1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luật chống tham nhũng và "Cơ quan chống tham nhũng"...cần thiết nhưng có hiệu quả hay không?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi tribunal_president, 24/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tribunal_president

    tribunal_president Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2004
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Luật chống tham nhũng và "Cơ quan chống tham nhũng"...cần thiết nhưng có hiệu quả hay không?

    Chà, có món mới hay thế này mà sao không thấy ai bình loạn gì cả thế. Tớ nghe nói món: Luật chống tham nhũng đang được ban hành đồng thời với việc thành lập cơ quan chuyên trách chống tham nhũng thì phải. Vậy mọi người cùng thảo luận vè món nầy nhé.

    Cử tri cả nước mong Quốc hội sớm ban hành Luật chống tham nhũng và thành lập cơ quan chuyên trách chống tham nhũng.
    Ngoài kiến nghị cụ thể hoá các giải pháp chống tham nhũng quyết liệt, những vấn đề cử tri bức xúc gửi tới kỳ họp Quốc hội lần này vẫn tiếp tục xoay quanh tình trạng đầu tư tràn lan, gây thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản; tiêu cực ở một số bộ ngành; giá cả tăng, đời sống của người hưởng lương gặp nhiều khó khăn; chất lượng giáo dục đào tạo chưa có chuyển biến rõ rệt....
    .

    Việc ban hành Luật tham nhũng theo tôi là cần thiết trong thời kì hiện nay, nhưng liệu thành lập một cơ quan chống tham nhũng thì có thật sự chống được tham nhũng hay không...Tôi nghĩ là không ăn thua gì cả...vù cuối cùng cái cơ quan này cũng chỉ là...một cơ quan. Mà với những cái cố hữu lâu nay như ai cũng biết thì nó cũng rất dễ để biến thành một "con sâu" khác nếu không có nhưng cơ chế hoạt động hay giám sát chặt chẽ. Đó là ý chủ quan của tôi thôi, dù sao vẫn mong mọi chuyện tốt đẹp hơn khi món mới này ra lò. Bà con cho ý kiến về món này đi nhể?
  2. nquocviet235

    nquocviet235 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Hưởng ứng topic mới, tôi xin trích một bài đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng của Ban Tổ chức trung ương, số ra tháng 9/2004 do một Phó Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra trung ương viết - đảm bảo tính chính luận nhé!
    "PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
    TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

