1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luật chống tham nhũng và "Cơ quan chống tham nhũng"...cần thiết nhưng có hiệu quả hay không?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi tribunal_president, 24/10/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chicken_mos

    chicken_mos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    943
    Đã được thích:
    1
    theo tôi thì chống tham nhũng thì bất kì một nhà nưóc nào khi hình thành đều có , và vấn đề nhà nưóc mình vừa đua ra luật chống tham nhũng chỉ để cũng cố thêm sức mạnh cho nguời thi hành pháp luật mà thôi thực ra nó chẳng có gì mới mẻ ,,
    điều quan trọng là những nguời thi hành pháp luật trong khung luật như vậy có nghiêm túc hay không và điều thành công của nhưng điều luật đưọc ban hành là ở đó
    Nhưng tóm lại là khung luật này rất hay và cần thiết cho một đất nưóc như chúng ta hiện nay ( hiểu biết pháp luật và tiếp nhận vẫn còn chứa tốt )
  2. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Các cơ quan chống tham nhũng làm việc chưa hiệu quả
    Chiều 26/10, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Văn Hiện cho rằng, nạn tham nhũng hoành hành một phần là do các cơ quan giám sát, tư pháp làm việc chưa tốt. [hl]Tuy nhiên, thành lập cơ quan chuyên trách mới chống tham nhũng không đồng nghĩa với việc ngăn chặn tệ nạn này hiệu quả hơn.[/hl
    - Bức xúc trước những vụ tham nhũng lớn trong ngành viễn thông, dầu khí... cử tri kiến nghị Quốc hội thành lập cơ quan chuyên trách chống tham nhũng, ý kiến của ông thế nào?
    - Chúng ta cần phải nghiên cứu kỹ trước khi đưa ra quyết định thành lập cơ quan chuyên trách bởi phải tính toán đến hiệu quả, cơ chế làm việc của cơ quan này, không phải thành lập thêm một cơ quan chống tham nhũng là việc chống tham nhũng tốt hơn. Theo quan điểm của tôi, các cơ quan chống tham nhũng hiện nay chưa phát huy hết hiệu quả. Nếu những đơn vị này làm tốt trách nhiệm thì nạn tham nhũng cũng sẽ giảm bớt.
    - Thế nhưng một số nước trong khu vực đều có cơ quan chuyên trách chống tham nhũng?
    - Thực tế một số nước đã có cơ quan chuyên trách có thẩm quyền tương đối rộng để đấu tranh chống tham nhũng nhưng việc thành lập phải căn cứ vào tình hình thực tế của từng quốc gia. Tham nhũng mang yếu tố đặc thù của từng nước như điều kiện kinh tế, dân trí, ý thức xã hội... Ví dụ như Singapore, vấn đề chống tham nhũng rất nhẹ nhàng bởi mức sống của họ khá cao, công chức không cần tham nhũng.
    Tham nhũng là một vấn đề rất phức tạp đôi khi do tâm lý, ý thức pháp luật của người dân. Tôi lấy ví dụ về dịch vụ hành chính. Người nước ngoài sẵn sàng xếp hàng chờ đợi, trong khi người Việt Nam ai cũng muốn xong trước. Kết quả là người dân lo lót và công chức có điều kiện tham nhũng.
    - Tuy nhiên, cử tri cũng có lý khi yêu cầu thành lập riêng một cơ quan chống tham nhũng khi mà bộ máy chống tham nhũng hiện nay chưa thực sự hiệu quả?
    - Tất nhiên việc thành lập cơ quan chống tham nhũng mới sẽ được xem xét. Nhưng nếu thành lập cơ quan chuyên trách thì cũng sẽ lấy cán bộ từ những cơ quan tố tụng. Khi lập cơ quan mới phải quy định thẩm quyền đến đâu, trách nhiệm như thế nào? Theo tôi, thành lập cơ quan chống tham nhũng chỉ là phần ngọn, căn bản là không tạo điều kiện cho họ tham nhũng. Điều này thì cần có những chính sách kinh tế, cải cách hành chính phù hợp.
