1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luật pháp Việt Nam : những thiếu sót và lỗ hổng phiền hà

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Le_Viet_Ha_new, 21/03/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Luật pháp Việt Nam : những thiếu sót và lỗ hổng phiền hà

    Chủ đề này sẽ là chủ đề mới , mong các bạn tham gia thật đông vui .

    Mở đầu topic LVH sẽ đưa một trường hợp thực tế .

    Một người bạn ở Tiền Giang vô cùng bức xúc khi nhà bạn ấy bị cháy công tơ điện do quá tải . Điện lực Tiền Giang xuống cho người thay công tơ mới nhưng bắt gia đình bạn phải đóng gần 600.000 thay đường dây mới .

    Vấn đề là đường dây này không nằm từ công tơ vào trong nhà mà là đường dây từ trụ điện vào công tơ .

    Theo luật điện lực , từ công tơ ra ngoài ( kể cả công tơ ) là trách nhiệm của điện lực ( nhà phân phối điện ) , chi phí này chính là chi phí hạ tầng mà điện lực phải chịu trách nhiệm đầu tư để họ có thể thu tiền của người tiêu thụ .

    Sự việc có vẻ quá rõ , nhưng việc khiếu nại của người bạn bất thành khi điện lực cho rằng họ đã thay dây mới to hơn một chút nên phải thâu tiền .
    Theo bạn : ai đúng ai sai ?
  2. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    ======================
    Tôi đang bâng khuân, không biết quý ông đây có tí khái niệm gì về lĩnh vực pháp lý hay không nữa. Lập hẳn ra một topic với cái tên nghe cực ký kiêu: "Luật pháp Việt Nam: những thiếu sót và lỗ hổng phiền hà". Thế nhưng nội dung bên trong lại chứa đựng một sự ấu trĩ khó có thể tả.
    Trường hợp mà bạn viện dẫn chỉ là tranh chấp phát sinh trong quan hệ dân sự giữa bên mua và bán. Vì bất cứ lý do gì, nếu một trong 2 bên không đồng ý thì cứ khởi kiện ra tòa dân sự để bảo vệ quyền lợi của mình. Khi đó căn cứ pháp lý để Tòa giải quyết là trên cơ sở BLDS và hợp đồng DS được ký kết trước đó. Hà cớ gì phải đao to búa lớn, lôi cả Hệ thống pháp luật VN vào đây nhỉ? Bó tay!
    "...Dân tộc nào không biết tự cười mình , thì sẽ mãi chẳng thể nào trở thành một dân tộc vĩ đại được ...."
    Nhưng nếu cười mà vẫn không biết mình cười vì cái gì thì đâm ra thành con đười ươi đấy quý ông ạ!
  3. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn ý kiến đóng góp của bạn, cũng là một ý kiến cá nhân . LVH chờ các ý kiến khác có hàm lượng suy nghĩ hơn .
  4. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Lấy thêm một bài mới này của TS Nguyễn Quang A để có thêm tư liệu cho topic .
    Tạm thời chúng ta bàn 2 vấn đề này trong topic ( điện và bầu cử ) để thấy cái dở của luật Việt Nam , trường hợp này là luật bầu cử ( nó đã diễn ra nhiều năm nên bầu cử VN cứ bị xem là bầu cử hình thức , không hề có thực chất )
    http://vietnamnet.vn/nhandinh/2007/03/676422/
    Để dân làm chủ
    22:44'' 22/03/2007 (GMT+7)
    (VietNamNet) - "Hãy cung cấp chi tiết thông tin về các ứng cử viên và để cho dân thực sự quyết định bằng lá phiếu của mình. Đừng chọn trước hộ người dân, đừng sợ người dân không biết quyết định nên phải quyết định hộ cho họ. Lo nhân dân không biết quyết định đúng đắn và đi quyết định thay họ hay hạn chế quyền của họ thực chất là coi thường nhân dân".
    Nhân loạt bài của nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, ông Nguyễn Quang A muốn góp thêm tiếng nói về việc làm sao để dân thực hiện tốt hơn quyền lựa chọn, quyết định của mình trong những ngày còn lại của việc chuẩn bị bầu cử đại biểu quốc hội (QH) và trong khi bầu cử.
    1
    Ủy ban bầu cử ký nhận bàn giao hồ sơ các ứng cử viên ĐBQH khóa XII. Ảnh: Vân Anh
