1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luật đầu tư nước ngoài và những bài toán hóc búa, những lời giải còn chưa khả thi.

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi toeooc, 17/06/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Hehe, cái nhà bác này, bác đang ở đâu đấy? Lạc quan quá sớm, lạc quan quá sớm.
    Hic, tớ ko chuyên về cái vụ thành lập 1 JV hết khoảng bao lâu (cái này hỏi bác longlanh và fsai, toàn chuyên gia đấy ). Nhưng kinh nghiệm thương đau của một đối tác bọn tớ là họ nộp đơn từ tháng 4/2003, t9/2003 có tiếp xúc với lãnh đạo của VCCI + sở kế hoạch đầu tư + cục xúc tiến thương mại (tớ ko nhớ chính xác gặp những ai), và họ đã gặp bà con nhà họ Hứa, và tới tận t5/2004, họ mới có được cái busines license đấy.
    Vài góp ý bé bé, để bác đề phòng.
  2. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Bác nào hào phóng tìm hộ em Nghị quyết (Decree) 144/2003/NĐ-CP ban hành ngày 28/11/2003 về việc mua bán cổ phiểu của các cty trên thị truờng chứng khoán VN và văn bản số 448/TCT/CS của Tổng cục Thuế về thuế chuyển nhượng vốn thì tốt quá. [/QUOTE]
    Tớ đang hào phóng đây, tốt nhất để lại địa chỉ email, tìm thấy tớ mail cho. Nhưng bác lưu ý là Decree là nghị định chứ ko fải là nghị quyết nhá. Với lại bác cho cái ngày ban hành của văn bản của tổng cục thuế đi, để thế khó kiếm lắm. Thân
    Được you_know_who_am_I sửa chữa / chuyển vào 16:34 ngày 21/06/2004
  3. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Bạn Toe.. thân mến.
    Bạn nên tham khảo điều 9 : quyền thành lập và quản lý; điều 10 : quyền góp vốn của Luật doanh nghiệp 1999. Theo đó thì một tổ chức hay cá nhân nước ngoài chỉ được góp vốn chứ kô có quyền quản lý doanh nghiệp và tỉ lệ vốn góp tối đa là 30%.
    Àh, thế này nhé, tại VN, có nhiều loại hình doanh nghiệp, hoạt động trong các hành lang pháp lý riêng :
    - Cty 100 % FDI và Cty liên doanh (JV) hoạt động theo luật đầu tư nước ngài - mặc dù hình thức là cty TNHH
    - Cty TNHH, cổ phần, dntn, ... hoạt động theo luật doanh nghiệp 1999.
    Đương nhiên, hoạt động theo luật khác nhau thì quyền cũng khác nhau (kô bình đẳng đâu) , và cty hoạt động theo luật doanh nghiệp 1999 có quyền mua lại phần vốn góp và có quyền quản lý doanh nghiệp khác, kể cả doanh nghiệp có FDI.
    Kô có cái văn bản nào quy định cụ thể cho phép Cty có FDI mua lại cty theo luật doanh nghiệp 1999 đâu. Mà bạn Toe này, như fsai đã viết trong bài trước :
    - Giấy phép đầu tư của cty có FDI ghi rõ : vốn, ngành nghề, ...
    Bác lấy vốn ở đâu trong cái cty đó để mua cty khác, hàng triệu USD, ... tăng vốn à, bác đi xin tăng vốn với lý do để mua cty khác, thì họ đạp bác ra khỏi cửa cơ quan đấy.
    Và ..... trước đây, khi chưa hiểu biết về thị trường và kinh doanh tại VN thì các nhà đầu tư nước ngoài thành lập JV, còn bây giờ, họ lập 100 %FDI, ( JV làm gì cho mệt ,.... khi ... ôi trời, nhiều lý do lắm).
    Thì thế, nếu đủ tự tin để kinh doanh với sản phẩm mang tên bạn thì .... lập 100% FDI đi. Vì JV thì cũng là tạo ra một pháp nhân mới, có phải là Bibica đâu. Bạn chả cần phải làm theo kiểu Coca Cola làm gi cho mất công.
