1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luật cạnh tranh - về các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi No-fear, 14/08/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Vai trò và ý nghĩa của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
    - Đáp ứng thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng
    - Giá rẻ, chất lượng tốt
    - Áp dụng công nghệ mới, tiên tiến
    - Tạo sức ép để làm ăn có hiệu quả
    - Đổi mới liên tục - tạo động lực phát triển liên tục
    .................
    Đầu tiên, phải khẳng định rằng - cạnh tranh chỉ xuất hiện trong điều kiện cơ chế thị trường.
    Cạnh tranh là động lực phát triển nội tại của mỗi nền kinh tế. Ngoài ra, cạnh tranh cũng chỉ thực sự diễn ra khi pháp luật thừa nhận và bảo hộ tính đa dạng của các loại hình sở hữu, khi tự do thương mại và theo đó là tự do kinh doanh, tự do khế ước, và quyền tự chủ của cá nhân được hình thành và bảo đảm.
    Cạnh tranh chỉ diễn ra khi không có bất kỳ một quy định nào ngăn cản sự nhập cuộc của các doanh nghiệp tiềm năng.
    Thương trường là chiến trường --> là nơi các doanh nghiệp cạnh tranh khốc liệt để dành phần sống còn của mình. Chính vì vậy hoạt động cạnh tranh của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường cần phải có một cơ chế pháp luật nhằm bảo đảm công bằng và cạnh tranh lành mạnh.
    Ở Việt Nam chúng ta, nền kinh tế thị trường theo định hướng của nhà nước, chính vì vậy mà nhà nước cũng cần phải có những văn bản pháp luật quy định các công cụ chủ yếu để điều tiết cạnh tranh -> (hiện nay đang là dự thảo luật cạnh tranh, luật chống bán phá giá, luật phá sản, thuế...).
    Quốc gia nào cũng có những chính sách cạnh tranh, ở đó quy định các công cụ chủ yếu được nhà nước sử dụng để điều tiết cạnh tranh. Ở những quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển thường có một số những loại công cụ sau đây thường được sử dụng để điều tiết cạnh tranh:
    - Chính sách thuế
    - Kiểm soát giá cả
    - Điều chỉnh độc quyền
    - Quốc hữu hoá
    - Ban hành pháp luật
  2. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Đưa topic ra thảo luận, theo tôi, điều đầu tiên cần đề cập tới phải là mục đích và ý nghĩa của Luật cạnh tranh. Hiện nay chúng ta chưa có, dự thảo thì được Bộ kế hoạch đầu tư bắt đầu xây dựng từ năm 98 đến nay -> vấn đề cần nhìn nhận đầu tiên là nhu cầu cần phải có Luật cạnh tranh chống độc quyền ở nước ta là như thế nào? Cấp bách ra sao?
    Trình bày mục đích Việt Nam cần có Luật cạnh tranh chẳng cần phải có kiến thức cao siêu, mỗi người theo quan điểm của mình đều nhìn nhận vấn đề ở một góc nhìn khác nhau, lợi hại như thế nào, khung pháp lý điều chỉnh có ý nghĩa ra sao đối với quá trình hội nhập của Việt Nam hiện nay v.v...
    Tôi trình bày mục đích và ý nghĩa của Luật cạnh tranh chống độc quyền chẳng phải để cho mọi người biết tôi cao siêu hay nhại lại, chỉ trình bày theo cách nhìn nhận của riêng tôi về vấn đề này để mọi người cùng tham khảo và bàn luận. Mặt khác, theo tôi, trước khi thảo luận một vấn đề gì - điều quan trọng là phải làm rõ mục đích và ý nghĩa của chủ đề. Thực trạng xã hội như thế nào? Từ đó mới có hướng thảo luận tiếp theo được.
    Mong các bạn tiếp tục thảo luận và cho ý kiến. Dù sao cũng cảm ơn cười hay mếu đã góp ý.
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 02:30 ngày 29/03/2005
  3. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Nếu còn tồn tại các TCTy NN làm "đầu tầu" cho mỗi ngành kinh tế nào đó thì chắc phải làm 2 bộ luật: Luật cạnh tranh và Luật cạnh tranh NN, kiểu Luật DN và Luật DNNN, hoặc là kiểu gì đại khái thế...
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 02:31 ngày 29/03/2005
  4. legal

    legal Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2003
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Để có thể bàn về pháp luật cạnh tranh nói chung và chống bán phá giá nói riêng, chúng ta phải hiểu được bán phá giá là gì?
    Hành vi nào thì được coi là bán phá giá (dưới khía cạnh kinh tế và dưới khía cạnh luật pháp). Rất mong được sự phúc đáp của các bạn.
  5. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Luật cạnh tranh - về các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh

    Hôm nay nhân đọc tin từ vnexpress (link), tôi thấy nên lập topic để đóng góp xây dựng luật cạnh tranh.

    Tôi đã đọc dự thảo lần thứ 10, thấy rằng nó rất dở, rất tệ. Nếu có thời gian, tôi sẽ trình bày. Tôi cũng mong rằng có nhiều bài hay về luật này.

