1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luật Dân Sự...một số khái niệm.....?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi daibangden, 24/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. daibangden

    daibangden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Luật Dân Sự...một số khái niệm.....?

    Hiện nay em đang học Luật Dân Sự có 1 số khái niệm em không rõ xin các bác giúp đỡ :
    _ Phân biệt giá trị nhân thân, lợi ích nhân thân và quyền nhân thân ?
    _ Phân biệt cá nhân, công dân và thể nhân ?
    Và một bài tập như sau :
    A và B thách nhau thử vận may bằng cách tung đồng xu. Hai bên thoả thuận nếu đồng xu xấp thì A được chiếc xe máy của B; nếu đồng xu ngữa thì A phải trả cho B một số tiền tương đương với giá trị chiếc xe máy của B. Sau khi tung đồng xu, chẳng may đồng xu sấp nên A đòi B giao xe, B không thực hiện cam kết, A kiện B ra Ủy ban Nhân dân xã M. Cán bộ Ủy ban xã đã hướng dẫn A làm đơn kiện B yêu cầu Toà án huyện N giải quyết về việc tranh chấp dân sự. Hỏi hướng dẩn đó là đúng hay sai ? Vì sao ?
    _ Theo em thì hướng dẩn đó là đúng, vì hướng dẩn ấy chỉ là hướng dẫn A đi kiện về một tranh chấp dân sự.
    _ Nhưng theo thầy em thì hướng dẫn đó là sai vì theo thầy là giao dịch đó không phải thuộc phạm vi điều chỉnh của luật Dân sự, bởi vì đó không phải là một giao dịch dân sự vì vi phạm pháp luật. Nhưng em nghĩ, chỉ có toà án mới tuyên bố được giao dịch đó là giao dịch vô hiệu do vi phạm pháp luật còn bản thân giao dịch đó vẫn là một giao dịch dân sự chứ....?

