1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luật đầu tư nước ngoài và những bài toán hóc búa, những lời giải còn chưa khả thi.

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi toeooc, 17/06/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Trích từ:
    --------------------------------------------------------------------------------
    Theo fsai, trong trường hợp này kô có việc chuyển quyền sử dụng đất từ chủ thể này sang chủ thể khác đâu. HÌnh như trong quy định của luật đầu tư nưóc ngoài thì phải.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Hơ, bác fsai ơi, nếu ko chuyển từ chủ thể này sang chủ thế khác thì tóm lại, sau khi chuyển thành 100% vốn nước ngoài thì quyền sử dụng miếng đất đó là của ai ạ???? Ít nhất thì nó cũng phải chuyển quyền thuê đất từ LD sang công ty TNHH 100% vốn nước ngoài chứ nhỉ?????????????
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Em You know này, công ty MIWON ấy chỉ đổi chủ sở hữu thôi, nó vẫn lù lù ra đấy có mất đi đâu nào, có thành một chủ thể mới đâu. Với lại, xét về hình thức đầu tư thì cty LD va cty 100% chi khac nhau ve các quy định trong tổ chức nội bộ thôi. [/QUOTE]
    Trích từ:
    --------------------------------------------------------------------------------
    Ðược biết liên doanh này đã thuê đất của UBND tỉnh Phú Thọ trong vòng 20 năm nhưng mới trải qua 9 năm hoạt động. [hlGiá trị chuyển nhượng[/hl] khi Miwon chuyển sang 100% vốn nước ngoài sẽ được tính bằng giá trị quyền sử dụng đất trong 9 năm qua, tương đương số tiền 1,26 triệu USD.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Này, tớ cũng chả hiểu cái đoạn này luôn.
    Khi mà liên doanh đã thuê của UBND, sau khi chuyển sang 100% vốn nước ngoài thì nó vẫn thuộc sự điều chỉnh của luật đầu tư nước ngoài, phải ko nào? Tức là giá thuê đất vẫn như cũ, cùng lắm là thay đổi chủ thể hợp đông thuê đất = pháp nhân mới (tách) thôi chứ.
    Còn giá trị chuyển nhượng là giá trị chuyển nhượng cái gì? Phần vốn góp của hải hà? Giá trị cjhuyển nhượng QSD đất? Hic, đọc rồi cũng chả hiểu luôn.
    Tóm lại, cái bài báo này do 1 tên nhà báo viết rất là thiếu logic, thiếu khoa học, đọc xong (chắc tại tớ tối dạ) mà tớ cũng chả hiểu hết.
    Trích từ:
    --------------------------------------------------------------------------------
    Cty Bánh kẹo Hải Hà là DN Nhà nước, được NN giao đất. Thay vì cho thuê lấy tiền, khoản tiền thuê ấy được xem như phần vốn đóng góp vào liên doanh. Vấn đề này chắc được quy định chi tiết trong hợp đồng liên doanh.
    --------------------------------------------------------------------------------
    tiện mồm nhắc bác fsai là khi liên doanh thuê của UBND thì làm quái gì có chuyện Hải Hà được giao đất nữa hả bác?????????) Bác đọc lại bài báo đi nhá, LD thuê của UBND phú thọ cơ mà.
    -------------------------------------------------------------
    [nick]fsai}[/nick] viết:
    Ừh, Cty MIWON thuê đất của UBND tỉnh Phú Thọ, nhưng mà em You _ Know thử nhìn lại xem hợp đồng liên doanh ấy được ký vào thời điểm nào nào, hình như năm 1995, lúc này, các luật áp dụng là :
    - Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 ( được sửa đổi 2 lần : 1991 và 1993 thì phải )
    - Luật đất đai năm 1993
    - Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của tổ chức và cá nhân nước ngoài được nhà nước giao, cho thuê đất 1994 ( nay đã mất hiệu lực rồi )
    Em hình dung như thế này nhé :
    Cty Hải Hà đang quản lý một diện tích đất a, trên có nhà xưởng hay kô, kô quan trọng. Cty Hải Hà liên hệ được với đối tác X, nước ngoài để thành lập cty MIWON đóng trên diện đât ấy. Phần vốn góp của Cty Hải Hà bây giờ chính là quyền sử dụng diện tích a đấy trong thời gian thực hiện dự án.
    Thông thường, với doanh nghiệp :
    giá trị quyền sử dụng đất = giá trị tiền thuê trong thời gian thực hiện dự án + tiền đền bù ( bồi thường, giải toả ) - việc bao gồm của tiền đền bù hình như chỉ bắt đầu được áp dụng từ năm 1999 thì phải.
    Nhiều năm nay, các DNNN thường quản lý một diện tích đất rất lớn, hầu như DNNN nào cũng có đất rộng và đẹp nhưng rất ít DN có giấy tờ thể hiện được nhà nước giao hay cho thuê, có chăng lại chỉ là QĐ giao nhà xưởng, ... Từ luật sửa đổi luật đất đai năm 1993 (ban hành và có hiệu lực từ năm 1999 ) thì NN VN mới chuyển phần lớn các hình thức sử dụng đất của doanh nghiệp, kể cả các DNNN sang hình thức thuê đất, và thẩm quyền cho thuê thuộc UBND tỉnh với các dự án nhỏ, hay Thủ tướng CP.
    Trong bài báo này, có lẽ người phóng viên muốn nhấn mạnh về cái giá rẻ mạt của tiền thuê đấy thôi.
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 17:47 ngày 09/07/2004
  2. KOJ