    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Phap-luat/2004/08/3B9D5301/


    Được khanglawyer sửa chữa / chuyển vào 08:09 ngày 07/08/2004
  6. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Đã có nhiều người xem qua topic nhưng mà chưa có bài nào. Tôi đành phải mồi thêm tí lửa nữa vậy:
    - Quảng cáo của bia Tiger, nước uống Lavie (trúng thưởng) ?
    - Vụ kiện quán Cây Dừa về bia Laser ?
    - Ngành bưu chính viễn thông và cạnh tranh ?
    - Ngành điện và cạnh tranh ?
    Quốc tế: Microsoft và các vụ kiện ?
    Dự thảo Luật cạnh tranh có tại:
    http://www.mot.gov.vn/VBdangsoan.asp
    Bình luận về Dự luật trên phương diện lý luận (kinh tế và pháp lý) với các thực tế như trên chắc chắn là một đề tài thú vị. Các bạn cho biết quan điểm của mình sớm nhé.
  7. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Dự thảo Luật cạnh tranh (lần thứ 12): Vừa thiếu lại vừa thừa
    Tóm tắt trên Báo Pháp luật 20.08.2004
    Theo một giảng viên Đại học Kinh tế TP HCM: Dự thảo lần thứ 12 bỏ hành vi ?olôi kéo, mua chuộc, ép buộc trong kinh doanh? là thiếu và mâu thuẫn với Luật Thương mại có quy định cấm hành vi này.
    Một giảng viên của Đại học Luật TP HCM: hình thức tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - con và hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh cũng là hành vi mang tính tập trung kinh tế. Dự thảo mới chỉ có: sáp nhập, hợp nhất, liên doanh, mua lại doanh nghiệp.
    Đồng thời cũng cho rằng: Thủ tục tập trung kinh tế theo dự thảo chưa hợp lý. Quy định về đăng ký kinh doanh theo xu hướng đơn giản. Vì vậy thủ tục này cũng nên đơn giản, một đầu mối tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
    Một người khác cho rằng: Pháp lệnh thi hành án dân sự chỉ quy định cơ quan thi hành án chỉ có nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của toà. Dự thảo nêu ?obên được thi hành án thực hiện quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh?. Có sự chưa hợp lý.
    Một Tổng giám đốc Doanh nghiệp cho rằng: đã tồn tại các quy định về tố tụng: người làm chứng, giám định, luật sư, phiên dịch ... do vậy dự thảo không cần thiết phải đưa vào. Luật cạnh tranh là luật nội dung nên bỏ các điều khoản đó ra khỏi dự thảo.
    (Tôi không nêu tên cụ thể người nêu các ý kiến trên vì tôi tóm tắt các ý kiến đó và viết lại theo cách hiểu của mình)
    Được khanglawyer sửa chữa / chuyển vào 15:45 ngày 28/08/2004
  8. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay đọc bài này trên vnexpress, lại lôi topic về luật cạnh tranh lên để mọi người thử giải quyết xem nếu theo dự thảo luật cạnh tranh thì trường hợp bia Laser với quán Cây Dừa sẽ được giải quyết thế nào, có hợp lý không nhé (hình như hồi trước box đã nói về vụ này rồi mà lười lại quá )
    Chủ quán Cây Dừa tiếp tục thua kiện
    Toà phúc thẩm TAND tối cao tại TP HCM vừa bác kháng cáo của ông Nguyễn Văn Hoàng (chủ quán Cây Dừa, số 1 Trần Phú, quận 5) và bia Laser - Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Tân Hiệp Phát. Toà tuyên buộc ông Hoàng tiếp tục thực hiện hợp đồng đã ký.
    HĐXX nhận định, hợp đồng tài trợ của Công ty Liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam có giá trị pháp lý, hai bên tự nguyện ký kết trên cơ sở đôi bên cùng có lợi và không vi phạm điều cấm của pháp luật, không vi phạm các nguyên tắc của việc ký kết hợp đồng. Vì vậy, HĐXX đã tuyên buộc ông Hoàng phải tháo gỡ bảng đèn bia Laser xuống, khôi phục tình trạng ban đầu và chỉ bán loại bia như đã cam kết. Ông Hoàng phải thực hiện hợp đồng với Công ty Liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam (Bia Tiger) cho đến ngày hết hạn hợp đồng 30/11.
    Ngày 10/9/2003, Công ty Liên doanh nhà máy bia Việt Nam ký hợp đồng tài trợ với chủ quán Cây Dừa. Trong đó có điều khoản yêu cầu quán phải dành cho phía công ty độc quyền bán, tổ chức các hoạt động khuyến mãi, quảng cáo và tiêu thụ cho các sản phẩm của công ty. Ngược lại, quán sẽ được đầu tư 170 triệu đồng cùng bảng hiệu quảng cáo. Đầu năm 2004, ông Hoàng đã tự ý bán bia Laser, đồng thời gỡ bảng đèn của bia Tiger xuống và thay vào đó là Laser.
  9. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Tôi trước đây đã nghe một vài bài giảng của TS Nguyễn Vân Nam về luật cạnh tranh và luật chống độc quyền. Hiện nay TS Nguyễn Vân Nam đã có ý kiến phản biện chuyển cho Quốc hội để thảo luận.
    Báo Tuổi trẻ ngày 27/10/2004 có đăng bài phỏng vấn TS Nguyễn Vân Nam, có tiêu đề "Soạn luật, nên giao cho những nhóm luật gia!", xin được giới thiệu với box Khoa học pháp lý.
    Nội dung bài phỏng vấn
    Hy vọng rằng Quốc hội sẽ xem xét và thảo luận kỹ trước khi thông qua dự luật, tránh tình trạng làm luật theo kế hoạch, vội vàng thông qua luật để rồi phải sửa đi sửa lại trong tương lai.
    Được khanglawyer sửa chữa / chuyển vào 09:19 ngày 27/10/2004
  10. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Tiếp nối chủ đề về Luật cạnh tranh, Thời báo Kinh tế Việt Nam hôm nay (01.11.2004) đăng một tin có nội dung rất lạ: Quốc hội xem xét, thảo luận nội dung của Nghị định.
    Xem bài: Cơ chế quản lý cạnh tranh sẽ có nhiều thay đổi trên Thời báo Kinh tế Việt Nam
    Được khanglawyer sửa chữa / chuyển vào 16:39 ngày 01/11/2004

Chia sẻ trang này