1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luật chống tham nhũng và "Cơ quan chống tham nhũng"...cần thiết nhưng có hiệu quả hay không?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi tribunal_president, 24/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Có bạn nào hình dung ra được là 1 ngày nào đó, Đất nước chúng ta sạch bóng ... tham nhũng không nhỉ ?
    Các nơi ăn chơi, giải trí sẽ vắng vẻ lắm ! thậm chí cả những tiệm ăn uống tương đối , có vẻ như bình dân như 1 tiệm phở . Với đồng lương trên 1 triệu 1 tháng, ai dám vào tiệm phở Hoà ăn bát phở 16 000 $ ?
    Nhìn vào sinh hoạt xã hội của chúng ta ( xã hội thôi nhé, không dám lạm bàn về chính trị, kỹ thuật ) thì cho đến nay vẫn na ná năm ... Gia tĩnh đời Minh ! câu nói của Năm Cam vẫn có vẻ là chân lý : " Cái gì không mua được bằng tiền thì mua bằng ... nhiều tiền " thì tôi tin rằng cho dù có thiết lập thêm hàng trăm cơ cấu để tận diệt tham nhũng , trải dài từ Bắc xuống Nam, đi luôn đến cả vùng sâu, vùng xa thì tham nhũng vẫn sống " phây phây " !
    Tôi cho rằng mọi biện pháp tận diệt tham nhũng đã có hoặc đang bàn soạn vẫn chỉ là hình thức , 1 loại yêu dân bằng .... lời .
    Mà cũng lạ lắm, lời thề sắt son, yêu em mãi ngàn năm có thể một thoáng là quên mất để thành giết người trong mộng nhưng cái máu tham nhũng thì mãi mãi vẫn là người tình chung thủy ! sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng nạn tham nhũng thì biết đến thuở nào mới tận diệt được !
    Tại tất cả các quốc gia tôi đặt chân qua, trong cuộc đời này, đâu đâu cũng có tham nhũng, không nhiều thì ít , chẳng cứ VN .
    Chỉ có điều là tại VN thì nó phổ biến quá, đi đâu cũng có thể thấy, nó xuất hiện khắp nơi, từ những chỗ chôn tử tội, bệnh viện, nơi giải trí, ngoài đường, giữa biển khơi ( dầu khí ) ... từ 1 công trình xây 1 cái chợ nhỏ cho đến 1 công trình tầm cỡ quốc gia .
    Tôi tin rằng bất cứ ai đã trên 20 tuổi tại VN thì ít nhiều cũng đã có 1 lần phải dùng đến $ để hối lộ , chí ít thì cũng phải nhớ đến ngày thày cô ! phải đóng thêm tiền để được cô, thày ưu đãi dưới hình thức học thêm ( Giả sử không đóng cho Thày cô ở trường mà lại thuê gia sư thôi thì chắc điểm ở trường cũng khó cao lắm ! ) .
    Tham nhũng không phải chỉ do các cơ cấu nhà nước tạo ra mà ngay cả các tầng lớp nhân dân cũng phụ họa vào tiếp tay .
    Về phía nhà nước, chúng ta dễ thấy hơn , đó là các thủ tục hành chính rườm rà , không cần thiết mà cũng cứ đặt để ra ; Việc 1 khách du lịch nhập cảnh là 1 thí dụ nhỏ, cách nay 5 năm, khách nhập cảnh phải điền vào 4, 5 mẫu, bây giờ chỉ còn 1 mẫu, càng đơn giản càng ít tham nhũng .
    Cách giải thích luật pháp không thống nhất, đưa ra các quy định không đồng bộ cũng là nguyên nhân đưa đến tham nhũng !
    Do đó, tôi không cho rằng tham nhũng là do các cơ cấu nhà nước ( phần cứng ) mà là do cách thức xử lý ( phần mềm ) trong các cơ cấu, vì vậy, để đặt thêm các cơ cấu mới đi bắt tham nhũng là điều hoàn toàn không cần thiết mà có khi lại đẻ thêm ra 1 quốc nạn khác . Muốn giảm bớt tham nhũng tại các cơ quan nhà nước, chỉ cần có 1 cuộc cải cách hành chánh rộng lớn, cơ cấu nên thành lập hiện nay không cần gọi là bài trừ tham nhũng mà nên gọi là : Cách mạng hành chánh .
