1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luật đầu tư nước ngoài và những bài toán hóc búa, những lời giải còn chưa khả thi.

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi toeooc, 17/06/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. toeooc

    toeooc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2004
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Luật đầu tư nước ngoài và những bài toán hóc búa, những lời giải còn chưa khả thi.

    Em đang có một cái research rất hay về vấn đề sáp nhập, hợp nhất các cty VN và việc các cty nước ngoài mua lại các cty VN đây. Hy vọng các cao thủ trong box Pháp lý thẳng tay ra chiêu ạ.

    Giả sử em là 1 cty nước ngoài chưa hề có mặt tại VN, nhưng em thấy tiềm năng của một số cty bánh kẹo VN trên thị truờng là rất lớn (VD Bibica). Em muốn mua lại toàn bộ cổ phần của cty Bibica. Tuy nhiên luật Đầu tư nuớc ngoài tại VN (VB 24/2000/NĐ-CP) và quyết định số 36/3003/QĐ-TTg của chính phủ lại quy định CÁC cty nuớc ngoài chỉ đuợc mua nhiều nhất là 30% vốn pháp định của một doanh nghiệp VN, hay chính xác hơn là 1 cty VN chỉ đuợc bán nhiều nhất là 30% cổ phần cho CÁC doanh nghiệp nước ngoài.

    Vậy thì liệu có cách nào đi vòng để cuối cùng em có thể có hơn 50% cổ phần của Bibica không? VD liên doanh với một bọn nước ngoài khác, hay liên doanh với 1 cty VN khác chẳng hạn, đó có phải là một giải pháp thực tế không? Hơn nữa, VB luật VN về vấn đề này còn rất rời rạc và thiếu chi tiết, liệu có chỗ hở nào có thể đi vòng đuợc không?

    Túm lại đây là 1 cái research rất hay. Anh chị nào học Luật và say mê Luật đtư nước ngoài thực sự nhảy vô làm cùng em đê....
  2. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Học luật đầu tư nước ngoài cũng lâu rồi , giờ lơtơmơ lắm , như thấy chủ đề này hay, mờ các các bác cao thủ bỏ 1 tý công sức xem thử thế nào
    -------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    trích:
    Giả sử em là 1 cty nước ngoài chưa hề có mặt tại VN, nhưng em thấy tiềm năng của một số cty bánh kẹo VN trên thị truờng là rất lớn (VD Bibica). Em muốn mua lại toàn bộ cổ phần của cty Bibica. Tuy nhiên luật Đầu tư nuớc ngoài tại VN (VB 24/2000/NĐ-CP) và quyết định số 36/3003/QĐ-TTg của chính phủ lại quy định CÁC cty nuớc ngoài chỉ đuợc mua nhiều nhất là 30% vốn pháp định của một doanh nghiệp VN, hay chính xác hơn là 1 cty VN chỉ đuợc bán nhiều nhất là 30% cổ phần cho CÁC doanh nghiệp nước ngoài.
    -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

    Tớ thì chưa đọc 2 cái văn bản ấy, công ty nước ngoài ấy sẽ lập 1 công ty khác ở VN, vì thành lập ở VN nên cái công ty con ấy sẽ mang quốc tịch VN ,
    Và cái công ty con ấy sẽ mua lại 100% cổ phần của 1 doanh nghiệp VN, tính như thế có được không nhỉ?

    {Đề nghị quý bà con cẩn thận về hình thức bài viết một chút, nhìn bài của cậu SATTHU này chán quá, không nhận ra được đâu là những nội dung của cậu và phần trích. magic chỉnh sửa chút hình thức cho hợp nhãn-Ko sửa nội dung}.
    Được MagicEyesInparadise sửa chữa / chuyển vào 19:02 ngày 17/06/2004
  3. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Bạn có thể tìm lại hồ sơ vụ Cocacola và 1 công ty nhà nước của VN về nước giải khát (hình như tên là chưong dương thì phải _ vụ này lâu quá rồi nên ko nhớ) hồi trước để xem xem Coca làm sao mua lại toàn bộ cổ phần nhé.
  4. toeooc