    Fsai giải thích thêm nhé :
    VinaCapital mà bạn nói đến có phải là :
    ------------
    Thêm một công ty quản lý quỹ
    Chiều qua, VinaCapital, Công ty quản lý của Quỹ đầu tư tư nhân (VOF) đã chính thức khai trương tại TP HCM, tập trung vào thị trường mua bán công ty tại VN. Đối tượng VinaCapital nhắm đến là các doanh nghiệp FDI, công ty cổ phần... hoạt động kém hiệu quả.
    VOF sẽ dành 10% vốn đầu tư vào hoạt động này nhằm tham gia vào quá trình tái cơ cấu để nâng cao giá trị và phát triển doanh nghiệp, sau đó sẽ bán lại hoặc đưa ra niêm yết trên thị trường chứng khoán.
    Ông Don Lâm, Tổng Giám đốc VinaCapital, cho biết, khoản đầu tư đầu tiên của VOF đã được thực hiện vào Công ty Kem Kido với đối tác là Công ty cổ phần Kinh Đô.
    Trong tháng 7, Công ty Kinh Đô là doanh nghiệp VN đầu tiên mua lại một công ty con (Kem Wall) của một tập đoàn đa quốc (Unilever).
    (Theo TTXVN)
    ------------------
    Hi hi, .... bạn ơi, báo viết linh tinh đấy. Kinh đô chỉ mua thương hiệu Kem WALL, và góp 70% vốn cùng VinaC thành lập 1 cty TNHH hoạt động theo luật doanh nghiệp 1999. Cty KĐô, mới là chủ thể quyết định đúng ra thành lập và quản lý cty kem wall kia, và cty Kđô thì là doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp 1999 đấy.
    Còn chuyện 2 CMND, 2 hộ khẩu, fsai chỉ phản ánh tình trạng kô đủ sức và phương tiện quản lý xã hội tại VN, Toe .... thích thì cứ làm, nhà nước kô đủ sức quản lý hết bạn, thế thôi.
    Riêng về cty bảo hiểm, à, đó là một chủ thể có quyền đầu tư mạnh theo luật kinh doanh bảo hiểm, bác có thể tham khảo thêm về nó.
    Chào nhé.
    Fsia đi NT về tuần này, tuần sau về sẽ gọi cho bác Toe ... (nick bác khó nhớ, khó viết quá, ... mình cứ gọi là Toe nhé )
    Được fsai sửa chữa / chuyển vào 13:58 ngày 23/06/2004
  4. toeooc

    toeooc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2004
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Hehe...cứ gọi iem nó là Toe là được rồi bác fsai ạ, đúng người đúng việc đấy..
    Anyway, lại nữa ai cho em hỏi, cụ thể cái Business Cooperation Contracts (BCC) là cái gì? Cho em cái VD cái. VB nào có định nghĩa cụ thể về hình thức đtư nước ngoài này, và liệu nó có thuận lợi gì không khi tiến hành mua bán như trong truờng hợp này?
  5. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Đầu tư nước ngoài theo luật đầu tư nước ngoài có 2 dạng :
    - thành lập 1 pháp nhân mới ( tương đối độc lập với chủ đầu tư về tư cách pháp lý và trách nhiệm): cty liên doanh ( JV) và cty 100% FDI, cả hai đều mang hình thức là cty TNHH nhưng khác cty TNHH theo luật doanh nghiệp. HIện, nhà nước đang cho phép một số cty này được cổ phần hoá.
    - Kô lập 1 pháp nhân mới : hđ hợp tác kd ( bcc).
    Well, ... bcc là một loại hợp đồng kinh tế, nhưng chỉ áp dụng theo luật đầu tư nước ngoài khi :
    - Ký giữa các bên VN và các bên nước ngoài ; ( các doanh nghiệp VN cũng hay ký với nhau các hđ hợp tác)
    - Đăng ký với cơ quan nhà nước : công chứng và được cấp giấy phép đầu tư ( bcc cũng cần giấy phép đấy )
    Àh, chính cái nội dung thành lập một pháp nhân mới khác các chủ đầu tư nên các chủ đầu tư kô qua hình thức này mà thôn tính nhau được đâu.