    Về phía người dân, các Cty kinh doanh cũng thế, ai cũng muốn có lợi hơn, muốn dành ưu tiên về mình, những mong muốn này đã được giải quyết theo cách " Năm Cam " thay vì tôn trọng luật pháp quốc gia và quy định hành chánh ! nếu người dân không gian lận, biết tôn trọng lẽ phải thì nạn hối lộ cũng sẽ phải giảm dần . Để làm được như thế không dễ trong điều kiện sinh hoạt hiện nay ở đất nước chúng ta vì đời sống đã bắt con người phải cố mà leo lên đầu người khác thì mới mong tồn tại, với đời sống vật chất, văn hoá thăng tiến, chẳng cần tận diệt thì dần dần cũng sẽ bớt đi .
    Nhìn vào báo cáo về tình trạng tham nhũng , tôi cũng thấy có sự mỉa mai khi quốc tế đánh gía, họ chỉ đánh gía những sự kiện xảy ra trong nước nhưng lại quên đi việc đánh gía hay nghiên cứu việc người nước ngoài đã gây ra tham nhũng trong quốc gia đó . Singapore, Hongkong chẳng hạn, được thế giới đánh gía cao về sự trong sạch nhưng họ ỉm đi việc các Cty của các vùng này đã tiếp tay cho tham nhũng tại các quốc gia khác . Cứ nhìn vào hàng trăm cty kinh doanh chung quanh Vietsovpetro là mường tượng ra ngay, toàn là Tàu Singgapore, HK ... ; các nhà sản xuất Tây phương thật là khéo chọn mặt gửi vàng để rồi vênh mặt tư hào mình là quốc gia tiến bộ, không biết tham nhũng .
    Tất nhiên, tiên trách kỷ, hậu trách nhân ... chúng ta phải nhìn nhận những đánh giá này cũng như tìm cách để giảm thiểu nạn tham nhũng và con đường hay nhất vẫn là : Nâng cao đời sống cán bộ, nâng cao ý thức dân chủ của người dân và thay đổi bên trong các cơ cấu đã có bằng 1 cuộc cải cách hành chánh hơn là đặt thêm cơ cấu này, nọ .
    Hàng trăm điều luật, hàng chục cơ quan chống tham nhũng cũng chẳng có gía trị khi dân chủ vẫn chỉ là cái bánh vẽ .
  2. nquocviet235

    nquocviet235 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Các bác đọc bài phỏng vấn của VNN với ông nguyên là Chánh Thanh tra Nhà nước( ông này vì nội bộ mất đoàn kết, cán bộ dưới quyền thậm chí còn thuê côn đồ thành toán nhau nên đã được thuyên chuyển lên làm Phó Ban kinh tế Trung Ương, nay thì vì mầu cờ sắc áo vẫn quay lại để bảo vệ ngành cũ của mình!) http://www.vnn.vn/chinhtri/doinoi/2004/11/350843/
    Đọc bài này tôi cảm thấy buồn với pháp luật Việt Nam, với những con người có vị trí thế này mà chỉ đạo này thì pháp luật Việt nam còn đi đến đâu! Bác Thanh này cho rằng cơ quan này nên là một sự kết hợp của Thanh tra và Cơ quan điều tra của lực lượng Công an và trực thuộc sự lãnh đạo của Thủ tướng và thường trực là 1 Uỷ viên BCT đồng thời là PTT. Tôi chưa rõ tổ chức cụ thể của cơ quan này do bác Thanh này chưa mô tả cụ thể hay có thể bác ý cũng chỉ mới brainstorm mà thôi, nhưng sơ lược tôi hiểu đây cũng vẫn chỉ là một dạng khác của một Bộ theo đúng nghĩa. Hiểu nôm na, đây là cơ quan vừa có chức năng thanh tra hành chính như thanh tra Chính phủ hiện nay lại vừa có chức năng tiếp nhận, xử lý tin báo tội phạm và thực hiện điều tra như hệ thống cơ quan điều tra các cấp của chúng ta hiện nay. Vậy đặt ra nhu vậy thì nó có gì hơn hai cơ quan cũ, hay chỉ là một sự tổng hợp các chức năng của 2 cơ quan cũ thành một cơ quan mới chỉ chuyên làm việc với án tham nhũng. Đây là bình cũ rượu mới! Vậy thì đặt ra vấn đề sự hợp tác bấy lâu giữa hai cơ quan này là không có? Khi chưa có sự hợp tác đó thì tại sao lại phải tổ chức thêm một hệ thống cơ quan hoàn toàn mới với biên chế mới, với ngân sách mới nhưng chức năng và vị trí vai trò lại chẳng khác gì cơ quan đã tồn tại bấy lâu? Nếu cơ quan mới này chỉ thực hiện chức năng điều tra tham nhũng thì Cơ quan thanh tra chính phủ hiện nay sẽ làm gì khi chức năng chủ yếu của nó cũng là tiếp nhận tin báo và tiến hành thanh tra hành chính theo quy định của pháp luật, nếu dẫm đạp lên chức năng của nhau thì đặt ra làm gì cho tốn kém.
