1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luật cạnh tranh - về các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi No-fear, 14/08/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Bình luận một chút về Luật cạnh tranh:
    ?oMột số đại biểu quan tâm đến sự chồng lấn giữa điều chỉnh của Luật Cạnh tranh và một số luật khác. ĐB Nguyễn Đình Lộc (TP.HCM) đặt câu hỏi: "Bộ luật Hình sự có tội quảng cáo gian dối, Luật Cạnh tranh cũng cấm hành vi này, vậy xử lý thế nào?"
    ĐB Nguyễn Ngọc Trân (An Giang) dẫn chứng thêm: "Quản lý cạnh tranh không lành mạnh có liên quan đến giả mạo nhãn hiệu, hàng hoá... Tôi nghĩ nó nằm trong phạm trù của Luật Sở hữu trí tuệ, nếu Luật này chưa có thì nằm trong Luật Dân sự. Cơ quan quản lý cạnh tranh không thể nào xử phạt vấn đề này!"

    Xem đầy đủ>>
    Lời bình: Nội dung của dự thảo luật cạnh tranh vừa bao gồm luật chống độc quyền (là luật công) vừa bao gồm luật cạnh tranh không lành mạnh (luật tư). Giữa luật công và luật tư có sự khác biệt về phương pháp điều chỉnh. Thông thường luật công - điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội giữa nhà nước ?" công dân (nghĩa rộng), và luật tư - điều chỉnh các nhóm quan hệ dân sự sẽ chứa đựng trong các văn bản pháp luật khác nhau.
    ?oTheo điều 8 của dự luật, Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về cạnh tranh. Chính phủ quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh trực thuộc Bộ Thương mại. Các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thương mại trong việc thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh.?

    Xem đầy đủ>>
    Lời bình: Nội dung của Luật cạnh tranh cho thấy nó vừa chứa đựng quy phạm luật nội dung lại vừa chứa đựng quy phạm luật hình thức. Thông thường, ta ban hành quy phạm luật nội dung (quy định về quyền và nghĩa vụ) bằng văn bản riêng, ban hanh quy phạm luật hình thức (quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền ...). Xếp chung chúng vào với nhau thì thế nào cũng vừa thừa lại vừa thiếu.
    "Để chấn chỉnh hiện tượng gần đây một số công ty bán hàng đa cấp lừa gạt người tiêu dùng, quy định về hình thức bán hàng này đã được đưa vào dự thảo Luật Cạnh tranh. Tuy nhiên, dự luật này quy định 4 trường hợp bán hàng đa cấp bất chính thì bà Nguyễn Thị Anh Nhân (ĐB Hà Nội) đề nghị bỏ tới... 3 trường hợp đầu vì "không rõ, không sát thực tế"."
    Xem đầy đủ>>
    Lời bình: Cạnh tranh hiểu nôm na là hai hay nhiểu người cùng cố gắng để đạt được mục tiêu nào đó. Trong bán hàng đa cấp, ta chỉ thấy mỗi quan hệ của doanh nghiệp với người tham gia. Đưa vào luật cạnh tranh như vậy có phù hợp không ?
    Cuối cùng, Trong nền kinh tế "theo định hướng xã hội chủ nghĩa" thì Luật chống độc quyền có phải là con hổ giấy không ? Phải đợi thực tế kiểm nghiệm.
    Được khanglawyer sửa chữa / chuyển vào 15:06 ngày 02/11/2004
  2. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Chiều ngày 09/11/2004, Quốc hội đã thông qua dự luật đầu tiên của kỳ họp lần thứ 6, Luật Canh tranh, với 77,98% phiếu thuận. Xem tin của vnexpress
    Được khanglawyer sửa chữa / chuyển vào 16:44 ngày 10/11/2004
  3. bantinhcatrongdem

    bantinhcatrongdem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    Mọi người ơi cho em hỏi chút. Có ai có thể giải thích giúp em thế nào là "phá giá" không ạ??? (theo định nghĩa của Luật nha).
  4. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Tớ hiểu đơn giản rằng : bán phá giá là bán dưới giá mua vào hoặc bán dưới trị giá pha/i bỏ ra để tạo thành sản phẩm
    đại lý tôm mua vào một ký tôm gía 50000 đồng nhưng bán qua mỹ với giá 40000 đồng là bán phá giá
    Người sản xuất tốn 30000 đồng để sản xuất một ký tôm nhưng lại bán 20000 đồng một ký là bán phá giá
    bantinhcatrongdem mua 40000 đồng một ký tôm từ người sản xuất thì được coi là người nội trợ giỏi và người sản xuất tôm là người giỏi kinh doanh . Nhưng mua 40000 đồng một ký tôm từ đại lý tôm thì đại lý tôm sẽ bị chính phủ mỹ ..... kiện. Nhưng bantinhcatrongdem vưỡn là người nội trợ giỏi
  5. bantinhcatrongdem

    bantinhcatrongdem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    Nghe anh giải thích em thấy ngộ ngộ thế nào ấy, dẫu sao cũng hiểu ra chút ít. Nhưng để xem một doanh nghiệp có bán phá giá hay không người ta hình như còn căn cứ vào điều kiện sản xuất, chi phí thuê lao động.... và nhiều thứ nữa để xem xét. Liệu cách hiểu như vậy của em có đúng không? Anh cho em biết ý kiến tiếp nha!!! . Cảm ơn câu trả lời của anh, và lời khen rất hóm hỉnh (mà không biết có phải chê không chứ em đâu biết làm nội trợ).
  6. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Về vụ kiện bán phá giá, box Khoa học pháp lý đã có một topic trao đổi về việc này, bạn có thể tham khảo:
    [topic]337722[/topic]
    Được khanglawyer sửa chữa / chuyển vào 11:55 ngày 12/11/2004
  7. zeroo

