1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luật Đất Đai _ Đền Bù

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi tan_bk1987, 29/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quydede

    quydede Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    594
    Đã được thích:
    0
    Còn tôi là công chức nhà nước, tôi có quyền của tôi. Anh muốn biết phải hiểu "Luật". Thế nhé, tôi đang bận.
  2. nguyen_noi

    nguyen_noi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Thôi mà ! Bận gì thì tối nay có đi nhậu được không ? Không thì nói phứt mẹ nó bao nhiêu rồi còn tính chứ .
  3. tan_bk1987

    tan_bk1987 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/01/2006
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    lên tiếp đi nào
  4. sv_luat

    sv_luat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2005
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Ai mà biết , nói như vậy thì pó tay, tự tìm đi
  5. kelvin_le

    kelvin_le Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2006
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Thứ nhất: Mình biết để tham gia câu hỏi này hơi muộn.
    Thứ hai: Theo mình phán đoán thì bạn muốn hỏi rằng "sau khi bị thu hồi đất, diện tích đất còn lại ngoài chỉ giới có diện tích tối thiểu là bao nhiêu mới được xây dựng", đúng không ?
    Nếu vậy: bạn hãy xem khoản 2, điều 9, Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội, ban hành theo Quyết định 26/2005/QĐ-UB ngày 18/02/2005 của UBND Tp. Hà Nội. Cụ thể khoản 2 như sau:
    2. Trường hợp Nhà nước thu hồi một phần đất ở của người đang sử dụng nếu phần diện tích ngoài chỉ giới giải phóng mặt bằng còn lại dưới 20m 2 hoặc từ 20m 2 trở lên nhưng hình thể thửa đất không đủ điều kiện xây dựng nhà ở theo quy hoạch - kiến trúc thì Uỷ ban nhân dân.quận, huyện nơi có đất bị thu hồi ra quyết định thu hồi đất đối với từng hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích công cộng, hoặc tạo điều kiện để cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân chuyển nhượng, chuyển đổi quyền sử dụng đất để hợp khối xây dựng theo quy hoạch.
    Chi phí bồi thường, hỗ trợ được tính vào tổng chi phí bồi thường, hỗ trợ của dự án. Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất để hợp khối, các tổ chức, hộ gia đình cá nhân phải có cam kết về sử dụng đất và xây dựng công trình với Uỷ ban nhân dân quận, huyện.
    Tuy nhiên, ngày 17/3/2006, UBND TP Hà Nội đã ban hành quy định việc cấp phép xây dựng trên địa bàn TP kèm theo Quyết định số 28/2006/QĐ-UB tại Điều 6 của quy định này có đề cập một số trường hợp đáng chú ý trong việc cấp phép xây dựng ở Hà Nội như sau:
    - Các công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn di tích văn hoá, di tích lịch sử - văn hoá chỉ được cấp phép xây dựng khi bảo đảm mật độ xây dựng, đất trồng cây xanh, nơi để các loại xe, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường.
    - Công trình, nhà ở xây dựng được cấp phép phải bảo đảm khoảng cách theo quy định đối với công trình vệ sinh, kho chứa hoá chất độc, các công trình khác có khả năng gây ô nhiễm môi trường, không làm ảnh hưởng đến người sử dụng ở các công trình liền kề xung quanh.
    - Lô đất được cấp phép xây dựng phải có kích thước và vị trí phù hợp với quy hoạch... Cụ thể lô đất có diện tích nhỏ hơn 15m2, có chiều rộng mặt tiền hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng nhỏ hơn 3m hoặc những lô đất có kích thước hình học không đủ điều kiện để xây dựng công trình theo quy hoạch, kiến trúc (phần diện tích xây dựng công trình có nhiều góc cạnh, tỷ lệ chiều dài, chiều rộng không hợp lý...) thì không được phép xây dựng.
    - Công trình nhà ở riêng lẻ trong vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện, chủ đầu tư có giấy tờ hợp pháp, hợp lệ về quyền sử dụng đất... thì được cấp giấy phép xây dựng tạm (có ghi rõ hiệu lực của giấy phép) với tầng cao công trình không quá 2 tầng (chiều cao công trình không quá 8m).
    - Đối với công trình, nhà ở đã có sẵn vị trí cách chân đê hiện tại 5m đến hết phạm vi bảo vệ đê thuộc phía đồng, thuộc phía sông và ở bãi sông, lòng sông mà không gây ảnh hưởng trực tiếp đến thoát lũ, chủ đầu tư có giấy tờ hợp pháp, hợp lệ... có nhu cầu cải tạo, sửa chữa không mở rộng mặt bằng được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp nhận thì được cấp giấy phép xây dựng công trình với điều kiện bảo đảm an toàn cho đê điều và phù hợp với hướng dẫn quản lý của Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội.
    - Việc cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn do UBND quận, huyện quy định cụ thể.

    (Nguồn tin: Báo Xây dựng số 38, ngày 11/5/2006)
    Bạn có thể tìm hiểu thêm để triển khai sớm. Kẻo bên dự án và chính quyền địa phương có thể nhanh tay phang nốt chỗ còn lại với lý do tránh nhà siêu mỏng đấy ! Sau đó họ xây lại thì mình ốm vì tiếc !
    Chúc vui vẻ ![/b]
  6. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    - Theo tui biết thì khi quy họach xong nếu diện tích lô đất không nhỏ hơn 36 m2 và chiều ngang từ 3,3 m trở lên thì mới được cấp hép xây dựng hợp pháp .
    - Đối với các dự án nhà ở, diện tích tối thiểu của lô đất là 60 m2 và chiều ngang từ 5m trở lên. diện tích tối thiểu 30 m2.
    - Hiện nay chính vì cái quy họach bất hợp lý nên mới xảy ra các tình trạng :
    + Nhà siêu mỏng
    + Mất lòng dân
    + Thiệt hại tiền đền bù
    + Mất mỹ quan đô thị v.v.v
    - Theo tôi cách quy họach mặt bằng nên xem lại cách quy họach và đền bù, tỉ dụ mặt bằng đường chính thức muốn quy họach là 40 mét vuông. Thì nên quy họach giải tỏa là 60-80 mét vuông. Vì khi quy họach vào mỗi bên là 20 mét thì phần mặt tiền lộ ra sẽ còn lại 20 mét nếu là quy họach 80 mét.
    - Đất mặt tiền 20 mét giải tỏa hành lang sẽ do nhà nước quản lý. Người dân muốn mua lại phải do nhà nước đấu giá. và bán. Số tiền này sẽ là số tiền khấu trừ vào số tiền đền bù cho phần trước (Vì vốn người dân Việt Nam rất thích đất mặt tiền). Nhà phía sau cũng không vô cớ mà lộ ra thành mặt tiền, nếu muốn thành mặt tiền thì phải mua phần 20m kia anh mới ra mặt tiền.
    - Chứ như cách làm từ trước thì rõ ràng chúng ta thấy, khi khổng khi không nhà mặt hậu tự nhiên quy họach lại được lòi ra mặt tiền vô giá. còn người bị quy họach thì trơ xương số tiền đền bù quá ít ỏi.
    - Giả dụ đất nhà bị giải tỏa nhiều mà khi quy họach cũng còn lại 1 ít, mà số ít đó là 2 mét hay 1 mét thì người ta cũng cố gắng xây cái nhà mỏng dính (siêu mỏng) thì rõ ràng quy họach đô thị kiểu đó là kém khoa học quá tay. mà lại không hợp lòng dân.

Chia sẻ trang này