    Vũ Quốc Hùng
    Uỷ viên Trung ương Đảng
    Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương 6 (2)
    I. Tham nhũng là một hiện tượng xã hội thường đi kèm với quyền lực nhà nước. Chừng nào còn nhà nước và các hình thức quyền lực chính trị bị tha hoá bởi thói tham lam, ích kỷ thì còn có thể xảy ra tham nhũng. Tham nhũng gây ra những hậu quả nặng nề về chính trị, kinh tế, văn hoá? nên các nước trên thế giới đều lên án mạnh mẽ, coi nó là kẻ thù của sự phát triển và tìm nhiều giải pháp để phòng, chống. Đó là: Chú trọng việc giáo dục đối với người dân, nhất là đối với công chức; thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong soạn thảo, ban hành quyết định; phòng ngừa xung đột giữa lợi ích riêng và lợi ích chung; quy định về kê khai tài sản của công chức; trả lương thoả đáng cho công chức; phát hiện và xử lí tham nhũng. Mỗi giải pháp nêu trên lại gồm nhiều nội dung cụ thể. Ví dụ giải pháp phòng ngừa sự xung đột giữa lợi ích riêng và lợi ích chung nhằm làm cho công chức không có cơ hội (hoặc tránh được việc) lợi dụng vị trí công tác để thu lợi riêng, gây hại chung, gồm: Xây dựng và thực hiện quy chế tuyển dụng, đề bạt cán bộ, công chức một cách công khai, dân chủ; quy định sau khi từ chức hoặc nghỉ hưu một thời gian nhất định, công chức không được thực hiện các hoạt động kinh doanh các lĩnh vực trước đây mình phụ trách; quy định những điều công chức không được làm... Để phát hiện tham nhũng, người ta thường khuyến khích sự tham gia và phát huy vai trò to lớn của nhân dân, các tổ chức xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng, thậm chí cho phép cơ quan chức năng sử dụng một số biện pháp đặc biệt như kiểm soát thông tin, phong toả tài khoản, bí mật theo dõi... Ngoài ra, nhiều nước còn điều tra, khảo sát hoặc thăm dò dư luận xã hội về tình hình và việc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng để kịp thời bổ sung, sửa đổi các chủ trương, chính sách quản lý kinh tế - xã hội và các giải pháp phòng, chống tham nhũng. Nhiều nước cũng quan tâm đến việc xây dựng và củng cố các cơ quan thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng.
    Để các giải pháp nêu trên áp dụng vào thực tế có kết quả, nhiều cơ quan nghiên cứu ở một số nước cho rằng phải có một số điều kiện sau:
    - Ban lãnh đạo và người đứng đầu quốc gia, địa phương, đơn vị phải liêm khiết, mẫu mực và thực lòng quyết tâm chống tham nhũng, lời nói đi đôi với việc làm, kiên quyết xử lý nghiêm minh kẻ vi phạm, bất kể họ là ai.
    - Kiên quyết chống tham nhũng, nhưng không để bị lợi dụng làm mất ổn định chính trị - xã hội, vì đó là điều kiện tối cần thiết cho sự phát triển.
    - Coi trọng cả phòng ngừa và chống tham nhũng, nhưng coi phòng ngừa là giải pháp có tính chiến lược.
    - Coi trọng việc thành lập cơ quan chuyên trách chống tham nhũng thực sự có quyền lực.
    II. Từ trước tới nay, Đảng, Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp, ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quyết định về phòng và chống tham nhũng. Chẳng hạn, Bộ Chính trị có Chỉ thị số 15, ngày 20-11-1992, Nghị quyết số 14, ngày 15-5-1996, Chỉ thị số 10, ngày 14-01-1997. Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII ra Nghị quyết số 10, ngày 02-02-1999 về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng đảng, trong đó nêu nhiệm vụ tập trung chỉ đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu có hiệu quả.
    Tháng 4-2001, Đại hội lần thứ IX của Đảng đánh giá Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã thu được một số kết quả và kinh nghiệm bước đầu, song chưa đạt yêu cầu đề ra. Đại hội quyết định phải tiếp tục thực hiện các nghị quyết về xây dựng Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII; tập trung làm tốt bốn công tác quan trọng và ngay trong công tác đầu tiên (giáo dục chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân) đã nêu việc đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, làm trong sạch đội ngũ đảng viên. Nghị quyết Đại hội còn nêu nội dung đấu tranh chống tham nhũng với nhiều biện pháp cụ thể.
    Hội nghị Trung ương lần thứ tư khoá IX trên cơ sở xem xét, đánh giá tình hình công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng từ sau Đại hội IX đã ban hành Kết luận số 04, ngày 19-11-2001 "về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII, đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn tham nhũng, lãng phí". Kết luận yêu cầu phải đi sâu thực hiện có hiệu quả các nội dung cơ bản của Nghị quyết, trong đó, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt; nhận rõ đây là cuộc đấu tranh khó khăn, quyết liệt, lâu dài, gắn liền với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và phải được tiến hành bằng nhiều giải pháp đồng bộ. Hệ thống giải pháp mà Kết luận đưa ra gồm những giải pháp vừa cơ bản, lâu dài vừa cụ thể, trước mắt như: Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng đối với cán bộ, đảng viên; thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Quy định những điều đảng viên không được làm; xử lý về trách nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý để xảy ra các vụ việc tiêu cực, tham nhũng lớn trong cơ quan, đơn vị; bảo vệ những người tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực v.v?
    Tháng 01-2004, kiểm điểm tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Hội nghị Trung ương lần thứ chín khẳng định "Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm lành mạnh hệ thống chính trị tiếp tục được coi trọng và quyết tâm chỉ đạo đã đạt được một số kết quả tích cực, có tác dụng răn đe, cảnh báo, hạn chế nhất định những mặt tiêu cực". Trong kết quả tích cực đó có việc cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra các cấp xử lý nghiêm minh nhiều tổ chức đảng và đảng viên vi phạm. Theo số liệu của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, số đảng viên bị thi hành kỷ luật đảng trong mấy năm qua có giảm, năm 2003 bằng 91% so với năm 2002, 6 tháng đầu năm 2004 bằng 76% so với cùng kỳ năm 2003. Đã có một số đảng viên là cán bộ diện Trung ương quản lý bị thi hành kỷ luật bằng các hình thức, trong đó có cả Uỷ viên Trung ương Đảng bị khai trừ, điều đó thể hiện rõ sự nghiêm minh của Đảng đối với đảng viên vi phạm, bất kể người đó là ai... Hội nghị Trung ương lần thứ chín cũng thẳng thắn chỉ ra "Điều mà nhân dân bất bình và lo lắng là tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, công chức, đảng viên vẫn còn nghiêm trọng". Hội nghị yêu cầu phải tạo cho được bước chuyển biến toàn diện, sâu sắc trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng và toàn bộ hệ thống chính trị; thực hiện khẩn trương cải cách hành chính, đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, nhũng nhiễu dân...
    III. Có thể thấy rõ rằng, Đảng ta thường xuyên quan tâm đến vấn đề đấu tranh phòng và chống tham nhũng, coi đây là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh, đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước. Các chủ trương, biện pháp đưa ra trong từng thời kì là đúng đắn, phù hợp và qua tổ chức chỉ đạo thực hiện đã thu được những kết quả bước đầu tích cực, có tác dụng tốt, được nhân dân đồng tình và ủng hộ, dư luận quốc tế hoan nghênh... Nhưng rõ ràng là chúng ta chưa thể bằng lòng với kết quả đạt được.
    Như trên đã nêu, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực là cuộc chiến lâu dài, phức tạp, khó khăn, từng thời gian cần tổ chức thực hiện tốt những biện pháp phù hợp. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các tổ chức, cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị ?" xã hội cần xác định rõ nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của đơn vị mình để đưa vào chương trình, kế hoạch công tác cụ thể và tổ chức thực hiện cho tốt. Ban Chỉ đạo Trung ương 6(2) của Trung ương đã đề ra chương trình để tiếp tục thực hiện những chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chống tham nhũng, lãng phí cho đến hết nhiệm kỳ và những việc cần làm trong năm 2004 như sau:"
    Còn tiếp
  3. nquocviet235