    Bác Thanh này cho rằng Cơ quan này thuộc Chính phủ vì theo bác ở VN thì Cơ quan nào cũng thuộc sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng nên thuộc Chính phủ, Quốc Hội, hay Toà án không có ý nghĩa quyết định. Nhận định này có lý của nó khi Đảng là Tối tối cao, nhưng trong bối cảnh tham nhũng tràn làn như hiện tại thì suy nghĩ này lại hoàn toàn sai lầm. Nếu đi xử lý ông cảnh sát giao thông nhận hối lộ 500.000 đồng thì Đảng có cần thiết phải chỉ đạo không? Ý tôi là những vụ lớn thì các thể chế của Đảng nên tham gia, còn vụ nhỏ thì nó để độc lập thực hiện. Vậy vụ nhỏ như vậy nếu cơ quan này thuộc cơ quan hành chính các cấp, thì ông Thủ trưởng lại có quyền chỉ đạo để dập thì sao. Rõ ràng ở đây có dấu hiệu không ổn. Tôi nghĩ Bác này có lẽ vì để bảo vệ ngành mình nên đã hơi giật mình chăng khi vừa qua lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp Việt Nam, một tờ trình Luật của Chính phủ đã bị Quốc Hội quyết khác 180 độ - các bác hẳn còn nhớ việc Kiểm toán Nhà nước đã được quyết là sẽ thuộc về Quốc Hội chứ không phải về Chính phủ như tờ trình. Vì ở VN thì chẳng bao giờ là thiếu sự ảnh hưởng hay tác động cả. Nên để cho Chính phủ vừa đá bóng lại vừa thổi còi chắc chắn sẽ có vấn đề. Ở đây thì tôi lại mừng vì ở VN đã sớm có nhận thức về check and balance (tất nhiên cũng đã phải xin ý kiến BCT trước đó).
    Khi được hỏi về cơ quan này sẽ thuộc ai quản lý, chính phủ, hay Viện kiểm sát thuộc Quốc Hội thì bác này trả lời thế này :''Viện kiểm sát mang tính chất công tố. Chính vì thế, Viện kiểm sát chỉ điều tra trong lĩnh vực tư pháp chứ không điều tra rộng. Ở ta nên kết hợp giữa Thanh tra Chính phủ với cơ quan điều tra của Bộ Công an. Hai bộ phận này kết hợp với nhau trở thành cơ quan chuyên trách chống tham nhũng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng thường trực là Uỷ viên Bộ Chính trị''.
    Nhận thức công tố chỉ đại diện ở Tòa như bác này là hoàn toàn sai lầm, đây là một chức năng hết sức quan trọng. Công tố còn bao gồm việc tiếp nhận và xử lý tội phạm đến cả việc điều tra khi cần thiết và bảo vệ cáo trạng tại tòa. Các bác nào ở Mỹ biết, ông Bộ trưởng Tư pháp lại đồng thời là Tổng công tố Nhà nước có thể đại diện công tố nhà nước khi có yêu cầu. Trong một số vụ quan trọng như 11/9 hay luận tội tổng thống Clinton thì Công tố điều tra là chính, ông cảnh sát chỉ làm thằng hầu để bị sai bảo. Công tố phải chỉ dạo điều tra, chính là vì muốn giảm tải cho công việc nên san sẻ cho cơ quan điều tra, còn thực chất để đảm bảo cho việc truy tố thành công thì công tố phải trực tiếp điều tra. Chính bác này khi thừa nhận VKSVN có chức năng điều tra tội phạm tư pháp cũng đã thừa nhận điều này. Nay thì cũng vì muốn Thanh tra làm thêm điều tra tội phạm tham nhũng nên bác này lại muốn nó phình to ra thêm nữa khi có thêm quyền khởi tố, điều tra. Nguy hiểm quá! Tôi nhấn mạnh là Nhà nước Việt Nam không có ngoại lệ này. Hết sức sai lầm, cơ quan này mà điều tra thì nên nhớ ở Việt Nam vẫn cần có cửa của Viện kiểm sát phê chuẩn khởi tố và tạm giam và đề ra điều tra như quy định của BLTTHS và thông lệ tố tụng hình sự khác. Mọi yêu cầu của VKS phải được chấp hành nghiêm chỉnh theo Luật TTHS. Vậy sao sao không để cho VKS làm luôn, để hình thành 1 Tổng cục điều tra án tham nhũng như Trung Quốc khi đã có hệ thống tổ chức 3 cấp và kinh nghiệm đấu tranh chống tham nhũng mà lại giao về cho Thanh tra, một cơ quan nghiêng nhiều về kiểm tra hơn là đấu tranh.