    -------------------------
    Theo đại biểu Quốc hội Phạm Chuyên, thủ tục hành chính quá cồng kềnh, nhiều tầng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhũng nhiễu của một bộ phận công chức, điển hình là vụ chạy quota dệt may ở Bộ Thương mại. Muốn chống tham nhũng có hiệu quả, trước hết phải có bước đột phá trong cải cách hành chính, tách cơ quan quản lý khỏi cơ quan hành chính. Ông Chuyên cho rằng, chưa nên thành lập một cơ quan mới chống tham nhũng. Trước mắt, nên thể chế hóa, nâng cao vai trò của các cơ quan chống tham nhũng hiện hành.
    -------------------------------
    "Tớ không hiểu là khái niệm cơ quan quản lý với cơ quan hành chính ở đây được bác Phạm Chuyên này hiểu như thế nào?"
    Tớ thì vẫn thấy người ta gọi hai khái niệm này là tương đương:
    Cơ quan quản lý nhà nước = Cơ quan hành chính (nhà nước)
    (Chỉ là suy nghĩ ngoài lề thôi, còn các bác cứ việc thảo luận tiếp vào vấn đề chính của topic này nhé)
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 10:21 ngày 27/10/2004
  3. chicken_mos

    chicken_mos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    943
    Đã được thích:
    1
    theo mình thì không thể giống nhau đuợc
    Cơ quan quản lý nhà nước
    mang tính chất pháp lý ,tức là nó trực tiếp giám sát ,kiểm tra Cơ quan hành chính (nhà nước ,còn cơ quan hành chính bao gồm các ban ngành của chính phủ ví dụ như các bộ , các ban ,,,,
  4. nquocviet235

    nquocviet235 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Đành răng quản lý hành chính là quản lý Nhà nước, nhưng theo tôi đây là nói về tách ''chức năng'' quản lý vụ việc (không phải là quản lý Nhà nước) ra khỏi cơ quan hành chính Nhà nước. Vì không thể để các cơ quan hành chính như các Bộ thì vừa làm chính sách lại vừa đi trực tiếp quản lý. Như hiện nay thì các Bộ ngoài việc ban hành văn bản pháp luật để quản lý, nó lại vừa làm các công việc quản lý khác như quản lý các Tổng Công ty, quản lý việc phân bổ Quota . . . vừa đá bóng vừa thổi còi như vậy nên dễ nảy sinh tiêu cực là điều dễ hiểu. Nếu tách quản lý ra, chỉ quản lý Nhà nước chung chung thì lấy đâu ra mầu, làm gì có Lê Văn Thắng hay Mai Thanh Hải.
    Có lẽ ĐBQH Phạm Chuyên nói nhanh nên nói nhầm như vậy.
  5. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Lời dẫn: Bài viết dưới đây của Tiến sỹ Nguyễn Sĩ Dũng, được báo Pháp Luật TP HCM ngày 20.10.2004 đăng. Do tờ báo này không có báo điện tử nên tôi xin được giới thiệu bài này cho những ai chưa có điều kiện tiếp cận.
    Tóm tắt: Trong bài ?oBốn tuyến phòng thủ & chiếc phong bì?, tác giả nêu ra 4 tuyến phòng thủ để chống tham nhũng đó là: đạo đức, pháp luật, tổ chức đời sống công và quản lý tài chính, văn hoá. Tác giả cũng đề cập tới trả lương xứng đáng và phụ cấp dưỡng liêm, nâng cao khả năng thực thi của pháp luật, quản trị quốc gia hiện đại.
    "Bốn tuyến phòng thủ & chiếc phong bì​
    Tiến sỹ Nguyễn Sĩ Dũng
    Tham nhũng nhiều khi được đóng gói trong những chiếc phong bì. Phong bì có chiếc to, chiếc nhỏ; có chiếc ruột đỏ, chiếc ruột xanh; có chiếc được đưa vòng quanh, có chiếc được đưa trực tiếp. Việc đưa và nhận lúc đầu là khó, về sau lại dễ dàng. Tham nhũng có thể trở thành thói quen. Phong bì có thể trở thành văn hoá, mặc dù văn hoá phong bì thì buồn tủi nhiều hơn là tự hào.
    Cứ nhìn vào cách người ta phản ứng với những chiếc phong bì cũng ngộ ra khá nhiều điều về cuộc đấu tranh chống tham nhũng.
    Trước hết là những phản ứng tích cực. Chúng có thể được chia thành mấy trường hợp sau đây:
    Một là, những chiếc phong bì có thể bị từ chối vì người ta ngượng. Ngượng hoặc lương tâm cắn rứt là chế tài của đạo đức. Sự thôi thúc của đạo đức vì vậy là tuyến phòng thủ thứ nhất để chống tham nhũng.
