trước luôn luôn là đội chủ nhà. Trong trường hợp các giải hoặc các trận đấu ở sân trung lập; đội được ghi trước sẽ là đội được ghi trước trong lịch thi đấu.
    Đội được ghi trước sẽ là đội A và đội thứ 2 sẽ là đội B.
    B.3.2 Tiếp theo Thư ký sẽ ghi :
    ? Tên của giải
    ? Số thứ tự của trận đấu
    ? Tên của Trọng tài 1 và Trọng tài 2.
    TỜ GHI ĐIỂM
    ĐỘI A : VIỆT NAM ĐỘI B : THÁI LAN
    Giải : Cúp các CLB ngày 20.11.2000 Gìơ : 20g00 Trọng tài 1 : Nguyễn Văn A
    Trận số 3 Sân CLB Quân đội Trọng tài 2 : Võ Văn B
    B.3.3 Sau đó Thư ký sẽ ghi danh sách đấu thủ của cả 2 đội do HLV hoặc đại diện của HLV đăng ký.
    Đội A sẽ được ghi ở phần trên của tờ ghi điểm và đội B được ghi ở phần dưới.
    B.3.3 Trong cột thứ, Thư ký sẽ ghi số thẻ (ghi số 3 số cuối) của đấu thủ.
    B.3.3.2 Trong cột thứ 2, Thư ký sẽ ghi Họ và tên của đấu thủ, ghi bằng chữ in, bên cạnh là số áo của đấu thủ sẽ mặc trong trận đấu. Đội trưởng sẽ được ghi chữ CAP ngay sau tên của anh ta.
    B.3.3.3 Nếu đội có ít hơn 12 đấu thủ, Thư ký sẽ gạch 1 đường từ ô số thẻ đến ô lỗi của đấu thủ tham dự.
    B.3.4 Ở phía dưới danh sách của mỗi đội, Thư ký sẽ ghi tên của HLV trưởng và HLV phó (ghi bằng chữ in).
    B.4 Ít nhất là 10 phút trước khi trận đấu bắt đầu, HLV sẽ :
    B.4.1 Xác định lại tên và số áo của các đấu thủ của đội.
    B.4.3 Đăng ký 5 đấu thủ sẽ thi đấu đầu tiên bằng cách ghi dấu x nhỏ bên cạnh số áo của đấu thủ ở cột ?o đấu thủ vào sân ?.
    B.4.4 Ký tên vào tờ ghi điểm.
    HLV đội A sẽ đăng ký 5 đấu thủ thi đấu đầu tiên trước.
    B.5 Khi bắt đầu trận đấu, Thư ký sẽ khoanh tròn 5 chữ x nhỏ của mỗi đội.
    B.6 Trong khi đang thi đấu Thư ký sẽ ghi chữ x nhỏ (không khoanh tròn) ở cột ?o đấu thủ vào sân ? bên số áo của đấu thủ được thay người vào sân thi đấu lần đầu tiên.

    B.7.1 Những lần hội ý trong mỗi hiệp và trong mỗi hiệp phụ sẽ được ghi trong tờ ghi điểm bằng một chữ x lớn trong những ô thích hợp ở dưới tên của đội bóng.
    B.7.2 Khi kết thúc một hiệp và hiệp phụ, những ô không sử dụng sẽ được gạch bằng 2 đường song song.
    B.8 Lỗi
    B.8.1 Lỗi của đấu thủ có thể là lỗi cá nhân, lỗi kỹ thuật, lỗi phản tinh thần thể thao hoặc lỗi trục xuất và sẽ ghi cho đấu thủ phạm lỗi.
    B.8.2 Lỗi của HLV, HLV phó, đấu thủ dự bị và người đi theo đội có thể là lỗi kỹ thuật hoặc lỗi trục xuất và sẽ ghi cho HLV.
    B.8.3 Tất cả các lỗi sẽ được ghi như sau :
    B.8.3.1 Lỗi cá nhân sẽ được ghi chữ ?o P ?.
    B.8.3.2 Lỗi kỹ thuật của đấu thủ chính thức sẽ ghi chữ ?o T ?.
    B.8.3.3 Lỗi kỹ thuật do hành động phản tinh thần thể thao của HLV sẽ ghi chữ ?o C ?.
    B.8.3.4 Lỗi kỹ thuật tính cho HLV vì bất cứ lý do nào sẽ ghi chữ ?o B ?.
    B.8.3.5 Lỗi phản tinh thần thể thao sẽ ghi chữ ?o U ?.
    B.8.3.6 Lỗi trục xuất sẽ ghi chữ ?o D ?.
    B.8..3.7. Lỗi có liên quan đến ném phạt sẽ ghi thêm số quả ném phạt tương ứng (1,2 hoặc 3) bên cạnh chữ P, T, C, B, U hoặc D.
    B.8.3.8 Tất cả những lỗi của cả hai đội có liên quan đến xử phạt giống nhau và được huỷ bỏ theo Điều 56 (những hợp đặc biệt) sẽ ghi chữ C nhỏ bên cạnh chữ P,T,C, B,U hoặc D.
    B.8.3.9 Khi kết thúc một hiệp, thư ký sẽ gạch 1 đường đậm nét giữa những ô đã sử dụng và những ô chưa sử dụng.
    Khi kết thúc một hiệp, thư ký sẽ gạch 1 đường đậm nét giữa những ô đã sử dụng và những ô chưa sử dụng.
    B.8.3.10 Thí dụ cho lỗi trục xuất :
    Lỗi trục xuất cho HLV, HLV phó, đấu thủ dự bị và những người đi theo đội phải rời khỏi khu vực ghế ngồi của đội (Điều 52 Đánh nhau) sẽ ghi chữ F trong những ô còn lại của đấu thủ bị trục xuất.
    Nếu chỉ có HLV bị trục xuất :
    HLV VĂN A D2 F F
    HLV phó VĂN B


    Nếu chỉ có HLV phó bị trục xuất :

    HLV VĂN A B2 F F
    HLV phó VĂN B F F F
    Nếu cả hai HLV và HLV phó bị trục xuất :

    HLV VĂN A D2 F F
    HLV phó VĂN B F F F
    Nếu đấu thủ dự bị có ít hơn 4 lỗi, sẽ ghi chữ F vào những ô còn lại.


    003 NGUYỄN B 6
    Nếu là lỗi thứ 5 của đấu thủ dự bị, sẽ ghi chữ F vào ô lỗi cuối.
    Hình
    Nếu đấu thủ dự bị đã phạm 5 lỗi (hết quyền thi đấu), sẽ ghi chữ F vào cột sau ô lỗi cuối.
    015 VĂN D 11 x T2 P3 P2 P1 P2
    F
    Trong những thí dụ ở trên của đấu thủ Nguyễn B, Nguyễn C, Văn D những người đi theo đội bị trục xuất, sẽ ghi lỗi kỹ thuật cho HLV.

    HLV VĂN A B2
    HLV phó VĂN B
    Ghi chú : Lỗi kỹ thuật hoặc lỗi trục xuất theo (Điều 52 đánh nhau) sẽ không tính cho lỗi đồng đội.
    B.8.3.11 Lỗi trục xuất của đấu thủ dự bị (không kể Điều 52: đánh nhau) sẽ ghi như sau:
    001 NGUYỄN E 4 D

    HLV VĂN A B2
    HLV phó VĂN B

    B.8.3.12 Lỗi trục xuất của HLV phó (không kể Điều 52 Đánh nhau) sẽ ghi như sau :
    HLV VĂN A B2
    HLV phó VĂN B D
    B.8.3.13 Lỗi trục xuất của đấu thủ đã phạm 5 lỗi (không kể Điều 52 Đánh nhau) sẽ ghi như sau :
    015 VĂN D 11 x T2 P3 P2 P1 P2
    D