    Một số suy nghĩ tôi tin chắc cuộc tranh cãi về cơ quan trên chắc sẽ còn rất sôi động. Ý kiến cá nhân cũng không là gì cả đâu, biết vâỵ Thêm vào đó Viện kiểm sát sẽ trở thành một Bộ thuộc Chính phủ trong 10 -15 năm tới (xem tạp chí cộng sản số thang 11). Nói chung tôi rất buồn vì cải cách pháp luật Việt nam toàn giải quyết công việc theo tình thế không có chiến lược dài hạn. Cơ quan kiểm sát là công cụ chuyên chính của nhà nước XHCN, đấu tranh hiệu quả với mọi loại hình tội phạm, thay vì củng cố nó thì lại chặt bớt chân tay của nó đi. Bây giờ khi đặt vấn đề cơ quan chống tham nhũng thì lại loay hoai xoay vần về tổ chức và chức năng.
  3. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Hy vọng anh em không đi quá xa chủ đề và nội quy của box .
    Bàn về vấn đề này, chúng ta hãy " khứng chịu " về 1 thể chế chính trị tại VN hiện nay , nghĩa là không đả kích, đụng chạm vào vấn đề nhạy cảm này và dựa vào hiện tình này để tìm những giải pháp tốt nhất, thuận lợi nhất trong việc thành lập 1 cơ quan chuyên trách chống tham nhũng .
    Những ý kiến của bạn nquocviet235 rất có gía trị và mong bạn tiếp tục .
  4. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Lâu lắm box PL mới lại hưởng " lưu ý " kiểu trên !!!
    Việc thành lập 1 cơ cấu " chống tham nhũng " và đặt ở đâu, tôi cho rằng cũng chẳng có tác dụng nếu không có sự quyết tâm của mọi tầng lớp, trong đó, quyết tâm của những người lãnh đạo là điều cần thiết nhất .
    Việc ban hành Luật chống tham nhũng cũng thế, có cần hay không khi trước đó, chúng ta cũng đã có những quy định bảo vệ người tố giác mà kết quả cho thấy vẫn còn tình trạng người tố giác bị mất việc, bị trả thù ...
    Theo tôi thì những gì đang bàn cãi hiện nay ở QH, đặc biệt là thanh trừng tham nhũng chỉ là bước khởi đầu để tỏ " quyết tâm " khi có quá nhiều than phiền trong dân gian và nhiều tổ chức Quốc tế tham gia, hỗ trợ chính quyền để phát động mục tiêu này ...
    Chúng ta không lấy làm lạ khi bất cứ vị lãnh đạo nào phát biểu cũng đều lên án tham nhũng, những lời phát biểu này có đi đôi với tâm trạng của họ hay không mới là vấn đề .
    Tôi cũng cho rằng vì quá quan tâm đến ổn định chính trị nên các cơ cấu bảo vệ, thanh tra nội bộ Đảng ( Vai trò Đảng luôn luôn cao hơn nhà nước là 1 thực tế ) đã " quên khuấy " việc kiểm soát , trong sạch hóa hàng ngũ đảng viên ... 1 sự thực không thể chối bỏ là : Hầu hết các vụ tham nhũng hiện nay đều do các đảng viên chủ chốt, điều này cũng dễ hiểu vì hiếm có ai không phải Đảng viên mà lại được đặt vào các chức vụ cao hoặc béo bở .
    Do đó mà tôi có thể tạm kết luận rằng : Đảng lãnh đạo cần đặt quyết tâm , đưa việc xóa bỏ tham nhũng lên hàng đầu thì lúc ấy, muốn đặt cơ cấu chống tham nhũng ở QH hay chính phủ đều có hy vọng giảm bớt tình trạng xấu xa hiện nay .