    Hai là, những chiếc phong bì cũng có thể bị từ chối vì người ta sợ. Sợ là sợ bị trừng phạt. Trừng phạt là chế tài của pháp luật. Pháp luật phát huy tác dụng chủ yếu nhờ tính răn đe. Sự răn đe của pháp luật vì vậy là tuyến phòng thủ thứ hai để chống tham nhũng.
    Ba là, những chiếc phong bì có thể không bao giờ có điều kiện để đưa và không bao giờ có điều kiện để nhận. Một quy trình ban hành quyết định minh bạch, một chế độ trách nhiệm rõ ràng và một hệ thống tài chính, ngân hàng làm hiển thị mọi sự luân chuyển của đồng tiền là những điều kiện như vậy. Cách thức tổ chức đời sống công và quản lý tài chính vì vậy là tuyến phòng thủ thứ ba để chống tham nhũng.
    Bốn là, người ta không có thói quen đưa phong bì và cũng không có thói quen nhận phong bì. Phong bì vì vậy không xuất hiện trong mối quan hệ hành chính và công vụ. Văn hoá và lối sống là tuyến phòng thủ thứ tư để chống tham nhũng.
    Rủi ro thay, nếu phong bì vẫn được đưa và nhận khá dễ dàng thì có vẻ như cả bốn tuyến phòng thủ đều đã bị chọc thủng. Vấn đề là phải đổ bê-tông hàn chặt những chỗ bị phá thủng và phải xây dựng, củng cố vững chắc cả bốn tuyến phòng thủ nói trên.
    Đạo đức cốt ở tấm gương. Những tấm gương trong sạch và cao thượng có sức lan toả to lớn. Và thanh danh con người là thứ không dễ mua bán được bằng tiền. Điều quan trọng là đừng đề xảy ra chuyện ?otrót vì tay đã nhũng chàm ...?. Nếu chiếc phong bì đầu tiên được đưa trót lọt thì những chiếc tiếp theo sẽ qua rất dễ dàng. Trong con người có ?ophần con? và có ?ophần người?. Hai phần này đấu tranh liên tục với nhau. Hãy tạo điều kiện cho ?ophần người? chiến thắng. Muốn vậy, dưỡng liêm là rất quan trọng. Cần trả lương cho xứng đáng và khoản phụ cấp dưỡng liêm cũng là cần thiết.
    Pháp luật chỉ có tính răn đe khi nó được thực thi. Hiệu lực tuyệt đối và tức thì của pháp luật là chìa khoá của vấn đề. Vậy thì nhiệm vụ đề ra là cần ban hành những điều luật thực thi được trong cuộc sống và tập trung nâng cao năng lực thi hành pháp luật.
    Đời sống công được tổ chức dựa trên năng lực quản trị quốc gia. Những nguyên tắc quản trị quốc gia hiện đại phải được áp dụng. Đó là pháp quyền, sự minh bạch, chế độ trách nhiệm và sự tham gia của người dân vào quá trình ban hành quyết định.
    Cuối cùng, văn hoá và lối sống là thành trì quan trọng nhất đề chống tham nhũng nhưng cũng khó xây dựng nhất. Những điều đã nói ở trên nếu được thực hiện nhiều lần thì có thể góp phần hình thành văn hoá và lối sống."
    Báo Pháp Luật TP HCM ngày 20.10.2004
    Các trang liên kết:
    Pháp lệnh chống tham nhũng 1998
    Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh chống tham nhũng 2000
    Pháp lệnh cán bộ, công chức 1998
    Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức 2003
    Được khanglawyer sửa chữa / chuyển vào 14:59 ngày 28/10/2004
  6. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Trích từ bài của bạn nquocviet235 :

    Theo tôi để tập trung thảo luận vào topic rất hay này, chúng ta nên đi vào phân tích khía cạnh cơ chế, và hoạt động giám sát sao cho có hiệu lực và hiệu quả theo yêu cầu đặt ra.
    ------------------
    Ơi này, sao dạo này chư vị cắt dán nhiều thế nhỉ, viết đi chứ, thể hiện quan điểm cá nhân đi chứ, tơ đọc thế mỏi cả mắt, có thấy cái gì đâu, trích thì tóm tắt lại hộ cái ... như ông khang loi - ơ ấy.