    Things won't be the same without you
  2. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Xin đưa ra một số ý kiến chủ quan của tôi , hy vọng phần nào giải đáp những thắc mắc của bạn :) .
    1- Phân biệt giá trị nhân thân, lợi ích nhân thân và quyền nhân thân
    Quyền nhân thân : quyền , xét dưới giác độ pháp lý thì đó là điều mà pháp luật công nhận cho người được hưởng, được làm, được đòi hỏi , quyền nhân thân của một người có đối tượng là những yếu tố thuộc về bản thân người đó như : họ tên, hình ảnh, danh dự, bí mật đời tư... ==> các quyền nhân thân như : quyền có họ tên, quyền thay đổi họ tên, quyền đối với hình ảnh, quyền được bảo vệ bí mật đời tư...
    Giá trị nhân thân : khi đánh giá về nhân thân nói chung của một người hoặc một khía cạnh nào đó của nhân thân người đó người ta sẽ dựa trên cơ sở giá trị nhân thân .
    Ví dụ như trong các vụ án hình sự, khi xác định mức hình phạt quan toà thường xem xét đến yếu tố nhân thân của bị cáo, nếu nhân thân tốt có thể được giảm nhẹ phần nào hình phạt ==> đó là đánh giá về giá trị nhân thân . Hoặc khi nói : ông X là một giáo sư rất có uy tín trong giới khoa học ==> đánh giá về giá trị nhân thân.
    Lợi ích nhân thân : những lợi ích có được gắn liền với yếu tố nhân thân của chủ thể, có thể đó là lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần.
    Y là một hoạ sĩ, anh ta có tài và nhờ tài năng của mình anh ta trở nên nổi tiếng . Do vậy, trong giới anh ta được tôn trọng, có uy tín và có cả sự ngưỡng mộ. Cũng nhờ tài năng và sự nổi tiếng của mình tranh của anh ta rất được ưa chuộng và vì thế bán rất chạy ===> Đó là những lợi ích nhân thân.
    2- Phân biệt cá nhân, công dân và thể nhân
    Công dân : Người mang một quốc tịch xác định và thuộc về thành phần dân cư của quốc gia mà người đó mang quốc tịch. Ví dụ : người mang quốc tịch Việt Nam ==> công dân Việt Nam.
    Cá nhân : Dùng để chỉ từng cá thể người nói chung - ko gắn với yếu tố quốc tịch như công dân.
    Thể nhân : bao gồm có cá nhân và tập thể người .
    Hộ gia đình, tổ hợp tác, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, cá nhân ... >>> thuộc khái niệm thể nhân .
    Có thể nhìn nhận một cách rõ ràng hơn khái niệm này khi đem đối chiếu với khái niệm pháp nhân. Thể nhân và pháp nhân là một cặp phạm trù có nguồn gốc từ dân luật cổ điển. Trong khi thể nhân dùng để chỉ những chủ thể là con người thì pháp nhân là khái niệm để chỉ một loại chủ thể đặc biệt , trừu tượng nhưng độc lập với con người - ko phải là con người. Sự khác biệt cơ bản giữa thể nhân và pháp nhân đó là sự tách bạch về tài sản .
  3. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Nếu vậy bạn hỏi lại thầy giáo bạn xem trường hợp này thì sao :
    Sau khi tung đồng xu, A thắng và B "quân tử" giao xe cho A theo đúng thoả thuận . Về nhà, vợ B biết chuyện, tiếc của và nhất nhất bắt chồng đến đòi lại xe. B bị vợ chì chiết nhiều quá đành đến nhà A đòi xe . Hai người tranh cãi và dẫn nhau ra UB xã, cán bộ tư pháp xã bảo B là để yêu cầu A trả lại xe thì B phải khởi kiện ra toà dân sự .
    Ở đây vẫn là thoả thuận cũ, có điều nó đi xa hơn thông qua việc B thực hiện cam kết giao xe cho A. Tính chất của thoả thuận vẫn không hợp pháp , như vậy theo cách lập luận của thầy giáo bạn thì hướng dẫn trên cũng sẽ là sai, B không thể kiện ra toà dân sự yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu vì thoả thuận trên là trái pháp luật !!!??? Bạn hỏi xem thầy bạn nói sao nhé ! hi`..
    ------------------------------------------------------
    Xin bàn thêm một chút :
    Toà án chỉ xem xét và ra quyết định tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu khi có yêu cầu của một trong các bên hoặc của VKS, tổ chức xã hội để bảo vệ lợi ích chung. Giao dịch dân sự vô hiệu sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên ngay từ thời điểm xác lập, nếu 1 trong 2 bên (hoặc cả 2) đã thực hiện nghĩa vụ của mình thì phải quay lại trạng thái ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận .
    Do vậy, với ví dụ ban đầu của bạn , chỉ cần hướng dẫn là đủ để giải quyết ổn thoả, B cũng không cần phải yêu cầu TA tuyên bố vô hiệu vì điều đó không mấy ý nghĩa - B vẫn chưa thực hiện cam kết (nghĩa vụ) - 2 bên vẫn ở trạng thái ban đầu - có tuyên bố vô hiệu thì vẫn vậy. Đối với thoả thuận này, việc tuyên bố vô hiệu chỉ có ý nghĩa khi B đã giao xe cho A . Khi toà tuyên bố Giao dịch DS vô hiêu ==> 2 bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận ===> A phải trả lại xe cho B.
  4. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    em có 1 tình huống như thế này , các bác cùng em mổ xẻ cho vui nhá
    A bị bệnh tim , đang chạy xe máy trên đường thì B chạy xe với tốc độ cao bấm còi inh ỏi phóng đến chạy ngang qua A, khổ nổi còi của B được thay bằng còi xe cứu thương để kêu cho nó nổi
    Tiếng còi làm A hết hồn, kêu Á lên rồi ngã vật xuống đường nhằm lúc C chạy xe cán lên . A chết
    Vậy A có được bồi thường hay không, hay A tự chịu
    To bác Remidiot, mấy hôm nay thấy bác hơi ít lên , định tranh luận với bác mà hôm nay mới có dịp, không biết bác có hứng thú không , em té nhá
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  5. letwellone

