1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luật doanh nghiệp 2005 - đạo luật doanh nghiệp thống nhất

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi fsai, 30/06/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Luật doanh nghiệp 2005 - đạo luật doanh nghiệp thống nhất

    Dạo này, tớ viết rất ít, phần vì bận kiếm cơm lo cho sắp nhỏ, phần vì ít hứng thú ...

    Tuy nhiên, ngày mai, 1.7.2006, luật doanh nghiệp mới 2005 bắt đầu có hiệu lực nhỉ, và nhiều người dự doán một làn sóng thành lập, chuyển đổi ( doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo luật doanh nghiệp mới ) nên tớ cũng mún góp một tí công tuyên truyền cho sóng to hơn. He he ...

    Bi chừ, nhà iem xin quảng cáo với cụ Minh và các cụ khác rằng, luật doanh nghiệp mới không giới hạn :
    - Công dân Việt Nam hay công dân nước nào đó
    - Cư trú tại Việt Nam hay cư trú ở nước ngoài ...
    Mại dô, tất cả đều được quyền bình đẳng trong thành lập doanh nghiệp.
    Hơn nữa, trước đây, người nước ngoài và việt kiều, (cá nhân hay tổ chức), là được thành lập cty TNHH hoạt động theo luật đầu tư, còn bi chừ là tùy ý nhá, có điều kiện ta cứ lập cty cổ phần rùi lên sàn giao dịch nhể.

    Cuối cùng, cái hồi xưa, xưa lắm rùi ấy, khi một tên nước ngoài vào Việt Nam, hắn chỉ được đầu tư vào các ngành sản xuất, hay dịch vụ công nghệ cao thui, còn bi chừ, bi chừ nè, thì mún làm cò con chuyên trị thương mại bé cũng được. Nhấy.

    Tớ chỉ bít bi nhiu về luật doanh nghiệp mới thui. Ai có hiểu biết gì mới, mời đăng đàn diễn thuyết típ.
    Chào thân ái và quyết thắng.
  2. ltv_dhl

    ltv_dhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2004
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Đúng là ngày mai là một mốc quan trọng, tuy nhiên mọi việc không straight ahead như cậu nói đâu.
    Luật DN chung chỉ "chung" về lĩnh vực tổ chức và điều hành các loại công ty thôi. Thủ tục thành lập cũng như quyền của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vẫn khác nhau đấy.
    Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào VN vẫn chịu thủ tục xin Giấy phép đầu tư riêng theo Luật Đầu tư chung. Không thể lên Phòng ĐKKD để đăng ký như DN trong nước được đâu.
    Việc người nước ngoài mua cổ phần trong các doanh nghiệp VN vẫn chịu sự điều chỉnh của QĐ 260 (số cụ thể mình không nhớ, xin xem thêm topic "Ngành nghề người nước ngoài được mua cổ phần" trong diễn đàn này).
    Lĩnh vực thương mại mới mở he hé thôi, chưa có gì tiến triển cả. Nhà đầu tư nước ngoài phải tuân theo lộ trình mà VN cam kết trong các hiệp định quốc tế (ghi nhận ở Điều 8 Luật Đầu tư chung thì phải).
    Nói chung là topic này còn nhiều vấn đề phải nói lắm, kể không hết được. Nếu có thể thì tách nhỏ topic này thành nhiều topic con để bàn về từng vấn đề một.
    Bản tin về luật VN của Phillip Fox trong thời gian qua phân tích rất cụ thể về luật DN và luật ĐT chung. Mình đọc thấy rất hay.
    Cheers!!!
  3. ltv_dhl