    HLV VĂN A B2
    HLV phó VĂN B

    B.9 Lỗi đồng đội.
    B.9.1 Mỗi hiệp có 4 ô (ở ngay dưới tên của đội bóng và ở trên tên của đấu thủ) để ghi lỗi đồng đội.
    B.9.2 Bất cứ khi nào một đấu thủ phạm lỗi cá nhân, lỗi kỹ thuật, lỗi phản tinh thần thể thao, hoặc lỗi trục xuất, sẽ ghi chữ X lớn trong những ô được dành riêng của đội có đấu thủ phạm lỗi.
  3. kind_monster1999

    kind_monster1999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2007
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    B.10 Ghi điểm.
    B.10.1 Thư ký sẽ ghi tóm tắt theo thứ tự những điểm đã ghi được của cả 2 đội.
    B.10.2 Trong tờ ghi điểm có 4 cột để ghi điểm.
    B.10.3 Mỗi cột được chia thành 4 cột nhỏ. Hai cột bên trái dành cho đội A và cột bên phải dành cho đội B. Hai cột ở giữa là cột điểm (gồm có 160 điểm) của mỗi đội.
    Thư ký sẽ ghi như sau :
    Trước tiên gạch chéo (/) số điểm mà đấu thủ đã ghi được và khoanh
    tròn đậm nét (.) cho một lần ném phạt vào rổ được tính điểm ở ngay số điểm tổng cộng mới mà đội vừa mới ghi được.
    Sau đó, trong ô trống ở cùng bên với số điểm tổng cộng mới (bên cạnh gạch chéo/mới hoặc khoanh tròn đậm nét mới (.) sẽ ghi số áo của đấu thủ đã ném bóng vào rổ hoặc số áo của đấu thủ ném phạt vào rổ.
    B.11 Hướng dẫn thêm cho phần ghi điểm.
    B.11.1 Khoanh tròn số áo của đấu thủ ném rổ được tính 3 điểm.
    B.11.2 Một đấu thủ vô tình ném bóng vào rổ của đội mình, điểm sẽ ghi cho
    đội trưởng của đội đối phương.
    B.11.3 Các điểm được tính khi bóng chưa vào rổ (Điều 41 ?" Can thiệp vào bóng) sẽ ghi
    điểm cho đấu thủ đã ném rổ.
    B11.4 Khi kết thúc mỗi hiệp, thư ký khoanh tròn đậm nét số điểm cuối cùng của mỗi
    đội và , gạch dưới đậm nét số điểm và số áo của đấu thủ đã ghi điểm cuối cùng.
    B.11.5 Khi bắt đầu mỗi hiệp và hiệp phụ, thư ký sẽ tiếp tục ghi tóm tắt theo thứ tự điểm
    đã dừng lại.
    B.11.6 Khi có thể được, thư ký nên kiểm tra lại điểm với bảng điểm. Nếu có sự khác biệt, và điểm ghi của thư ký dùng mọi cách để sửa lại bảng điểm. Nếu có sự nghi ngờ hoặc nếu có một trong 2 đội phản đối sự sửa chữa này, thư ký sẽ thông báo cho trọng tài chính ngay khi bóng chết và đồng hồ thi đấu được dừng lại.
    B.12 Tổng kết của phần ghi điểm.
    B.12.1 Khi kết thúc trận đấu, thư ký sẽ gạch 2 gạch ngang đậm nét ở dưới số điểm cuối cùng của mỗi đội và số áo của đấu thủ đã ghi điểm cuối cùng và gạch chéo xoá bỏ số điểm còn lại của mỗi đội.
    B.12.2 Khi kết thúc một hiệp và hiệp phụ, thư ký sẽ ghi số điểm của mỗi đội đã ghi được trong cùng 1 hiệp vào chỗ dành riêng ở phía dưới của tờ ghi điểm.
    B.12.3 Khi kết thúc trận đấu, thư ký sẽ ghi số điểm cuối cùng và tên của đội thắng.
    B.12.4 Sau đó thư ký tên vào tờ ghi điểm sau khi người điều khiển giờ thi đấu và người người điều khiển đồng hồ 24 giây đã ký tên vào tờ ghi điểm.
    B.12.5 Khi trọng tài hai ký tên, sau cùng trọng tài 1 sẽ xác nhận và ký tên vào tờ ghi điểm. Hành động này sẽ kết thúc trận đấu.
    Ghi chú : Nếu có một trong 2 đội trưởng ký tên vào phần khiếu nại của tờ ghi điểm (khoảng trống sử dụng cho ?o chữ ký của đội trưởng khi có khiếu nại ?T?T, các nhân viên của bàn thư ký và trọng tài sẽ ở lại để trọng tài 1 giải quyết cho đến khi trọng tài 1 cho phép họ ra về.
    Điểm Hiệp(1) A 15 B 10 (2) A 19 B 15
    Hiệp(3) A 20 B 15 (4)A 21 B 20
    Hiệp phụ A B Điểm trận đấu A 75 B 53
    Đội thắng Việt Nam
    Thư ký
    Người điều khiển giờ thi đấu
    Người điều khiển đồng hồ 24 giây Trọng tài 1
    Trọng tài 2
    Chữ ký của đội trưởng khi có khiếu nại
    C. THỦ TỤC KHIẾU NẠI.
    Trong giải chính thức của FIBA, nếu có một đội cho rằng kết quả trận đấu của họ là không công bằng do quyết định của trọng tài 1 hoặc trọng tài 2 hoặc do bất kỳ sự việc xảy ra trong trận đấu, đội bóng phải làm như sau :
    C.1 Khi kết thúc trận đấu, đội trưởng của đội có khiếu nại sẽ thông báo ngay lập tức cho trọng tài 1 là đội của anh ta khiếu nại kết quả của trận đấu bằng cách ký tên vào chỗ ?o chữ ký của đội trưởng trong trường hợp khiếu nại có giá trị thì trong vòng 20 phút sau khi trận đấu kết thúc phải có người đại diện của Liên đoàn quốc gia của Câu lạc bộ gửi đơn khiếu nại.
    Không cần thiết phải trình bày chi tiết.Chỉ cần viết : Liên đoàn quốc gia X hoặc câu lạc bộ X khiếu nại kết quả của trận đấu giữa đội X và đội Y. Sau đó người khiếu nại sẽ đóng tiền bảo chứng, như là sự đảm bảo, là 50 Mác Đức cho đại diện của FIBA hoặc Ban kỹ thuật.
    C.2 Nếu có đơn khiếu nại của một trong hai đội, trong vòng 1 giờ sau khi trận đấu kết thúc, cố vấn kỹ thuật hoặc trọng tài 1 phải báo cáo sự việc xảy ra cho đại diện của FIBA hoặc cho Trưởng ban kỹ thuật.
    C.3 Trong vòng 1 giờ, sau khi trận đấu kết thúc, Liên đoàn quốc gia hoặc câu lạc bộ của đội khiếu nại phải gửi văn bản khiếu nại cho ngựời đại diện của FIBA hoặc cho Trưởng ban kỹ thuật.
    Nếu sự khiếu nại được chấp nhận là đúng, thì tiền bảo chứng được trả lại.
    C.4 Nếu Liên đoàn quốc gia của đội hoặc Câu lạc bộ kia không đồng ý với quyết định của Ban kỹ thuật, họ có thể gửi đơn yêu cầu xét lại cho Ban hội thẩm (Ban thanh tra ).
    Để cho đơn yêu cầu xét lại có giá trị, 20 phút sau khi có thông báo quyết định cho Ban kỹ thuật, phải gửi đơn yêu cầu xét lại kèm theo số tiền bảo chứng là 1.000 Mác Đức.
    Ban Hội thẩm (Ban thanh tra) sẽ xét xử lần cuối và quyết định của Ban hội thẩm (Ban thanh tra) sẽ là quyết định cuối cùng.
    C.5 Các thiết bị quay phim, hình ảnh điện tử, kỹ thuật số hoặc thiết bị khác sẽ không được sử dụng để xác định hoặc thay đổi kết quả của trận đấu. Sử dụng trang thiết bị này có giá trị để xác định trách nhiệm trong mục đích rèn luyện hoặc mục đích huấn luyện sau khi trận đấu kết thúc.
    D.5 Các thiết bị quay phim, hình ảnh điện tử, kỹ thuật số hoặc thiết bị khác sẽ không được sử dụng trang thiết bị này chỉ có giá trị để xác định hoặc thay đổi kết quả của trận đấu. Sử dụng trang thiết bị này chỉ có giá trị để xác định trách nhiệm trong mục đích rèn luyện hoặc mục đích huấn luyện sau khi trận đấu kết thúc.
    D. Cách xếp hạng của các đội.
    D.1 Quy định :
    Các đội sẽ được xếp hạng theo trận thắng ?" thua của đội bóng.
    Mỗi trận thắng được 2 điểm, mỗi trận thua thì được 1 điểm (kể cả thua vì bỏ cuộc) và 0 điểm cho trận thua vì bị truất quyền thì đấu.
    D.1.1 Nếu trong bảng xếp hạng có 2 đội bằng điểm, thì lấy kết quả của trận đấu giữa hai đội bằng điểm để xác định thứ hạng.
    D.1.2 Nếu tổng số điểm thắng và điểm thua bằng nhau trong các trận đấu giữa 2 đội, thứ hạng sẽ được xác định bằng điểm thắng trung bình của tất cả các trận đấu trong bảng của cả 2 đội.
    D.1.3 Nếu có hơn 2 đội bằng điểm trong bảng xếp hạng, cách xếp hạng thứ 2 sẽ được áp dụng, chỉ lấy kết quả của các trận đấu giữa các đội bằng điểm.
    D.1.4 Sau khi áp dụng cách xếp hạng thứ 2 mà vẫn có đội bằng điểm, như vậy sẽ lấy điểm thắng trung bình của các trận đấu của đội ở trong bảng.
    D.1.6 Nếu trong bất kỳ trường hợp nào đó, đã sử dụng các phương pháp trên, để giảm bớt số đội bằng điểm chỉ còn lại 2 đội bằng điểm, quy định ở D.1.1 và D.1.2 ở trên sẽ được áp dụng.
    D.1.7 Nếu giảm bớt số đội bằng điểm mà vẫn còn hơn 2 đội bằng điểm sẽ áp dụng cách tính điểm của D.1.3 ở trên được lặp lại.
    D.1.8 Điểm thắng trung bình luôn luôn được tính bằng cách chia.
    D.2 Nếu chỉ có 3 đội thi đấu 1 giải và trường hợp không thể giải quyết theo những bước chính như trên (tỷ số trung bình đều bằng nhau), như vậy tổng số điểm đã ghi của đội sẽ sử dụng để xác định thứ hạng.
    Thí dụ : Kết quả giữa 3 đội A,B,C.
    A - B 82 ?" 75
    A -C 64 - 71
    B ?" C 91 - 84
    Kết quả cuối cùng :
    Đội Số
    trận đấu Thắng Thua Điểm Điểm
    thắng thua Tỷ số
    Trung bình
    A
    B
    C 2
    2
    2 1
    1
    1 1
    1
    1 3
    3
    3 146 : 146
    166 : 166
    155 : 155 1,000
    1,000
    1,000
    Xếp hạng chung cuộc :
    Hạng 1 : đội B - có 166 điểm thắng
    2 : C - có 155 điểm thắng
    3 : A - có 146 điểm thắng
    Nếu sau khi áp dụng tất cả các bước ở trên mà vẫn còn đội bằng điểm, sẽ rút thăm để xác định thứ hạng. Phương pháp rút thăm sẽ được cố vấn kỹ thuật hoặc Ban tổ chức quyết định.
    D.3 Có 2 đội bằng điểm và chỉ thi đấu một vòng giữa các đội.
    Đội Số
    trận đấu Thắng Thua Điểm
    A
    B
    C
    D
    E
    F 5
    5
    5
    5
    5
    5 4
    4
    3
    2
    2
    0 1
    1
    2
    3
    3
    5 9
    9
    8
    7
    7
    5
    Đội thắng trong trận đấu giữa đội A và B sẽ được xếp hạng 1 và đội thắng trong trận đấu giữa đội D và E sẽ được xếp hạng 4.
    D.3.2 Có 2 đội bằng điểm và thi đấu 2 vòng giữa các đội.
    Đội Số
    trận đấu Thắng Thua Điểm
    A
    B
    C
    D
    E
    F 10
    10
    10
    10
    10
    10 7
    7
    6
    5
    3
    2 3
    3
    4
    5
    7
    8 17
    17
    16
    15
    13
    12
    D.3.2.1 Đội A thắng cả 2 vòng : như vậy :
    Hạng 1 : đội A
    Hạng 2 : đội B
    D.3.2.2 Mỗi đội thắng 1 vòng : A ?" B 90 ?" 82
    B ?" A 69 - 62

