1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luật chống tham nhũng và "Cơ quan chống tham nhũng"...cần thiết nhưng có hiệu quả hay không?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi tribunal_president, 24/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. longtran78

    longtran78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2004
    Bài viết:
    242
    Đã được thích:
    0
    Em ở VN, bác nói việt kiều việt kiếc gì nghe khiếp thế? mà bây giờ việt kiều về xây dựng quê hương nhiều đấy chứ? có bác gì học luật ở Đức bây giờ ở tp Hồ Chí Minh đợt vừa rồi bảo soạn lại Luật Cạnh tranh đấy nhỉ, em nghe tiếng những không biết nhiều về đ/c này, bác này cũng việt kiều gì đấy chứ. họ về nhiều đóng góp xây dựng quê hương tốt còn gì, bác nhỉ!
  2. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Luật chông tham nhũng?
    Có cái gì đó không ổn ngay từ tên đạo luật này. Trong lĩnh vực lập pháp nói chung, điểm mấu chốt trong concept paper của một đạo luật chống tham nhũng là "cần phải tồn tại những cơ chế thích ứng để kiềm chế và kiểm soát quyền lực trong các nhánh khác nhau của Nhà nước". Chưa có điều kiện như vậy.

    Mặt khác, nếu xem xét từ khía cạnh thực tế; cứ giả sử là có một Luật Chống tham nhũng và một cơ quan chống tham nhũng hoạt động có hiệu quả, đất nước sẽ lâm vào tình trạng bất ổn tức thì. Sẽ chẳng có ai làm việc cả!!!. Thử hỏi từ một anh CSGT ở ngã tư cho đến 1 bộ trưởng- có ai sống được bằng tiền Nhà nước trả.
    Tóm lại, nếu một buổi sáng đẹp trời nào đó chúng ta thức dậy mà không có tham nhũng, thì toàn bộ cơ cấu xã hội sẽ đảo lộn ngay lập tức.
  3. hehe_hehe734

    hehe_hehe734 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Em là em thích cái câu cuối cùng này của anh Hà...tuy chưa có dịp được gặp những cb cấp cao nhưng từ trưởng phòng cho đến các loại Trưởng khác...em cũng gặp không ít...và cũng không ít người nói...mệt nhọc gì bon chen...mỗi sáng thức dậy có 5-6 triệu rơi trên đình màn và chạy vô túi vợ là được roài...nhưng nếu lật lại...họ làm sao để có thể "vô tư" cầm những đồng tiền mà ta gọi là "Hối lộ " ấy một cách "ngon lành"...câu trả lời đơn giản là "họ là người làm được việc". Cái việc mà người ta gọi là "đối tượng mà người đưa hối lộ hướng tới". Lạm bàn với các bác vài câu, xin phép nếu làm ngứa lưỡi ai đó.
  4. diendanrieng

    diendanrieng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Pháp luật và hệ thống thực hành pháp luật có thể bị vô hiệu hoá dễ dàng . Có luật hay không có luật cũng vậy thôi . Xã hội VN hiện nay lúc nào cũng trông chờ vào sự ban ơn của kẻ khác thì tham nhũng hay không tham nhũng là chuyện của các ông lớn chứ chẳng phải chuyện của dân đen . Dân đen chẳng làm được gì đâu . Nếu bạn là ông lớn , bạn có dám chắc mình không bao giờ lem nhem hay dung túng cho thuộc hạ làm bậy không ?
    Luật sẽ làm cho xã hội cảm thấy nguyện vọng của mình được chiếu cố . Thế thôi !
    Khi nào 75% nông dân bị phá sản bớt còn khoản 30%-40% , lúc đó hãy nói đến chuyện chống tham nhũng một cách nghiêm túc . Nguời nói là xã hội công dân chứ chẳng phải các ông lớn đâu nhá !
    Lúc nào mà người hô hào chống tham nhũng vẫn còn là các ông lớn thì đám dân đen các vị cứ yên tâm sống dưới ánh mặt trời đi . Chẳng có gì thay đổi đâu .
    Tôi ghét nhất là những kẻ yếu đuối mà hay đòi hỏi .
    Được diendanrieng sửa chữa / chuyển vào 16:01 ngày 01/03/2005
  5. tqvn2004

    tqvn2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2004
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Luật và cơ quan chống tham nhũng chỉ là liều thuốc bổ trợ thôi, không phải là liều thuốc chính cho vấn nạn tham nhũng của Việt Nam hiện nay. Chữa bệnh tham nhũng ở Việt Nam bằng luật và cơ quan chuyên trách chống tham nhũng thì không khác gì bị virus mà uống kháng sinh.
    Muốn triệt tận gốc, phải hiểu rõ nguyên nhân tạo ra tham nhũng. Ở Việt Nam, đó là chính vì quyền lực tuyệt đối. Muốn dứt bệnh phải có những cái "phanh" (lời bác TS Lê Đăng Doanh) để hãm quyền lực. Chúng ta có thể ra luật chống tham nhũng, nhưng luật đó sẽ chẳng có ý nghĩa nếu người ta không tuân theo. Chúng ta cũng có thể tạo ra cơ quan chuyên trách chống tham nhũng, nhưng nếu nó không độc lập với hệ thống quyền lực thì cũng không thể trở thành cái "phanh" được.
    Để dứt nạn tham nhũng ở nước ta, chúng ta cần nói về những cái cao hơn kia. Tay bẩn có nước rửa, nước bẩn thì lấy gì để rửa đây?
    ////////////////////////////////// www.tinvit.dk ////////////////////////////////////////
  6. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Các cơ quan quyền lực nhà nước hiện nay đều hoạt động theo nguyên tắc phối hợp và chế ước, theo nguyên tắc này 1 cơ quan lạm quyền thì sớm muộn cũng bị phanh phui
    Bộ luật hình sự qui định về nhóm tội tham cũng có khung hình phạt rất cao, trong đó có hai tội đạt mức hình phạt cao nhất là tử hình. Việt Nam lại chuẩn bị gia nhập ông ước chống tham nhũng nữa và đang trong thời kỳ nội luật hoá để pháp luật trong nước phù hợp với công ước
    Theo em nguyên nhân của tham nhũng không phải là do pháp luật chúng ta sử nhẹ nhóm tội này, và cũng không phải hoàn toàn là do cơ chế mà chính là do đồng lương không phù hợp. Mức lương tối thiểu bao gồm mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu ngành và mức lương tối thiểu khu vực. Nhà nước mới chỉ xây dựng được mức lương tối thiểu chung, hai mức còn lại vẫn chưa xây dựng được. Với mức lương tối thiểu chung 300k 1 tháng, thì sống như thế nào ở các khu đô thị?. Chẳng lẽ cán bộ công chức phải chịu đói mà chống tham nhũng ?. Vì thế điều qun trọng là xây dựng được cácc mức lương còn lại
  7. tqvn2004