    Bài viết về "dân làm chủ" trong loạt bài của ông Nguyễn Văn An đã đề cập đến vấn đề quyền quyết định của dân - một quyền tối quan trọng. Bên cạnh quyền ấy còn có nhiều quyền khác của dân đã được ghi trong hiến pháp hay trong các công ước quốc tế mà VN tham gia, và rất nhiều lần được các nhà lãnh đạo long trọng tuyên bố rằng chúng được tôn trọng, đó là quyền tự do ngôn luận, cư trú, lập hội, v.v... Cần nghiên cứu sâu hơn xem những quyền nào đã được thực hiện và có thực hiện một cách thực chất không, hay chỉ làm theo kiểu ?ohình thức? nếu dân không có quyền quyết định thực chất như ông Nguyễn Văn An đã phân tích.
    Trong 5 bước hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu QH, đến nay đã xong 3 bước. Hai bước còn lại là lấy ý kiến tín nhiệm của cử tri nơi cư trú và làm việc (nếu có) (từ 22 đến 29/3/2007) và hiệp thương lần thứ 3 để lập danh sách chính thức những người ứng cử (từ 10 đến 15/4/2007). Quy trình hiệp thương lựa chọn, giới thiệu vẫn hệt như cũ do QH khóa XI đã không sửa đổi luật bầu cử (tuy đã có chương trình).
    Nước ta đã đổi mới rất nhiều nhưng đổi mới về bầu QH thì còn quá ít.
    Tên gọi chính thức là ?ohiệp thương lựa chọn, giới thiệu? cũng cho thấy có sự ?olựa chọn? trước. Dư luận và QH khóa tới phải bàn kỹ để loại bỏ dần những thói quen xin - cho, ban - phát, ?olựa chọn? trước đã không còn phù hợp và có thể trái hiến pháp. Biện pháp là, sửa đổi luật bầu cử một cách triệt để. Bởi, cách lựa chọn trước như thế này thật ra hạn chế quyền quyết định của nhân dân.
    Sau bước ba đã có hơn 1.300 người ứng cử, trong đó có 223 người tự ứng cử. Như thế có hơn 1.100 người đã được ?olựa chọn, giới thiệu? theo cơ cấu. Số người tự ứng cử lần này tăng gần bốn lần so với khóa trước. Đấy là một tín hiệu đáng mừng. Nhưng liệu có xảy ra như kỳ bầu cử trước, khi mà có hơn 60 người tự ứng cử, hiệp thương giới thiệu được khoảng hơn 10 người vào danh sách ứng cử cuối cùng, và chỉ có 2 đại biểu trúng cử, hay không? Nên công khai thông tin của tất cả các ứng viên. Lấy tín nhiệm của cử tri ở nơi cư trú (và nơi làm việc) theo quy định hiện hành là điều vẫn phải làm nhưng nên để mọi cử tri đều có thể tham dự chứ không chỉ những cử tri ?ođược triệu tập? như theo Nghị quyết 619 ngày 24/1/2007. Vì mời cử tri tham dự là chuyện hợp lý còn mời đại diện hay ?otriệu tập? lại khác xa.
    Theo tôi kỳ tới nên bỏ thủ tục này. Hãy cung cấp chi tiết thông tin về các ứng cử viên và để cho dân thực sự quyết định bằng lá phiếu của mình. Đừng chọn trước hộ người dân, đừng sợ người dân không biết quyết định nên phải quyết định hộ cho họ. Lo nhân dân không biết quyết định đúng đắn và đi quyết định thay họ hay hạn chế quyền của họ thực chất là coi thường nhân dân.
    Xét lại hoạt động của các đại biểu được ?olựa chọn, giới thiệu? cho dân bầu của các khóa trước nhiều người không hài lòng với chất lượng của các vị này.
    1
    Một trong những ứng cử viên cuối cùng của Thanh Hóa đến nộp hồ sơ ở Ủy ban bầu cử. Ảnh: Phương Loan
    Ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Ủy viên TW, Phó Trưởng ban Tổ chức TW, Trưởng ban Bảo vệ Chính trị nội bộ của ********************** đã nhận xét: "Tôi thấy nhiều đại biểu trình độ quá kém, chưa kể nhiều người về phẩm chất tư cách đều không xứng đáng là đại biểu của nhân dân?. Dư luận cho rằng những người tự ứng cử có thể có cơ sở để có chính kiến độc lập hơn. Song liệu họ có qua được bước 5 (hiệp thương lần 3) hay không? Cần tránh hiện tượng như đã xảy ra với ông Minh Tuấn, người tự ứng cử khóa X và không được đưa vào danh sách chính thức vì ?oDo yêu cầu về cơ cấu, thành phần và số lượng Đại biểu quốc hội ? có hạn, nên không thể đưa hết các Đại biểu vào danh sách để giới thiệu ra ứng cử Đại biểu quốc hội? (Dân Trí 7/3/2007). Bước hiệp thương thứ 3 này cũng nên xem xét lại, thậm chí có thể bỏ đi, vì nó trao cho những người tổ chức hiệp thương những quyền (loại trừ) vô lý, hạn chế quyền quyết định thực sự của nhân dân.
