1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luật Nhân quả-Nghiệp và Kết Quả

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi Tinhnguyen08, 10/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. doi_la_vay

    doi_la_vay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Có những nhân quả đơn giản dễ thấy trong cuộc sống .
    Khi bạn chăm chỉ kết quả là dần dần bạn học giỏi.Bạn hay giúp đỡ mọi người thì kết quả là mọi người bồ kết bạn.Nếu bạn hại một ai đó dù người đó chưa biết nhưng tâm độc ác hại chính mình vậy , sau con quả báo nữa.
    Nên cảnh giác với cái nhân trước , chớ đừng để đến lúc làm việc ác rồi mới lo chịu quả báo. Chẳng hạn sợ lười học chứ đừng sợ học dốtNếu chót tạo nhân chẳng lành thì làm nhiều việc tốt để bù lại,quay đầu là bờ vậy
  2. ankara

    ankara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2005
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Tôi hiểu ý bạn, hôm trước tôi pót bài mà chưa tìm hiểu kỹ, thực ra thuyết nhân quả của Phật giáo cực kỳ sâu sắc, nhưng vì người ta không phải ai cũng ngộ được, nên Phật nói như thế là mnag được 1 cách hiểu sơ đẳng tương đối để khuyến thiện chúng sinh nhưng thực lại ám chỉ cái lý rất sâu sắc bên trong.
    Đối với Phật giáo, đã đạt tới mức ngay cả những gì mà ta thấy, chỉ định ra, như bạn nói tất thảy là lượng, tất cả đó là ảo ảnh và họ giải thích được. Nếu không vậy sao Eintein bái phục rằng Phật giáo đã vượt trên khoa học.
    Tôi trích tóm tắt 1 đoạn giải thích cho bạn:
    Đạo Phật loại trừ khả năng một cái gì sinh ra mà không có nguyên nhân, vì nếu 1 kết quả sinh ra không cần nguyên nhân thì bất cứ cái gì cũng có thể sinh ra từ bất cứ cái gì. Cho nên sự xuất hiện 1 kết quả bắt nguồn từ các nguyên nhân và điều kiện.
    Đối với cách nhìn thông thường của chúng ta, chúng ta chấp nhận về nhân quả qua sự làm sáng tỏ một nguyên nhân làm cho cái gì đó tồn tại.
    Một trong những cách thông thường thì chúng ta nhìn một sự vật hay một sự kiện này sinh ra từ 1 sự vật hay sự kiện khác.
    Đạo Phật chỉ chấp nhận cách nhìn này trên bình diện chân lý tương đối, còn trên quan điểm tuyệt đối Phật giáo khẳng định nếu nguyên nhân và kết quả về mặt nội tại là tách rời nhau thì quá trình nhân quả không thể xảy ra được.
    Lý do là tại thời điểm nguyên nhân biến mất và kết quả sinh ra, nguyên nhân và kết quả được xem là tách rời và tồn tại thực thì chúng không có điểm tiếp xúc, dù chỉ 1 khoảnh khắc.
    Nguợc lại nếu có khoảnh khắc tiếp xúc này nghĩa là nguyên nhân và kết quả có sự tồn tại đồng thời thì kết quả không cần được sinh ra vì nó đã tồn tại rồi, hơn nữa 2 thực thể đồng thời không thể có quan hệ nhân quả vì chúng không thể tác động qua lại lẫn nhau. Còn nếu nguyên nhân và kết quả không có bất kỳ điểm tiếp xúc nào và không còn liên hệ với nhau bằng bất kỳ cách nào thì quan hệ nhân quả không thể xảy ra được, hơn nữa nếu nguyên nhân không liên quan gì thành quả thì nó có thể sinh ra từ bất cứ cái gì.
    Nếu nguyên nhân đã biến mất vào thời điểm kết quả xuất hiện thì chẳng khác gì việc chấp nhận kết quả này sinh ra không có nguyên nhân, nói cách khác nếi nguyên nhân biến mất trước kết quả thì kết quả không bao giờ được sinh ra.
    Tóm lại 1 thực thể cụ thể và độc lập không thể sinh ra 1 thực thể khác. Phật giáo nói rằng cái xuất hiện trước mắt ta như một quan hệ nhân quả chỉ có thể bởi vì cả nguyên nhân và kết quả không có tồn tại độc lập và vĩnh cửu. ?oBời vì tất cả đều trống rỗng nên tất cả đều có thể hiện hữu?. Tính phi thực của các hiện tượng chính là điều kiện để chúng xuất hiện. Chính những biểu hiện bề ngoài đơn giản này tiến triển theo luật nhân quả - quy luật làm cho các hiện tượng độc lập và không có tồn tại đích thực có quan hệ với nhau
    Theo Phật giáo sự hợp nhất của trống không và các biểu hiện bề ngoài là bí mật tổng giác của hiện thực. Trống không, các vật xuất hiện; xuất hiện, chúng lại trống không. Vuợt ra ngoài những giới hạn cố hữu của tính duy lý lý thuyết đơn thuần, một sự lãnh hội thực sự khẳng định này chỉ có thể thực hiện thông qua kinh nghiệm thiền định.
  3. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Einstein bái phục là đúng rồi. Phật giáo đã tạo, hay khám phá ra 1 THỨ VẬT CHẤT KỲ LẠ LUÔN THÁCH THỨC VÀ PHẢN ỨNG LẠI MỌI LÝ LẼ VÀ SỰ ÁP ĐẶT. Cái thứ vật chất khoa học chưa biết đặt tên là gì.

Chia sẻ trang này