1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luật đầu tư nước ngoài và những bài toán hóc búa, những lời giải còn chưa khả thi.

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi toeooc, 17/06/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Cách của bạn KOJ rất hay . ? ( mà này, ông KOJ, nick ông khó viết cũng khó đọc quá, fsai gọi ngắn là ?okọ? nhé, được kô đấy ).
    Fsai cũng có một ý tưởng :
    ( cũng dựa theo ý tưởng của bạn Kọ thôi )
    Cty nước ngoài X đó nên mua 30 % vốn của một cty cổ phần VN A nào đấy. Rồi dùng tiền của cty cổ phần A đấy mua lại trên 50 % vốn Bibica.
    Trong cty cổ phần A, X kô có quyền cử người tham gia Hội đồng Quản trị hay giữ các chức danh khác, nhưng X có quyền cử người làm người đại diện phần vốn góp của cty A tại Bibica tham gia vào Hội đồng Quản trị của Bibica.
    Và để vững chắc hơn, với số vốn ưu thế tại Bibica, cty X có thể dùng tiền của Bibica mua thêm cổ phần tại Cty A
    Vậy là X vừa trọn quyền lực tại A và tại X nữa.
    Àh. Để fsai trả lời anh Minh cho nhanh nhé :
    1. Như fsai đã viết, ở VN có rất nhiều loại hình doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp họat động theo những hành lanh riêng ?" luật riêng :
    Và em hiểu từ ?ocổ phần? của bác theo các nghĩa sau :
    - Cổ phần trong cty cổ phần : việc mua bán cổ phần đựơc điều chỉnh theo luật doanh nghiệp 1999 : tự do, muốn bán cho thì bán ?" trừ người nước ngoài và tổ chức nước ngoài thì bị hạn chế về tỉ lệ 30%.
    - Phần vốn góp trong cty TNHH hoạt động theo luật doanh nghiệp 1999, việc mua lại cũng theo luật doanh nghiệp 1999 : hạn chế, muốn mua bán phải có ý kiến của các thành viên khác, và cũng hạn chế với người nước ngoài.
    - Phần vốn trong các doanh nghiệp FDI : việc mua bán phần vốn này áp dụng theo luật đầu tư nước ngoài tại VN : do đây cũng là các cty theo hình thức TNHH nên việc mua bán phải có ý kiến của các chủ đầu tư khác trong doanh nghiệp, và phải được phê duyệt của cơ quan cấp giấy phép ( hi hi ? nhưng đây chỉ là thủ tục thôi )
    Trong trường hợp cổ phần đã lên sàn giao dịch theo việc mua bán lại theo quy định của sàn giao dịch và pháp lệnh về chứng khoán.
    Àh, còn bác có ý định mua cổ phần của DNNN khi tiến hành cổ phần hóa thì lại nhừơng quyền ưu tiên cho người lao động trong DNNN trước, còn dư thì phần bác, nếu bác giành giật giỏi .
    2. Về chuyện vay vốn thì thế này ạ.
    Hiện tại, các DN VN kô trực tiếp vay vốn của các tổ chức tín dụng nước ngoài. Họ có quyền vay đấy nhưng họ thường kô vay vì thủ tục đăng ký vay ( bác tham khảo tại Thông tư 03 năm 1999 của Ngân hàng Nhà nước ấy ).
    Với lại về việc bảo đảm cho đi vay ấy, theo em, có lẽ ngân hàng nước ngoài sẽ yêu cầu doanh nghiệp VN 1 xác nhận bảo lãnh của một ngân hàng trong nước.
    Còn về đất, nhà thì lại là chuyện khác. Bác lưu ý mấy nội dung sau :
    - Người nước ngoài kô có quyền sở hữu nhà tại VN trừ một số trường hợp theo luật khuyến khích đầu tư và Việt kiều
    - Người nước ngoài kô có quyền sử dụng đất tại VN trừ một số trường hợp theo luật đầu tư nước ngoài, luật khuyến khích đầu tư
    - Người sử dụng đất có quyền thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng VN, ngân hàng FDI tại VN. Và tương tự với nhà.
  2. toeooc