    Em Cons nữa, toàn lấy từ đâu đâu kô, đọc chả biết ý người cắt dán vào cụ thể là gì, ... đừng nhờ người khác nói thay thế chứ.
    Bực quá đi mất.

    ------------------
    Bài của ông Dũng về chống tham nhũng cũng được, từ chuyện nhận hối lộ ---> đạo đức công chức (qua tấm gương)---> đời sống thực của công chức ---> cơ chế chính sách, một cách tiếp cận từ gốc của vấn đề.
    Tuy nhiên, theo fsai, đề xuất lập cơ quan riêng như TQ kô nên áp dụng vào VN làm gì, lại thêm con người, thêm cơ quan, thêm luật, ... mà chưa biết hiệu quả thực sự của cơ chế ấy đến đâu khi cơ quan nào của chúng ta cũng có bộ phận kỷ luật nội bộ. Quan trọng là làm đến đâu thôi.
    Thử nhìn tổng thể nhé, VN có hơn 3 triệu công chức, tập trung chủ yếu : bộ đội - công an - nhà giáo - bác sĩ - công chức hành chính.
    Quyền lực gắn liền lợi ích có thể tham nhũng tập trung ở công chức hành chính, mà xét về thang bảng lương, lương + phụ cấp của họ thấp nhất so với 3 vị trên.
    Nếu tham nhũng xuất phát từ cơ chế thì đã có cải cách thủ tục hành chính. Thế nhưng, công cuộc cải cách hành chính đang thực hiện rất chậm, mà yếu nhất là ở cấp cơ sở : phường, xã, thị trấn. Cách quản lý của chúng ta đổ đồng mọi thứ.
    Vậy thì, chống tham nhũng, làm từ gốc rễ chứ kô phải cứ có thêm 1 cơ quan nhà nước, một bộ luật là xong. Nếu chỉ thế, thử nhìn một ví dụ sau :
    Luật đất đai ra đời năm 2003, một loại cơ chế mới + 1 cơ quan Nhà nước mới : văn phòng đăng ký đất đai, thế mà nay chỉ mới lập được 1 cái ở Hà Nội.
    Tóm lại, thêm 1 cơ quan NN, cần :
    - Trụ sở : lấy ở đâu ra
    - Kinh phí hoạt động : bóp mồm, bóp miệng tiếp àh
    - Con người : tuyển dụng + đào tạo + quy chế làm việc, ...
    - Tổ chức hệ thống báo cáo :
    ÔI trời, thế mà một đống người ủng hộ lập thêm cơ quan chống tham nhũng. Tớ kô điên như thế, thiệt tình ...............

  7. tribunal_president

    tribunal_president Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2004
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý là có thêm một cơ quan nhà nước thì phải có những cái kia, nhưng riêng cơ quan chống tham nhũng của chúng ta lại còn có thêm nhiều thứ để mà "phải lo" chứ không chỉ đơn thuần là lập ra đó để rồi có như không.
    Xin trích ra đây một vài ý kiến cũng như lí do để chúng ta phải nghĩ đến nó khi lập nó ra.
    Thứ nhất xin đi đi từ những nhu cầu trước mắt để thành lập cơ quan này. Tôi đã nói nó cần thiết, nhưng liệu thành lập nó có phải là cách làm duy nhất và hiệu quả không? Từ trước đến nay trách nhiệm "chống tham nhũng" được đổ lên đầu các "thủ trưởng" của chúng ta, chỗ nào tham nhũng, cơ quan nào tham nhũng thì trách nhiệm thuộc về ông thủ trưởng đó. Nhưng giao một cách như vậy thật sự cũng không ổn vì thực tế chúng ta đều thấy...đa số tham nhũng được bắt đầu bằng ông thủ trưởng....
    Bây giờ thành lập một cơ quan, phải cho nó những cái ""quyền" đủ để nó có thể thực hiện được chức năng của nó. Theo như tôi hiểu, thì cơ quan này phải có đầy đủ các quyền như quyền điều tra, truy tố, xét xử ...mà như vậy, nó phải là một cơ quan mang tính...nhưng như thế này có lạm quyền của cơ quan điều tra, viện kiểm sát hay toàn án khôg nhỉ? (<----cái này được một Đại biểu quốc hội phát biểu, tớ thấy có vấn đề...).