    KOJ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0

    Ngày 19/5/2004, chính phủ ban hành Nghị định 125/2004/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 03/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 hd thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp, trong đó có quy định tại Khoản 6 Điều 1 "... Tổ chức nước ngoài, người nước ngoài góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp hoạt động thoe Luật doanh nghiệp có quyền uỷ quyền cho công dân Việt Nam làm thành viên Hội đồng thành viên tương ứng với phần vốn góp hoặc đề cử người vào Hội đồng Quản trị theo quy định của pháp luật hoặc Điều lệ Công ty ..."
    Các bác có suy nghĩ gì không trong việc liên hệ giữa quy định này với "bài toán hóc búa" của chúng ta ...
  3. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0

    Vừa đưa đơn kiện ra toà thì Thủ tướng ra kết luận. Anh em nghĩ gì về vụ này ?
    http://www.vnn.vn/kinhte/congnghiepdichvu/2004/08/228906/
  4. hcmt

    hcmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    Vụ này là liên quan đến việc chuyển lợi nhuận của PMH ra nước ngoài mà , đưa lên chính phủ cả tháng nay rồi. Còn vụ PMH kiện bộ kế hoạch -đầu tư thì là mới đây mà
  5. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Cô Toe thân mến.
    Rảnh, anh hì hục lôi cái chủ đề đầu tư nước ngoài của cô lên đây.
    Chả biết post gì, thôi, anh bình loạn về tình trạng đầu tư nước ngoài tại VN cho cô đọc nhé :
    Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào VN hiện nay kô nhiều, nhưng người ta đang thấy xu hướng các doanh nghiệp FDI mở rộng quy mô đầu tư.
    Theo fsai, điều này xuất phát từ một thực tế là trong luật đầu tư nước ngoài, chúng ta lập pháp theo nguyên tắc :
    1. Đầu tư theo dự án = thành lập cty để thực hiện một dự án lẻ, cụ thể (một loại sản phẩm nhất định), kinh doanh trong một thời gian, đủ để thu hồi vốn và có lời rồi biến.
    Điều này kéo theo việc đầu tư = lập nhà máy, sản xuất một loại hình sản phẩm trong hai ba chục năm thì chuyển giao cho nhà nước cơ sở của mình.
    Điều này hoàn toàn khác với :
    2. Đầu tư theo doanh nghiệp = thành lập cty để kinh doanh lâu dài, linh hoạt với nhiều loại sản phẩm.
    Do vậy, trong điều kiện kinh tế toàn cầu, với sự thay đổi chóng mặt và kô lường trước được các biến động + vòng đời các sản phẩm cực ngắn + hàm lượng tri thức trong sản phẩm tăng, rõ ràng đầu tư theo dự án đang gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh.
    Theo fsai, mở rộng quy mô đầu tư, trong trường hợp này chỉ đơn thuần vì các mục tiêu :
    - Đa dạng hoá sản phẩm;
    - Kéo dài thời gian dự án.
    So sánh với doanh nghiệp trong nước, chủ yếu hoạt động theo dạng 2, có thể nói các doanh nghiệp FDI có nhiều thiệt thòi hơn. Tuy nhiên, chúng ta có quyền hy vọng sẽ nhanh chóng có một luật doanh nghiệp chung, thống nhất trong thời gian tới.
  6. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà làm luật của VN cũng đã nói rất nhiều đến các giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại VN, rút ngắn những "khoảng cách đáng kể" hiện nay giữa Đầu tư trong nước và Đầu tư nước ngoài...nhưng xem chừng cũng chẳng khả thi lắm...cuối cùng rồi nói cũng chỉ là để nói, hoạch định rồi để đó...khó khăn trong thực thi.
    xác định đầu tư nước ngoài là bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế quốc gia vì sự đóng góp của thành phần kinh tế này rất lớn đối với GDP (tổng sản phẩm quốc nội) và lao động. Tuy nhiên sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam bị mờ nhạt đi bởi các chính sách thu hút đầu tư của các nước láng giềng, trong đó có Trung Quốc. Ngoài ra những cải tổ của Chính phủ chưa thực sự làm cho nhà đầu tư nước ngoài yên tâm và nhất là các định chế hội nhập của Việt Nam chưa được thiết lập, khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài không tiếp cận được các chính sách thương mại quốc tế.
    ---> + chủ động xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp luật quốc gia theo hướng phù hợp với thông lệ và tập quán quốc tế.