    toeooc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2004
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    c 1) Hôm nay em lại vừa hỏi thêm đuợc 1 cách nữa, rất giống ý tuởng của bác fsai, nhưng nó tiến bộ hơn ở chỗ: cty nưóc ngoài X đó sẽ đồng thời mua 30% vốn của Bibica, và cty A sẽ mua 70% vốn cuả Bibica. Như vậy trong Bibica, cty X có tổng số vốn là 30% và 30% của cái 70% kia (=21%) => tổng cộng là 51% => Bibica rốt cuộc là thuộc X!!! Đơn giản hơn so với cách mua đi bán lại như bác fsai đã diễn giải. Đấy là chưa kể các trở ngại khác mà phuơng án của bác fsai gặp phải, như là A sẽ không cử X sang làm người đại diện của mình ở Bibica (vì X dù sao cũng là thằng Tây), mà X cũng không thể thuyết phục đuợc các ông to khác thôn tính lại chính cty mẹ của mình (cty A).
    KL: chứng tỏ còn nhiều con đuờng xuôi nguợc khác mà anh em ta chưa phát hiện ra. Cố lên..hehhe...
    2) chuyện cử nguời đại diện (chế độ nominee như anh KOJ trình bày): túm lại là vẫn quá nhiều rủi ro, các cty lớn còn lâu nó mới chịu. Vả lại ở VN vẫn chưa có luật nào về việc cử nguời đại diện như thế này cả. Công nhận bác KOJ đủ trình độ soạn ra một cái thoả thuận giữa cty và nguời đại diện, nhưng VB đó không có hiệu lực pháp lý nhiều.
    3) Bác nào rành luật của mấy tỉnh Đồng Nai, Bình Dương.. giúp em khẩn cấp. Em nghe phong thanh là mấy tỉnh này nó coi cty 100% vốn nuớc ngoài thành lập taị VN có quyền bình đẳng như cty VN (thành lập theo luật DN) và có quyền thâu tóm các cty VN khác 1 cách tự nhiên thì phải.
    4) việc mua bán chuyển nhuợng vốn của các cty TNHH (bao gồm cả cty VN và cty có vốn nuớc ngoài) đòi hoỉ thủ tục cụ thể ra răng? chỉ cần nội bộ cty quyết định hay là cả các cty cấp phép nữa? (mà bác fsai nói đó chỉ là thủ tục, thực tế nó ra răng ạ??!)
    Vô cùng cảm tạ các bác...
  3. KOJ

    KOJ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Việc mua bán, chuyển nhượng vốn giữa các Công ty TNHH, gồm cả Công ty trong nước và Công ty FDI thực hiện như sau:
    1) Đối với Công ty trong nước, hành lang pháp lý đó là Luật doanh nghiệp 1999, vì vậy việc chuyển nhượng phần vốn góp (mua bán Công ty chính là chuyển nhượng 100% vốn góp) phải thực hiện theo Luật này, việc này muốn có giá trị pháp lý thì phải lập thành hồ sơ và đăng ký với Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, trong hồ sơ này sẽ có các văn bản nội bộ của Công ty chứng nhận về việc chuyển nhượng này. Nếu hồ sơ hợp lệ, Phòng ĐKKD sẽ cấp lại Giấy Chứng nhận ĐKKD mới, hoàn tất việc thay đổi. Bản chất của sự việc chỉ là thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của Công ty mà thôi. Việc này trên thực tế tớ đã làm rất nhiều.
    2) Đối với Công ty FDI, hành lang pháp lý lại là Luật đầu tư nước ngoài và các văn bản hướng dẫn thi hành, thủ tục cũng gần giống như Công ty trong nước nhưng có độ phức tạp hơn nhiều. Ngay cả việc thành lập một cái FDI cũng phải trải qua bao nhiêu bước khó khăn, phức tạp như phải có phương án kinh doanh, giải trình kinh tế - kỹ thuật, vv . . . Theo Luật đầu tư gọi là điều chỉnh Giấy phép đầu tư, sau khi nộp đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy phép đầu tư sẽ ấp lại Giấy phép điều chỉnh hoàn tất việc thay đổi phần vốn góp.
  4. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Quy định về chuyển nhượng vốn của Cty TNHH theo Luật Doanh nghiệp.
    Điều 31. Mua lại phần vốn góp
    1. Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó bỏ phiếu chống hoặc phản đối bằng văn bản đối với quyết định của Hội đồng thành viên về các vấn đề sau đây:
    a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, quyền và nhiệm vụ của Hội đồng thành viên;
    b) Tổ chức lại công ty;
    c) Các trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty.
    Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định về các vấn đề quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
    2. Khi có yêu cầu của thành viên quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không thoả thuận được về giá, thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
    Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác.