    nquocviet235 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Tiếp theo
    "1- Tham gia chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nghiên cứu, học tập Nghị quyết Trung ương chín, đặc biệt là học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh. Nhận thức rõ tính chất nghiêm trọng của tình hình tham nhũng, tiêu cực và sự xuống cấp về đạo đức, lối sống hiện nay, xây dựng ý thức trách nhiệm và quyết tâm làm chuyển biến cơ bản tình hình trong hai năm tới.
    Tích cực đấu tranh chống những thông tin sai trái, ********* để bảo vệ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
    2- Tham gia chỉ đạo việc đổi mới thể chế kinh tế, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, đặc biệt là chính sách quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước, chi tiêu ngân sách, quản lý đất đai và xây dựng cơ bản, nhằm khắc phục có hiệu quả tình trạng tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong các lĩnh vực này.
    Giám sát xây dựng, triển khai thực hiện cơ chế công khai chi tiêu ngân sách nhà nước, ngân sách đảng, ngân sách lực lượng vũ trang.
    3- Phối hợp chỉ đạo xây dựng những tiêu chuẩn cụ thể về đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức từng ngành, từng lĩnh vực cần phải xây và những hành vi sai phạm thường gặp cần phải chống để thường xuyên xem xét, kiểm tra, đánh giá cán bộ và để nhân dân giám sát, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực.
    4- Tiếp tục chỉ đạo việc đôn đốc các cơ quan chức năng chọn ra những vụ việc nổi cộm vi phạm nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng, các vụ án tham nhũng gây bức xúc trong nhân dân, chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm nghiêm minh, đúng pháp luật.
    5- Tham gia với các cơ quan chức năng xây dựng quy chế "khuyến khích, biểu dương, bảo vệ người có tinh thần đấu tranh, tố cáo tham nhũng, tiêu cực".
    6- Đôn đốc tiến hành xác minh về tài sản, nhà đất của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người thân (vợ, chồng, con) có nhiều dư luận, kết luận rõ đúng, sai và thông báo công khai.
    7- Tham mưu với các cấp uỷ, tổ chức đảng rà soát các vụ việc bức xúc, nổi cộm, có kế hoạch chỉ đạo giải quyết; đôn đốc các ngành chức năng lựa chọn các vụ án nghiêm trọng để xử lý nghiêm minh.
    IV. Không ít quyết sách đã được đưa ra để phòng, chống tham nhũng. Cũng nhiều lần kết quả chống tham nhũng được kiểm điểm. Song, cho đến 6 tháng đầu năm 2004, qua xem xét việc thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng và đảng viên, vẫn thấy tình trạng cán bộ, đảng viên lợi dụng chức quyền, cương vị công tác, tìm sơ hở của cơ chế, chính sách để tham nhũng, vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính gây hậu quả nghiêm trọng. Tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khoá XI, đồng chíThủ tướng cũng đã nghiêm khắc chỉ ra những yếu kém mang tính suy đồi của một bộ phận không nhỏ cán bộ, nhân viên công quyền mà đa số trong đó là đảng viên, làm ảnh hưởng xấu đến niềm tin của nhân dân, không làm gương tốt cho thế hệ trẻ.
    Để chuẩn bị Đại hội X, đưa đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới, trong chương trình tổng kết 20 năm đổi mới có nội dung tổng kết thực tiễn phòng, chống tham nhũng trên cơ sở những văn bản của Đảng và Nhà nước đã ban hành, bắt đầu từ Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay.
    Phương hướng, chủ trương, biện pháp của Đảng, pháp lệnh, nghị định, quy chế... của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng không thiếu và đều đúng đắn; vậy phải chăng nguyên nhân lớn nhất của những yếu kém là quyết tâm chống tham nhũng của chúng ta, mà trước tiên phải nhấn mạnh là của đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, chưa đủ cao, nên việc tổ chức thực hiện chưa thật tập trung, kiên quyết ?
    Toàn Đảng, toàn dân quyết tâm chống tham nhũng, trong đó, quyết tâm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương các cấp là rất quan trọng. Người đứng đầu phải nêu gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, tích cực chỉ đạo tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống tham nhũng, cũng như giải quyết các tồn tại, sửa chữa khuyết điểm, yếu kém của tập thể, cá nhân ở đơn vị, địa bàn được phân công phụ trách; phải thực sự chịu trách nhiệm về các kết quả đó. Tới đây, Chính phủ sẽ ban hành quy định cụ thể về xử lí trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra tiêu cực, tham nhũng trong cơ quan, đơn vị mình. Cán bộ lãnh đạo, quản lý, trước hết là cán bộ diện Trung ương quản lí, phải gương mẫu thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình, các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực và kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện tham nhũng, kể cả đối với người thân của mình. Cần có quy định về việc nhận quà biếu đối với cán bộ, kể cả quà tặng từ nước ngoài, về việc kê khai tài sản và sau khi nhậm chức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Tăng cường công tác kiểm tra các dấu hiệu vi phạm đối với cán bộ, đảng viên, kịp thời uốn nắn, nhắc nhở, không để vi phạm nhỏ trở thành vi phạm lớn, vi phạm của một người trở thành vi phạm của nhiều người; trường hợp đã kết luận vi phạm đến mức phải xử lý thì xử lý công minh, chính xác, kịp thời, đề cao kỷ luật, kỷ cương.