    Riêng về vấn đề thủ tục, hiện giờ, thành lập 1 cty 100 % FDI, tại Tp HCM, có cho đang ký qua mạng đấy, chỉ mất 48h thôi.
    Được fsai sửa chữa / chuyển vào 17:05 ngày 24/06/2004
  6. KOJ

    KOJ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Thấy các bác bàn cãi sôi nổi quá, cũng xin được góp vui.
    Quay trở lại đề bài:
    Nếu áp dụng cách suy nghĩ của một Luật sư và đây là tình huống mà khách hàng muốn giải quyết, ta cần phải biết khách hàng muốn gì và làm thế nào để thực hiện được ước muốn đó.
    Vì khách hàng là một doanh nhân chứ không phải là một luật sư nên cách trình bày của họ rất rời rạc và theo ý chí chủ quan của họ, mà bản chất khách quan của sự việc là ta phải đoán ra được. Theo như đề bài trên, ta có thể thấy rằng khách hàng (Ví dụ gọi là Công ty X-Doanh nghiệp nước ngoài) muốn có quyền quản lý Bibica và câu hỏi pháp lý mấu chốt đặt ra là "Có bao nhiêu cách thức hợp pháp để X nắm quyền quản lý Bibica". Trả lời được câu hỏi này, chúng ta sẽ giúp X chọn ra phương án tốt nhất phù hợp với họ.
    Đầu tiên, ta hãy tập hợp những văn bản điều chỉnh xung quanh vấn đề này:
    - Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành (Nghị định 24, Nghị định 27 sửa đổi Nghị định 24, Thông tư 12 của Bộ Kế hoạch);
    - Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành (Nghị định 02, Nghị định 03, Nghị định 109, Nghị định 125, Thông tư 07, Thông tư 08);
    - Luật thương mại, luật dân sự, ? (Tham khảo)
    - ?
    Đầu tiên, ta phải xét đến bản chất của vấn đề, thế nào là quyền quản lý doanh nghiệp?
    Vì Bibica là Công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp nên theo Luật, Đại hội đồng cổ đông sẽ là cơ quan cao nhất của công ty, tất cả các quyết định của Đại hội đồng cổ đông đưa ra là có hiệu lực tối cao trong Công ty. Các quyết định này đưa ra dựa trên nguyên tắc đa số quá bán và đa số áp đảo. Tóm lại, bất kỳ một quyết định nào của Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu có trên 65% phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp. Từ đó, suy ra rằng nếu nắm được trên 65% cổ phần của Công ty thì sẽ nắm được quyền quản lý Công ty.
    Đúng là theo Quyết định 36/2003/QĐ-Ttg thì nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép mua tối đa 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp. Có nghĩa rằng X chỉ mua được 30% vốn điều lệ của Bibica. Vậy làm thế nào để có thêm 35% nữa.
    Theo tớ thì vấn đề lại đơn giản đến không ngờ. Giả sử người đại diện theo pháp luật của X là Mr.Y, và ông này nhân danh cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của Bibica thì dĩ nhiên ông ta lại được mua 30% vốn của Bibica nữa, điều này pháp luật không cấm và còn khuyến khích. Bản chất sự việc là Mr.Y đóng hai vai, một vai là nhà đầu tư nhân danh X và mọt vai là nhà đầu tư nhân danh chính mình. Còn 5% còn lại thì thiếu gì đệ tử của ông ta đi mua hộ.
    Vậy là khi trong tay đã nắm 65% cổ phần của Bibica thì quyền sinh sát trong tay X cả, các cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông trở nên chỉ còn là hình thức, he he ?
    Đó là một hướng để X lựa chọn.
  7. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Tôi đọc đến đây thấy rất nhức đầu nên đưa ra vài câu hỏi cho rõ ràng thêm nhé vì đề tài này khá hay , cách nay vài năm tôi cũng vấp ngã vì ý định mở Cty ở VN .
    1/ Các bạn đưa ra nhiều loại Cty: TNHH, doanh nghiệp tư nhân, DN NN trong cùng 1 hướng giải quyết ... vậy thì luật đầu tư, mua cổ phần đều do 1 luật chi phối giống nhau hay khác nhau ...