    ---> + xúc tiến việc hội nhập kinh tế quốc tế và mở của thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài từng bước xóa bỏ chế độ phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, nhất là giữa khu kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh. Cam kết từng bước dành cơ hội tiếp cận thị trường cho nhà đầu tư nước ngoài trong 10/11 ngành dịch vụ theo phân loại của WTO.
    ---> + thu hẹp khoảng cách phân biệt giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
    Theo suy nghĩ của Magic, cái giải pháp thứ 3 này là phải thực thi được một cách nhanh nhất và tốt nhất, kịp thời theo xu hướng hiện nay. Giữa 2 cơ chế này không có sự đồng bộ, thống nhất sẽ làm cho hiệu quả thu hút đầu tư kém đi rất nhiều hay nói đúng là làm cho thị trường đầu tư của VN chúng ta kém cạnh tranh rất nhiều so với các nước đang phát triển mà đặc biệt là một số nước trong khu vực.
    Có thể chỉ ra rằng Luật đầu tư nước ngoài tại Vn là một trong những luật ra đời sớm, được chỉnh sửa rất nhiều lần và toàn diện nhưng vẫn chứa đựng những bất cập và đặc biệt đã thể hiện sự thiếu ổn định khiến môi trường đầu tư cũng vì thế mất đi sự ổn dịnh, chưa làm cho các nhà dầu tư thật sự yên tâm "đổ túi tiền " của họ vào VN.
    Còn về cơ chế, cái mà Magic suy nghĩ nhiều nhất là về các chính sách dành cho những người đầu tư.Luật Khuyến khích Đầu tư trong nước, Luật Doanh nghiệp hay Luật Đầu tư nước ngoài đều sản sinh ra pháp nhân Việt Nam, nhưng chính sách đầu tư và ưu đãi lại không giống nhau, đặc biệt là chính sách đất đai và thuế. Cái này có lẽ cũng cần phải nhờ anh em ở đây nhiều cho sáng dạ ra !
    Cũng là Pháp nhân Việt Nam được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài nhưng chỉ được thuê đất với thời gian nhất định, trong khi đó DN được thành lập theo Luật Đầu tư trong nước lại hưởng đặc quyền là được nhà nước giao đất. Chính sự khác biệt này dẫn đến thiệt thòi cho DN có vốn đầu tư nước ngoài, khi cần sử dụng đất đai làm tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng.Nhà đầu tư nước ngoài chịu chính sách giá cao hơn khi hoạt động tại Việt Nam, làm cho chi phí sản xuất của họ cũng cao hơn đối thủ cạnh tranh trong nước. Thêm vào đó, Luật Đầu tư nước ngoài còn ràng buộc nhà đầu tư chịu một khoản thuế đáng kể khi họ chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Trong khi đó, các nhà đầu tư theo Luật Đầu tư trong nước được áp dụng chính sách cởi mở hơn, được hưởng những ưu đãi về vay tín dụng, thuế... mà đối tượng thụ hưởng nhiều nhất là DN nhà nước. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có khoảng 45 loại ưu đãi dành cho nhà đầu tư trong nước, trong đó ưu đãi về vay vốn có 23 mức độ ưu đãi với lãi suất vay khác nhau.
    "... Việc thống nhất luật đầu tư trong nước và nước ngoài là điều cần thiết. Với hệ thống luật hiện hành, các nhà đầu tư FDI bị thiệt thòi nhiều so với các nhà đầu tư trong nước về chính sách thuế. Vì vậy Việt Nam cần nhanh chóng cải thiện môi trường đầu tư để thu hút họ. Các nhà đầu tư nước ngoài đến làm ăn tại một nước nào đó phần lớn vì họ thấy ở đó môi trường kinh doanh ổn định, chứ không phải vì sự ưu đãi chỉ mang tính tạm thời. Khi Việt Nam thống nhất luật cần chú ý đến tính hồi tố để những cam kết mà Việt Nam dành cho các nhà đầu tư không bị mất đi làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của một số DN nước ngoài..."(Ông Albert Franceskinj, luật sư Công ty Luật DS Paris (Vietnam))
    Vậy "nhà ta" ta đã làm gì trong việc thống nhất này? Anh em thử bàn nhé.
    Magic nghiên cứu không đầy đủ nên cũng chỉ biết đưa ra vài quan điểm trong việc thống nhất thế này (có gì mong mọi người chỉ bảo).
    +cởi mở hơn cho nhà đầu tư theo Luật Đầu tư Nước ngoài và giảm bớt những ưu đãi cho nhà đầu tư theo Luật Đầu tư trong nước. Mà những cái đầu tiên mà ai cũng có thể nhìn thấy đó là các chính sách về thuế và đất đai.
    +xây dựng và hoàn thiện hơn nữa hệ thống PL VN đảm bảo một môi trường đầu tư ổn định lâu dài (vì hầu hết các dự án đầu từ nước ngoài tại VN là dài hạn) (cái này có khi khó nhất các bác nhở !)
    Các bác cho em thêm nhiều sáng kiến nữa nhá, em nói nữa có khi lại thừa hoặc sai nên phải tham khảo thêm !

Chia sẻ trang này