    letwellone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2003
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn,
    Bạn có thể cho mình biết lời giải thích của bạn dựa trên cơ sở pháp lý nào không?
    Cám ơn nhiều.
    Quitte à tout prendre prenez mes gosses et la télé,
    ........ mais vous n''aurez pas, ma liberté de penser
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 10:06 ngày 05/11/2003
  6. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    To @letwellone : Reme trình bày những khái niệm đó theo ý hiểu của mình - nhưng tất nhiên không phải Reme tự nhiên hiểu và "giải thích" thế mà phải dựa trên những cơ sở nhất định nào đó về mặt quy phạm. Tuy nhiên do điều này mang tính tổng hợp nên không thể viện dẫn một quy phạm trực tiếp nào cả. Nếu bạn yêu cầu Reme chỉ ra những quy phạm làm cơ sở cho những giải thích của mình thì phải viện dẫn rất nhiều điều luật - và không có điều luật nào trực tiếp quy định những điều "giải thích" trên, cái đó bạn phải tự xem xét các quy phạm và rút ra đánh giá của riêng mình .
    Cũng đã lưu ý trước khi viết rằng đó chỉ là cách hiểu chủ quan của riêng cá nhân Reme , có thể có chỗ chưa chính xác/chưa đầy đủ, thậm chí ..sai. Và nếu letwellone hay bạn nào đó thấy cần "chỉnh" chỗ nào thì chỉ cho Reme :) .
  7. letwellone

    letwellone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2003
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0

    Chào bạn,
    Theo mình thì, luật gia nói là dựa trên cơ sở pháp lý nhất định. Ví dụ như là văn bản đó nằm ở đâu, còn hiệu lực pháp lý hay không?...
    Đó là điều làm nên giá trị cơ bản của sự khác nhau giữa người học và làm luật với những người học và làm những ngành khoa học khác. Như bạn biết đấy, ngoài những văn bản luật ra còn có những văn bản dưới luật để hướng dẫn thi hành, và giải thích pháp luật, ......
    Mình cũng là người quan tâm đến câu hỏi trên nên muốn biết cụ thể một vài văn bản điều chỉnh lĩnh vực này. Câu hỏi của mình hoàn toàn mang tính thiện chí.
    Letwellone
    Let well alone!
  8. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Khi bác Reme chưa trả lời thì tôi xin có vài lời:
    Vấn đề các khái niệm là một vấn đề mang tính lý luận. Nếu chúng ta không dựa ''dẫm'' được vào các điều Luật, các nguyên tắc của Luật (vì trong đó không nói) thì phải dựa và các tài liệu nghiên cứu ( như giáo trình, tạp chí, sách tham khảo, từ điển ...). Từ đó chúng ta tự tạo nên một kiến thức tổng hợp cho mình (hoặc lấy đó làm kiến thức của mình). Thế cho nên bạn không thể đòi hỏi sự giải thích kiểu như ''''nói là cứng họng không cãi được'''' đối với các khái niệm như trên.
    Xin nói thêm một chút về khái niệm ''Thể nhân''. Theo như tôi được biết thì đó là cách gọi của bác Ngố. (các bác nào học bên Nga về đính chính lại hộ em). Thể nhân là một khái niệm dùng trong lĩnh vực Luật thương mại (hay Luật kinh tế, hay Luật kinh doanh, phụ thuộc vào cách gọi của mỗi nước) bao gồm cá nhân và những chủ thể không phải là pháp nhân. Chính vì Việt Nam mình không có khái niệm thể nhân trong Luật nên các bác nhà mình không biết gọi mấy ông không có tư cách pháp nhân như: Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, hộ kinh doanh cá thể là gì cả. Và có ý kiến cho rằng nên quy định như bác họ hàng gần của chúng ta (bác Ngố) thì sẽ hoàn thiện các khái niệm hơn.