    Và chúng ta có dám hỏi thẳng : Đảng và nhà nước có thực tâm muốn tận diệt tham nhũng ?
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 02:22 ngày 29/03/2005
  5. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Để hạn chế các chủ đề, xin được bàn về các " kẻ thù " của tham nhũng vào topic này luôn ... Tùy ý mod, thấy được thì cho ở đậu, không được thì ném nó qua 1 chủ đề riêng nhé .
    ===========
    Kẻ thù của tham nhũng hay nói khác đi, các cơ cấu chống tham nhũng không nhất thiết phải là 1 cơ cấu nằm trong chính phủ hay Quốc Hội .
    Trong buổi Thủ Tướng Phan V Khải trả lời chất vấn trước QH ngày 2/12, Thủ tướng cho biết, ông rất coi trọng kênh thông tin từ báo chí và sẵn sàng thành lập các đoàn thanh tra. Chính phủ đã xử lý hơn 140 vụ tiêu cực nhờ phản ánh của báo chí. ( http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2004/12/3B9D9283/ ) .
    Điều này chứng tỏ Báo chí đã nắm giữ 1 vi trò khá quan trọng trong việc làm sạch guồng máy hành chính .
    Xin mở 1 dấu ngoặc ở đây : 140 vụ đối với 1 tỉnh thì có vẻ nhiều nhưng đối với cả nước thì e rằng có thiếu sót chăng ? Cứ mỗi ngày đọc báo cũng thấy báo chí phanh phui không dưới 5 vụ lớn nhỏ ....
    Vậy thì tại sao chúng ta không tận dụng sức mạnh sẵn có, cơ cấu sẵn có là báo chí ? Vừa tiết kiệm ngân sách đào tạo, vừa chứng tỏ được tự do ngôn luận trong nước .
    Nếu báo chí được phép xem các chứng từ chi tiêu , ngân sách đối chiếu với những thông tin họ thu lượm được thì chỉ sau vài vụ được phanh phui, chắc chắn nạn nhũng lạm, lãng phí gây thất thoát sẽ phải giảm bớt .
    Ngược lại, Báo chí cũng phải có tinh thần trách nhiệm hơn khi phổ biến các thông tin, đã viết, đăng là phải có bằng cớ chính xác .
    Việc báo chí được phép đòi hỏi cơ quan nhà nước xuất trình các chi tiêu trong ngân sách không phải là 1 đòi hỏi quá đáng ... Tiền của nhà nước do dân đóng thuế, chi tiêu gì cũng phải rạch ròi ...
    Cái khổ của chúng ta là nhìn đâu cũng ra " địch " nên " giữ bí mật " trở thành 1 lý do quen thuộc đề từ chối việc công khai tài chánh tại các cơ quan .
    Tại Canada, tôi nhớ là chỉ cách nay 2 năm, 1 bộ trưởng liên bang đã mất chức chỉ vì ông và gia đình đi nghỉ hè nhưng lại đến ở trong 1 lâu đài của 1 nhà thầu đang được thực hiện 1 công trình nhà nước .
    Khi bị tố, Ông bộ trưởng vội ký 1 cái cheque 200 CAD trả cho nhà thầu , tất nhiên là ông khôn ngoan, ghi lùi ngày , trước ngày báo chí phát hiện, nhưng ông không mua chuộc nổi ngân hàng ! Chứng cớ sờ sờ ra đó , chi phiếu chỉ được đưa vào tài khoản nhà thầu sau khi có báo chí tố giác , ông Bộ trưởng từ chức .
    1 vụ khác ngay tại thành phố Montreal cách nay 3 tháng, báo chí phanh phui ra : từ 1 năm nay, các quan chức TP đã lạm dụng quỹ ăn trưa, uống nhiều chai rượu vang tới 100 CAD đưa tổng chi phí ăn uống tiếp khách lên tới 60 000 CAD ( khoảng 800 triệu VN $ ) ( Montreal có 1.8 triệu dân và có tổng thu nhập cao hơn VN ) Thế là thị trưởng phải công khai xin lỗi, yêu cầu các quan chức bồi hoàn tiền rượu dù là đúng quy định nhưng có hình thức lạm dụng . Thế là từ nay bố bảo cũng chả có ông Hội đồng nào dám lấy tiền thuế của dân ra uống rượu !