    Xem kỹ quy định hiện hành thì thấy các vị lãnh đạo QH đương nhiệm lại đứng đầu hội đồng bầu cử TW và hội đồng này có vai trò lớn trong những quyết định liên quan đến bầu cử mà lẽ ra nó chỉ có vai trò tổ chức và hành chính. Đây là việc phải sửa. Các hội đồng bầu cử nên tổ chức và hoạt động ra sao để tránh việc như ông Nguyễn Đình Hương nêu ra: "có khi có tình trạng trong 1 gia đình bố đi bầu cử cho con, con đi bầu cử cho mẹ... với tinh thần bầu cho xong chuyện. Người ta không biết ai vào với ai mà bầu".
    Đứng về phía ý thức quần chúng nhân dân, họ cần có một ý thức, trách nhiệm với dân, với nước, trong việc đi bầu. Nếu đi bầu mà người dân chẳng rõ vị đại biểu mình bỏ phiếu có tài cán gì, có năng lực ra sao trừ các vị có tiếng tăm lâu nay thì chỉ là bầu hình thức. Dân chủ hình thức không chỉ ở những mặt như ông Hương nói, mà nó còn nằm ngay trong ?ocơ cấu?, trong cách tổ chức ?olấy ý kiến cử tri?, trong quy trình ?olựa chọn, giới thiệu? ứng viên, v.v...
    Vấn đề này cần được giải quyết bằng cách nâng cao nhận thức cho người dân về quyền và nghĩa vụ của họ, bằng cách cung cấp đầy đủ thông tin, bằng việc hoàn thiện các quy chế để việc bầu cử diễn ra hiệu quả, minh bạch, bằng việc sửa hay bỏ các quy chế hiện hành không phù hợp. Tôi e rằng chính cách làm trong nhiều chục năm vừa qua đã góp phần vào việc khiến người dân bầu lấy lệ do bầu ai cũng được, do không có quyền lựa chọn, quyết định thực chất khiến người dân bỏ phiếu hộ (vì đơn vị bầu cử nào cũng thi đua về thành tích) và làm cho cử tri sao nhãng nghĩa vụ của mình.v.v...
    Để dân có quyết định thực chất như lời ông Nguyễn Văn An đã nói sẽ góp phần đắc lực vào giải quyết các căn bệnh trên, góp phần nâng cao ý thức công dân, tôn trọng pháp luật.
    Đi tìm nghị sĩ Quốc gia: Chuyện tư duy và cơ chế
    Diễn biến cuộc bầu cử Quốc hội
    Nguyên Chủ tịch QH Nguyễn Văn An: Bàn về Đảng lãnh đạo
    Bài 2: Dân làm chủ
    Bài 3- Thực hành dân chủ trong hoạt động của Quốc hội
    Xin đề xuất ba việc dễ làm, đúng quy định hiện hành và có thể cải thiện đáng kể tình hình. Thứ nhất, những người tự ứng cử và báo giới nên theo dõi sát việc tổ chức lấy ý kiến cử tri ở nơi cư trú để có ý kiến khách quan tránh việc dàn xếp. Công khai mời mọi cử tri tham dự, chứ không chỉ mời ?ođại diện? hay ?otriệu tập?.
    Thứ hai, hiệp thương lần 3 phải được công khai. Mặt trận hay Ủy ban bầu cử các cấp cần công khai lý do loại bỏ ra khỏi danh sách trước công luận. Người bị loại bỏ khỏi danh sách có quyền kiện nếu cảm thấy bất công. Không loại trừ ai cả là tốt nhất.
    Thứ ba, báo chí và tất cả mọi người có quyền theo dõi để phát hiện gian lận bầu cử (tránh bỏ phiếu hộ, tránh rỉ tai, định hướng ?ogạch ông này bà nọ? v.v.) nếu phát hiện thì phải hủy bỏ kết quả và truy cứu trách nhiệm. Cho đại diện của báo chí và của những người có yêu cầu được theo dõi quá trình kiểm phiếu.
    Ba việc trên có lẽ chỉ là những yêu cầu sơ đẳng, dễ làm để cải thiện quyền tự do và tính dân chủ trong bầu cử QH lần này, góp phần tăng khả năng cho người dân làm chủ thật sự.
    *
    Nguyễn Quang A
  5. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Bài viết của LVH new bị báo là có vấn đề, tớ đã giải quyết rùi, nhưng lưu ý bạn kô bê nguyên con từ báo khác tới để tránh :
    " ôi dào, tay ấy trí ngủ chứ thức gì, hắn có nghĩ đươc ra cái gì đâu, toàn trích dẫn ..."