    Về tổ chức chỉ đạo thực hiện, qua các cuộc hội thảo do Ban Chỉ đạo Trung ương 6(2) tổ chức, có nhiều ý kiến đề xuất cần nghiên cứu cử ra cơ quan chuyên trách có hiệu lực để giúp Đảng và Nhà nước tập trung, thống nhất chống tham nhũng có hiệu quả hơn.
    Năm 1996, Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo chống tham nhũng, buôn lậu để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo công tác này. ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng đều có các ban, bộ phận giúp chủ tịch UBND chỉ đạo chống tham nhũng, buôn lậu. Khi có Pháp lệnh chống tham nhũng, Ban Chỉ đạo của Chính phủ giải thể, các ban công tác của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Hiện nay, ở nhiều nước đã thành lập cơ quan chuyên trách chống tham nhũng có quyền hạn lớn. Công ước chống tham nhũng của Liên hợp quốc cũng khuyến nghị các nước nên thành lập một hoặc một số cơ quan chuyên trách, được cung cấp các phương tiện vật chất cần thiết, với đội ngũ cán bộ chuyên trách được đào tạo, rèn luyện tốt để phòng, chống tham nhũng. Trong lĩnh vực này, kinh nghiệm của Trung Quốc rất đáng nghiên cứu, học tập. Trung Quốc kết hợp hai cơ quan Uỷ ban Kiểm tra kỷ luật của Đảng và Bộ Giám sát hành chính của Chính phủ làm một. Bộ trưởng Giám sát hành chính (tương đương Tổng thanh tra Nhà nước của ta) đồng thời là Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra kỷ luật của Đảng. Sự kết hợp này được thể hiện trong cả tổ chức và hoạt động, Trung Quốc gọi là mô hình "một nhà hai cửa", vừa xử lý được các tổ chức đảng và đảng viên, vừa xử lý được các cơ quan, công chức nhà nước tham nhũng. Các cấp hành chính địa phương cũng có mô hình như vậy. Cán bộ ở cơ quan này được hưởng phụ cấp ưu đãi 15% mức lương chính. Có ý kiến đề nghị xem xét việc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội lập cơ quan chuyên trách nằm trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân tối cao và viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh hoặc là một hệ thống tổ chức độc lập. ở Trung Quốc, ngoài cơ quan kiểm tra, kỷ luật của Đảng và cơ quan giám sát của chính quyền giúp Đảng và Nhà nước phòng chống tham nhũng còn có cơ quan chuyên trách chống tham nhũng. Đó là Tổng cục chống tham nhũng thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các cục chống tham nhũng thuộc viện kiểm sát nhân dân địa phương. Cơ quan này có nhiệm vụ xử lý tin báo về tội phạm tham nhũng, điều tra các vụ án tham nhũng, có một số quyền hạn đặc biệt và được phép sử dụng một số biện pháp điều tra đặc biệt. Cũng có ý kiến đề nghị kiện toàn và nâng cao vai trò của Ban Chỉ đạo Trung ương 6(2). Đây sẽ là cơ quan của Đảng và Nhà nước, được uỷ quyền của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ để chỉ đạo sự phối hợp hoạt động giữa các ngành, các cấp, các cơ quan, tổ chức về công tác phòng, chống tham nhũng, kể cả chỉ đạo xử lý các vụ án tham nhũng, trước hết là các vụ án tham nhũng phức tạp, nghiêm trọng, bất kể đối tượng tham nhũng là ai. Ban Chỉ đạo sẽ do một đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị làm Trưởng ban, có một số thành viên kiêm nhiệm và một số thành viên chuyên trách, được xây dựng trên cơ sở củng cố và tăng cường Ban Chỉ đạo Trung ương 6(2), trong đó có bổ sung các đồng chí đại diện Chính phủ, đại diện lãnh đạo các cơ quan bảo vệ pháp luật... Bộ phận Thường trực giúp việc cũng sẽ được củng cố, tăng cường về số lượng, chất lượng. ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng có mô hình tương tự.
    Phòng, chống tham nhũng tuy là nhiệm vụ khó khăn, nhưng nếu cấp uỷ, chính quyền nhận thức đầy đủ, tổ chức chỉ đạo thực hiện tập trung, kiên quyết, ráo riết, quyết liệt, có chương trình, kế hoạch cụ thể, các tổ chức đảng thực sự vào cuộc, trước tiên là quyết tâm và sự nêu gương của đồng chí đứng đầu mỗi cấp, mỗi ngành, tôn trọng và phát huy sự giám sát của nhân dân thì khó mấy chúng ta cũng sẽ làm được và làm với kết quả tốt hơn nhiều so với những gì chúng ta đã đạt được. Bài học thực tiễn cấm đốt pháo, giải toả mặt bằng? đã chứng minh niềm tin đó là có cơ sở."
  4. nquocviet235

