1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luật phá sản

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Remediot, 06/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Ý kiến của một số cá nhân khác trong hội thảo :
    Luật PSDN rất quan trọng với ngân hàngÔng Vũ Viết Ngoạn, Tổng giám đốc Ngân hàng ngoại thương Việt Nam:
    Luật Phá sản doanh nghiệp ban hành là để điều chỉnh các quan hệ tất yếu có tính chất "kinh niên" là sự rủi ro của thị trường. Đây chính là lá chắn, buộc các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng thương mại nói nêng phải hoạt động trong điều kiện "bên trong có động lực" và "bên ngoài có áp lực (phá sản)", buộc các doanh nghiệp phải tính toán để có kinh doanh hiệu quả. Phá sản là một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp và thường kéo theo những hậu quả nặng nề, đặc biệt là với những cơ sở tín dụng thì hậu quả sự phá sản sẽ có tính chất dây chuyền, liên quan đến nhiều tầng lớp dân cư và thậm chí cả nền kinh tế.
    Theo Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD), "sau khi Ngân hàng nhà nước đã có văn bản về việc không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của TCTD mà TCTD đó vẫn mất khả năn thanh toán nợ đến hạn thì có thể bị Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của Luật Phá sản doanh nghiệp". Quy định này phù hợp với thông lệ chung và pháp luật các nước về phá sản ngân hàng. Tuy nhiên, cho đến nay pháp luật hiện hành vẫn chưa có những quy định cụ thể về điều kiện, trình tự thủ tục phá sản cho các ngân hàng thương mại, ngoài những quy định mang tính chất chung chung trong Nghị định 189/1994/CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Phá sản doanh nghiệp 1993. Ngoài ra, một số quy định của Luật Phá sản doanh nghiệp liên quan đến hoạt động của các TCTD đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập...
    Về việc phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp đang bộc lộ những bất hợp lý khi coi chủ nợ ở vị trí ưu tiên thứ 4, sau Nhà nước (trong trường hợp doanh nghiệp nợ thuế). Vì nếu doanh nghiệp phá sản mà Nhà nước không thu được thuế thì cũng không ảnh hưởng lớn đến ngân sách, nhưng ngân hàng thương mại - với tư cách chủ nợ thì có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng do khoản vay không thu hồi được.
    Về việc Nhà nước thu hồi một phần hoặc toàn bộ đất đã giao trong trường hợp doanh nghiệp phá sản cần xem xét sửa đổi cho phù hợp với Luật Đất đai. Đó là việc kê biên tài sản dưới dạng hiện vật - quyền sử dụng đất được thực hiện như thế nào? Hiện đang có mâu thuẫn giữa Luật Phá sản và Luật Đất đai: Luật Phá sản thì quy định khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản thì quyền sử dụng đất được đấu giá, trong khi Điều 26 Luật Đất đai quy định Nhà nước thu hồi toàn bộ hoặc một phần đất giao trong trường hợp tổ chức giải thể hoặc phá sản.
    Một vấn đề nữa là việc chủ nợ có bảo đảm được phân chia tài sản còn lại của doanh nghiệp? Trong thực tiễn thường khi doanh nghiệp nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản thì cũng là lúc ngân hàng đang làm thủ tục bán tài sản bảo đảm để thu hồi vốn. Hiện đang có hai quan điểm khác nhau, thậm chí là trái ngược về việc xử lý tài sản này. Quan điểm thứ nhất cho rằng, trường hợp doanh nghiệp làm đơn xin phá sản, ngân hàng nhận thế chấp, cầm cố không được tham gia và phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp mà chỉ được xử lý tài sản bảo đảm. Quan điểm thứ hai lại cho rằng quy định như trên chỉ phù hợp nếu tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm vừa đủ để thu hồi vốn chứ không đúng trong mọi trường hợp. Nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp phá sản và ngược lại giá trị tài sản không đủ thanh toán nợ, chủ nợ phải có được sự bình đẳng với các chủ nợ khác không có bảo đảm.