    mà nên tóm tắt lại cho đúng chủ đề.
    Hơn nư, khi tranh luận về pháp luật, bạn nên chỉ rõ văn bản viện dẫn và cái mà bạn cho là chưa phù hợp ... không nên đổ đồng sang vấn đề thực hiện nó như thế nào.

    ---
    fsai - thầy cãi số 1 về ly hôn.
  6. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Gửi: khoiks, bạn là ai? trình độ cao siêu đến đâu mà lại cho mình cái quyền mắng người khác là "ấu trĩ", hay "không có khái niệm gì về pháp lý", rồi thì "đười ươi"!. Nếu LVH là 1 người cũng theo dân luật như bạn, thì bạn đã vi phạm nguyên tắc số 1 của dân chuyên nghiệp đó là sự tôn trọng đồng nghiệp; không tôn trọng đồng nghiệp của mình- thì cũng có nghĩa là bạn không tôn trọng cái nghề hoặc môn khoa học mà bạn theo đuổi. Nếu LVH là người ngoại đạo, thì trước tiên hãy cứ thử dùng lý lẽ của mình để giải thích và tranh luận cho đến ngọn ngành. Hãy cố gắng làm như vậy, bởi lẽ đấy chính là niềm vinh dự và trách nhiệm của những người mang tiếng là "hiểu biết". Mang cái mác là "luật gia" thì cũng cố mà hạ mình trao đổi mọi nhẽ với dân đen, để mọi người thấu hiểu cái tinh thần của luật pháp; ngược lại ăn nói theo kiểu muốn làm cha người ta, thì hà tất mọi người phải gọi chúng ta là luật gia hay luật sư làm gì cho mệt. Gọi luôn là ông "bố đời" cho phải phép!.
    300 năm trước đây, Jean Jacques Rousseau đã từng nói rằng "Sinh ra là công dân của một nhà nước tự do, thành viên của một cộng đồng có chủ quyền, dù cho tiếng nói của tôi chỉ ảnh hưởng yếu ớt tới công việc chung, tôi cũng có quyền được chọn lựa công việc chung, vì vậy tôi tự đặt cho mình có nghĩa vụ phải tìm tòi, học hỏi vấn đề này". Nước Việt ta vẫn còn nhiều điều phải làm để có được nền dân chủ đúng nghĩa và đảm bảo công bằng cho tất cả mọi người, diễn đàn này cần phải là nơi trao đổi, làm rõ những vấn đề đó. Hãy hoan nghênh tất cả các ý kiến, trao đổi một cách kiên nhẫn và ôn hòa, điều đó tốt cho mọi người!.
    Tôi đề nghị Mod chấn chỉnh tình trạng có 1 số thành viên trong box có những lời lẽ không đúng đắn khi trao đổi với thành viên khác, đừng để đây thành 1 diễn đàn của 1 số ông kễnh chuyên đi mạt sát người khác!. Tôi không nghiêm mặt đâu, mà nhăn mặt và bịt mũi đấy!
  7. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    =============
    Trao đổi cùng bạn LV (Ha Part II):
    1/ Tớ là tớ, một người dư hơi đến mức quan tâm đến chất lượng các bài viết trên diễn đàn này. Cũng như mọi người, tớ chả cao siêu gì mấy!
    2/ Tớ không cho phép mình có cái quyền mắng người khác, mà chỉ là phản ánh những gì được thể hiện bởi bài viết của một số người thích gắn tên mình với cái danh là "nhà phê bình". Mời Hà II đọc các bài viết của Hà I để rõ hơn.