    Điểm thắng thua A : 152 ?" 151
    B : 151 ?" 152
    Tỷ số trung bình A : 1,0066
    B : 0,9934
    Như vậy : Hạng 1 : đội A
    Hạng 2 : đội B
    D.3.2.3 Mỗi đội thắng 1 vòng : A ?" B 90 ?" 82
    B ?" A 70 ?" 62
    2 đội có điểm thắng thua bằng nhau (152 ?" 152) và có tỷ số trung bình bằng nhau (1,000).
    Thứ hạng được xác định bằng tỷ số trung bình từ kết quả của tất cả các trận đấu của 2 đội ở trong bảng.
    D.3.3 Có hơn 2 đội bằng điểm.
    Đội Số trận đấu Thắng Thua Điểm
    A
    B
    C
    D
    E
    F
    5
    5
    5
    5
    5
    5
    4
    4
    4
    2
    1
    0
    1
    1
    1
    3
    4
    5
    9
    9
    9
    7
    6
    5
    Kết quả giữa đội A, B, C : A ?" B 82 - 75
    A ?" C 77 - 80
    B - C 88 - 77
    Xếp hạng chung cuộc :
    Đội Số trận đấu Thắng Thua Điểm Điểm thắng thua Tỷ số trung bình
    A
    B
    C 2
    2
    2 1
    1
    1 1
    1
    1 3
    3
    3 159 ?" 155
    163 - 159
    157 - 165 1,0258
    1,0251
    0,9515
    Như vậy : Hạng 1 : đội A
    Hạng 2 : đội B
    Hạng 3 : đội C
    Nếu 3 đội có tỷ số trung bình bằng nhau, xếp hạng cuối cùng sẽ được xác định từ kết quả của tất cả các trận đấu của 3 đội ở trong bảng.
    D.3.4 Có nhiều đội bằng nhau.
    Đội Số trận đấu Thắng Thua Điểm
    A
    B
    C
    D
    E
    F 5
    5
    5
    5
    5
    5 3
    3
    3
    3
    2
    1 2
    2
    2
    2
    3
    4 8
    8
    8
    8
    7
    6
    Thứ tự xếp hạng sẽ được xác định từ kết quả của các trận đấu giữa các đội bằng điểm.
    Có thể xảy ra 2 trường hợp :
    Đội I II
    Thắng Thua Thắng Thua
    A
    B
    C
    D 3
    1
    1
    1 0
    2
    2
    2 2
    2
    1
    1 1
    1
    2
    2
    Trường hợp 1 : Hạng 1 : đội A
    đội B, C, D được xác định như thí dụ D.3.3 ở trên.
    Trường hợp 2 : Thứ tự xếp hạng của đội A và B, đội C và D được xác định thí dụ D.3.2 ở trên.
    Một đội bỏ cuộc không có lý do chính đáng hoặc phải rời sân.
    Trước khi trận đấu kết thúc do bị tước quyền thi đấu, sẽ được 0 điểm trong bảng xếp hạng.
    Ngoài ra, Ban kỹ thuật có thể quyết định loại bỏ đội xếp hạng cuối cùng trong bảng xếp hạng. Đường nhiên đội đó sẽ không được xếp hạng. Đương nhiên đội đó sẽ không được xếp hạng nếu tái phạm lần nữa. Tuy nhiên kết quả của các trận đấu của đội này vẫn có giá trị cho mục đích xếp hạng chung của giải.
  4. kind_monster1999