    nquocviet235 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi để tập trung thảo luận vào topic rất hay này, chúng ta nên đi vào phân tích khía cạnh cơ chế, và hoạt động giám sát sao cho có hiệu lực và hiệu quả theo yêu cầu đặt ra.
  5. pessac

    pessac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2004
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Tự nhiên bôi cái dấu tim tím lên mà chả trích dẫn "nguồn" gì cả. Bác này làm ăn cẩu thả quá, làm tôi đọc ban đầu cứ tưởng là dân Luật nhà ta viết những câu đó. Hôm nay, nhân đọc được trong trang vnn.vn, trích cả bài và link vào đây cho các bác tham khảo
    -------------------
    http://www.vnn.vn/chinhtri/2004/10/338297/
    Cử tri kiến nghị lập cơ quan chuyên trách chống tham nhũng
    11:13'' 23/10/2004 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Một trong những kỳ vọng mà cử tri cả nước gửi tới kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XI là Luật chống tham nhũng sớm được ban hành đồng thời với việc thành lập cơ quan chuyên trách chống tham nhũng...

    Cử tri cả nước mong Quốc hội sớm ban hành Luật chống tham nhũng và thành lập cơ quan chuyên trách chống tham nhũng.
    Ngoài kiến nghị cụ thể hoá các giải pháp chống tham nhũng quyết liệt, những vấn đề cử tri bức xúc gửi tới kỳ họp Quốc hội lần này vẫn tiếp tục xoay quanh tình trạng đầu tư tràn lan, gây thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản; tiêu cực ở một số bộ ngành; giá cả tăng, đời sống của người hưởng lương gặp nhiều khó khăn; chất lượng giáo dục đào tạo chưa có chuyển biến rõ rệt....
    Công khai việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu
    Đây là một trong những đòi hỏi bức thiết của cử tri liên quan đến kiến nghị đẩy mạnh các biện pháp chống tham nhũng.
    Phấn khởi trước các hoạt động kiểm tra, giám sát, điều tra, xét xử một số vụ án tham nhũng, một số vụ việc tiêu cực ở Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Thuỷ sản Việt Nam, việc cấp quota xuất khẩu hàng dệt may ở Bộ Thương Mại... mà Quốc hội, Chính phủ, Toà án NDTC và Viện Kiểm sát NDTC đã tiến hành trong thời gian qua, cử tri và nhân dân các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thái Bình, Hải Dương, Đồng Nai, Bình Dương, Trà Vinh, Quảng Nam, Kon Tum, Đắc Lắc... kiến nghị Quốc hội sớm ban hành Luật chống tham nhũng và thành lập cơ quan chuyên trách chống tham nhũng, nhằm tập trung chỉ đạo đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng quyết liệt hơn, hiệu quả hơn.
    Đặc biệt, cử tri đòi hỏi phải "xem xét và xử lý trách nhiệm những người đứng đầu cơ quan và ngành để xảy ra những vụ việc tiêu cực lớn và thông báo công khai cho cử tri và nhân dân biết".
    Đền bù thu hồi đất thiếu minh bạch, giá đền bù chưa hợp lý!
    Không chỉ băn khoăn, lo lắng trước tình trạng "quy hoạch treo" đang phổ biến trong công tác quy hoạch đầu tư xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp, một số công trình giao thông, thủy lợi đầu tư tràn lan, cử tri còn "kêu" về việc một số chủ đầu tư nhận đất rồi để hoang hóa, trong khi đó nông dân lại thiếu đất sản xuất; việc giải tỏa mặt bằng, di dời, đền bù ở nhiều công trình chưa công khai dân chủ, thiếu minh bạch, giá đền bù chưa hợp lý. Thậm chí, có nơi chính quyền còn khoán cho doanh nghiệp tự thỏa thuận với nhân dân, dẫn đến tình trạng dân thắc mắc với chính quyền, mẫu thuẫn trong nội bộ nhân dân, từ đó phát sinh khiếu kiện vượt cấp, khiếu kiện đông người.
    Cử tri cho rằng các cấp, các ngành chưa quan tâm đúng mức đến đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất, vì vậy, "Chính phủ cần chỉ đạo làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm những cơ quan, tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng trên".
    Cử tri và nhân dân các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Sơn La, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Vĩnh Long, An Giang, Kon Tum, Đắc Nông... còn kiến nghị Chính phủ xem xét việc đầu tư và đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng đang bị đình trệ trong các lĩnh vực như công nghiệp, giao thông, thủy lợi, để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng. Đồng thời, đề nghị Quốc hội và Chính phủ cần quy định rõ và công khai tiêu chí về định mức phân bổ vốn đầu tư cho các địa phương, đảm bảo công bằng, hợp lý giữa các vùng miền, khắc phục cơ chế " xin-cho".
    "Tăng lương cho các đối tượng chính sách còn hết sức nhỏ giọt"!
    Cử tri thành phố Hà Nội, các tỉnh Hà Nam, Hải Dương, Phú Yên, Khánh Hòa và nhiều địa phương hoan nghênh Chính phủ đã có quyết định từ 1/10/2004 thực hiện cải cách tiền lương. Tuy nhiên, so với chỉ số giá cả 9 tháng năm 2004 tăng 8,6% thì đời sống của những người hưởng lương, người về hưu hưởng bảo hiểm xã hội, đối tượng chính sách ưu đãi gặp nhiều khó khăn...
    Đó là lý do cử tri kiến nghị Chính phủ "xem xét đề án cải tiến chế độ tiền lương một cách toàn diện, tăng phụ cấp cho các đối tượng về hưu, diện chính sách hưởng chế độ bảo hiểm xã hội", bởi theo cử tri, mức "tăng lương cho các đối tượng này còn hết sức nhỏ giọt".
    Ngoài ra, cũng theo kiến nghị cử tri, Chính phủ cần xem xét có chính sách phụ cấp cho cán bộ y tế cơ sở, cán bộ đoàn thể ở xã, thôn, ấp, bản. Đối với cán bộ đã nghỉ hưu làm công tác ở xã, từ tháng 1/2005 chỉ được hưởng 40% định xuất là không hợp lý.
    Làm rõ trách nhiệm của người làm công tác quản lý giáo dục!
    Ngoài những bức xúc thường niên về tình trạng thương mại hoá giáo dục chưa được ngăn chặn, vấn đề dạy, học thêm chưa giảm, nạn học giả bằng thật tràn lan, bắt học sinh phải đóng góp quá nhiều khoản tiền; sinh viên ra trường thẩt nghiệp, làm trái ngành ...cử tri kiến nghị Quốc hội và Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo và đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nhanh chóng chấn chỉnh tình trạng trên đồng thời, làm rõ trách nhiệm của những người làm công tác quản lý giáo dục để sự nghiệp giáo dục đào tạo đúng tầm là quốc sách hàng đầu, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Đặc biệt, đông đảo cử tri và nhân dân các địa phương kiến nghị Chính phủ kiểm tra việc sử dụng trái phiếu Chính phủ để đầu tư xây dựng trường học, đẩy nhanh tiến độ chương trình kiên cố hóa trường học và nâng thêm mức đầu tư cho 1 phòng học ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
    Liên quan đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, cử tri cả nước kiến nghị Chính phủ tăng cường quản lý thị trường, kiểm soát giá cả, nhất là giá vật tư nông nghiệp; có chính sách trợ giá tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, vay vốn tín dụng ưu đãi, bảo hiểm cây lúa, đầu tư nâng cấp các công trình thủy nông. Xây dựng cơ chế, chính sách để tăng cường sự liên kết bốn nhà (Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông), giúp nông dân quy hoạch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hợp đồng dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
    Nguyệt Minh

  6. pessac

    pessac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2004
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    "Luật chống tham nhũng và "Cơ quan chống tham nhũng" ... cần thiết nhưng có hiệu quả hay không?" --->Tôi đọc cái title của tô-bíc này mà thấy băn khoăn: "Liệu cái Luật này có gì khác (cơ bản) so với Pháp lệnh chống tham nhũng để người ta có thể khẳng định một cách dứt khoát là "cần thiết"? "Bác nào làm về ngành lập pháp có thể cung cấp cho anh em một bản dự thảo của Luật này được không?
    Lại băn khoăn tiếp về cái chữ "cần thiết" của anh bạn tribunal. Cơ quan chống tham nhũng? Cần thiết? Hiệu quả? Theo tôi nghĩ thì nếu người ta thấy "hiệu quả" thì người ta mới nói là "cần thiết" chứ nhỉ? Đó là lôgic.
    Rồi lại tự hỏi tiếp:
    Cơ quan này thuộc đâu?
    ai quản lý?
    liệu nó có mâu thuẫn với chức năng vốn có của một số cơ quan đang tồn tại hay không?
    Ngân sách đâu chi trả cho cán bộ?
    ..v..v..
    Tự nhiên tôi có cảm giác là các đại biểu quốc hội nhà ta dạo này thích lập cơ quan chuyên trách phết. Từ cái là Cơ quan quản lý cạnh tranh, ... giờ đến cơ quan chống tham nhũng,... rồi không biết sẽ "phát kiến" ra được thêm những cơ quan gì không biết? Hì, nhưng nghĩ ra lắm cơ quan cũng có cái hay, thế mới có chỗ cho dân Luật chúng ta làm việc. Sinh viên Luật giờ thất nghiệp (làm trái nghề) nhan nhản ra đấy.
  7. nquocviet235

    nquocviet235 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Trích tiếp bài đăng trên Báo tuổi trẻ 20/6/2004
    "Phải có luật chống tham nhũng