    No sign!!!
  9. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0

    To letwellone :
    Theo Reme thì người học luật không phải được đào tạo ra để.. tra cứu văn bản luật, do vậy không phải lúc nào cũng lấy quy phạm làm "kim chỉ nam" cho nhận thức của mình hoặc lúc nào cũng "bới" luật ra để làm cơ sở cho lý lẽ của mình, bởi quy phạm đôi khi có thể sai, thiếu chính xác , không đầy đủ hoặc.. không có quy phạm. Do đó lập luận, lý lẽ và nhận thức không phải hoàn toàn trên cơ sở một /một số điều luật trong 1 văn bản nào đó mà còn dựa vào cả những yếu tố khác nữa .
    Thông thường đối với việc xử lý tình huống thì phải viện dẫn điều luật cụ thể, tuy nhiên thắc mắc được nêu ra ở đây là về sự khác biệt/phân biệt các khái niệm nên có hơi khác. Chắc hẳn bạn cũng thấy rằng có rất nhiều khái niệm/những thuật ngữ được sử dụng phổ biến nhưng không được (chưa được/hoặc không cần thiết) chuẩn hoá bằng một quy định nào của luật cả , do vậy không thể thoả mãn yêu cầu của bạn bằng cách chỉ ra 1 văn bản cụ thể nào đó có quy định trực tiếp về những khái niệm đó . Và cũng do không có quy định cụ thể trong 1 văn bản nào nên Reme mới dẫn giải theo ý hiểu của mình, còn nếu có thì Reme chỉ cần nêu ra điều luật + tên văn bản cho thắc mắc của bạn daibangden là đủ.
    Ở đây Reme không rõ lắm ý bạn , bạn muốn hỏi về văn bản điều chỉnh về vấn đề Quyền nhân thân , quốc tịch, pháp nhân/thể nhân nói chung hay là những quy phạm cụ thể làm cơ sở cho cách giải thích của Reme ở trên ???
    Nếu ý bạn là điều thứ nhất : Chủ yếu những vấn đề đó được quy định trong BLDS, còn vấn đề quốc tịch thì bạn tham khảo điều 49 Hiến pháp 1992 , Luật quốc tịch Việt Nam- 1998.
    Nếu ý bạn là điều thứ hai : Xin nêu ra đây một số quy định (trong phạm vi các văn bản Luật ):
    Về cá nhân, pháp nhân, thể nhân :
    - Cá nhân : Chương 2 Bộ luật Dân sự 1995
    - Pháp nhân :Chương 3 BLDS
    - Về thể nhân :
    + Chương 4 BLDS : Hộ gia đình, tổ hợp tác
    + Chương 5,6 - Luật Doanh nghiệp 1999: công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân
    + Pháp lệnh luật sư 2001 : Điều 19 - Công ty luật hợp danh
    ...
    Về quyền nhân thân : Mục 2 chương II BLDS
    Xin được nhắc lại rằng tất cả những điều luật trên đều không trực tiếp giải thích cho câu hỏi ban đầu trong chủ đề này, nó chỉ là cơ sở gián tiếp , phải tổng hợp và tự rút ra nhận xét/ câu trả lời cho những thắc mắc nêu trên.
    Về những khái niệm này, ngoài việc xem xét các quy phạm liên quan bạn có thể tra cứu trong Từ điển luật học (tuy nhiên không phải khái niệm nào cũng có) , ngoài ra một số sách tham khảo/ giáo trình về Luật dân sự, luật kinh tế, luật hành chính .. chắc ít nhiều cũng có nói đến .
  10. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi cả hai nói đều có lý của riêng mình, đã nói thì đối với dân học luật quan trọng nhất là phải nói có chứng...
    tuy nhiên khi giải thích một từ ngữ, một định nghĩa thì đâu cần nhất thiết phải viện dẫn luật, nhưng trong trường hợp giải quyết cho vấn đề cụ thể thì cần viện dẫn chính xác căn cứ xác định, điều chỉnh quan hệ đó.

Chia sẻ trang này