    Đối với quy định Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi bên vay làm đơn xin phá sản đã có trường hợp Tòa kinh tế một tỉnh trong khi đã thụ lý đơn kiện đòi nợ của ngân hàng đối với một doanh nghiệp thì cũng vẫn sẵn sàng ra quyết định tạm đình chỉ vụ án với lý do bên vay (doanh nghiệp) đang nộp hồ sơ yêu cầu tuyên bố phá sản tại một tỉnh, thành phố khác. Quy định này đòi hỏi phải sửa đổi, không cho phép Tòa án tỉnh ra quyết định thụ lý hồ sơ để tiến hành mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp trong khi một Tòa án tỉnh khác đã thụ lý vụ kiện mà chính doanh nghiệp đó là bị đơn trong một vụ án kinh tế"./.
  2. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    các bài viết đang hay không hiểu sao các bác không có hứng thú nói tiếp nữa
    thẩm phán "đồng thời giải quyết luôn các vụ án kinh tế có liên quan", điều này có quá sức thẩm phán và bảo đảm tính công bằng hay không ?
    giải quyết 1 vụ án kinh tế là rất khó khăn, khi 1 2 bên tranh chấp mà 1 bên bị yêu cầu tuên bố phá sản , để bảo vệ quyền lợi của mình, bên kia phải nhanh chóng gia nhập thủ tục phá sản, tham gia vào hội nghị chủ nợ. Nhưng điều khó tranh chấp chưa xong thì làm sao biết số nợ là bao nhiêu
    nếu có khiếu nại về số nợ thì tòa chỉ có 10 ngày để giải quyết, quyết định của thẩm phán sẽ là quyết định cuối cùng (không có phúc thẩm , không có luật sư tranh luận, không có thời gian dư giả như 1 vụ tranh chấp kinh tế bình thường ), vậy có ổn thỏa không
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  3. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Luật phá sản tại Việt nam
    Đầu thập niên 90 qua một thời gian ngắn chuyển đổi, có nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước, không thích ứng kip sử dụng nguồn lực không hiệu quả. Đứng trước tình hình đó, năm 1993 Quốc hội đã thông qua luật phá sản đầu tiên ở Việt Nam gọi là Luật phá sản doanh nghiệp. Phạm vi điều chỉnh của Luật này là các doanh nghiệp. Trên cơ sở Luật phá sản, ngày 23/12/1994 Chính phủ ban hành Nghị định số 189/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành Luật phá sản doanh nghiệp và Tòa án nhân dân có văn bản hướng dẫn nhằm mục tiêu sử dụng Luật này để giải quyết việc phá sản doanh nghiệp nhà nước.
    Trình tự phá sản doanh nghiệp được thực hiện theo bốn bước cơ bản: (1) Đệ đơn xin phá sản, (2) Giải quyết hòa giải, (3) Tuyên bố phá sản, và (4) Tiến hành xử lý tài sản.
    Theo Luật phá sản Việt Nam đơn xin phá sản doanh nghiệp được đưa ra bởi những người dưới đây trong các trường hợp sau:
    · Chủ nợ không có bảo đảm hoặc chủ nợ có bảo đảm một phần sau 30 ngày kể từ khi gửi giấy đòi nợ mà không được doanh nghiệp thanh toán.
    · Đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động (nơi chưa có tổ chức công đoàn) trong trường hợp doanh nghiệp ba tháng liên tiếp không trả được lương.
    · Chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp khi không khắc phục được tình trạng khó khăn về tài chính, mất khả năng thanh toán.
    · Khi giải quyết các vụ án có liên quan đến doanh nghiệp, nếu phát hiện doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì Tòa án thông báo cho các chủ nợ, doanh nghiệp biết để nộp đơn yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản.
    Luật quy định doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hay bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Giải thích nội dung này Nghị định 189/CP bổ sung thêm điều kiện: "phải kinh doanh lỗ trong hai năm liên tiếp".
    Thông thường việc phá sản được thực hiện theo một trong hai cách: (1) thực hiện phát mãi tài sản; xóa sổ doanh nghiệp, và (2) hai là tổ chức hay cơ cấu lại doanh nghiệp (chủ yếu là về mặt tài chính). Luật phá sản Việt Nam quy định hai bên chủ nợ và con nợ buộc phải tiến hành thỏa thuận việc tổ chức lại; chỉ khi không thỏa thuận được thì tòa mới tuyên bố phá sản và phát mãi tài sản. Trong trường hợp tổ chức xắp xếp lại, giám đốc có quyền được tiếp tục điều hành doanh nghiệp, nếu hai bên đạt được thỏa thuận hòa giải.