    Nguyên bộ trưởng Bộ Tư pháp - Nguyễn Đình Lộc
    TTCN - 1.000 trang kiến nghị của cử tri lần đầu tiên được công bố tại kỳ họp Quốc hội (QH) lần này đã tập trung vào một điều: tham nhũng và đấu tranh chống ?oquốc nạn? này.
    Trao đổi với TTCN, đại biểu QH Nguyễn Đình Lộc - nguyên bộ trưởng Bộ Tư pháp - ghi nhận: ?oLà đại biểu bốn khóa QH với hàng chục lần tiếp xúc cử tri, dù ở đâu và lúc nào tôi cũng nghe dân phản ảnh về nạn tham nhũng. Càng về sau mức độ bức xúc của cử tri, nhất là các vị lão thành cách mạng, trước nạn tham nhũng càng tăng. Điều đó cũng dễ hiểu. Kinh tế càng phát triển, tham nhũng càng dễ sinh sôi. Và sự quan tâm của người dân đối với thái độ phục vụ của người cầm quyền ngày càng sâu sắc?.
    * ?oCàng về sau mức độ bức xúc càng tăng?, có nghĩa là tình hình tham nhũng ngày càng tăng và bất trị?
    - Tôi chưa đủ điều kiện để khẳng định tình hình tham nhũng hiện trầm trọng như thế nào, chỉ biết một điều là người dân cho rằng chúng ta nói nhiều đến nguy cơ của ?oquốc nạn? tham nhũng, nhưng chưa làm gì nhiều để chống ?oquốc nạn? đó. Chính điều ấy tạo ra bức xúc.
    Có một cử tri lão thành bảo tôi: ?oMỗi ngày giở xem năm, sáu tờ báo, càng đọc càng thấy nóng ruột vì hết vụ tham nhũng này lại đến vụ tham nhũng kia bị phanh phui?. Người dân đang chờ đợi một thái độ rõ ràng, mạnh mẽ, quyết liệt hơn của nhà cầm quyền trong cuộc chiến chông tham nhũng chứ không phải như hiện nay.
    * Ông đã nói trong phiên thảo luận tổ tại kỳ họp QH rằng công tác chống tham nhũng ở ta không bằng các nước xung quanh?
    - Tôi nói ý đó vì nhìn sang Trung Quốc chẳng hạn, thấy họ chống tham nhũng rất quyết liệt với thái độ sòng phẳng. Ta chưa được như thế.
    Ở Malaysia cũng vậy. Ngay từ những năm 1990, nước này đã có cơ chế chống tham nhũng rất rõ ràng, có một bộ máy chuyên trách (chống tham nhũng) với thẩm quyền rộng rãi. Dưới thời ông Mahathir (cựu thủ tướng Malaysia), công tác chống tham nhũng rất hiệu quả. Đến thời ông Badawi, một trong những điều mà người dân khen ngợi chính là thái độ quyết liệt của ông trong cuộc chiến chống tham nhũng.
    * ?oQuyền lực và sở hữu gắn bó chặt chẽ với nhau: một mặt quyền lực mang lại sở hữu, mặt khác sở hữu tạo điều kiện để có quyền lực. Nạn tham nhũng sẽ không thể nào thanh toán được nếu không có một cơ chế vận hành luật pháp để có thể kiểm soát các mối liên hệ trên bằng luật pháp?. Ông có chia sẻ ý kiến này của một giáo sư?
    - Chúng ta phải thấy rằng tham nhũng là mặt trái của quyền lực. Quyền lực đem lại cho một người khả năng chi phối người khác và khả năng... tham nhũng. Cho nên cuộc đấu tranh chống tham nhũng không bao giờ được ngưng nghỉ bởi tham nhũng luôn có mặt và chờ sơ hở để hoành hành.
    Tất nhiên, đừng nghĩ rằng mình cứ chống thật mạnh thì tham nhũng sẽ hết. Tôi đã nhiều lần báo cáo với cử tri: tham nhũng chỉ có thể giảm chứ không bao giờ hết. Khi tà thắng không phải là không có chính và khi chính thắng không có nghĩa là hết tà. Nhưng nếu chính thắng tà, xã hội sẽ có một ?okhông khí? thay đổi hoàn toàn.
    * Những vụ việc gần đây ở ngành dầu khí, ngành bưu chính viễn thông đã âm ỉ lâu ngày mới bị ?obục? ra. Phải chăng một số ngành trọng điểm của quốc gia vẫn được xem là những ?ovùng cấm? trong công tác phát hiện, xử lý tiêu cực, tham nhũng?
    - Đúng là có những lĩnh vực bưng bít thông tin, do tính đặc thù của nó hoặc vì lý do này lý do khác, người ngoài không ?oxen? vào được.
    * Một đại biểu từng lên tiếng trước diễn đàn QH rằng: Nhà nước chúng ta đánh tham nhũng mới chỉ từ cổ, từ vai trở xuống?
    - Lại phải nhìn sang Trung Quốc, phó chủ tịch QH, bí thư thành ủy cũng phải nhận mức hình phạt cao nhất. Đụng thế là mạnh lắm đấy chứ. Dư luận vẫn công nhận rằng Trung Quốc chống tham nhũng không khoan nhượng.
    * Cử tri đã thiết tha đề nghị: nâng cấp pháp lệnh chống tham nhũng lên thành luật ngay trong năm 2005; và thành lập cơ quan chuyên trách chống tham nhũng!
    - Tất nhiên có luật vẫn tốt hơn pháp lệnh và nếu có cơ quan chuyên trách chống tham nhũng thì càng tốt. Một số nước trong khu vực đã lập cơ quan chuyên trách như vậy và nó giúp họ có thể tập trung đánh mạnh vào nạn tham nhũng.
    * VN cũng đã từng nghiên cứu mô hình ấy?
    - Lúc còn là bộ trưởng Bộ Tư pháp, tôi được Chính phủ giao (cùng với một số cơ quan khác) xây dựng đề án chống tham nhũng. Nhưng có một chuyện: hiến pháp của ta đã qui định rõ những cơ quan bảo vệ pháp luật gồm kiểm sát, tòa án, công an. Những đạo luật liên quan đã giao thẩm quyền, nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan này. Do đó không thể đẻ thêm một cơ quan có chức năng truy tố, xét xử.
    Ở các nước, cơ quan công tố thuộc chính phủ, còn ở ta nó thuộc viện kiểm sát. Nếu thành lập cơ quan chống tham nhũng thuộc Thủ tướng với những quyền hạn tố tụng rộng lớn thì không phù hợp hiến pháp.