    Quay trở lại với cơ quan này, như đã từng nói trong bài trước, liệu cơ quan này có thể thực hiện được đúng như chúngta mong mỏi hay không...liệu có thể có những trường hợp....sau này chúng ta lại phải xử lí nó vì...tham nhũng hay không??? Tớ khôg ví von như các đại biểu là nó phải có những "bùa phép", mà tớ ví von nó như là một cái gì đó...trong sạch và tinh khiết...chỉ có thế mới có thể thực hiện chức năng "sàng lọc", "xử li" của mình...không có cái gì không tinh khiết mà lại đi thăm dò cái "không tinh khiết" của người khác được. Đơn giản là anh phải ngon lành thì mới nói được người khác, nếu chỉ dùng mỗi cái quyền được trao để làm việc, thì chưa chắc gì nó đã đạt được hiệu quả. Chỉ cần một con sâu, nó có thể sẽ biến tất cả thành con số không ngay lập tức.
    Tiếp nữa là ta thử bàn đến sự cần thiết, tôi đã từng nói nó cần thiết, cần thiết phải có một cơ quan như thế...nhưng một cơ quan chống tham nhũng được thành lập chưa hẳn là chống được tham nhũng...mọi người có thể nhìn thấy hiệu quả của nó ở các nước đã có cơ quan này. Vậy ngoài cách thành lập ra một cơ quan, chúng ta có còn một cách nào đó hay hơn hay không? Chống tham nhũng cần làm đồng bộ và trên tất cả các mặt trận...từng cơ quan nhà nước, từng cán bộ chứ không chỉ thành lập ra một cơ quan rồi để nó một mình vác "gậy" đi chống tham nhũng rồi ai tham nhũng thì cứ làm, các cơ quan khác, các thủ trưởng khi đã được cởi cái "xiềng chống tham nhũng" ra khỏi mình thì cũng mặc kệ. Có khi lớ sớ vào lại bị nó lôi mình ra thì khốn....thế cho nên...những giải pháp, cách thức hoạt động của nó, nói như bạn FSAI nói...vẫn chưa thể nói là đủ được. Chúng ta cần một cách làm cho nó hiệu quả hơn. Tôi mong chờ ý kiến của các bạn về vấn đề này.
    Nói chuyện riêng tí nhỉ...tớ thì chỉ quan tâm đến cái gạch đầu dòng mà bạn fsai còn thiếu, đó là...- Có lấy dân luật như mình vào làm không>?
  8. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác,
    Tui chưa đọc hết cái topic này nhưng cứ ghi vội vào đây mấy suy nghĩ tạm thời.
    1) Việc lập một phòng, ban chống tham nhũng là đúng. Vì nếu nó làm việc hiệu quả thì không sao có thế giữ nó tồn tại theo nhu cầu của xã hội đòi hỏi. Bằng như mà nó không thành công lại trở nên một tổ chức tham nhũng nữa thì bất lợi nhiều điều. Điều bất lợi trước mắt là nếu cái cơ quan chống tham nhũng này lại còn trực thuộc vào một ban ngành nào của chính phủ thì ban ngành ấy lại bị mang tiếng với dân, lúc ấy muốn thanh lọc không phải dễ. Điều bất lợi thứ hai là với cái văn hoá VN chúng ta, lúc nó không có hiệu quả thì chẳng ai dám đứng ra chịu nhận trách nhiệm cả. Cuối cùng thì mèo lại hoàn mèo, tham nhũng tiếp tục tham nhũng. Bởi vậy nếu nó là một phòng, ban đặc biệt được thành lập một cách biệt lập theo nhu cầu tình thế thì khi nó không hiệu quả, ngành hoặc người thành lập có thể khai tử nó mà không thương tiếc hoặc bị ảnh hưởng.
    2) Ban chống tham nhũng này phải kiêm nhiệm luôn trách nhiệm điều tra tội phạm kinh tế trong cả nước bao gồm các cty quốc doanh lẫn tư doanh, chứ không riêng gì tham nhũng hối lộ của các quan chức.
    3) Ai là ngừi hoặc ngành nào có thể thành lập ban chống tham nhũng này ? Ở cá nước khác nó thuộc về Hành pháp nhưng ở VN thì tui cho là QH nên nắm quyền điều khiển cơ quan này với những điều luật được ban hành quyền rộng rãi cho các viên chức trong ban điều tra tội phạm.