    ltv_dhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2004
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Vì có vinh dự là người trả lời đầu tiên bài của bác fsai này nên thử vào profile của bác xem sao, nhưng thấy hơi bị xúc phạm khi đọc phần sở thích cá nhân của bác
    Đúng là bác "vênh váo như cái gì đó" thật đấy.
    Good bye for good to you, too!!!
  4. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Bỏ nghề lâu lắm rồi, mới đọc láo quáo một lượt Luật DN và Luật ĐT chung, so sánh với ký ức lờ mờ của bản thân trong những năm còn hành nghề, có thể đưa ra một số nhận xét sau:
    - Về luật doanh nghiệp: Không có bình luận gì, chắc không có thay đổi gì cho doanh nghiệp trong nước và cũng không có thay đổi gì cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (vì hồi xưa bộ hồ sơ pháp lý cũng tương tự thôi mà!). Nếu có sự thay đổi nào đáng mừng đối với đạo luật này thì đó chính là sự chuyển hóa tư duy lập pháp "toàn cầu hóa" vào luật VN. Từ nay giới doanh nhân VN và cơ quan hành pháp VN sẽ dần làm quen với khái niệm "doanh nghiệp đăng ký thành lập tại Việt Nam" thay vì tư duy cổ hủ ĐTNN và ĐTTN, góp phần gạt bỏ 1 khái niệm gàn dở về doanh nghiệp: "doanh nghiệp dân doanh".
    - Về luật đầu tư: Đáng mừng nhất là Luật đầu tư đã loại bỏ "Luật Khuyến khích đầu tư trong nước"- 1 đạo luật vô tích sự!, góp phần cung cấp chứng cứ cho hàng loạt vụ kiện chống phá giá của nước ngoài chống lại doanh nghiệp VN. Tuy vậy, đọc toàn bộ đạo luật- vẫn thấy không khí nặng mùi "tiền kiểm". Nếu bạn là người hiểu hệ thống chính quyền, có thể đánh giá 1 cách tế nhị thì đạo luật này là một cố gằng (trong tuyệt vọng) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan soạn thảo luật) để giảm thiểu ảnh hưởng của Luật Xây dựng (do Bộ Xây dựng soạn thảo). Nỗ lực này có thể tốt với 1 số người, có thể xấu với 1 nhóm người khác, nhưng hệ lụy đau thương của nó là có 1 số quy định của Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành nay mai sẽ tréo ngoe với 1 số luật khác đang sừng sững như hòn đá tảng trước mặt các nhà đầu tư; dễ thấy đó là: Luật Xây dựng, Luật Đất đai và Luật BĐS. Chẳng hạn nhà đâu tư sẽ hiểu "Quy hoạch sơ bộ tổng mặt bằng" là cái gì, và có khác gì so với "Thiết kế cơ sở" trong Luật XD. Hoặc giả Luật Đầu tư giải quyết vấn đề theo hướng "có dự án mới được cấp đất", nhưng Luật Đất đai lại hiểu là "Cấp đất để lập dự án đầu tư" ..vv.
    Hỡi ôi đến bao giờ mới kết thúc được cai canh (không phải là cái cảnh đâu nhé) và có đất nước nào lại rơi vào cảnh, cơ quan hành pháp mớm dự thảo Luật cho cơ quan lập pháp ban hành như ở VN!
  5. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Ô hay, cái bác này, tự nhiên phàn nàn profile của nhà iem ...
    Ai bẩu bác xông vào ngó nghiêng làm cái quái gì rùi tức cho mất công.

    Mừ đó là chuyện ngoài lề của topic này, em xin bác gác nó qua một bên, ta tâm sự chuyện Luật đầu tư 2005 và Luật doanh nghiệp 2005 nhé.
    Trước hết, theo nhóm luật cũ (luật doanh nghiệp 1999, các luật liên quan: DNNN, hợp tác xã ... và luật đầu tư nước ngoài), các nhà lập pháp tách bạch hai nhóm :
    1. Nhà đầu tư trong nước (bao hàm cả các chú Việt kiều, hay có tí liên hệ với người Việt) : được thành lập doanh nghiệp để kinh doanh qua thủ tục là đăng ký kinh doanh.
    2. Nhà đầu tư nước ngoài (lại cũng bao hàm cả các bác người Việt hay có tí liên hệ với người Việt ở xa quê) : được đổ tiền vào Việt Nam để kinh doanh theo dự án ( theo sự vụ cụ thể : kinh doanh cái gì, ở đâu, thuê ai) qua thủ tục xin giấy phép đầu tư và kèm theo đó, có thể lập 1 cty tnhh để quản lý dự án.
    Như vậy, sự khác biệt ở 2 nhóm này là rất lớn, với 2 nhóm thủ tục hành chính khác nhau cho việc gia nhập vào thị trường. Bên cạnh đó, cái cty mà 2 nhóm người đó thành lập cũng có sự khác biệt.
    Ở nhóm 1 : Tự do đăng ký ngành nghề kinh doanh theo hứng thú trong phạm vi pháp luật quy định; Tự do chọn lựa địa điểm đặt trụ sở (miễn là đáp ứng quy hoạch ngành, nghề và trụ sở sử dụng hợp pháp); Tự do quyết định quy mô kinh doanh; tự do chọn hình thức cổ phần hay tnhh, ...
    Ở nhóm 2 : Là một chủ thể thuần túy cho việc quản lý dự án, cái cty tnhh đó được thành lập theo dự án được duyệt, cấm nhúc nhích, nhí nhố, ...
    Bên cạnh đó, tổ chức bộ máy và quản lý của cty FDI và cty nhóm 1 cũng khác nhau.
    Như vậy, sự khác biệt, mà bẩu thẳng ra là sự phân biệt đối xử như vậy, sẽ được thay thế bởi các đạo luật mới.
    Trước hết, là về cơ cấu tổ chức và bộ máy : áp dụng chung;
    Sau đó, là quyền và nghĩa vụ của các bên: cổ đông, thành viên với nhau và với cty : áp dụng chung;
    Tới nữa : ngành nghề kinh doanh : he he ...
    Trùi .... bác ltv_dhl chưa gì đã làm mất hứng các vị cao niên rùi, Việt Nam gia nhập WTO, lộ trình mở cửa thương mại dịch vụ sắp sắp rùi, cơ hội cho các nhà đầu tư lần đầu vào Việt Nam là sáng láng nhé ....