    zeroo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Điều 3 Pháp lệnh về chống bán phá giá định nghĩa các hàng hoá bị coi là bán phá giá:
    1. Hàng hóa có xuất xứ từ nước hoặc vùng lãnh thổ bị coi là bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam, nếu hàng hoá đó được bán với giá thấp hơn giá thông thường theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
    2. Giá thông thường của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là giá có thể so sánh được của hàng hoá tương tự đang được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường.
    3. Trong trường hợp không có hàng hoá tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc có hàng hoá tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu nhưng với khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa không đáng kể thì giá thông thường của hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam được xác định theo một trong hai cách sau đây:
    a) Giá có thể so sánh được của hàng hoá tương tự của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu đang được bán trên thị trường một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường;
    b) Giá thành hợp lý của hàng hoá cộng thêm các chi phí hợp lý khác và lợi nhuận ở mức hợp lý, xét theo từng công đoạn từ sản xuất đến lưu thông trên thị trường của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc nước thứ ba.
    Như vậy, Pháp lệnh về chống bán phá giá của của chỉ áp dụng đối với các các hàng hoá nhập khẩu vào VN. Nếu bác nào có ý định bán phá giá các sản phẩm sản xuất trong nước thì cứ vô tư ..., Các bác ở đây nếu định bán phá giá cái gì thì ưu tiên thông báo cho thành viên trước đã nhé
  8. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    hehehehehe lại rông rài thêm nhở . Nói chuyện trên trời rùi bàn xuống dưới nước sau nhớ . Chuyện thật nhưng dữ liệu .... gỉa đấy nhé
    Bộ quốc phòng mẽo trả 5 tỉ USD để hãng Boeing nghiên cứu và sản xuất 100 chiếc pháo đài bay B52 như vậy trị giá mỗi chiếc pháo đài bay B52 trị gía 5tỉ/100 = 50 tr USD
    hãng Boeing dùng các dữ liệu trong việc sản xuất pháo đài bay B52 , thay đổi chút ít (gắn ghế ngồi , hệ thống giải trí .... ) để biến chiếc B52 thành máy bay dân dụng 747 bỏ bớt được phần nghiên cứu do đó chi phí sản xuất chỉ là 20 tr cho mỗi chiếc 747 . Boeing sản xuất 20 chiếc 747 đem qua châu âu bán với giá 30 tr một chiếc lời 10 tr mỗi chiếc
    hãng airbus của châu âu hiện đang bán chiếc airbus400 (tương đương với Boeing 747) bằng giá 40 tr một chiếc , không cạnh tranh được với Boeing 747 nên kiện hãng Boeing bán phá giá
    Lập luận của hãng Airbus
    Giá thành của Boeing 747 phải là (5 tỉ + 20tr x 20chiếc)/(100+20) = 45 tr mỗi chiếc vì phải cộng chi phí nghiên cứu chiếc pháo đài bay B52 vào giá thành của chiếc Boeing747 . Boeing bán 30 tr là dưới giá sản xuất
    Lập luận của hãng Boeing
    Đơn đặt hàng của bộ quốc phòng mẽo đã hoàn tất , nhân viên hãng Boeing có kinh nghiệm , dồi dào kiến thức hơn nên có thể sản xuất máy bay Boeing 747 với giá thành rẻ là 20 tr và việc bán trên giá sản xuất (30 tr ) là hoàn toàn hợp lý
    heheheheheh các bác sẽ xử như thế nào
    Được rakhoi sửa chữa / chuyển vào 00:20 ngày 13/11/2004
  9. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    - Cạnh tranh không lành mạnh? (Concurrene déloyale) Đã là cạnh tranh thì làm gì có lành mạnh?
    - Cạnh tranh bất chính? (Concurrence illicite) Bất chính là gì? Thuật ngữ Hán Việt phức tạp quá?
    - Cạnh tranh bất hợp pháp? (Concurrence illégale) Cạnh tranh chỉ là bất hợp pháp thôi à? Còn những hành vi cạnh tranh mà luật chưa điều chỉnh kịp thì sao?
    - Cạnh tranh không trong sạch (không lành mạnh) (Concurrence malsaine) (tra từ điển mà xem) ? Hay Cạnh tranh không lành mạnh (Concurrence déloyale) Sao mà cái bọn nước ngoài nghĩ ra lắm từ thế?
    Tạm đặt mấy câu hỏi. Khi nào xong việc sẽ vào í éo vài câu.
  10. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Nữa:
    cạnh tranh gồm 2 vấn đề:
    - độc quyền (hạn chế cạnh tranh)
    - cạnh tranh không lành mạnh
    Ở đây ta tập trung vào cả 2 nhé. Như vậy chủ đề về Bàn về QC cũng sẽ được ghép vào đây kô sớm thì muộn. Còn kô thì chủ đề Bàn về QC sẽ nói về các hành vi vi phạm pháp luật QC (trong đó có cả nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh, OK?).
    ý các bác thế nào?

Chia sẻ trang này