    Thí dụ như Vinamilk ... giả sử 1 Cty nước ngoài muốn mua 30% thì có bán không hay chỉ những DNNN đang lỗ lã thì mới được mua .
    2/ 1 Công ty tài chánh Quốc tế khởi đầu bằng cách cho 1 doanh nghiệp VN mượn 70-90 % vốn được không ?
    Nếu được cho mượn, doanh nghiệp lại không trả vốn đúng hạn thì Cty tài chánh quốc tế đó có quyền tịch thu toàn bộ doanh nghiệp VN kia làm tài sản của Cty tài chánh không ?
  8. toeooc

    toeooc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2004
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    c To bác fsai: Em tìm đựơc mấy c ái VB đ/n BCC r ồi. Té ra c ái bọn này nó chẳng mua bán hay thôn tính gì đuợc lấn nhau cả, mà thậm chí trong các VB nó chẳng đuợc nói tới như 1 pháp nhân chính thức. Thế chả hiểu rồi ta với nó bắt tay nhau làm BCC thì có l ợi ích gì nhỉ? Hay chỉ là như 1 dạng bạn hàng bình thuờng, tạo cho nhau một tí điều kiện làm ăn thuận lợi thôi?
    Mà cái vụ 2 cái CMND, thì em vẫn biết luật là luật, còn thực tế vẫn là thực tế. Cái khó chính là ở chỗ tìm đuờng vòng để ko phạm luật mà vẫn có lợi thực tế cho mình như thế đấy. Em chỉ sợ tư vấn con người ta im ỉm dùng 2 cái CMND đi mua, đến lúc bị phát hiện ra nguời ta tố giác mình thì đúng là ăn cám. Mà cái bọn này (bọn cty nước ngoài lắm tiền nhiều uy tín), em chả nghĩ bọn nó dám liều thế đâu. Ah mà cũng chính vì bọn nó giàu như vậy cho nên là vốn liếng em ko nghĩ bọn nó phải vay muợn nhiều đâu, bác đừng lo. Không sợ thiếu tiền, chỉ sợ ko đạt đuợc mục đích Mà đi NT về bác nhớ gọi em =)
    To bác KOJ: ý tuởng của bác khí sáng tạo, nhưng cái vụ 2 CMND cũng đả động đến rồi. Bác nói ko sai về quyền lực của đại hội đồng cổ đông, nhưng:
    1. Hình như kể cả các cty nuớc ngoài khi nắm cổ phần cũng ko đuợc thành cổ đông có quyền biểu quyết để ngồi trong hội đồng cổ đông. (cái này cần check lại ạ)
    2. Bác lại quên mất đề bài là 1 cty VN chỉ đuợc quyền bán tổng cộng là 30% cổ phần cho các cty nước ngoài thôi, nên kể cả Mr Y có đội lốt bà già thì cũng ko kiếm đuợc 30% nữa dễ dàng đến thế.
    3. Bác cao tay thì nghĩ thêm ra mấy ý tuởng kiểu này cho truờng hợp Bibica là cty tư nhân hay DN liên doanh đê...
    To mod Minh Trinh:
    1. Đề bài ra không nói rõ cty đang đuợc nhắm tới, nghĩa là mình nếu làm đầy đủ phải giải quyết tất cả mọi tình huống, mọi hình thức có thể của Bibica (như em mới hỏi bác KOJ ở trên) xem có thuận lợi khó khăn gì. Tuy nhiên, theo điều 4 Quyết định 36/2003/QD/TTg của Chính phủ về việc góp vốn và mua cổ phần của nhà đầu tư nuớc ngoài vào DN VN thì cái max 30% đó là áp dụng cho mọi nhà đầu tư nuớc ngoài và mọi DN Việt Nam. Cái luật này cũng nói cả đến các hình thức mua bán, quyền quyết định...=> chung thì phải. VD về Vinamilk, bác cứ tự nhiên mua 30% nếu bác có tiền và chúng nó OK bán cho bác, chả cần chờ lúc nó lỗ đâu.
