1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luật - Nghị định - Thông tư

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nangxuan, 25/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nangxuan

    nangxuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Luật - Nghị định - Thông tư

    Tại sao sau khi ban hành một văn bản luật có hiệu lực từ ngày X thì Nghị định lại có hiệu lực từ ngày X+n và cuối cùng thông tư có hiệu lực từ ngày X+n+m.

    Vậy, rốt cuộc thì người dân phải sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật hay nghị định và thông tư. Và khi tranh chấp pháp lí có liên quan đến vấn đề thời gian xảy ra thì giải quyết như thế nào nếu một bên căn cứ vào nghị định hay thông tư, bên kia căn cứ vào luật.

    Phải chăng bộ máy nhà nước có vấn đề gì không ổn?
  2. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Luật nghị định thông tư đều gọi là văn bản quy phạm pháp luật và nó đều là pháp luật.
    Nếu 2 văn bản cùng điều chỉnh một vấn đề thì vẳn bản nào có giá trị pháp lý cao hơn sẽ được áp dụng
    Nếu 2 văn bản có giá trị pháp lý ngang nhau cùng điều chỉnh một vấn đề thì văn bản nào ra đời sau văn bản đó sẽ được áp dụng.
    Khái niệm và mục đích của luật, nghị định, thông tư và ai được phép ban hành những loại văn bản này thì có quy định ở trong một luật, tên là luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (không nhớ rõ tên lắm).
    Tôi thấy có chỗ gúc mắc là: hiện nay nước Việt Nam thiếu nhiều luật, quốc hội không thể một sớm một chiều mà lấp những chỗ thiếu được. Nhiều quan hệ cần được điều chỉnh (nếu không thì hậu quả không biết giải quyết thế nào) và kết quả là chính phủ ban hành nghị định điều chỉnh khi chưa có luật của quốc hội. Như vậy, hành pháp đã lấn sân qua vai trò của lập pháp. Tuy nhiên, khi quốc hội ban hành luật nhiều hơn, thì hiện tượng này sẽ giảm đi.
  3. rongcoithit

    rongcoithit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2006
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Trích bài của bác Nắng-xuân:
    "Tại sao sau khi ban hành một văn bản luật có hiệu lực từ ngày X thì Nghị định lại có hiệu lực từ ngày X+n và cuối cùng thông tư có hiệu lực từ ngày X+n+m.
    Vậy, rốt cuộc thì người dân phải sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật hay nghị định và thông tư. Và khi tranh chấp pháp lí có liên quan đến vấn đề thời gian xảy ra thì giải quyết như thế nào nếu một bên căn cứ vào nghị định hay thông tư, bên kia căn cứ vào luật.
    Phải chăng bộ máy nhà nước có vấn đề gì không ổn?"
    ______________
    QH là cơ quan quyền lực NN và có quyền lập pháp. Nhưng để quy định PL "đi vào cuộc sống", thì CP và các Bộ, CQNB phải có VB hướng dẫn.
    Thế thì phải đặt câu hỏi: Vấn đề lập pháp hay "làm luật" hiện nay là gì? Và như thế nào? Chứ không phải đặt câu hỏi: Phải chăng bộ máy nhà nước có vấn đề gì không ổn?
    Nếu nói Luật là VB có giá trị PLý cao hơn, thì tại sao không áp dụng Luật, mà phải chờ đợi từ NĐ cho đến TT, TTLT, thậm chí là VB hướng dẫn nhỉ?

  4. nangxuan

    nangxuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Tôi đồng ý với bạn . Câu hỏi nên đặt ra là với pháp luật, tức là phải tuân theo luật chứ không phải nghị định hay thông tư đi kèm với nó vì điều này hoàn toàn không đúng và không cần thiết(có luật 2 năm rồi mà không có nghị định đi kèm nên doanh nghiệp đành bó tay) và xảy ra xung đột thời gian không đáng có. Tuy nhiên, điều đó phản ánh bất cập của bộ máy nhà nước vì bộ máy nhà nước (ngành hành pháp) luôn điều hành theo nguyên tắc luật-nghị đinh, hay nghị định-thông tư ... Chẳng hạn công an không phạt người không đội mũ bảo hiểm vì không có thông tư của Bộ Công An trong khi Chính phủ đã có nghị định xử phạt. Tệ hơn là nhiều Luật/Pháp lệnh lại có điều khoản cho phép chính phủ ban hành Nghị định...
    Có lẽ vì thế nên mới có cải cách hành chính và cải cách tư pháp. Chẳng hạn Pháp lệnh dân số quy định có điều khoản ít con nhưng Nghị định chính phủ quy định là chỉ có 2 con. Khi được hỏi tại sao lại vậy thì một ông luật sư trả lời trên báo "vì các bạn không hiểu nghị định là một phần cấu thành của luật". Thật là buồn cười.
  5. Freesky