    kind_monster1999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2007
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    E. TẠM NGỪNG CHO TV (TIVI).
    E.1 Định nghĩa
    Mỗi Ban tổ chức của giải có thể tự quyết định có hoặc không có áp dụng tạm ngừng cho TV, và nếu có sẽ quyết định khoảng thời gian tạm ngừng cho TV là (60,75,90 hoặc 100 giây).
    E.2 Quy định.
    E.2.1 Mội (1) tạm dừng cho TV trong mỗi hiệp có thể thêm vào cho những lần hội ý bình thường. Trong hiệp phụ không có tạm dừng cho TV.
    E.2.2 Lần hội ý đầu tiên của mỗi hiệp (của đội hoặc của TV) sẽ là 60, 75, 90 hoặc 100 giây).
    E.2.3 Thời gian của những lần hội ý khác trong hiệp sẽ là 60 giây.
    E.2.4 Cả hai đội được quyền hội ý một lần trong ba hiệp đầu và được hội ý 2 lần trong hiệp thứ tư.
    Những lần hội ý này có thể được yêu cầu ở bất cứ thời điểm nào trong mỗi hiệp và thời gian hội ý có thể là :
    - 60, 75, 90 hoặc 100 giây, nếu là tạm dừng cho TV, đó là lần tạm ngừng cho TV, đó là lần tạm ngừng đầu tiên của mỗi hiệp (xem E.2.2 ở trên) hoặc :
    - 60 giây, nếu không là tạm dừng cho TV, đó yêu cầu hội ý của một trong 2 đội sau khi đã có tạm ngừng cho TV (xem E.2.3 ở trên).
    E.3 Quy định :
    E.3.1 Tốt nhất, tạm ngừng cho TV nên thực hiện trong 5 phút cuối của một hiệp. Tuy nhiên, điều này thì không bắt buộc.
    E.3.1 Tốt nhất, tạm ngừng cho TV nên thực hiện trong 5 phút của đội một hiệp. Tuy nhiên, điều này thì không bắt buộc.
    E.3.2 Nếu không có đội nào xin hội ý trước 5 phút của một hiệp, như vậy một lần tạm ngừng cho TV sẽ được cho khi có cơ hội bóng chết đầu tiên và đồng hồ thi đấu dừng lại. Lần tạm ngừng này sẽ không tính cho 2 đội.
    E.3.3 Nếu một trong 2 đội được cho hội ý trước 5 phút cuối của một hiệp, như vậy lần hội ý đó sẽ được sử dụng như là 1 lần tạm ngừng cho TV.
    Lần hội ý này sẽ được tính cho cả 2 là một lần tạm ngừng cho TV và 1 lần hội ý cho đội có yêu cầu và do đó đội này sẽ không được thêm một lần hội ý khác trong hiệp này. Quy định này áp dụng cho 3 hiệp đầu,hiệp thứ 4 sẽ có thêm 1 lần hôi ý.
    E.3.4 Căn cứ vào quy định này, sẽ có ít nhất 1 lần hội ý trong mỗi hiệp và có tối đa là 3 lần hội ý trong 3 hiệp đầu và có tối đa 5 lần hội ý trong hiệp thứ 4.
    PHƯƠNG PHÁP 3 TRỌNG TÀI
    PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT HOÀN CHỈNH CHO 3 TRỌNG TÀI
    1.GIỚI THIỆU.
    1.1 Những thuật ngữ quan trọng
    Khu vực có bóng (Ball ?" Side) :
    Là vị trí của bóng khi bóng ở phần sân trước. Khi sân được phân chia bởi một đường tưởng tượng kéo dài từ rổ này đến rổ kia, là một phần của sân trước nơi mà bóng ở trong khu vực này, được gọi ?o Khu vực có bóng ?.
    Di chuyển đến gần (Close Down) :
    Là nói đến sự di chuyển của trọng tài tuỳ thuộc vào sự di chuyển của bóng.Đối với trọng tài sau là di chuyển một hoặc hai bước về phía đường cuối sân. Đối với trọng tài trước là di chuyển một hoặc hai bước dọc theo đường cuối sân và hướng về khu vực giới hạn kéo dài. Di chuyển đến gần (Close Down) có thể được hoàn thành với sự di chuyển vị trí.
    Trọng tài (Officials) :
    Trọng tài L (Lead) là trọng tài trước ở vị trí của đường cuối sân. Trong tài C (Centre) là trọng tài C (Centre) là trọng tài giữa ở vị trí thuộc phần sân trước đối diện với vị trí của bóng (Ball side), vị trí của trọng tài C là khoảng giữa của đường ném phạt kéo dài và đỉnh trên của vòng tròn ném phạt. Tuỳ thuộc vào vị trí của bóng, trọng tài C có thể ở phía bên này hoặc ở phía bên kia của phần sân trước. Trọng tài T (Trail) là trọng tài sau ở vị trí gần vạch giới hạn của khu vực ghế ngồi của đội gần với đường giữa sân và cùng bên với trọng tài trước (Khu vực có bóng).
    Khu vực đối diện với bàn thư ký (Opposide) :
    Là một phần sân thuộc sân trước cách xa bàn thư ký.
    Sự di chuyển vị trí của trọng tài (Rotation) :
    Là nói đến tình huống bóng sống di chuyển hoặc vị trí của bóng làm cho trọng tài trước bắt đầu thay đổi vị trí hoặc di chuyển liên quan tới vị trí của bóng (bóng ở khu vực phía bên bàn thư ký hoặc ở khu vực đối diện bàn thư ký) ở phần sân trước. Sự thay đổi vị trí của trọng tài giữa và trọng tài sau.
    Khu vực mạnh (Strong Side) :
    Khu vực của sân mà trọng tài trước có vị trí (Khu vực có bóng).
    Thay đổi vị rí của trọng tài (Switch) :
    Là nói đến tình huống bóng chết khi có lỗi hoặc có vi phạm, cần thiết phải thay đổi vị trí của trọng tài.
    Khu vực yếu (Weak Side) :
    Là khu vực của sân trước mà trọng tài trước không có vị trí (Khu vực không có bóng).
    2. BẮT ĐẦU TRẬN ĐẤU.
    2.1 Theo dõi trước trận đấu và thời gian nghỉ giữa hiệp :
    A. Theo tài chính và hai trọng tài phụ đứng ở đường biên dọc đối diện bàn thư ký.
    B. Trọng tài chính đứng ở vị trí của đường giữa sân giao nhau với đường biên dọc.
    C. Trọng tài phụ 1 đứng ở vị trí gần đường 3 điểm phía bên trái của trọng tài chính và theo dõi sự khỏi động ở cuối sân.
    D. Trọng tài phụ 2 đứng ở vị trí gần đường 3 điểm phía bên phải của trọng tài chính và theo dõi khởi động của các đội ở cuối sân.
    E. 10 phút trước khi trận đấu bắt đầu, trọng tài chính sẽ đi đến bàn thư ký để kiểm tra danh sách của hai đội cũng như những đấu thủ thi đấu đầu tiên được đăng ký trong tờ ghi điểm.
    F. Còn khoảng 6 phút trước khi trận đấu bắt đầu, trọng tài chính sẽ thổi còi báo cho các đấu thủ trở về khu vực ghế ngồi của đội để làm thủ tục giới thiệu đội bóng.
    G. Sau khi giới thiệu các đấu thủ, trọng tài chính sẽ thổi còi yêu cầu các đấu thủ trở về khu vực ghế ngồi riêng của đội để chuẩn bị lần cuối cho trận đấu. Trọng tài chính và trọng tài phụ sẽ di chuyển tới gần sân gần bàn thư ký và chuẩn bị cho nhảy tranh bóng.
    I. Trong thời gian nghỉ giữa hiệp, các trọng tài cũng có vị trí giống như vị trí trước khi trận đấu bắt đầu.

    2.2 Vị trí chung trên sân :
    Với 3 trọng tài, các trọng tài cố gắng duy trì ở mọi lúc, liên quan với nhau, giống như một tam giác rộng. Khi bóng di chuyển kiểm soát bóng, các trọng tài cố gắng duy trì tam giác này bằng cách cũng di chuyển đến vị trí mới trên sân.
    2.3 Nhảy tranh bóng khi bắt đầu một hiệp hoặc hiệp phụ :
    A. Trọng tài chính có trách nhiệm tung bóng cho nhảy tranh bóng ở vị trí đối diện bàn thư ký.
    B. Hai trọng tài phụ đứng đối diện với nhau trên hai đường biên dọc. Trọng tài U1 ở phần sân gần bàn thư ký, đứng ỏ vạch giới hạn của khu vực ghế ngồi của đội gần đường giữa sân. Trọng tài U2 đứng ở vị trí chéo với trọng tài U1 và ở vạch giới hạn của khu vực ghế ngồi của đội gần đường giữa sân.
    C. Trách nhiệm của trọng tài U1 :
    1. Thổi còi cho nhảy tranh bóng lại khi nhảy tranh bóng không đúng luật.
    2. Làm dấu hiệu cho đồng hồ thi đấu chạy khi bóng được chạm đúng luật.
    D. Trách nhiệm của trọng tài U2 : Quan sát 8 đấu thủ không nhảy tranh bóng.

    2.4 Nhảy tranh bóng khi bắt đầu một hiệp hoặc hiệp phụ và bóng di chuyển qua phía bên phải của trọng tài chính.
    A. Trọng tài U2 trở thành trọng tài trước.
    B. Trọng tài U1 trở thành trọng tài giữa.
    C. Trọng tài chính di chuyển đến đường biên dọc nơi mà trọng tài U2 đã đứng khi nhảy tranh bóng và trở thành trọng tài sau.

    2.5 Nhảy tranh bóng khi bắt đầu một hiệp hoặc hiệp phụ và bóng di chuyển qua phía bên trái của trọng tài chính.
    A. Trọng tài U1 trở thành trọng tài trước mới.
    B. Trọng tài U2 trở thành trọng tài giữa mới.
    C. Trọng tài chính di chuyển đến đường biên dọc nơi mà trọng tài U1 đã đứng khi nhảy tranh bóng và trở thành trọng tài sau.

    2.6 Nhảy tranh bóng khi đang thi đấu.
    Trọng tài nào thổi cho nhảy tranh bóng hoặc thổi lỗi mà xử phạt là nhảy tranh bóng sẽ trở thành trọng tài giữa và điều khiển nhảy tranh bóng.
    Nếu trọng tài đó đã từng là trọng tài giữa, thì hai trọng tài kia vẫn duy trì vị trí riêng của họ là trọng tài trước hoặc trọng tài sau. Nếu trọng tài thổi cho nhảy tranh bóng không phải là trọng tài giữa, thì trọng tài này sẽ đổi vị trí cho trọng tài giữa trước đó để tiến hành cho nhảy tranh bóng.
    3. VỊ TRÍ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TRỌNG TÀI.
    3.1 Phân chia khu vực trên sân.
    Trách nhiệm cơ bản
    A. Chung quanh bóng khi bóng ở trong khu vực của trọng tài đó.
    B. Những đấu thủ ở xa bóng trong khu vực của trọng tài đó khi bóng ở khu vực của trọng tài khác.