    2. Em chả chắc tí nào, nhưng em nghĩ là không đuợc cho mượn nhiều đến thế đâu. Luật Ngân Hàng của ta lúc nào cũng đòi thế chấp này thế chấp nó, bác chưa làm ăn gì, không có bảo đảm làm sao chúng nó dám liều được.
    Quay lại chuyện tỉ lệ vàng 70/30, Luật nói là mỗi bên trong liên doanh phải đóng góp ít nhất là 30% vốn pháp định, thế nên mới đẻ ra chuyện nực cười là góp tí đất cũng thành 30%, để chú VN có cái tiếng cái tên í mà.
  9. KOJ

    KOJ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    He he, quả thật vấn đề này rất hay:
    1. Khi nhà đầu tư mua cổ phần của công ty thì nghiễm nhiên phải là cổ đông, điều này là do luật định. Mà có cổ phần và là cổ đông thì nghiễm nhiên phải có quyền biểu quyết (Do Điều lệ công ty quy định và trừ một số loại cổ phần ưu đãi không có phiếu biểu quyết như cổ phần ưu đãi cổ tức hay cổ phần ưu đãi hoàn lại), không thể có chuyện nhà đầu tư nước ngoài có cổ phần nhưng lại không có quyền biểu quyết, điều này trái với thông lệ quốc tế, mà VN muốn gia nhập WTO thì bắt buộc phải theo, vậy nên các bác nhà ta mới nghĩ ra chuyện hạn chế 30% đó ạ.
    2. Cái này đúng là tớ quên mất, không phải chỉ hạn chế nhà đầu tư nước ngoài mua vào dưới 30% mà còn hạn chế cả công ty bán ra không quá 30% nữa. Hix, còn trong trường hợp nhiều nhà đầu tư cùng đăng ký mua trên 30% thì phải tổ chức bán đấu giá cổ phần nhưng vẫn không được bán ra vượt quá 30%.
    3. Tớ chưa hiểu ý tưởng kiểu này là ý tưởng gì, nhưng trên nguyên tắc thì vẫn thế. Công ty CP chỉ lợi hơn là có thể huy động vốn dưới dạng cổ phần và được niêm yết trên thị trường chứng khoán mà thôi, còn đối với Công ty TNHH, JV, ... thì hơi khác một chút về hình thức thôi, bản chất giữ nguyên.
  10. KOJ

    KOJ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Không hiểu sao tớ vẫn băn khoăn mãi về vấn đề này, hôm nay tự nhiên lại có ý tưởng mới.
    - Nếu X chỉ muốn nắm quyền quản lý Công ty thì quá đơn giản, hiện nay các doanh nghiệp vẫn có quyền thuê người quản lý cơ mà (thuê Giám đốc), và có thể thuê cả Giám đốc điều hành là người nước ngoài, trên thực tế, có rất nhiều . . .
    - Có thể hiểu ở đây X muốn nắm quyền quản lý tài chính của Bibica bằng cách mua lượng cổ phần có tỷ lệ phần trăm áp đảo. Vậy thì làm thế nào đây khi chỉ có thể mua được 30% theo Luật. Vì thể tớ nghĩ rằng chỉ còn cách là thuê mấy ông VC nhà mình mua hộ cho mà thôi. Và tất nhiên, câu hỏi đặt ra là nhỡ máy ông này phản pháo, nói rằng số tiền mua cổ phần Bibica đó là của họ thì sao????
    Tớ nghĩ một cách có thể khắc phục điều này, đó là khi trao tiền cho mẫy ông VC mua cổ phần, X nên lập ra một Hợp đồng dân sự với nội dung là cho mấy ông này vay tiền và số tiền đó dùng để mua cổ phần Bibica, và tất nhiên hàng tháng số lợi nhuận sinh ra sẽ chia theo tỷ lệ tuỳ chọn giữa các bên. Tất nhiên để hoàn thiện Hợp đồng này để nó không vô hiệu lại là một vấn đề khác, và nhất thiết phải để Luật sư soạn thảo (he he, vậy thì tớ mới có đất sống).
    Mong mọi người cùng tiếp tục thảo luận đề tài hay ho này.

Chia sẻ trang này