    Điều 32. Chuyển nhượng phần vốn góp
    Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:
    1. Thành viên muốn chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp phải chào bán phần vốn đó cho tất cả các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;
    2. Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết.

    Điều 33. Xử lý phần vốn góp trong các trường hợp khác
    1. Trường hợp thành viên là cá nhân bị chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết, thì người thừa kế có thể trở thành thành viên của công ty, nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận.
    2. Trường hợp có thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự, thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người giám hộ, nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận.
    3. Trường hợp người thừa kế quy định tại khoản 1 Điều này không được Hội đồng thành viên chấp thuận hoặc không muốn trở thành thành viên, người giám hộ của thành viên quy định tại khoản 2 Điều này không được Hội đồng thành viên chấp thuận, thành viên là tổ chức bị giải thể hoặc bị phá sản, thì phần vốn góp của thành viên đó được công ty mua lại theo quy định tại Điều 31 của Luật này hoặc được chuyển nhượng theo quy định tại Điều 32 của Luật này.
    4. Trường hợp phần vốn góp của thành viên là cá nhân bị chết mà không không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì công ty phải nộp giá trị phần vốn góp đó vào ngân sách nhà nước.
    =============
    {Hôm nào phải mượn cái đĩa CD Luật mới được, mất hết văn bản rồi chẳng còn gì để đóng góp với anh em nữa...NF hay Ngualuoi cho mình mượn nhỉ. !}
  5. hbb