    toeooc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2004
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    nói chung ý tuởng thì là như vậy nhưng các thủ tục hành chính sẽ rất lằng nhằng rắc rối và tốn thời gian ạ. Bởi vì việc lập 1 cty nưóc ngoài khác ở VN cùng phải trải qua 1 loạt các bước lằng nhằng, sau đó lại dùng cty đo'' mua cty khác, thật em chẳng biết nó sẽ tốn kém bao nhiêu nữa. Bài toán ở đây là làm thế nào minimize các tốn kém đó.
    Còn với Coca, em nghĩ là nó cũng thiết lập 1 cai JV ở VN rồi mua lại Chương Dương, nhưng tất cả đều nằm trong KH mở rộng thị truờng của nó...mà hồ sơ kiếm đâu ra bây giờ, ngoài việc hỏi trực tiếp Coca??
  5. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Chính xác đấy,
    Cái vụ Coca thì lâu lắm rồi, nhưng tóm lại là thế này, bên Coca cho các bác VN vào tròng, đến lúc nó lật hết quân bài lên mới ngã ngửa ra, thế là xong. Cái này gọi là mẹo mực trong kinh doanh (tuy ko fair lắm). Nhưng nó cũng gần giống như trường hợp bạn đang hỏi. Tóm lại là đi đường thẳng ko được thì ta đi vòng vậy.
    Còn hồ sơ, dĩ nhiên là bạn ko thể hỏi thẳng coca được, thử search nhưng bài báo xem, tớ ko chắc chắn là trên mạng còn lưu những bài về vụ này ko, nhưng thể nào cũng có vài dòng về mẹo mực của coca đấy.
  6. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Vụ Coca và 1 hãng làm xà phòng , Mỹ phẩm hơi khác đề tài đưa ra ở chỗ : Coca là Cty Liên doanh, vốn nước ngoài 70%, VN chỉ có miếng đất nhưng giữ 30% .
    2 năm sau, Cocacola lỗ và thêm nữa, họ đòi tăng vốn .
    Theo nguyên tắc liên doanh, Coca lỗ thì VN cũng phải đóng góp bù lỗ, điều này VN không có tiền để bù .
    Mà góp thêm vốn theo tỷ lệ 70/30 thì Vn cũng không tiền , vì thế, Họ đưa ra điều kiện là vậy thì để họ lấy hết và chịu lỗ .
    VN đành phải chịu . Khi lời đòi chia thì lỗ cũng chia , rất fair chứ .
    Cái dở của luật đầu tư là ở điểm đó, VN chắc đã sáng mắt ra rồi .
    Thí dụ như Coca, hương liệu gốc Mỹ bán cho Singapore ( đối tác liên doanh với Vn ) với gía trên trời thì làm gì chẳng lỗ, lương TGĐ bằng tất cả công nhân cộng lại cũng chưa đủ ... làm gì chẳng sạt nghiệp . Vấn đề là Coca Singapore lỗ nhưng có ai truy nổi rằng Coca mẹ bên Mỹ vừa cưo`i vừa bù lỗ cho nó không ?
    Ngay cả Honda, Toyota cũng thế, Những gì Nhật đem qua VN lắp ráp đều kém chất lượng nhưng tính gía nhập cao hơn cả gía bán ở thị trường Mỹ Châu , Gía 1 Toyota Camry ở đây chưa tính thuế chưa tới 15 000 USD trong khi gía thành chưa thuế 1 cái xe lắp ở VN có khi đã hơn !
    Mà cứ xem 1 cái xe cũ nhập nguyên chiếc vào Vn và 1 cái xe ráp ở VN thì 3 năm sau là biết nhau .
    Chẳng phải phía VN không biết nhưng 1 là vì ham tiếng và 2 là vì ham tiền ...
    ====
    Bổ túc thêm .
    Mà cái công thức 30/70 này lạ lắm cơ .
    Cứ đưa ra miếng đất là đòi 30 % mà không bao giờ chịu nghĩ đến gía trị miếng đất .
    Vì thế mà có chuyện sau ( Xảy ra năm 93 chứ bây giờ chắc là thay đổi quy định rồi ) .
    Chủ 2 rạp ciné Văn Hoa ở Trần Quang Khải và Cao Thắng qua Canada lập nghiệp, trước khi rời VN ( 1977 ), họ " tình nguyện " hiến 2 rạp ciné cho nhà nước và cái nhà bên cạnh ( vừa là nhà, vừa là nơi giữ xe cho khán giả ) rộng 500 m được giao cho nhà nước " Tạm thời quản lý "
    Năm 1993, Gia đình này tìm được nhà đầu tư, họ đưa ra kế hoạch xây 2 trung tâm thương mại trị gía khoảng hơn 40 triệu USD ( gía cả năm 93 ) để về liên doanh với VN, nếu được thì gia đình này cũng có chút quyền lợi .
    Nhưng phía VN nhất định tỷ lệ 30/70 !
    Phía nước ngoài đề nghị : Tính trị gía đất ra rồi họ sẽ góp, còn thiếu bao nhiêu thì cả hai bên phải góp cho đủ tỷ lệ ! ...VN vẫn nhất định 30/70 ...Nhà đầu tư nước ngoài rút lui, con trai lớn của gia đình này vì cố gắng theo đuổi với hy vọng thành công không chỉ thất bại mà về đây vừa mất việc, vừa hết vốn vì các chi tiêu và vận động .
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 10:02 ngày 18/06/2004
  7. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    To em You_Know :
    Hì hì .....