    Hâm chui câu Văn Thánh 2 trên đường Nguyên Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TP.HCM vừa được khôi phục sau nhiêu sự cô lún sụt. Đây là công trình bị dư luận đặt nhiêu nghi vân vê thât thoát và tham nhũng
    * Vậy tại sao không đặt cơ quan này ở viện kiểm sát?
    - Cũng có nghĩ thế, như cách làm ở Trung Quốc. Nhưng ở ta lại vẫn thấy chưa phù hợp.
    * Chưa hợp chỗ nào, thưa ông?
    - Quyền hạn của viện kiểm sát cũng đã được qui định trong hiến pháp và trong luật. Muốn chuyên trách cái này thì phải có luật riêng nữa.
    * Nếu quyết tâm thì vẫn có thể sửa luật hoặc ban hành luật mới. Trung Quốc vẫn làm được đấy thôi?
    - Mỗi nước có cách làm riêng. Ở ta đã đến lúc làm chưa cũng chưa rõ.
    * Nhưng theo quan điểm của ông, đã đến lúc VN làm chưa?
    - Để xử lý một vấn đề nào đó dù nhỏ hay lớn đều phải có điều kiện thích hợp mới đảm bảo mục tiêu đặt ra. Trong đấu tranh chống tham nhũng, nếu có một cơ chế đàng hoàng thì tốt. Thế nhưng vấn đề là chúng ta đã khai thác hết khả năng của các cơ quan hiện có hay chưa. Với cơ quan điều tra, kiểm sát, tòa án như hiện nay tôi nghĩ nếu làm quyết liệt vẫn có hiệu quả, nhưng chúng ta làm chưa đến nơi.
    * Bên cạnh đó, có một chuyện cứ nói mãi là các cơ quan nhà nước gần như không bao giờ phát hiện được tham nhũng trong đơn vị mình?
    - Điều đó dễ hiểu thôi. Dù ở vị trí nào, làm công việc gì anh cũng vẫn tồn tại một tâm lý: không muốn tự giám sát mình và ngại đụng chạm. Nhất là đối với người có quyền, tâm lý đó càng rõ. Cho nên cần phải có cơ chế ?otừ ngoài?, chứ không thể trông chờ vào cơ chế ?otừ trong?.
    * Chính phủ đang chuẩn bị ban hành nghị định về việc xử lý trách nhiệm liên đới của người đứng đầu tổ chức, cơ quan đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ dưới quyền khi thi hành công vụ. Theo ông, chế định này liệu có khắc phục được trạng thái tâm lý vừa nêu?
    - Thủ tướng đã nói: bây giờ ông bộ trưởng muốn cách chức ông vụ trưởng, cục trưởng không phải dễ bởi bị nhiều cơ chế ?ogiằng? lại như cấp ủy, công đoàn hoặc sự can thiệp của cấp trên. Đề cao trách nhiệm người đứng đầu cũng phải có những điều kiện đi theo...
    * Điều kiện đi theo đó có phải như lời Thủ tướng: ?ogắn kết nắm việc với nắm người và nắm tiền?, thưa ông?
    - Đấy đấy. Ngay cả bây giờ ông thủ trưởng muốn tăng lương cho một người làm tốt cũng không đơn giản. Thế là anh làm tốt hay xấu cũng cứ đến hẹn ba năm lại lên (lương). Ngược lại, nếu muốn thi hành kỷ luật thì giỏi lắm cũng chỉ cảnh cáo, còn cách chức thì phải trải qua một qui trình khá rắc rối.
    Tôi tin tưởng: nếu quyết tâm, chúng ta sẽ chông tham nhũng hiệu quả để tạo bước chuyển biến mới. Thường ở ta khi tình hình đã đến mức nguy kịch, thái độ của dư luận xã hội bắt đầu ?onóng máy? thì người có trách nhiệm mới kiên quyết, đồng lòng, mới đi đến thành công."
  8. nquocviet235