    Freesky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    2.442
    Đã được thích:
    0
    Phải chăng vì dân ta dốt quá nên phải có NĐ với TT để hướng dẫn? Nếu không thì có lẽ tại cơ quan lập pháp quá tồi.
  6. nangxuan

    nangxuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Không phải vậy, vấn đề là ở chỗ Uỷ ban pháp luật QH hầu như không làm luật mà chỉ chờ phía chính phủ đưa dự thảo luật sang thôi và họ kiểm tra rồi trình QH thông qua. Nhiệm vụ chính của họ là giám sát chính phủ về việc thực thi pháp luật. Đây là điều chỉ ở VN mới có.
    Nghị định và thông tư còn chưa tệ bằng các công văn hành chính của các bộ mà vào WTO thế giới yêu cầu bỏ.
    Nhưng trong một "rừng luật" (luật, nghị định, thông tư...) cũng kiếm được đôi chút "luật rừng" được thực thi khá nghiêm túc.
  7. nangxuan

    nangxuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Tôi tìm mãi chẳng thấy văn bản pháp luật nào khẳng định tính pháp lí từ cao đến thấp của Luật/Pháp lệnh/Nghị định/Thông tư. Tại sao vậy? Hay không cần thiết có văn bản pháp luật đó mà phải "tự hiểu".
  8. KOJ

    KOJ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Tớ thấy cũng cần phun ra vài điều sau.
    Xin khẳng định ngay rằng, văn bản pháp luật chỉ có thể là Hiến pháp, Bộ luật, Luật, Pháp lệnh. Hết.
    Thẩm quyền làm luật thì chỉ có Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội. Hết.
    Đấy là câu chuyện ở Việt Nam chúng ta.
    Thường thì theo thông lệ quốc tế, chỉ có văn bản pháp luật thì mới có hiệu lực để người dân thi hành. Nhưng do đặc thù lịch sử và điều kiện của nước ta. Luật ban hành ra rất cần phải có văn bản hướng dẫn thi hành do cơ quan hành pháp ban hành. Đó cũng là đặc thù do họ trực tiếp làm nên có khả năng điều chỉnh luôn luật khi luật không theo kịp sự phát triển của xã hội. Vì thế, các Nghị định thường có tên là "Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật X", "Nghị định hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Y", hoặc "Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định Z". Giới chuyên môn gọi đây là văn bản phái sinh. Và trên thực tế, các cơ quan hành pháp của chúng ta cũng có thói quen dùng văn bản do cấp trên trực tiếp chỉ đạo xuống hơn là làm theo luật (mặc dù nhiều khi là trài luật)
    Nhưng các văn bản này lại có chung một đặc thù, đó là trong đó nó có chứa các quy phạm pháp luật, mang tính mệnh lệnh. Vì thế còn gọi là văn bản quy phạm pháp luật, khác hẳn với văn bản hành chính khác. Câu chuyện này đã được thể hiện bằng Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật được ban hành năm 1996 và sửa đổi năm 2002. Và vì thế, nó lại trở thành luật. Thế mới đau.
    Tất cả những câu chuyện trên đều xuất phát từ cách tổ chức bộ máy nhà nước ta theo nguyên tắc "Tập quyền XHCN" mang tính phân công, phân nhiệm chứ không phải là "Tam quyền phân lập" mang tính kiềm chế, đối trọng như các nước phương Tây.
    Nếu giả sử có Tòa bảo hiến thì mọi việc sẽ thay đổi đi một tí tẹo tèo teo. Còn nếu muốn mọi chuyện chấm dứt và đi theo xu hướng chung của nhân loại thì phải thay đổi cái nguyên tắc trên, thay đổi gốc rễ của vấn đề. Đó là một điều mà ai cũng ngại nhắc đến (hihi , vì sợ bác Minh treo nick).
  9. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Hihi, yên tâm là không bao giờ bị treo nếu là bàn cãi về luật .
    Box KHPL này chưa hề treo 1 ai bàn về luật cả ... thậm chí ca ngợi những điều khoản trong HPVNCH cũng còn đáng hoan nghênh nếu đủ dẫn chứng và lý luận vững chắc . Các bạn ở đây nhỏ nhất cũng đã là SV và cần có 1 tinh thần học hỏi khác với con ngựa bị bịt mắt và chỉ được nhìn về phía trước .
  10. nangxuan

    nangxuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Thay đổi gốc rễ vấn đề thì đụng chạm nhiều lắm bạn ạ, vì "lãnh đạo" và "quản lí" cũng khó mà phân biệt được cái nào cao hơn.
    Theo một số luật gia thì ngay cả các nước tiên tiến nhất cũng không thể tích hợp hoàn toàn nghị định/thông tư vào luật chỉ có điều nghị định/thông tư của hành pháp (cũng không biết nước ngoài họ dùng từ gì nữa) của họ mang tính hướng dẫn thi hành hay chi tiết hoá luật của lưỡng viện nhưng không "làm phát sinh điều luật" mới. Không biết quan điểm của các luật gia này có đúng không?
    Nhân tiện đây muốn hỏi các bạn (nhất là mod) mấy từ như: excutive order hay decree, ordinance, edict... dịch sang tiếng Việt thế nào cho hay nhỉ và vai trò của nó trong các cơ quan hành pháp của các quốc gia Tây phương đó như thế nào.

Chia sẻ trang này