    3/ Tớ không dám khẳng định mình là dân chuyên nghiệp. Duy nhất một điều tớ dám khẳng định, đó là: mình có trách nhiệm trước các quan điểm đã được thể hiện trên Box khờ. Hà I chắc chắn đã và sẽ không là đồng nghiệp (hoặc đồng sự) của tớ, vì với cái kiểu lý luận kiểu này, không xứng đáng là người hành nghề luật! Đương nhiên vì thế, sự tôn trọng càng tỉ lệ nghịch theo mức độ thể hiện mà bạn Hà I đã để lại dấu ấn qua các bài viết! Nếu người chó chút kiến thức Luật, chắc hẳn đã đánh giá ví dụ 1 ngay trong topic này ra sao rồi.
    4/ Nếu cho là không tranh luận đến ngọn ngành thì có lẽ Hà II lầm. Mời bạn xem lại Topic "thế nào là bị can, bị cáo..." Trong đó, tôi phân tích rất rõ, đến mức trích dẫn ca các Điều luật để CM cho cái quan điểm nghèo nàn và vô căn cứ của Hà I. thế mà nhà phê bình này không những không nhận thức được cái sai, mà còn phủ nhận toàn bộ... Túm lại, tớ biết được phản ứng cá nhân của một số người trước các bài viết của mình và đã ý thức được việc đó. Nhưng thuốc đắng dã tật, hy vọng lần sau Hà I hay những người đại loại như thế có trách nhiệm hơi trước các quan điểm nêu ra trong Box khờ.
    Luật pháp VN cũng như của bất cứ quốc gia nào trên thế giới, đều tồn tại những ưu, nhược điểm khó có thể tránh khỏi. Vấn đề là ở chỗ: khi phê bình bạn đã hiểu và phân tích thấu đáo cái sự tồn tại, bất cập ấy với góc nhình của người làm khoa học chưa? Hay chỉ bâng quơ phán một câu: "Tóm lại, luật VN đáng lôi ra để phê bình"? Cá nhân tôi, cũng như bất cứ ai có tâm huyết với nền KHPL của nước nhà đều hoan nghênh, tiếp thu mọi ý kiến phê bình với góc độ tư duy, khoa học chứ không phải nói bừ, nói chung chung. Nhà phê bình LVH hình như không là được điều đó!
    Chào thân ái và quyết thắng!
  8. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Hình như tới gặp bạn khoiks ở đâu rồi!- có phải là người cũ trong vụ tranh luận về nguyên tắc xét xử 1 lần trong luật hình sự cách đây vai năm không nhỉ?, nick khác nhưng khẩu khí thì giống lắm!
  9. dochanhvanly

    dochanhvanly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2004
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
    Tôi đang thắc mắc rằng trong cái đám "rừng" của luật pháp nhà nước mình liệu có cái luật điện lực như bạn nêu trên chưa?
    theheRATTre
  10. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    =========================
    Nhầm, tôi chưa từng tranh luận với bạn (hay bất cứ ai khác) về vấn đề như đã đề cập. Thấy cái tựa "thành viên của Khoa Học Pháp Lý" là tôi cũng đủ ớn rồi, lấy đâu ra khẩu khí mà tranh với chả luận!
    Không vì bất cứ lý do gì mà tôi phải đi thay cái Nick "Khốt" của mình cả

Chia sẻ trang này