    60 000 CAD mới nghe thì to, quan chức TP Montreal ăn uống lãng phí thật ... nhưng nếu là chi tiêu giao tế ở VN thì chỉ là chuyện nhỏ ! Này nhé, giả sử 3 quan chức tiếp nhau ở 1 nhà hàng Karaoke , khi đứng lên, nhẹ ra cũng 200 $ CAD chưa tính tiền " bo " đấy ! mà chỉ riêng TP HCM với vài trăm nhà hàng, mỗi ngày chỉ cần 300 vụ quan chức mời nhau là cũng toi luôn 60 000 CAD rồi !
    Mà giả sử không phải quan chức mời nhau, cứ cho là các nhà tham dự thầu mời ... tiền chi tiêu đó cuối cùng cũng là tiền lấy được từ các gói thầu, cũng là từ nhà nước và do thuế của dân đóng góp .
    Vậy thì nếu đảng và nhà nước đưa quyết tâm bài trừ tham nhũng, xin hãy đặt vai trò báo chí vào hàng ngũ chống tham nhũng, tại văn phòng chính phủ chỉ cần đặt 1 ban đọc báo, Trình 1 cấp thẩm quyền giải quyết ( Chánh văn phòng Thủ Tướng chẳng hạn ) hoặc can thiệp, điều tra ... phối hợp ... rồi phản hồi lại ngay trên báo chi về kết quả ...
    Nếu những mầm mống tham nhũng được phát hiện và giải quyết kịp thời, chúng ta sẽ tránh được việc thất thoát lớn lao về tài nguyên kể cả việc thất thoát cán bộ .
    Tình trạng bưng bít thông tin và chỉ đến khi không còn che dấu được nữa mới để bùng ra như hiện nay theo tôi thấy thì thiệt hại quá nặng . Hãy nhìn vào vụ dầu khí, Lã thị Kim Oanh ...., nhiều khi không hiểu nổi là tại sao phải chờ lâu đến thế rồi mới phát hiện ? mà đã phát hiện thì không còn giải pháp cứu chữa ; giá mà phát hiện sớm có khi nhiều người không đến nỗi bị án tử hình !
    Tôi tin rằng với biện pháp này :
    1/ Nới rộng tự do báo chí, cho phép Báo chí quyền xem xét chi tiêu ngân sách .
    2/ 1 văn phòng liên lạc báo chí cạnh Thủ Tướng, báo cáo kịp thời lên Thủ Tướng hoặc giới chức có thẩm quyền giải quyết nhằm NGĂN CHẶN các tình huống có thể xảy ra tham nhũng .
    sẽ giúp cho việc bài trừ có hiệu quả hơn .
    Trên đây mới chỉ là 1 trong hàng chục, hàng trăm biện pháp nếu quả thật : Tham nhũng phải chết để nhân dân được ấm no .
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 08:31 ngày 03/12/2004
  6. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Em tán thành quan điểm của bác Minh về chống tham những không nên lập thêm cơ quan nhà nước chuyên trách mà nên thông qua việc nâng cao quyền giám sát của nhân dân mà cụ thể là qua các cơ quan ngôn luận ?" báo chí .
    Tuy nhiên, theo em, việc giám sát của nhân dân cần thực hiện toàn diện trên nhiều lĩnh vực, nhiều nội dung và theo nhiều kênh thông tin khác nhau, chứ không nên quá tập trung vào báo chí vì báo chí chỉ là một kênh thông tin, mà lại là một kênh thông tin gián tiếp, chưa thực sự và hoàn toàn phản ánh chính xác và trung thực nguyện vọng của nhân dân.
    Cụ thể, có thể hình dung quyền giám sát của nhân dân qua các góc độ :
    1. Trực tiếp :
    Người dân trực tiếp tố cáo những sai phạm với cơ quan NN và các cán bộ có thẩm quyền.
    Việc trực tiếp tố cáo này còn có thể áp dụng với nhân viên của chính các cơ quan NN khi cơ quan nhà nước và những cán bộ trong đó có biển hiện vi phạm.
    Kinh nghiệm chống tham nhũng của Singapore cho thấy : nếu luật định một cán bộ, công chức có mức sống - sinh họat, tiêu dùng - vượt quá khả năng có được từ những nguồn thu nhập hợp pháp là bằng chứng cụ thể và hùng hồn rằng cán bộ đó có biểu hiện tham nhũng ---- > điều tra, thì tình trạng tham nhũng và khả năng để tham nhũng là rất thấp.