    3.2 Trách nhiệm khi bóng ở phần sân trước (bóng thuộc phần sân gần bàn thư ký hoặc bóng ở phần sân đối diện bàn thư ký).
    A. Mỗi trọng tài có trách nhiệm cho một khu vực.
    B. Khi bóng ở trong khu vực thuộc trách nhiệm của trọng, tài nào, trọng tài đó có trách nhiệm thổi lỗi và những phạm luật ở gần bóng.
    C. Khi bóng không ở trong khu vực thuộc trách nhiệm của trọng tài nào, trọng tài đó có trách nhiệm theo dõi tất cả những đấu thủ ở trong khu vực đó.
    D. Có khu vực theo dõi chung (Dual) cho trọng tài trước và cho trọng tài sau.
    Khi bóng ở phần sân đối diện bàn trọng tài, sẽ có một khu vực thuộc trách nhiệm của trọng tài trước và trọng tài sau, cũng giống như vậy khi bóng ở phần sân gần bàn thư ký.

    3.3 Di chuyển của trọng tài khi bóng di chuyển (chuyền bóng hoặc dẫn bóng) từ phần sân gần bàn thư ký đến phần sân đối diện bàn thư ký và ngược lại.
    A. Trọng tài trước khi di chuyển dọc theo đường cuối sân khi bóng xâm nhập vào phía bên kia của đường ném phạt kéo dài gần đường giữa sân.
    Trọng tài trước không di chuyển nếu có ném rổ hoặc dẫn bóng thẳng đến rổ.
    B. Trọng tài sau di chuyển đến vị trí của trọng tài giữa.
    C. Trọng tài di chuyển đến vị trí của trọng tài sau.
    D. Trọng tài trước có trách nhiệm di chuyển đầu tiên và tiếp tục có trách nhiệm với đấu thủ ở vị trí dọc theo khu vực giới hạn ngay cả khi di chuyển ngang qua khu vực giới hạn kéo dài.

    3.4 Sự chuyển tiếp trách nhiệm khi bóng di chuyển từ phần sân sau đến phần sân trước.
    A. Trọng tài sau di chuyển đến vị trí của trọng tài giữa mới.
    C. Trọng tài trước trở thành trọng tài sau mới.
    D. Trọng tài trước tiếp tục di chuyển vị trí và tiếp tục có trách nhiệm với các đấu thủ ở vị trí dọc theo khu vực giới hạn ngay cả khi di chuyển ngang qua khu vực giới hạn kéo dài.

  5. kind_monster1999

    kind_monster1999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2007
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    4. NHỮNG TRƯỜNG HỢP BÓNG RA BIÊN VÀ PHÁT BÓNG BIÊN.
    4.1 Trách nhiệm theo dõi bóng ra biên.
    A. Trọng tài có trách nhiệm cho đường cuối sân.
    B. Trọng tài giữa có trách nhiệm cho đường biên dọc thuộc khu vực của trọng tài giữa.
    C. Trọng tài sau có trách nhiệm cho đường biên dọc thuộc khu vực của trọng tài sau cũng như đường cuối sân của phần sân sau.
    4.2 Phát bóng biên ở đường cuối sân.
    A. Trọng tài sau có trách nhiệm cho phát bóng biên. Nếu phát bóng biên ở đường cuối sân thuộc khu vực gần bàn thư ký, trọng tài sau sẽ đứng ở vị trí giữa người phát bóng và đường biên dọc gần bàn trọng tài. Nếu phát bóng biên ở đường cuối sân thuộc khu vực đối diện bàn thư ký, trọng tài sau sẽ đứng ở vị trí giữa người phát bóng và đường biên dọc đối diện bàn thư ký. Trọng tài sau và trọng tài trước luôn luôn ở cùng bên.
    B. Trọng tài giữa đứng ở vị trí gần giữa sân và sẵn sàng điều chỉnh theo sự di chuyển của các đấu thủ với bóng được chuyển về phía trước. Trọng tài giữa luôn luôn ở phần sân đối diện với trọng tài sau và trọng tài trước.
    C. Trọng tài trước đứng ở vị trí đường ném phạt kéo dài đối diện với đường cuối sân và sẵn sàng điều chỉnh vị trí theo sự di chuyển của các đấu thủ trên sân.
    D. Trọng tài trước không yêu cầu di chuyển đến đường cuối sân cho đến khi bóng và tất cả các đấu thủ di chuyển qua phần sân trước.

    4.3 Phát bóng biên ở đường biên dọc và bóng đi qua phần sân trước.
    A. Trọng tài sau cho phát bóng biên.
    B. Trọng tài giữa đứng ở vị trí đường ném phạt kéo dài đối diện với đường cuối sân và sẵn sàng điều chỉnh vị trí theo sự di chuyển của các đấu thủ trên sân.
    D. Nếu sau lần phát bóng biên, bóng vẫn ra biên ở phần sân của trọng tài sau thuộc phần sân sau hoặc phần sân trước, như vậy trọng tài tiếp tục ở vị trí đó và cho phát bóng biên.
    E. Trọng tài trước yêu cầu di chuyển đến đường cuối sân cho đến sau khi bóng và tất cả các đấu thủ di chuyển qua phần sân trước.

    Hình 16
    A Trọng tài sau cho thực hiện tất cả các lần phát bóng biên thuộc phần sân gần bàn thư ký từ cuối sân này đến đường cuối sân kia và vẫn duy trì ở vị trí trọng tài sau.
    B. Trọng tài trước đứng ở vị trí gần đường biên dọc và trở thành trọng tài sau mới.
    C. Trọng tài sau di chuyển để trở thành trọng tài giữa mới và hình thành một khu vực quan sát của một tam giác rộng liên quan với vị trí phát bóng biên.
    D. Trọng tài trước đứng ở vị trí BOX ?" IN.
    E. Trọng tài trước không yêu cầu di chuyển đến đường cuối sân cho đến sau khi bóng và tất cả các đấu thủ di chuyển qua phần sân trước.

    4.4 Đội tấn công phát bóng biên ở đường cuối sân của phần sân trước.
    A. Trọng tài trước cho phát bóng biên và đứng ở vị trí giữa người phát bóng và rổ.
    B. Trọng tài giữa đứng ở vị trí của đường ném phạt kéo dài gần đường biên dọc.
    C. Trọng tài sau đứng ở vị trí BOX ?" IN.
    D. Trọng tài trước không yêu cầu di chuyển dọc theo đường cuối sân cho đến sau khi bóng và tất cả các đấu thủ di chuyển trong phần sân trước.


    4.5 Đội tấn công phát bóng biên dọc ở phần sân trước đối diện bàn thư ký.
    A. Trọng tài giữa thổi còi bóng ra biên, trọng tài giữa di chuyển đến vị trí phát bóng biên, cho phát bóng biên và trở thành trọng tài sau mới.
    B. Trọng tài sau di chuyển để trở thành trọng tài giữa mới.
    C. Trọng tài trước di chuyển đến phần sân đối diện bàn thư ký (phía bên sân của trọng tài sau mới).

    5. NHỮNG TÌNH HUỐNG NÉM RỔ.
    5.1 Ném rổ và theo dõi bóng bật ra.
    A. Tất cả những ném rổ được thực hiện trong nửa vòng tròn ném phạt là thuộc trách nhiệm của trọng tài giữa.

    B. Trọng tài sau có trách nhiệm phụ giúp khi có ném rổ trong nửa vòng tròn ném phạt thuộc phần sân của trọng tài sau.
    Ném rổ ở khu vực mạnh, trách nhiệm như sau :
    A. Trọng tài trước có trách nhiệm cho những vi phạm ngăn cản bóng vào rổ và can thiệp vào bóng, nhiệm vụ thứ hai là bóng bật ra khu vực yếu.
    B. Trọng tài giữa trước hết có trách nhiệm cho những vi phạm ngăn cản bóng vào rổ và can thiệp vào bóng, nhiệm vụ thứ hai là bóng bật ra ở khu vực yếu.
    C. Trọng tài sau có trách nhiệm cho những vi phạm ngăn cản bóng rổ và can thiệp vào bóng và bóng bật ra ngoài đường ném phạt.

    5.2 Trách nhiệm trong khi chuyển tiếp vị trí.
    A. Trọng tài sau trước đó trở thành trọng tài trọng tài trước mới ; có trách nhiệm :
    1. Theo dõi đường cuối sân.
    2. Những tình huống xảy ra trên đường tiến đến vị trí của trọng tài trước mới.
    B. Trọng tài giữa trước đó tiếp tục là trọng tài giữa ; Có trách nhiệm :
    1. Tất cả những vi phạm và lỗi trong khu vực kéo dài từ tỉnh của vòng tròn ném phạt của phần sân cho tới đỉnh của vòng tròn ném phạt ở phần sân trước.
    2. Những đường chuyền nhanh, thông thường vẫn quan sát người chuyển giao theo dõi bóng cho trọng tài trước mới.
    3. Nếu bóng tiến đến rổ từ phần giữa sân, trọng giữa có trách nhiệm theo dõi bóng.
    C. Trọng tài trước đó trở thành trọng tài sau mới ; Có trách nhiệm :
    1. Tuỳ thuộc vào vị trí của trọng tài trước mới và trọng tài giữa để xác định trách nhiệm của phần bên sân mới.
    2. Theo dõi những tình huống ở sau người chuyền bóng. Trọng tài sau mới không di chuyển qua phần sân trước cho đến khi tất cả các đấu thủ rời phần sân sau.