    tqvn2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2004
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Những điều kiện thuận lợi cho Tham nhũng:
    * Khi quyền lực tập trung vào tay nhà nước, và nhà nước đó không chịu trách nhiệm trực tiếp với dân chúng, như thường thấy ở các chế độ độc tài (Concentration of power in decisionmakers not directly accountable to the people as often seen in non-democratic regimes.)
    * Khi thiếu sự minh bạch và công khai trong những quyết định của chính phủ (Lack of government transparency in decisionmaking.)
    * Khi các cuộc vận động chính trị tốn kém, mà chi phí vượt quá các nguồn trợ chính trị (Costly political campaigns, with expenses exceeding normal sources of political funding.)
    * Khi có số lượng lớn nguồn vốn công tham gia vào dự án (Large amounts of public capital involved in a project.)
    * Khi tồn tại hệ thống những nhóm người có tính tư lợi và bảo thủ bảo vệ và bao che lẫn nhau (Self-interested closed cliques and "old-boy" networks.)
    * Khi thể chế nhà nước pháp quyền yếu hoặc không tồn tại (Weak rule of law.)
    * Khi ngành luật yếu kém (Weak legal profession.)
    * Khi tự do ngôn luận và tự do báo chí ít được tôn trọng (Minimal freedom of speech or freedom of the press.)
    * Khi nhân viên công quyền được trả lương thấp (Poorly-paid government officials.)
    * Khi dân chúng thờ ơ, vô tự hoặc ngây thơ dẫn đến việc không quan tâm đầy đủ đến các tiến trình chính trị (Apathetic, uninterested, or gullible populace that fails to give adequate attention to political processes.)
    * Khi thiếu những biện pháp quản lý nhằm ngăn chặn hối lộ hoặc cái gọi là "hiến tiền vận động" (Absence of adequate controls to prevent bribery or so-called "campaign donations.")
    Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Political_corruption
    Như vậy, để chống tham nhũng, chúng ta phải loại bỏ những điều kiện thuận lợi nói trên:
    1/ Phải xây dựng một nhà nước thực sự chịu trách nhiệm với dân, tôn trọng pháp luật (nhà nước pháp quyền).
    2/ Tăng cường tính công khai và minh bạch trong các quyết định và chính sách của nhà nước
    3/ Cho phép tự do ngôn luận và tự do báo chí
    4/ Nâng cao nhận thức cho dân chúng về quyền lợi chính trị của mình, để họ tham gia tích cực hơn vào việc kiểm soát hệ thống chính trị.
    5/ Tinh giản hệ thống quản lý nhà nước và tăng lương cho các nhân viên công quyền.
    6/ Giảm tối thiểu các dự án / công ty quốc doanh. Cái gì mà tư nhân làm được thì nhà nước không làm. Nhà nước chỉ đầu tư vào những lĩnh vực không hấp dẫn đối với tư nhân mà thôi.
  8. litt

    litt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2005
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0

    TTO và toàn văn dự thảo Luật chống tham nhũng:
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=81552&ChannelID=6
  9. tqvn2004

    tqvn2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2004
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Luật khá hay và rõ ràng. Vấn đề là ai sẽ là người thực hiện luật này? Nếu tôi vừa đá bóng vừa thổi còi, không bao giờ tôi tự thổi "việt vị" mình.
    /////////////////////////////////////// www.tinvit.dk ///////////////////////////////////////
  10. longtran78

    longtran78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2004
    Bài viết:
    242
    Đã được thích:
    0
    Em hỏi ý kiến các bác về việc dùng internet để chống tham nhũng. Đại khái là việc lập ra một trang Web về chống tham nhũng, trong đó người dân có cơ hội tố cáo những hành vi sai trái, tham ô, tham nhũng. Người đưa tin có thể gửi đính kèm file văn bản hoặc hình ảnh làm tư liệu tham khảo, dẫn chứng.
    Trang Web cũng là nơi đưa tin về các vụ việc tham nhũng đã và đang được điều tra, phát hiện và xử lý; Có các trường để khai báo danh tính của người đưa tin để dễ liên hệ điều tra sự việc và được đảm bảo giữ bí mật. Người đưa tin cũng có thể không cần khai báo danh tính... Đại khái là vậy.
    Các bác vào cho ý kiến cái!

Chia sẻ trang này