    Coca là doanh nghiệp liên doanh, có thay đổi thì cũng thành doanh nghiệp 100 % vốn nước ngoài, .... và nói chung, thế nào đi chăng nữa, kể cả việc chuyển nhượng vốn góp, cũng hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài.
    Trong khi đó, Bibica = Công ty Cổ phần bánh kẹo Biên Hoà là một doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 1999. Và việc chuyển nhượng vốn góp theo đúng các quy định của Luật Doanh nghiệp 1999 và luật khuyến khích đầu tư trong nước 1998 và sửa đổi năm ... ( quên mất rồi )
    Hai trường hợp này khác nhau lắm đấy.
    To em satthu :
    Hướng của em hay lắm, nhưng hiện nay chưa có quy định vào cũng kô có quy định về quyền của doanh nghiệp 100 % vốn nước ngoài hay doanh gnhiệp liên doanh được mua lại cổ phần như trường hợp này, mà " được góp vốn với các doanh nghiệp VN thành lập công ty liên doanh " ( điều 15 ) thôi.
    Vậy thì, theo fsai, chỉ có tạo ra một chủ thể gián tiếp phù hợp với các quy định của luật khuyến khích đầu tư trong nườc thì mới mua đựơc hơn 50 % vốn góp của Bibica.
    Và sau đây là các chủ thể loại đó, tuỳ chọn nhé :
    Theo luật :
    Theo luật năm 1998 : ( điều 5 )
    - Tổ chức, cá nhân VN ;
    - Người VN định cư ở nước ngoài ;
    - Người nước ngoài thường trú tại VN ;
    theo Nghị định 51
    - Doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp, luật HTX, luật DNNN,
    - các cơ sở văn hoá, giáo dục thành lập tại VN ...
    - cá nhân người VN, người nước ngoài thường trú tại VN
    và kô có chủ thể nào cho pháp nhân nước ngoài đâu.
    Điều này có nghĩa là chỉ có thể núp bóng thôi, thông qua một hợp đồng cho vay tiền chẳng hạn, nhưng này, vay tiền của pháp nhân nước ngoài nói chung lại phái đăng ký và trong một só triwòng hợp phải đựơc phê duyệt đấy.
    -
  8. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Sau một ngày trằn trọc, fsai cũng nghĩ được thêm mấy ý này :
    1. Việc sáp nhập hay thâu tóm giữa các công ty, suy cho cùng là nhằm giành lấy quyền kinh doanh = quyền tổ chức kinh doanh hay quyền quản lý doanh nghiệp hay đại loại thế.
    Tổ chức nước ngoài, cá nhân người nước ngoài kô thường trú tại VN có nắm lấy hơn % vốn của Bibica đáng kể thì cũng kô có quyền này. Vả lại số % vốn mà tất cả các chủ thể nươc ngoài được nắm lại kô quá 30 %. Tức là họ chỉ góp vốn kiếm lời thôi, kô có quyền của người đại diện phần vốn góp của mình quản lý doanh nghiệp.
    2. Về doanh nghiệp 100 % vốn FDI, một giấy phép đầu tư = 1 dự án kinh doanh, với 2 câu trả lời chính :
    - Vốn bao nhiêu, huy động từ đâu ;
    - Làm cái gì, sản phẩm gì, bán ở đâu ;
    Trong giấy phép đầu tư ghi rõ số vốn, ngành nghề, ...
    Thành lập 1 dn 100 % vốn FDI, mua lại phần vốn của doanh nghiệp khác kia, sẽ hạch toán thế nào nhỉ :
    - Vốn lấy từ đâu ra để mua ;
    - Trong ngành nghề đăng ký có cho phép việc mua này kô ;
    Nếu tăng vốn, lại phải lập giải trình kinh tế kỹ thuật , v.v... Vậy có nghĩa là kô xong.
    3. Hướng thứ 3 :
    - Thành lập liên doanh với Bibica. Trong trường hợp này, Bibica thành chủ sở hữu phần vốn trong liên doanh, một chủ thể mới, nhưng phần vốn mà bạn cần có thể chuyển vào trong liên doanh rồi đấy.
    - Ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Bibica, ..... bạn bỏ vốn, bỏ người, bibica bỏ tên thương mại. Bạn gián tiếp gành được quyền kinh doanh rồi đấy.
    4. Việc mua trên 50 % vốn này đôi lúc giống như một người thanh lập được 2 doanh nghiệp tư nhân hay cùng lúc mở 2 thứ : hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tư nhân. Do có được 2 CMND khác nhau, cùng tên hay do nhà nước kô kiểm soát nổi. Cứ im im mà làm, ai biết đâu nhỉ.
    Cuối cùng, fsai kô có nhiều thời gian, máy ở cty chạy cũng chậm lắm. Fsai nghe nói đến quỹ Mêkông Capital, và họ đầu tư cho nhiều doanh gnhiệp vn đấy... thử nghiên cứu trường hợp của họ xem nhé.
    Àh. Còn trường hợp thành lập một cty bảo hiểm nhân thọ 100 % vốn FDI chẳng hạn, biết đâu lại có hướng tích cực khi công ty đó được quyền đầu tư ...
    Em You_Know tìm hộ văn bản về điều này giúp nhé.
    Được fsai sửa chữa / chuyển vào 15:02 ngày 19/06/2004
  9. toeooc