    5.3 Trách nhiệm theo dõi bóng ra biên và trách nhiệm cho phát bóng.
    Mỗi trọng tài có trách nhiệm theo dõi bóng ra biên ở đường biên dọc hoặc biên ngang trong khu vực của mình (Xem 3.4). Nếu trọng tài nào nghi ngờ người làm bóng ra biên, trọng tài đó sẽ nhìn người cộng sự của anh ta để có sự giúp đỡ.
    6. DẤU HIỆU VÀ THỦ TỤC.
    6.1 Thủ tục khi thổi lỗi.
    A. Hướng dẫn chung : Trọng tài thổi lỗi.
    Trọng tài thổi lỗi sau khi xác định đấu thủ phạm lỗi và báo lỗi với bàn thư ký, sẽ di chuyển đến phần sân đối diện của bàn thư ký.
    B. Hướng dẫn chung : Trọng tài không thổi lỗi.
    1. Có trách nhiệm chú ý các đấu thủ và huấn luyện viên.
    2. Có trách nhiệm chấp thuận cho thay người.
    3. Nếu trọng tài sau không thổi lỗi, trọng tài sau sẽ di chuyển từ từ đến vị trí mới cùng lúc đó quan sát các đấu thủ.
    4. Nếu trọng tài giữa hoặc trọng tài trước không là trọng tài báo lỗi, trọng tài giữa hoặc trọng tài đứng trước tại chỗ quan sát tất cả các đấu thủ cho đến khi trọng tài báo lỗi bắt đầu thủ tục báo lỗi. Rồi thì trọng tài giữa hoặc trọng tài sau di chuyển từ từ đến vị trí mới trong khi tiếp tục quan sát các đấu thủ.
    6.2 Thay đổi vị trí của trọng tài sau khi thổi lỗi.
    6.2.1 Lỗi của người phòng thủ ở phần sân gần bàn thư ký thuộc phần sân trước ; Trọng tài trước thổi lỗi ; không có ném phạt (hình 26).
    A. Trọng tài trước báo lỗi cho bàn thư ký, sau đó trọng tài trước đi đến gần sân đối diện bàn thư ký và trở thành trọng tài giữa mới.
    B. Trọng tài giữa trở thành trọng tài trước mới.
    C. Trọng tài sau tiếp tục là trọng tài sau ở phần sân gần bàn thư ký.
    6.2.2 Lỗi của người phòng thủ ở phần sân đối diện bàn thư ký thuộc phần sân trước. Trọng tài trước thổi lỗi, không có ném phạt (hình 27).
    A. Trọng tài trước báo lỗi cho bàn thư ký, sau đó trọng tài trước đi đến phần sân đối diện bàn thư ký và trở thành trọng tài sau mới.
    B. Trọng tài sau trở thành trọng tài trước mới.
    C. Trọng tài giữa tiếp tục là trọng tài giữa ở phần sân gần bàn thư ký.

    6.2.3 Lỗi của người phòng thủ ở hình chữ nhật số 6 thuộc phần sân trước ; Trọng tài trước thổi lỗi ; Có ném phạt (hình 28).
    A. Trọng tài trước báo lỗi cho bàn thư ký, sau đó trọng tài trước đi đến phần sân đối diện bàn thư ký và trở thành trọng tài giữa mới ; Cho ném phạt quả thứ nhất.
    B. Trọng tài sau trở thành trọng tài trước mới.
    C. Trọng tài giữa trở thành trọng tài sau mới.
    6.2.4 Lỗi của người phòng thủ ở phần sân trước; Trọng tài giữa thổi lỗi; Lỗi có ném rổ hoặc không có ném rổ (hình 29).
    A. Trọng tài sau báo lỗi và quay trở lại phần sân đối diện bàn thư ký.
    B. Trọng tài trước và trọng sau vẫn duy trì vị trí của mình (không đổi).
    C. Sự thay đổi vị trí này thì không thay đổi cho dù là lỗi có ném rổ hoặc không có ném rổ.

    6.2.5 Lỗi của người phòng thủ ở phần sân gần bàn thư ký thuộc phần sân trước ; Trọng tài sau thổi lỗi (hình 30).
    A. Trọng tài sau báo lỗi và đi đến phần sân đối diện và trở thành trọng tài giữa mới.
    B. Trọng tài giữa đi đến vị trí của trọng tài sau mới (Ở phần sân gần bàn thư ký).
    C. Trọng tài trước không thay đổi vị trí.
    6.2.6 Lỗi của người phòng thủ ở phần sân đối diện bàn thư ký thuộc phần sân trước; Trọng tài sau thổi lỗi (hình 31).
    A. Trọng tài sau báo lỗi và đi đến phần sân đối diện bàn thư ký và trở thành trọng tài giữa mới.
    B. Trọng tài giữa trở thành trọng tài sau mới (Ở phần sân gần bàn thư ký).
    C. Trọng tài trước không thay đổi vị trí (Ở phần sân gần bàn thư ký).

    6.2.7 Lỗi của người tấn công ở phần sân đối diện bàn thư ký thuộc phần sân trước; Trọng tài trước thổi lỗi. Bóng di chuyển từ phần sân sau mới qua phần sân trước mới (hình 32).
    A. Trọng tài trước báo lỗi, di chuyển đến phần sân đối diện bàn thư ký để trở thành trọng tài trước mới (Ở phần sân trước mới).
    B. Trọng tài giữa vẫn là trọng tài giữa (Ở phần sân gần bàn thư ký).
    C. Trọng tài sau vẫn ở vị trí là trọng tài sau (Ở phần sân đối diện bàn thư ký).
    6.2.8 Lỗi của người tấn công ở phần sân gần bàn thư ký thuộc phần sân trước; Trọng tài trước thổi lỗi. Bóng di chuyển từ phần sân sau mới qua phần sân trước mới (hình 33).
    A. Trọng tài trước báo lỗi, di chuyển đến phần sân đối diện bàn thư ký để trở thành trọng tài giữa mới (Ở phần sân trước mới).
    B. Trọng tài giữa trở thành trọng tài sau mới (Ở phần sân trước mới).
    C. Trọng tài sau trở thành trọng tài trước mới (Ở phần sân gần bàn thư ký).

    6.2.9 Trọng tài trước thổi lỗi ; Có ném ở cuối sân bên kia (hình 34).
    A. Trọng tài trước báo lỗi, di chuyển đến phần sân đối diện để trở thành trọng tài giữa và cho ném phạt quả thứ nhất.
    B. Trọng tài giữa trở thành trọng tài trước mới (Ở phần sân bàn thư ký) và cho ném phạt những quả còn lại.
    C. Trọng tài sau vẫn ở vị trí của trọng tài sau (Di chuyển đến phần sân gần bàn thư ký).
    6.2.10 Đấu thủ tấn công phạm lỗi ở phần sân gần bàn thư ký thuộc sân trước mới (hình 35).
    A. Trọng tài giữa báo lỗi, di chuyển đến phần sân đối diện bàn thư ký để trở thành trọng tài giữa mới.
    B. Trọng tài sau trở thành trọng tài trước mới (Ở phần sân gần bàn thư ký).
    C. Trọng tài trước trở thành sau mới và cho phát bóng biên ở phần sân sau mới (Ở phần sân gần bàn thư ký).

    6.3.11 Đấu thủ tấn công phạm lỗi ở phần sân đối diện bàn thư ký thuộc phần sân trước; Trọng tài giữa thổi lỗi; Bóng di chuyển từ phần sân sau mới qua phần sân trước mới (hình 36).
    A. Trọng tài giữa báo lỗi và di chuyển đến phần sân đối diện để trở thành trọng tài trước mới.
    B. Trọng tài sau trở thành trọng tài giữa mới (Ở phần sân gần bàn thư ký).
    C. Trọng tài trước trở thành trọng tài sau mới và cho phát bóng biên ở phần sân sau mới (Ở phần sân đối diện bàn thư ký).
    6.2.12 Đấu thủ tấn công phạm lỗi ở phần sân đối diện bàn thư ký thuộc phần sân trước; Trọng tài giữa thổi lỗi; Có ném phạt ở cuối sân bên kia (hình 37).
    A. Trọng tài giữa báo lỗi và vẫn là trọng tài giữa (Ở phần sân đối diện bàn thư ký) và cho ném phạt đầu tiên.
    B. Trọng tài sau trở thành trọng tài sau mới (Ở phần sân gần bàn thư ký).