    hbb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    1.894
    Đã được thích:
    0
    Em Toe tưởng mấy ông quản lý VN dốt lắm hay sao mà không làm phép tính đó được. Có khi mây ông đó còn để yên cho em làm xong xuôi rồi mới mò tới.. Ít nhất cũng lấy được tiền phạt của em... 30% vốn của Cty A đã được tính thành vốn nước ngoài từ lâu rồi.
    Có được Bibica hay không chỉ cần sự ủng hộ của HDTV BIBICA thôi. Cách làm lách luật tốt nhất lúc này giống như bạn nào vẫn nói đó.... Bibica bật đèn xanh... nói là cần đầu tư mở rộng sản xuất lên liên doanh với nước ngoài. Thành lập liên doanh rồi thì diễn lại chiêu bài của Coca thôi. Bán cổ phần quá 30% cho nước ngoài thì không được chứ chuyển nhượng cho đối tác trong liên doanh thì thoải mái.
    HBB cũng vừa đọc báo cáo tài chính của Bibica xong.. Có nhiều vấn đề lắm đấy.. Ít nhất cũng thấy sử dụng vốn sai mục đích... Chắc cũng sắp tới thời điểm liên doanh rồi... Muốn mua thì nhanh chân lên.
    Còn cái BCC đấy hả ?? Không có nó thì làm sao mấy ông nước ngoài vượt qua những rào cản ngất ngưởng trong những ngành bảo hộ chặt chẽ như điện lực, viễn thông, dầu khí.. và những ngành đầu tư lớn nhưng thời gian hoàn vốn chậm như xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông ... được.
    Các hình thức chính gồm có :
    + BOT : xây dựng - vận hành sử dụng ( thu phí để hoàn vốn ) - chuyển giao lại cho bên VN.
    + BTO : Xây dựng, chuyển giao đứt đuôi cho VN vân hành luôn, phí có thể do cả hai bên thu hoặc cho VN trả dần từng kỳ, lợi nhuận chia tỉ lệ.
    + BT : Xây dựng, bán luôn thu tiền vốn......
    Nói chung là các lĩnh vực VN không chịu nhả ra nhưng có lợi nhuận lớn, nước ngoài phải chấp nhận hình thức BCC. Chứ chẳng nhẽ cho nó vận hành cái cầu để nó muốn thu bao nhiêu phí.. rồi một ngày nổi hứng nó phá sập cầu rồi về nưóc.. ai làm gì đưọc vì tài sản của nó mà..
  6. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Về việc thành lập một liên doanh, fsai thấy như thế này :
    Ví dụ Bibica và cty M ( cty nước ngoài ) thành lập liên doanh A.
    Như vậy thì cty A là một chủ thể khác, độc lập hoàn toàn về mặt pháp lý với Bibica và M. Việc M mua lại trọn vẹn 100 % A thì cũng kô thể xem là M mua lại Bibica, và M lại càng kô có quyền năng gì với hoạt động của Bibica.
    Quyền năng của M trong trường hợp này, có hay chăng chỉ là với những tài sản mà Bibica đóng góp vào liên doanh A mà thôi.
    To em Toe :
    Làm quái gì có chuyện ở tỉnh Đồng Nai và Bình Dương thì có quy định khác. Đây là các quy định chung thống nhất về hoạt động và tổ chức các doanh nghiệp trong cả nước.
    Còn về cách của em trong việc cái cty trong nước mua lại 70 % Bibica ấy. hi hi .... Em quên cái chuyện bắc cầu về sở hữu như trong toán học đi nhé.
    các cty được xem là các chủ thể độc lập đấy, phải nhớ là cty :
    - Là một chủ thể độc lập về pháp lý : có năng lực pháp luật và năng lực hành vi đấy
    - Là một tài sản của các chủ sở hữu.
    2 tư cách này song song tồn tại đấy.
    thế nhé.
    Cố lên nhé. Chúc em thành công với research của mình.
  7. toeooc

    toeooc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2004
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Em lại tìm được cái bài báo này:
    ------------
    Công ty Miwon chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

    VNECONOMY cập nhật: 29/10/2003

    Bộ Kế hoạch & Ðầu tư vừa đồng ý cho Công ty liên doanh Miwon chuyên sản xuất và kinh doanh mỳ chính, bột canh được chuyển thành công ty 100% vốn nước ngoài.
    Sự chuyển đổi này xuất phát từ việc đối tác của Miwon là Công ty Bánh kẹo Hải Hà (thuộc Bộ Công nghiệp) đang thực hiện cổ phần hoá nên đã chấp thuận chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của mình trong liên doanh Hải Hà - Miwon sang cho đối tác Hàn Quốc Daesang.
    Ðược biết liên doanh này đã thuê đất của UBND tỉnh Phú Thọ trong vòng 20 năm nhưng mới trải qua 9 năm hoạt động. Giá trị chuyển nhượng khi Miwon chuyển sang 100% vốn nước ngoài sẽ được tính bằng giá trị quyền sử dụng đất trong 9 năm qua, tương đương số tiền 1,26 triệu USD.