    Theo tui biết là HongKong hồi còn là nhượng địa của Anh đã từng có các ban chống tội phạm kinh tế rất giỏi vào thập niên 70, 80, có thể TQ đã học hỏi từ cách tố chức này. Nhiều người nghĩ rằng tham nhũng là "đặc sản" của dân Á châu và không thể nào chữa được, nhưng thực tế cho thấy Hongkong và Sing môi trường sinh hoạt kinh tế rất sạch chứ không bẩn.
    3) Các viên chức trong ban điều tra tội phạm phải được tuyển từ các người trẻ, có trình độ đại học, có bầu nhiệt huyết, phải hiểu biết về luật, phải được huấn luyện đế xử dụng được cả vũ khí, võ tự vệ. Đương nhiên lương bổng và trợ cấp phải cao để người ta không bị loá mắt vì lợi. Cần phải cho họ có lợi và danh, sự kính trọng từ các tầng lớp nhân dân. Đổi lại họ phải hiểu rằng nếu chính họ phạm tội thì họ sẽ bị trừng phạt gấp đôi so với người dân thường.
    4) Sự thành công của Hongkong thời đó chính là vì họ có một hệ thống toà án được xử bằng luật của Anh quốc, các quan toà độc lập với Hành Pháp. Nhưng ở VN thì ta không có điều kiện này, vì vậy sẽ rất khó. Khó ở chỗ là nếu bắt được tội phạm mà sau đó lại được biết rằng tội phạm không bị trừng phạt thì không ai muốn đi bắt hoặc điều tra cả. Vì vậy điều cần thiết là phải có luật lệ phân minh, các ban ngành không được có quyền chồng chéo lên nhau trong việc phân xử. Không làm được điều này thì có tổ chức 10 ban chống tham nhũng kết quả cũng như nhau mà thôi.
    Chúc vui,
    FN
  9. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Theo tớ thì nếu muốn chứng tỏ cho thế giới biết chúng ta kiên quyết chống tham nhũng thì cứ việc lập một cơ quan chống tham nhũng . Nếu ai than phiền Vn tham nhũng nhiều quá thì cứ chỉ vào cơ quan chống tham nhũng mà rằng " nước tôi có cả một cơ quan chống tham nhũng thì làm qúe gì có tham nhũng nhể . Chỉ có những nước không có cơ quan chống tham nhũng mới có thể xảy ra tình trạng tham nhũng thôi chứ " heheheheeh hợp lý nhể
    Bác nào bảo nước mỹ không có tham nhũng thì bác ấy hơi ... nai tơ . Những chuyện làm ăn của các đấng tai to mặt nhớn vẫn được khui ra mỗi dịp bầu cử . Ngay cả bác phó TT mỗi lần bị hỏi về công việc kinh doanh của hãng cũ vẫn phải chơi tình lờ và kiếm cách ... giả nai
    Nhưng để tham nhũng trở thành chuyện .... bình thường ở huyện thì nhiều lúc tớ cũng thấy ... nóng cả mặt
    Tại sao những chuyện "đơn giản" như công khai hoá tài sản các vị lãnh đạo , các vị có chức có quyền lại không làm được ??
    Nếu mọi người dân đều có thể biết tài sản ông này bao nhiêu , con cái ông í học hành giỏi giang thế nào , kinh doanh ở công ty nào mà có thể sắm nhà lầu xe hơi ?? thì có cần đến cả một cơ quan để chống tham nhũng không nhể ???
    Còn nếu có cả một cơ quan để chống tham nhũng trong vòng ... bí mật thì giời ạ các doanh nghiệp sẽ lại phải xòe thêm một lớp phong bì nữa
  10. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0

    Đóng góp 2 ý kiến cho chống tham nhũng:
    1/ Dân chủ là biện pháp chống tham nhũng quan trọng nhất.
    Dưới góc độ pháp lý, theo tôi, để dân chủ phải phân chia quyền lực: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
    2/ Chống tham nhũng gắn với chống tội phạm có tổ chức
    Thực tế các hoạt động tội phạm có tổ chức: ma tuý, đánh bạc, buôn lậu có thể thấy rằng có một số cán bộ, công chức cao cấp "bảo kê" cho các hoạt động này.
    Chống tham nhũng cần làm từ trên xuống. Trên nghiêm thì dưới sẽ minh.

Chia sẻ trang này