    6.2.13 Đấu thủ tấn công phạm lỗi ở phần sân trước; Trọng tài sau thổi lỗi, bóng di chuyển từ phần sân sau mới qua phần sân trước mới (hình 38).
    A. Trọng tài sau báo lỗi và di chuyển đến phần sân đối diện để trở thành trọng tài trước mới.
    B. Trọng tài giữa vẫn ở vị trí trọng tài giữa (Ở phần sân gần bàn thư ký).
    C. Trọng tài trước trở thành trọng tài sau mới và cho phát bóng biên ở phần sân sau mới (Ở phần sân đối diện bàn thư ký).
    6.2.14 Đấu thủ tấn công phạm lỗi ở phần sân đối diện bàn thư ký thuộc phần sân trước; Trọng tài sau thổi lỗi; Có ném phạt ở cuối sân bên kia (hình 39).
    A. Trọng tài giữa trở thành trọng tài trước mới (Ở phần sân gần bàn thư ký).
    B. Trọng tài giữa trở thành trọng tài trước mới (Ở phần sân gần bàn thư ký).
    C. Trọng tài trước trở thành trọng tài sau mới (Ở phần sân gần bàn thư ký).

    6.2.15 Đấu thủ tấn công phạm lỗi ở phần sân trước; Trọng tài sau thổi lỗi, bóng di chuyển từ phần sân sau mới qua phần sân trước mới (hình 40).
    A. Trọng tài sau báo lỗi và di chuyển đến phần sân đối diện bàn thư ký và trở thành trọng tài giữa mới.
    B. Trọng tài giữa trở thành trọng tài trước mới (Ở phần sân gần bàn thư ký).
    C. Trọng tài trước trở thành trọng tài sau mới (Ở phần sân gần bàn thư ký).

    7. NHỮNG TÌNH HUỐNG NÉM PHẠT.
    7.1 Điều khiển ném phạt.
    A. Trách nhiệm của trọng tài giữa (Ở phần sân đối diện bàn thư ký): Cho ném một quả phạt hoặc quả ném phạt thứ nhất của nhiều quả phạt.
    B. Trách nhiệm của trọng tài trước (Ở phần sân gần bàn thư ký) :
    1. Nếu chỉ có một quả phạt hoặc quả ném phạt thứ nhất của nhiều quả phạt, trọng tài trước chuyền bóng bật đất cho trọng tài giữa khi trọng tài giữa làm dấu hiệu báo số lần cho ném phạt.
    2. Sau quả ném phạt cuối, trọng tài giữa sẽ di chuyển đến phần sân gần bàn thư ký và trọng tài trước sẽ di chuyển đến phần sân đối diện, sau khi trọng tài trước chuyền bóng hoặc lăn bóng cho trọng tài sau để trọng tài sau cho phát bóng biên.

    7.3 Những vị trí bóng chết (Phạm lỗi lần thứ 5 hoặc sự chậm trễ hiếm có của trận đấu).
    A. Nếu trận đấu được tiếp tục bằng ném phạt : Trọng tài giữa sẽ cầm bóng đứng ở vị trí gần đường ném phạt. Trọng tài trước đứng ở cuối sân và trọng tài sau ở khu vực trung lập thuộc phần sân đối diện bàn thư ký.
    Khi bắt đầu trận đấu, trọng tài trước và trọng tài sau phải chắc chắn là các đấu thủ đã trở lại sân, sau đó hai trọng tài di chuyển đến vị trí bình thường của trọng tài trước và trọng tài sau để tiến hành cho ném phạt.

    B. Nếu trận đấu được tiếp tục bằng phát bóng biên, trọng tài giữa đứng vị trí sẽ phát bóng biên. Trọng tài nào có trách nhiệm cho đường biên dọc hoặc đường cuối sân có phát bóng biên sẽ cầm bóng. Nếu phát bóng biên ở bất kỳ điểm nào ở đường biên dọc gần bàn thư ký, như vậy trọng tài giữa sẽ có vị trí trực tiếp nơi điểm phát bóng biên trên đường biên và có khoảng cách bằng với hai trọng tài kia. Trọng tài trước đứng ở cuối sân và trọng tài sau sẽ đứng ở khu vực trung lập thuộc phần sân đối diện bàn thư ký.
    Khi bóng được phát bóng vào trong sân, trọng tài trước và trọng tài sau sẽ di chuyển đến vị trí bình thường của trọng tài trước và trọng tài sau.

    C. Nếu trọng tài cho phép một sự chậm trễ trong khi thay thế đấu thủ phạm lỗi thứ 5 hoặc lỗi trục xuất, trọng tài giữa sẽ đứng dang chân ở giữa đường biên dọc gần bàn thư ký. Trọng tài trước đứng ở cuối sân và trọng tài sau sẽ đứng ở khu vực trung lập thuộc phần sân đối diện bàn thư ký. Khi sự chậm trễ kết thúc, trọng tài trước và trọng tài sau phải chắc chắn là tất cả mọi đấu thủ đã trở lại sân. Sau đó các trọng tài sẽ di chuyển đến gần vị trí ném phạt hoặc vị trí phát bóng biên.

  6. kind_monster1999

    kind_monster1999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2007
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    8. HỘI Ý VÀ THAY NGƯỜI.
    8.1 Hội ý.
    A. Khi có cơ hội, người theo dõi giờ sẽ thông báo cho trọng tài gần nhất là có cơ hội yêu cầu hội ý. Trọng tài ở gần bàn thư ký (hoặc trọng tài sau khi đã báo lỗi) sẽ làm dấu hiệu cho hội ý hoặc cho thay người.
    B. Sau khi cho hội ý, trọng tài đã cho hội ý trở thành trọng tài giữa và đứng dang chân ở đường giữa sân và ở giữa vòng tròn giữa sân với đường biên dọc gần bàn thư ký. Nếu trọng tài cho hội ý không phải là trọng tài giữa khi cho hội ý, như vậy trọng tài cho hội ý, như vậy trọng tài giữa trước đứng ở đường cuối sân và trọng tài sau sẽ đứng ở khu vực trung lập thuộc phần sân đối diện bàn thư ký. Nếu trận đấu được tiếp tục bằng ném phạt, như vậy trọng tài giữa sẽ cầm bóng; Nếu trận đấu được tiếp tục bằng phát bóng biên , như vậy trọng tài có trách nhiệm với đường cuối sân có phát bóng biên sẽ cầm bóng.
    C. Khi có tín hiệu báo 50 giây, trọng tài trước và trọng tài sau phải chắc chắn là tất cả mọi đấu thủ đã trở lại sân. Sau đó các trọng tài sẽ di chuyển đến gần vị trí ném phạt hoặc vị trí phát bóng biên bình thường.
    9. NÉM RỔ Ở NHỮNG GIÂY CUỐI CỦA TRẬN ĐẤU.
    Trọng tài sau hoặc trọng tài giữa, đối diện với bàn thư ký, có trách nhiệm đầu tiên là thổi còi cho bất kỳ lần ném rổ nào ở giây cuối.
    10. THEO DÕI CÁC ĐẤU THỦ KHI CÓ KÈM NGƯỜI TOÀN SÂN.
    Các trọng tài phải duy trì theo dõi các hành động của các đấu thủ trong tam giác rộng. Trọng tài sau có trách nhiệm theo dõi 8 đấu thủ ở phần sân sau, luôn luôn có liên quan đến khả năng có thể thay đổi tình thế. Trọng tài giữa nên có vị trí hỗ trợ cho trọng tài sau di chuyển theo tốc độ của bóng. Trọng tài giữa nên có vị trí hỗ trợ cho trọng tài sau khi có những vi phạm ở đường giữa sân. Trọng tài trước có vị trí ở gần giữa sân sẽ theo dõi tình huống tấn công nhanh hoặc đường chuyền bóng dài đến cuối sân và bảo đảm mọi đấu thủ ở trong BOX ?" IN. Các trọng tài phải duy trì sự di chuyển và đề phòng trách không để các đấu thủ ở ngoài tầm quan sát. Tất cả các đấu thủ đều ở sân sau.
    A. Trọng tài giữa và trọng tài sau theo dõi các đấu thủ ở sân sau.
    B. Trọng tài trước đứng ở vị trí gần đường giữa sân, giữa mọi đấu thủ trong tầm quan sát BOX ?" IN.
    Các đấu thủ ở sân trước và sân sau.
    A. Trọng tài giữa và trọng tài sau theo dõi các đấu thủ ở sân sau.
    B. Trọng tài trước đứng ở vị trí có thể quan sát những đấu thủ ở sân trước và hỗ trợ cho các hoạt động xảy ra ở sân sau.