    nquocviet235 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi, hệ thống Viện kiểm sát nhân dân các cấp, là những cơ quan độc lập nhưng chịu sự lãnh đạo và giám sát của các cơ quan dân cử, trên là Quốc Hội - Cơ quan quyền lực Nhà nước tối cao, dưới là Hội đồng Nhân dân các cấp - cũng là đại biểu cho nhân dân địa phương thì có chức năng điều tra loại tội phạm tham nhũng là rất hợp. Nếu tìm ra được một cơ quan có vị trí và độc lập hơn như thế là rất khó, so với cả các nước trên thế giới. Viện kiểm sát thực hiện chức năng của mình thì chịu trách nhiệm trước Quốc Hội, thiết tưởng đây là cơ chế giám sát tốt nhất hiện nay mà chúng ta có được. Về điểm này, tôi đã có bài phân tích coi đây là một điểm mạnh trong tổ chức quyền lực Nhà nước ta.
    Thứ nhất, về mặt nguyên lý, do Viện kiểm sát độc lập như vậy, nếu giao cho nó chức năng này thì có thể tránh được sự ảnh hưởng từ bên ngoài mà thường rất dễ xảy trong việc xử lý loại tội này. Ví dụ là người đứng đầu cơ quan hành chính, không thể can thiệp vơi Viện Kiểm sát để không xử lý tội này được vì không có thẩm quyền. Trái lại, đối với Cơ quan công an như luật quy định hiện nay thì việc này vẫn có thể xảy ra, vì chính ông thủ trưởng Cơ quan công an là cấp dưới của ông này; cơ quan thanh tra hiện nay cũng như vậy. Nếu VKS mà điều tra án tham nhũng, thì điều tra được đối với mọi cấp, mọi lĩnh vực không có giới hạn trong thực hiện chức năng của mình.
    Thứ hai, có thể hiểu rộng là chức năng thực hành quyền công tố như Hiến pháp quy định cho VKS cũng bao gồm nội hàm cả chức năng điều tra (hiện VKS đã có cơ quan điều tra riêng để điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp). Nên nếu Viện kiểm sát có thêm chức năng điều tra loại tội tham nhũng này nữa, theo tôi chỉ cần sửa Tố tụng hình sự, Pháp lệnh điều tra hình sự và nhất là ban hành mới Luật chống tham nhũng, với việc giao cho VKS những quyền hạn đặc biệt, thì đơn giản hơn rất nhiều so với sửa Hiến pháp để thành lập một cơ chế Nhà nước riêng mới để chống tham nhũng. Thêm vào đó, các cơ quan kiểm tra của Đảng, cơ quan Thanh tra hay Ban chỉ đạo chống tham nhũng không có chức năng điều tra và truy tố, mà chỉ Viện kiểm sát có thì nên để Viện kiểm sát làm là thích hợp hơn cả. Các cơ chế này, chỉ nên có trách nhiệm trong việc phát hiện tin báo về tội phạm tham nhũng để giao Viện kiểm sát xử lý.
    Thứ ba, về mặt tổ chức thì Viện kiểm sát đã có hệ thống tổ chức 3 cấp, với cán bộ nhiều năm chức tiếp kiểm sát điều tra, và trực tiếp điều tra thì việc trực tiếp điều tra loại tội này là không đặt thành vấn đề lớn. Ý kiến cá nhân của tôi là ngoài việc đào tạo và nâng cao trình độ cho cán bộ hiện có thì có thể thuyên chuyển một số điều tra viên chuyên điều tra loại án tham nhũng từ cơ quan điều tra sang làm việc tại Viện kiểm sát. Tất nhiên cũng cần nâng cấp cơ sở vật chất cho cơ quan này.
    Một số ý kiến cá nhân, mong nhận được ý kiến thêm từ các bạn.
  9. tribunal_president

    tribunal_president Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2004
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    bạn hiểu sai ý của mình rồi, việc cho ra đời Luật chống thyam nhũng là một việc làm hết sức cần thiết. Nó sẽ bổ sung cho những thiếu sót của những văn bản PL có trước đó. Bên cạnh đó, Luật này sẽ lấp đi rất nhiều chỗ trống và hạn chế trong việc quản lí (bạn Quốc Việt đã nói rất rõ trong các bài viết của bạn ấy rồi).
    Cái ý thứ 2 của mình không còn nằm trong nội dung của Luật nữa mà là thi hành nó và hiệu quả việc thực thi Luật, hiệu quả của cái cơ quan CHỐNG THAM NHŨNG kia cơ. Tôi nghĩ chúng ta kiên quyết đấy, cũng triển khai hoành tráng đấy nhưng hiệu quả của nó thật chưa thể tin chắc được vì cái lệ từ trước đến nay đã thế rồi, Luật ra, cơ quan mới ra lò nhưng không hiệu quả. Cái này thực tế chứng minh rất nhiều. Đó là chưa kể đến cái cơ quan này mang cái tên rất là mùi...CHỐNG THAM NHŨNG. Tớ tự hỏi liệu trong cái cơ quan ấy (sẽ có rất nhiều cán bộ đấy) chỉ cần có một "con sâu" thôi... (dần dần sẽ đẻ thêm vài con nữa) thì cái gọi là CHỐNG THAM NHŨNG sẽ được thực hiện như thế nào?
    Chính vì vậy, việc bạn quocviet nói cần tìm ra một giải pháp hay nói đúng hơn là một cơ chế đồng bộ, có sự kiểm tra và giám sát chặt chẽ là vấn đề có thể nói là cốt lõi để thực hiện ý tưởng này. Tôi hoàn toàn đồng ý, nhưng làm thế nào để được như vậy thì quả là chúng ta còn quá nhiều chuyện để bàn với nhau ở đây cũng như ..."trên kia".
    Cảm ơn sự tham gia của mọi người đối với topic này. Mình có rất nhiều ý tưởng về vấn đề này. Sẽ trở lại với mọi người vào ngày mai nhé, hôm nay mình viết mãi, đến khi gửi lại bị lỗi mạng, vậy là mất tiêu luôn...mỏi tay quá giờ không gõ lại được nữa.
    Được tribunal_president sửa chữa / chuyển vào 22:08 ngày 24/10/2004
  10. nquocviet235

    nquocviet235 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Theo nguồn tin đáng tin cậy, có nhiều khả năng từ 2010 đến 2020, Viện kiểm sát sẽ không còn tồn tại, thay vào đó sẽ thành lập Viện công tố trực thuộc Chính phủ. Đây là thay đổi rất lớn về mặt thể chế. Như vậy xu hướng của Nhà nước ta trong tương lai được tổ chức theo kiểu tam quyền phân lập đã được hình thành rõ nét, với vai trò chế ước ngày càng cao của Tòa án. Mô hình này nhìn chung là rất khác so với mô hình Nhà nước xã hội chủ nghĩa truyền thống, và đi khá xa so với mô hình của Trung Quốc hiện nay. Đó cũng là thể hiện sự đột phá rõ rệt trong tư tưởng và nhận thức của các nhà làm chính sách nước ta, vì nó có tính cách mạng và thể hiện sự dân chủ cao. Có lẽ cũng vì thế mà quên đi thành lập Cơ quan chuyên trách chống tham nhũng của Viện kiểm sát.

Chia sẻ trang này