    Rõ ràng rằng, nguời có thể phát hiện những điều này không ai khác ngoài người dân và không một hành vi sai phạm nào có thể che đậy được tai mắt nhân dân.
    Bên cạnh đó, việc thực hiện quyền năng này chỉ ổn thỏa khi có một cơ sở bảo vệ hợp lý cho người trực tiếp và dũng cảm tố cáo những sai phạm.
    Hiện tại, theo quy định hiện hành, các đảng viên bên cạnh sinh họat đảng theo khối, theo ngành nơi công tác còn phải tham gia sinh họat đảng tại địa phương, tại nơi cư trú. Tuy nhiên, biện pháp này hiện chỉ đảm bảo tính gần gũi với cơ sở và địa phương chứ chưa đủ để tại điều kiện cho người dân giám sát người cán bộ trong sinh họat.
    Ngoài ra, để nâng cao sức mạnh và năng lực lãnh đạo của Đảng, những hình thức như :
    - Cầu truyền hình trực tiếp hay đối thoại giữa chính quyền và nhân dân : được thực hiện thí điểm và rất hiệu quả tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Cần Thơ, ? nên nhân rộng, ?
    - Gặp mặt và báo cáo kết quả làm việc với cử tri định kỳ của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và Quốc hội cũng như tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân cần thực hiện thường xuyên.
    - Tổ chức thực hiện việc đối thoại gián tiếp qua thư, email, ? với quy định trách nhiệm trả lời của các cơ quan công quyền.
    2. Gián tiếp :
    Về gián tiếp thì có rất nhiều, hình thức, mà trong đó, như bác Minh đã đề cập, báo chí là một hình thức hiệu quả, ? bên cạnh đó, cần có những hình thức khác, mà đặc biệt cần nhấn mạnh các hình thức thể hiện tính tự quản cao của xã hội : các tổ chức xã hội theo ngành nghề, các hội đoàn thể, ?
    Thực sự, theo em, trong hình thức giám sát và thực hiện quyền giám sát của nhân dân chống tham nhũng này, vai trò của những người đại biểu nhân dân là cực kỳ quan trọng.
    Nhà nước chúng ta đôi khi nhấn mạnh vai trò của chế độ dân chủ đại nghị qua những người đại biểu nhân dân, nhưng lại không làm tốt việc marketing hình ảnh và vai trò của họ cũng như tạo điều kiện cho họ thực hiện quyền năng to lớn của mình theo luật định.
    Ôi trời, túm lại, em ủng hộ việc không tạo thêm một cơ quan mới để làm cái cóc chết gì ?" cái gì là chuyên trách chống tham nhũng ?" cái gì là chuyên lo việc thanh tra, điều tra chống tham nhũng, tất cả chỉ là hình thức cho vui, và che đậy cái sự lưu luyến tham quyền cố vị của của các cụ thôi.
  7. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Viện Kiểm sát không dám nhận chức năng điều tra chống tham nhũng khi lãnh đạo đảng đề nghị xem xét tổ chức theo hướng này. Một trong những lý do là Viện Kiểm sát không đủ quyền hạn khi tham nhũng có thể có ở cấp cao hơn.
    Cơ quan chống tham nhũng cụ thể sẽ không được thành lập. Xu hướng là thành lập một ban điều phối, chỉ đạo do lãnh đạo cao cấp nhất của đảng/nhà nước đứng đầu. Điều này sẽ rõ khi có Luật chống tham nhũng vào năm tới (2005).
    Trong những năm tới có thể sẽ có những vụ án lớn về tham nhũng.
    (Tin không chính thức ?" Hà Nội 12/2004)
    Được khanglawyer sửa chữa / chuyển vào 11:40 ngày 28/12/2004
  8. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Báo Thanh niên chào buổi sáng với bài rất thú vị, chuyển vào đây cho mọi người coi:
    "Chào buổi sáng Thứ Sáu ngày 25/02/2005, 00h38 GMT+7

    Các ?othuê bao đặc biệt? di chuyển về Hà Nội làm gì trong dịp Tết?

    Trong buổi họp báo sáng 24/2/2005 của Vinaphone về sự cố nghẽn mạng, những thông tin kỹ thuật cho thấy sự cố nghẽn mạng xảy ra nặng nhất tại thủ đô Hà Nội, đặc biệt là dịp trước Tết. Tuy nhiên, một chi tiết thú vị khác lại không có tại cuộc họp báo.