    Trường hợp thực hiện phát mãi thì Luật quy định thứ tự ưu tiên như sau:
    · Nợ có đảm bảo
    · Các khoản lệ phí, các chi phí theo quy định của pháp luật cho việc giải quyết phá sản của doanh nghiệp
    · Các khoản lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký
    · Các khoản nợ thuế.
    · Các khoản nợ không có đảm bảo
    ­ Nếu giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp đủ thanh toán các khoản nợ của chủ nợ, thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình.
    ­ Nếu giá trị còn lại của tài sản doanh nghiệp không đủ thanh toán cho tòan bộ các khoản nợ của các chủ nợ thì mỗi chủ nợ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng.
    · Nếu giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp sau khi đã thanh toán đủ số nợ của các chủ nợ mà vẫn còn thừa, thì phần thừa này thuộc về :
    - Chủ doanh nghiệp, nếu là doanh nghiệp tư nhân
    - Các thành viên của công ty, nếu là công ty
    - Ngân sách nhà nước, nếu là doanh nghiệp nhà nước.
    Theo thông tin báo chí, từ khi có Luật Phá sản năm 1993 cho đến thời điểm tháng 12/2002 mới chỉ có không quá 60 vụ phá sản được giải quyết, chiếm khoảng 0,02- 0,05% số doanh nghiệp đăng ký hoạt động. Đa số các vụ đâm đơn phá sản đều bị tòa từ chối không thụ lý vì lý do không đủ thủ tục. Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp ngưng hoạt động hoặc không còn khả năng thanh toán nợ đến hạn nhưng không tiến hành thủ tục phá sản.
    Riêng ở TP.HCM, nơi có nhiều doanh nghiệp hoạt động nhất so cả nước, thì sau 7 năm thực thi Luật phá sản, Tòa án Nhân dân TP cũng chỉ nhận có 21 hồ sơ xin phá sản nhưng mới giải quyết được 11 trường hợp. Liên quan đến giải quyết sau khi tuyên bố phá sản, trong thời gian này, Phòng thi hành án TP.HCM chỉ mới nhận được ba phán quyết của Tòa Kinh tế về phá sản doanh nghiệp phá sản, nhưng đến nay, sau nhiều năm kéo dài, vẫn không thi hành được.
    Hạnh Phúc ở đời là :Có việc gì đó để làm,Có ai đó để yêu,Có điều gì đó để hy vọng
  4. nmt83

    nmt83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    0
    Luật Phá sản số 21/2004/QH11được Quốc hội thng qua ngy 15/6/2004 gồm 9 chương 95 điều.
    Luật này quy định điều kiện về việc nộp đơn yu cầu mở thủ tục phá sản; xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo ton tài sản trong thủ tục phá sản; điều kiện, thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, thủ tục thanh lý tài sản và tuyên bố phá sản; quyền, nghĩa vụ vụ trách nhiệm của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu tuyên bố phá sản và của người tham gia giải quyết yêu cầ u tuyên bố phá sản.
    Luật này áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp t1ac xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản là những doanh nghiệp hợp tác xã không có khả năng thanh toán được c1ac khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản.
    Theo văn bản này, khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp t1ac xã lâm vào tình trạng phá sản thì các chủ nợ không có bảo đảm, có bảo đảm một phần, người lao động không được trả lương và các khoản nợ khác (thông qua đại diện của mình) đều có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp t1ac xã
    Khi nhận thấy doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng phá sản mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó.
    Khi nhận thấy công ty cổ phần lâm vàoo tình trạng phá sản thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sả n theo quy định của điều lệ công ty; nếu điều lệ công ty không quy định th việc nộp đơn được thực hiện theo nghị quyết của đại hội cổ đông.
    Trường hợp điều lệ công ty không quy định mà không tiến hành được đại hội cổ đông thì cổ đông hoặc nhóm cổ đng sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần đó
    Sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, các hoạt động sau đây của doanh nghiệp , hợp tác xã phải được sự đồng bằng văn bản của Thẩm phán trước khi thực hiện: cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, bán, tặng cho, cho thu tài sản; nhận tài sản từ một hợp đồng chuyển nhượng; chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực
    Luật có hiệu lực kể từ ngy 15/10/2004, thay thế Luật Phá sản doanh nghiệp ban hnh năm 1993.
    (sưu tầm)
    Được nmt83 sửa chữa / chuyển vào 19:34 ngày 10/07/2004

Chia sẻ trang này