    toeooc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2004
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    hehhe...nghe các bác bàn luận sôi nổi em sáng lên được bao nhiêu thứ...giải pháp khả thi nhất cho bài toán này so far là thiết lập 1 cái JV ở VN rồi dùng chưởng của Coca Cola mua lại toàn bộ phần góp vốn của cty VN. Thế là thành 1 EFOC (wholly foreign invested enterprise). Nhưng cái này lại còn dính dáng đến: quyền sử dụng đất và thuê đất của nhà nước, tính thuế chuyển nhượng như thế nào (cái này có thể lập riêng 1 topic mới!!)? vấn đề người lao động trong công ty mới ra sao?
    Xét về mặt lý thuyết, "nếu mọi thứ xuôn sẻ", thành lập 1 JV mất khoảng 2 tháng, chuyển quyền sở hữu mất độ thêm 4 tháng nữa. Nhưng như thế có nghĩa là bên VN phải hoàn toàn "vui vẻ" về việc mua đi bán lại và hoàn toàn biết trước kế hoạch, chứ không đợi đến lúc ngã ngửa người ra kêu giời unfair.
    À mà có ai quan tâm và biết nhiêù về vdề này ở TPHCM thì alô cho em nhá, anh chị em ta thảo luận chơi. 0912832679.
  10. toeooc