    Một nguồn tin rất ?onghiệp vụ? từ ngành Bưu chính Viễn thông cho biết, một số lượng lớn các thuê bao di động ?ođặc biệt? dịch chuyển từ hàng chục tỉnh, thành phố về Hà Nội vào ngày 25 - 26 Tết âm lịch. Những thuê bao này đều đăng ký tên của các lãnh đạo địa phương, thậm chí ở cả tới cấp huyện... Đi cùng với các thuê bao đặc biệt này là cả một số lượng thuê bao khác nữa. Việc di chuyển của các thuê bao này kéo theo lưu lượng tăng đột biến các cuộc gọi từ các thuê bao này về địa phương nơi thuê bao đăng ký và các cuộc gọi khác tại Hà Nội. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây nghẽn mạng vào dịp trước Tết tại Hà Nội.
    Các ?othuê bao? này có việc gì tại Hà Nội vào dịp giáp Tết âm lịch vậy? Nếu như ngành bưu chính viễn thông công bố công khai các sơ đồ di chuyển của các thuê bao này thì có lẽ sẽ có nhiều người phải giật mình.
    Trước Tết, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị về việc đón Tết Ất Dậu lành mạnh, tiết kiệm. Thế nhưng, xem ra chỉ thị này vẫn chưa đến được với cấp địa phương nên các ?othuê bao? địa phương vẫn cứ di chuyển và gây ra ?onghẽn mạng?.
    Hoàng Ly"
    http://www.thanhnien.com.vn/TinTuc/ChaoBuoiSang/2005/2/25/43219/
    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 13:16 ngày 25/02/2005
  9. longtran78

    longtran78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2004
    Bài viết:
    242
    Đã được thích:
    0
    Lâu em mới vào đây, thấy các bác bàn về tham nhũng sôi nổi quá, khi nào em qua học hỏi sau vậy. Chỉ xin có một lời với bác Minh Trinh ở trên.
    Tham nhũng là hiện tượng phổ biến, nó gắn liền với sự ra đời và phát triển của Nhà nước, gắn với quyền lực (em viết thế này vì trên thế giới và ở nước ta cũng đã bắt đầu đề cập đến tham nhũng trong khu vực tư rồi, trước đây là gắn với quyền lực nhà nước, nhưng nay khu vực tư cũng được tuýt còi). Người ta không thể chống nó mà chỉ là kiềm chế tham nhũng mà thôi. Do vậy không thể nói là một quốc gia nào, một chính phủ nào không có tham nhũng, tham nhũng luôn hiện hữu nhưng chỉ là ở mức độ nào mà thôi. Cái này bọn TI nó có danh sách xếp hạng như bóng đá ấy.
    Tham nhũng có 12 hành vi con như: lừa đảo trong mua sắm công, trả tiền bất chính để lót tay các quan chức để được cung cấp hàng hoá hay dịch vụ mà người dân được hưởng một cách chính đáng, thiết kế hay lựa chọn các dự án phi kinh tế vì cơ hội nhận tiền hay bảo trợ về chính trị, ăn cắp hay biển thủ tài sản công, tống tiền, quyền hạn hoặc đề bạt....
    Còn tổn thất của nó thì có nhiều, rất nhiều. Em không nhớ bọn nào đã thống kê rằng, tham nhũng làm tổn thất 17% GDP ở Châu Á đấy, nhiều quá nhỉ! các Chính phủ ở khu vực này phải trả thêm 20-100% cho các hàng hoá và dịch vụ vì thủ tục mờ ám. Một phần ba đầu tư công bị tham nhũng. Một con số quá lớn nhỉ, số money này làm được khối việc cho xã hội các bác nhỉ! Mà ở trong đó có một phần là tiền thuế của bố mẹ và của chính bản thân em và các bác, đau thật!
    Khi nào rỗi em lên hầu chuyện nhé, về cái cơ quan chống tham nhũng ấy!
  10. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    ah , nếu em ở Vie6.t nam thì anh rất mong được ... nói chuyện đấy em ; chứ việt kiều thì anh không dám đâu nhé vì có tay " bôn " đang nghi ngờ anh vào đây, lôi kéo VK để chiếm đoạt cái của nợ gì đấy em ạ .
    Anh cũng đồng ý với em là cái tệ nạn này nó có từ trước cả năm Gia Tĩnh đời Minh ( không phải đời anh đâu em ) vì thế mà văn hóa có được truyện Kiều , nếu là ở VN thì bây giờ phải là truyện vạn kiều và việt kiều . .

Chia sẻ trang này