    Về cái QD 260 ấy, hình như em cũng có viết một bài thì phải, he he ... phải bẩu chính xác là chỉ cho mua lại cổ phần trong cty cổ phần thui, mà tập trung trong các ngành sản xuất, dịch vụ công nghệ cao, vốn lớn, mà không có trong lĩnh vực thương mại. Không bít các cụ nhà ta đã công bố nó hết hiệu lực chưa ấy nhỉ.

    To bác LVHà :
    Này, em nghe đồn là luật doanh nghiệp 2005 kinh khủng lắm cơ.
    Cụ Bích (DC Loi ơ) viết trên TBKTSG là LE 2005 nhiều sạn lắm, rùi còn bổ sung cả mấy quy định về trách nhiệm của thành viên khi doanh nghiệp không trả được nợ ( không còn là trách nhiệm hữu hạn đơn thuần đâu ạh).
    Đáp lại, cụ Phạm Duy Nghĩa cũng chơi mấy bài về giấc mơ nửa triệu doanh nghiệp, nhưng hầu như cũng đồng tình với cụ Bích thui, bác xem chưa đấy?
    Chúc bác cuối tuần vui vẻ.

  6. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Có ngay đây: Tớ chưa xem- xin lỗi. Dưng mà thế này, lâu lắm rồi tớ không còn đọc luật theo lối học thuật nữa; cụ Bích và Dr. Nghĩa là ai, chúng ta đều biết và không dám mạo phạm!. Thú thật không phải coi thường sách vở thánh hiền, mà là lười và không có thời gian. Từ đó nảy ra thói quen đọc cóc nhảy theo lối thực dụng. Chứ còn chẻ chữ ra theo kiểu cái này mới, cái kia cũ ..vv thì phải thừa nhận là Luật Doanh nghiệp mới đủ đất để đá vài cái Ph.d ấy chứ!. Theo tớ Luật Doanh nghiệp cũ đã hoàn hảo (nói một cách phiên phiến) và thực dụng đến mức chẳng cần có sự sửa đổi đáng kể nào nữa. Trước khi soạn thảo luật này, tớ cũng đã làm một cái RIA (Regulatory Impact Assessment) nhỏ, tất cả kết quả nghiên cứu và khảo sát đều cho thấy rằng tác dụng lớn nhất và có lẽ là duy nhất của Luật Doanh nghiệp mới chính là việc nhất thể hóa trình tự khai sinh cho tất cả các loại doanh nghiệp trên cõi Việt Nam; nghe thì có vẻ đơn giản nhưng các ông chiên gia nhồi nhét được ý tứ này cho MPI và cái nhà hát múa rối của chúng ta là hết sức thâm thúy!. Còn về thực tiễn, ngày mai cậu đi đăng ký 1 cái Công ty TNHH xem có thay đổi gì hay không thì sẽ thấy ngay thôi.
    Còn về Luật Đầu tư- cơ quan soạn thảo thì dường như chỉ quan tâm đến ngành kế hoạch- đầu tư, các đại biểu QH thì chỉ đủ thời gian để sửa chữ, cho nên có nhiều quy định trong luật đầu tư liên quan đến đất đai, xây dựng và quy hoạch đô thị là những vấn đề nóng nhất trong môi trường đầu tư thì lại có vẻ vênh váo so với các luật xây dựng và đất đai. Cái này thì chỉ có làm thực tế thì mới thấy được. Theo tớ, cùng với Luật Nhà ở- việc triển khai áp dụng Luật Đầu tư trước mắt sẽ là 1 bi kịch!. Xin hết.
  7. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    To ltv_dhl :
    Tớ ngó nghiêng lại điều 8 của luật đầu tư mới, và hiểu quy định về mở cửa thị trường thương mại - dịch vụ theo lộ trình mà Nhà nước cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
    Tuy nhiên, do chưa có Nghị định hướng dẫn chi tiết, trong thời gian hiện tại, ta vẫn có thể lách một cách nhẹ nhàng cùng với sự ủng hộ của chư vị quan sai bằng
    khoản 4, điều 29 :
    "Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện đầu tư như nhà đầu tư trong nước trong trường hợp nhà đầu tư Việt Nam sở hữu từ 51 % vốn điều lệ của doanh nghiệp trở lên."
    (lĩnh vực đầu tư có điều kiện)
    Nội dung này có thể hiểu theo nghĩa rộng hơn một chút so với cái tiêu đề của điều khoản là :
    Nhà đầu tư nước ngoài được xem, được áp dụng các quy định tương tự như là một nhà đầu tư Việt Nam trong trường hợp họ không nắm giữ tỷ lệ vốn mang tính quyết định 49 %.
    Và như thế, cái bài tủ của bác, QĐ 260 gì gì đó, có lẽ mất hiệu lực do trái ngược với quy định này. Nhỉ.

    To : LVHa74:
    Trong lúc mọi người chỉ tập trung vào mối quan hệ giữa luật doanh nghiệp mới và luật đầu tư mới, bác lại chỉ ra được những bất cập có thể gặp phải trong sự vận hành của luật đầu tư, luật xây dựng, luật đất đai, và luật nhà ở.
    He he ... Khâm phục bác.

    Em hâm mộ bác rùi đấy ạh.

Chia sẻ trang này