    11. THEO DÕI NÉM Ở VỊ TRÍ 3 ĐIỂM.
    A. Khi dự đoán có ném rổ ở vị trí 3 điểm, trọng tài nên điều chỉnh vị trí để có nhận định rõ ràng.
    B. Để được tính ném rổ ở vị trí 3 điểm. Người ném rổ phải ở trên không hoặc cả hai bàn chân ở sau vạch 3 điểm khi ném rổ. Nếu chạm vào vạch 3 điểm là người ném rổ ở trong khu vực tính 2 điểm. Như vậy sẽ không chú ý đến vị trí của người ném rổ.
    Chú ý : Trọng tài không quay lưng lại với các đấu thủ và sân thi đấu khi làm dấu hiệu 3 điểm.
    Các trọng tài nên có sự chuẩn bị cho lần tấn công nhanh ngay sau khi bóng vào rổ tính 3 điểm và sẵn sàng làm tròn nhiệm vụ của mình.
    C. Khi có đấu thủ ném rổ ở vị trí 3 điểm, trọng tài nào ở khu vực có đấu thủ ném rổ sẽ làm dấu hiệu giơ thẳng cánh tay qua khỏi đầu với 3 ngón tay.
    D. Khi bóng vào rổ tính 3 điểm, trọng tài theo dõi sẽ giơ thẳng cả hai cánh tay qua khỏi đầu với 3 ngón tay.
    E. Khi trọng tài sau làm dấu hiệu bóng tính 3 điểm, trọng tài giữa phải lặp lại dấu hiệu bóng tính 3 điểm thì trọng tài giữa phải lặp lại dấu hiệu bóng tính 3 điểm.
    F. Từ đường ném phạt kéo dài tới đỉnh của vòng tròn ném phạt ở cả hai bên trọng tài sau và trọng tài giữa có chung trách nhiệm rổ ở vị trí 3 điểm.
    G. Trọng tài trước có trách nhiệm hỗ trợ khi có ném rổ ở vị trí 3 điểm trong lần tấn công nhanh, khi trọng tài giữa và trọng tài sau không thể có vị trí để quan sát lần ném rổ này.

    HẾT
  7. nowings

    nowings Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2004
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn
  8. fox101

    fox101 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2007
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    bác ơi cái này em đọc hết rồi,nhưng nó cũng chỉ là luật cơ bản thôi,thông thường những ai chơi bóng đều biết về những điều cần biết trong này,còn những cái như trách nhiệm của trọng tài,thư kí....thì ko biết cũng đc mà
    bác còn chưa post cái hình ảnh về các tư thế thổi phạt của trọng tài nữa
  9. slimkenHD

    slimkenHD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2007
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Anh zai post rất cụ thể về luật bóng rổ khi thi đấu nhưng mà hơi bị thừa mấy cái < ý kiến cá nhân thôi >> Sao không post những bài nói về kỹ thuật cơ bản để những bạn mới tập chơi cũng có thể tập luyện nhỉ Em xin mở bát trước
    Lỗi Kỹ thuật:::
    _Ngửa bóng.
    _Kẹp bóng.(nói chung là quả bóng ko rớt xuống được trong khi bạn di chuyển)
    _Bước: Cầm bóng hai tay và di chuyển quá 2 bước.
    _2 lần dẫn bóng: Bạn chỉ được dẫn bóng 1 lần, tính từ khi bạn chạm bóng cho đến khi cầm nó lên bằng hai tay)
    Lỗi Tấn Công:
    -Đẩy người: Bạn chỉ được dùng vài hoặc cánh tay để tỳ hậu vệ đối phương. Ko cho người ta áp sát vào mình. Nếu bạn đẩy người ta thì có nghĩa là đã...Lỗi.
    Đẩy người là lỗi thông dụng nhất trong tấn công. Ngoài ra còn một số lỗi khi tấn công cũng bị mất quyền cầm bóng như: Người yểm hộ đẩy hậu vệ, về sân (bóng đã qua phần sân đối phương thì ko được chuyền về phần sân nhà).
    _Thời gian cho mỗi đợt tấn công là 24 giây.
    _Ghi điểm ở bên ngoài vòng tròn lớn được 3 điểm. Bên trong được 2 điểm.
    _Phạm lỗi bên trong vòng tròn lớn : 2 quả ném phạt.
    _Phạm lỗi bên ngoài nhưng khi người tấn công đang có động tác dứt điểm: 3 quả ném phạt.
    _Mỗi quả ném phạt được 1 điểm.
    Vài lỗi nhỏ nhưng lại rất hay mắc phải :
    1. là chạy bước ( cầm bóng trong tay là ko được chạy quá 2 bước )
    2. là hai bóng ( có nghĩa là : cầm bóng đập đập xong lại cầm bóng lên đập đập tiếp )
    3. là lỗi đánh tay
    4. lỗi về sân
    5. lỗi 3 giây
    ~>> Cách sửa :
    thứ 1 : không đựơc nhồi bong bằng hai tay.
    thứ 2 : không được nhảy bước .
    thứ 3 : không được đứng trong vòng cổ trai wá 3 giây.
    thứ 4 : khi dẩn bóng qua sân đối thủ rồi không đưộc dẩn bóng về lại sân nhà .

    Được slimkenHD sửa chữa / chuyển vào 15:25 ngày 01/09/2007
  10. slimkenHD

    slimkenHD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2007
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    còn nữa post nốt:
    Một số kỹ thuật khi dẫn bóng và tránh phạm phải lỗi tấn công.
    1. Trong khi dẫn bóng, bạn có quyền giữ bóng một tay trong 3 giây với điều kiện quả bóng luôn nằm ở phía dưới lòng bàn tay hoặc ngang với lòng bàn tay.
    2. Bạn có quyền giữ bóng bằng 2 tay 2 lần, lần thứ nhất bạn nhận bóng từ đồng đội, ngay cả khi bạn nhận bằng 1 tay vẫn tính là 1 lần. Lần thứ 2 nếu bạn dừng bóng bằng 2 tay thì bạn phải ném hoặc ban bóng. Hoặc dùng luật 3 bước để lừa đối phương. Lưu ý rằng đến bước thứ 3 bạn phải ném bóng, nếu ko sẽ phạm luật....Gọi là "đi bộ" !
    3. Những điểm cần tránh phạm lỗi tấn công
    a. Chú ý hậu vệ đối phương, nếu bạn cầm bóng và lao vào hậu vệ và làm cho hậu vệ ngã khi hậu vệ đứng yên một chỗ.
    b. Khi bạn cầm bóng nhảy lên để ném hoặc ban, bạn phải dứt điểm trước khi chân bạn chạm đất.
    c. Khi bạn dừng lại và muốn di chuyển, bạn phải luôn có một chân làm chụ và chân đó không được di động. Nếu bạn để chân di động, bạn sẽ phạm luật "đi bộ
    Thế nào là chạy bước ???
    Nếu trượt, lăn, hoặc cố đứng dậy trong khi cầm bóng là bị chạy bước.
    Khi cầm bóng, Một bàn chân giữ ở điểm tiếp xúc với mặt sân khi bàn chân kia di chuyển thì được gọi là chân trụ.
    Hình thành chân trụ
    *Bắt bóng khi cả hai bàn chân ở trên mặt sân thì có thể dùng 1 trong 2 bàn chân làm bàn chân trụ. Khi 1 bàn chân nhấc lên thì bàn chân kia trở thành chân trụ.
    *Bắt bóng trong khi di chuyển hoặc dẫn bóng có thể dừng lại và hình thành chân trụ như sau:
    Nếu 1 bàn chân chạm mặt sân:
    _ Bàn chân đó trở thành bàn chân trụ.
    _ Có thể nhảy lên bằng bàn chân đã chạm mặt sân và đồng thời rơi xuống bằng cả 2 chân, như vậy không có bàn chân nào là chân trụ( cả 2 bàn chân phải giữ yên).
    Nếu cả 2 bàn chân rời mặt sân
    _ Rơi xuống đồng thời cả 2 bàn chân chạm đất, như thế 1 trong 2 bàn chân có thể làm bàn chân trụ. Khi một bàn chân được nhấc lên thì bàn chân còn lại trở thành bàn chân trụ.
    _ Rơi xuống bằng 1 bàn chân, bàn chân đó sẽ là bàn chân trụ.
    _ Rơi xuống bằng một chân, có thể nhảy lên bằng chân đã rơi xuống và lại rơi xuống bằng cả 2 chân, như vậy không có bàn chân nào có thể là chân trụ.
    Di chuyển với bóng:
    *Sau khi chân trụ hình thành, được phép:
    _ 1 lần chuyền bóng hoặc ném rổ, bàn chân trụ có thể nhấc lên nhưng không được chạm trở lại mặt sân trước khi bóng rời khỏi tay.
    _ Khi bắt đầu dẫn bóng, bàn chân trụ không được nhấc lên trước khi bóng rời khỏi tay.
    * Sau lần dừng lại mà không có bàn chân nào là chân trụ:
    _ 1 lần chuyền bóng hoặc ném rổ, 1 hoặc cả 2 bàn chân có thể được nhấc lên nhưng không được chạm lại mặt sân trước khi bóng rời khỏi tay.
    _ Khi bắt đầu dẫn bóng, không bàn chân nào được nhấc lên trước khi bóng rời khỏi tay.
    Bấy nhiêu đấy là khá đủ để chơi bóng một cách cơ bản !!! Còn những động tác múa máy kiểu rồng phượng thì ... fải tự học thôi

Chia sẻ trang này