    --------
    Em thực sự chưa hiểu cái đoạn cuối. Khi doanh nghiệp VN góp vốn trong liên doanh bằng đất thì giá cả thủ tục thuế má sẽ ra răng? Có phải chỉ đơn giản là chuyển tên người thuê đất từ cty A sang cty B hay không? "giá trị quyền sử dụng đất" là như thế nào?
    Còn nữa, từ trước đến giờ anh em ta toàn nói đến mua cty theo kiểu share deal (mua cổ phần). Còn nếu mua bán theo kiểu mua tài sản (asset deal) thì như thế nào? VD Unilever mua lại nuớc mắm Phú Quốc là hoàn toàn 1 asset deal. Nó chả cần vuợt cái ngưỡng 30% mà có luôn cả cty. Có anh chị nào biết VB Luật nào quy định vđề này không ạ?
    Câu áp chót: nguời nuớc ngoài có quyền tham gia Ban lãnh đạo công ty (management board hay board of directors) của 1 cty cổ phần/liên doanh hay cty họ góp vốn hay không? có điều lệ nào quy định rõ??
  8. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Trích
    -------------------
    Công ty Miwon chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
    Bộ Kế hoạch & Ðầu tư vừa đồng ý cho Công ty liên doanh Miwon chuyên sản xuất và kinh doanh mỳ chính, bột canh được chuyển thành công ty 100% vốn nước ngoài.
    Sự chuyển đổi này xuất phát từ việc đối tác của Miwon là Công ty Bánh kẹo Hải Hà (thuộc Bộ Công nghiệp) đang thực hiện cổ phần hoá nên đã chấp thuận chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của mình trong liên doanh Hải Hà - Miwon sang cho đối tác Hàn Quốc Daesang.
    Ðược biết liên doanh này đã thuê đất của UBND tỉnh Phú Thọ trong vòng 20 năm nhưng mới trải qua 9 năm hoạt động. Giá trị chuyển nhượng khi Miwon chuyển sang 100% vốn nước ngoài sẽ được tính bằng giá trị quyền sử dụng đất trong 9 năm qua, tương đương số tiền 1,26 triệu USD.
    --------
    Em thực sự chưa hiểu cái đoạn cuối. Khi doanh nghiệp VN góp vốn trong liên doanh bằng đất thì giá cả thủ tục thuế má sẽ ra răng? Có phải chỉ đơn giản là chuyển tên người thuê đất từ cty A sang cty B hay không? "giá trị quyền sử dụng đất" là như thế nào?
    Còn nữa, từ trước đến giờ anh em ta toàn nói đến mua cty theo kiểu share deal (mua cổ phần). Còn nếu mua bán theo kiểu mua tài sản (asset deal) thì như thế nào? VD Unilever mua lại nuớc mắm Phú Quốc là hoàn toàn 1 asset deal. Nó chả cần vuợt cái ngưỡng 30% mà có luôn cả cty. Có anh chị nào biết VB Luật nào quy định vđề này không ạ?
    Câu áp chót: nguời nuớc ngoài có quyền tham gia Ban lãnh đạo công ty (management board hay board of directors) của 1 cty cổ phần/liên doanh hay cty họ góp vốn hay không? có điều lệ nào quy định rõ??
    ---------------------------------------
    Về quyền sử dụng đất ấy, có vài nội dung thế này nhé :
    Khi lập 1 dự án - thành lập 1 cty FDI - thì trong vốn đầu tư có khoản : chi phí mặt bằng - thuê đất.
    GIá trị quyền sử dụng đât trong trường hợp này = tiền thuê đất trong 20 năm của liên doanh.
    Cty Bánh kẹo Hải Hà là DN Nhà nước, được NN giao đất. Thay vì cho thuê lấy tiền, khoản tiền thuê ấy được xem như phần vốn đóng góp vào liên doanh. Vấn đề này chắc được quy định chi tiết trong hợp đồng liên doanh.
    Theo fsai, trong trường hợp này kô có việc chuyển quyền sử dụng đất từ chủ thể này sang chủ thể khác đâu. HÌnh như trong quy định của luật đầu tư nưóc ngoài thì phải.