    toeooc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2004
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Ngồi nghiên cứu bài viết của bác fsai mãi, giờ em mới tìm thấy nhiều điểm em chưa thấy OK đây:
    1. Em chưa tìm đuợc VB Luật cụ thể cho phép liên doanh hay DN 100% vốn nước ngoài mua lại 100% 1 cty VN, chỉ biết vừa rồi VinaCapital đóng góp 30% vốn với Kinh Đô mua lại thuơng hiệu kem Wall của Unilever. Như vậy cũng coi như 1 bằng chứng về 1 cái JV mua 100% cty VN. Còn có thể có những hạn chế cho các DN 100% vốn nước ngoài thành lập tại VN mua 1 cty VN chăng??
    2. Cty nước ngoài muốn mua lại 1 DN tất nhiên là tại vì muốn quyền quản lí DN đó. VB nào quy định là ngay cả khi nắm lầy hơn % vốn trong Bibica cũng ko có quyền này? Đúng là xét về lý thuyết DN nứoc ngoài ko đuợc trực tíêp quản lý, dưng mà dựa theo số phiếu họ có thể ngồi trong cái management board và có tiếng nói quyết định. Miễn là ông VN không xì là được.
    3. Cái quan trọng khi muốn mua 1 cty là muốn cty đó là của mình. Vậy thì việc ký hợp đồng hợp tác liên doanh với Bibica như bác fsai đưa ra, ?obibica bỏ tên thương mại, bạn bỏ vốn, bỏ ngưòi? là ko chính đáng. Ta cần cái tên bánh kẹo là của ta, chứ ko phải của thằng Bibica. Mà cái chuyện ký hợp đồng hợp tác liên doanh này có lợi ích gì về thủ tục, thuế má, thực quyền lãnh đạo ko vậy? Em chưa tìm thấy cái VB nào bàn luận về loại hợp đồng này cả.
    4. Trong cái ý thứ 4 của bác fsai, VB luật chỉ cho phép 1 cty bán ra nhiều nhất là 30% cổ phần cho các nhà đtư nước ngoài. Em chưa hiểu ý bác lắm, nhưng việc dùng 2 CMND e ko ổn, vì cuối cùng bác cũng chỉ được mua tổng cộng 30% cơ mà.
    5. MekongCapital nó chỉ đầu tư vào DN tư nhân cổ phần, tránh xa các DN nhà nước. Nó là 1 quỹ đtư rót tiền vào, mong tiền mình đẻ ra nhiều hơn, chứ không hẳn là các DN đa quốc gia như đề bài của em hỏi. Mà nó cũng chỉ đtư vốn và hỗ trợ nhiều về mặt chuyên môn quản lý, chứ (bề ngoài) chưa thấy có ý định thâu tóm cty kia cả. Bản thân Mekong nó có sx gì đâu.
    6. VB nào quy định việc thành lập cty 100% vốn FDI nhỉ? Cái VD về cty bảo hiểm nhân thọ ý là như thế nào ạ? Thị truờng em đang làm là thị truờng đồ uống và bánh kẹo, chẳng biết điều khoản khác nhau nhiều không? Em chửa thông tỏ phần này lắm.
    Bác nào hào phóng tìm hộ em Nghị quyết (Decree) 144/2003/NĐ-CP ban hành ngày 28/11/2003 về việc mua bán cổ phiểu của các cty trên thị truờng chứng khoán VN và văn bản số 448/TCT/CS của Tổng cục Thuế về thuế chuyển nhượng vốn thì tốt quá. Em tìm toét mắt ko thấy, cho em cám ơn trước.

Chia sẻ trang này