    Hơn nữa đây - hợp đồng liên doanh - có lẽ là một hợp đồng dạng BOT - xây dựng, kinh doanh, chuyển giao. Tưong đưong với việc sau khi kd trong t = 20 năm, toàn bộ nhà xưởng sẽ thuộc quyền sở hữu của cty Hải Hà.
    Việc chuyển sang 100 % FDI của MIWON kô tạo ra một chủ thể pháp lý mới, nhưng hợp đồng liên doanh được thanh lý = ts ấy khi hết t kd sẽ thuộc về Nhà nước VN. MIWON có chăng chỉ được cấp GCN quyền sử dụng đất thuê trong t = 11 năm còn lại của dự án. Vậy thì vấn đề thuế và tiền sử dụng đất kô đwưọc đặt ra ở đây.
    Còn về việc mua lại ts, theo ý của em Toe cụ thể là gì thế ? Anh chẳng hiểu em định đề cập đến nội dung gì khi nói đến nước mắm Phú Quốc.
    Thế này nhé :
    - Nếu đề cập đến thương hiệu nước mắm Phú Quốc, theo luật VN thì đây là tên gọi xuất xứ hàng hoá.
    Ặc ặc .......... Đây là tài sản quốc gia, loại đặc biệt, kô thể chuyển giao và kô mua bán đưọc bao giờ. Quyền quản lý tên gọi xuất xứ này thuộc về UBND huyện đảo Phú Quốc thì phải.
    - Nếu đề cập đến mấy cty hay doanh nghiệp VN làm nước mắm Phú Quốc thì hê hê ............
    Unilever VN là doanh nghiệp 100 %FDI, làm sao mua được một cty VN chứ.
    Còn về chuyện ngưòi nước ngoài tham gia quản lý doanh nghiệp FDI ...................
    Đương nhiên rồi, em đọc kỹ lại luật đầu tư nước ngoài và NĐ 24 đi nhé.
    Cố lên, viết xong research nhớ gửi anh với nhé.
    Được fsai sửa chữa / chuyển vào 19:08 ngày 05/07/2004
  9. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Này, tớ cũng chả hiểu cái đoạn này luôn.
    Khi mà liên doanh đã thuê của UBND, sau khi chuyển sang 100% vốn nước ngoài thì nó vẫn thuộc sự điều chỉnh của luật đầu tư nước ngoài, phải ko nào? Tức là giá thuê đất vẫn như cũ, cùng lắm là thay đổi chủ thể hợp đông thuê đất = pháp nhân mới (tách) thôi chứ.
    Còn giá trị chuyển nhượng là giá trị chuyển nhượng cái gì? Phần vốn góp của hải hà? Giá trị cjhuyển nhượng QSD đất? Hic, đọc rồi cũng chả hiểu luôn.
    Tóm lại, cái bài báo này do 1 tên nhà báo viết rất là thiếu logic, thiếu khoa học, đọc xong (chắc tại tớ tối dạ) mà tớ cũng chả hiểu hết.
    =======================================================
    Hơ, câu này mà cũng hỏi à, đề nghị về đọc lại văn bản hoặc nhìn các cty LD/nước ngoài xem có cty nào ko có tên nước ngoài nào trong cái BOM của nó ko nhé.
  10. toeooc

    toeooc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2004
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    bác fsai thân mến, cái việc mua tài sản nó là...cty bác dùng tiền mua lại toàn bộ nhà xuởng máy móc trang thiết bị của cty em, tức là mua lại toàn bộ cty em luôn. Trên bản báo cáo tài chính luôn có phần asset và liabilities (Có và Nợ) thì cái asset deal chình là mua lại cái asset, còn cái share deal là mua lại cái liabilities đấy ạ. Chính vì không có tài liệu VB nào nói trắng ra vấn đề này nên em nó mới mập mờ không hiểu ra. Tất nhiên, trở ngại lớn nhất như bác đã nói là làm thế nào vẽ ra được lắm tiền trên giấy tờ kế toán để mua cái cty í thế.
    To chị You_know..: Điều 9.8 Luật doanh nghiệp cấm người nuớc ngoài thành lập và quản lý doanh nghiệp VN chị ạ. Thế em nó mới cú.

Chia sẻ trang này