1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luật pháp Việt Nam : những thiếu sót và lỗ hổng phiền hà

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Le_Viet_Ha_new, 21/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    ======================
    - Được điều chỉnh bởi luật dân sự, vậy nó là quan hệ gì? (hy vọng không ai "dũng cảm" khẳng định hợp đồng này không phải quan hệ DS)
    - Theo cái tiêu chí thật giật gân của Topic, có thiếu sót, lỗ hổng gì ở quan hệ mua - bán điện (cụ thể trong trường hợp này) hay không?
    To Sing Gồ Quát Man: Trước khi khẳng định tôi có được định hướng hay không, ngài nên tìm hiểu rõ hơn về các quan hệ dân sự nói riêng và tinh thần của BLDS nói chung. Box khờ này là nơi mọi người tự do bày tỏ quan điểm, thế nhưng với vấn đề cơ bản thía này mà lại cho rằng k phải quan hệ dân sự thì tôi thật sự ái ngại nếu ngài đã học qua hoặc tự cho là mình hiểu về luật.
    To all: Cơ chế độc quyền lại là một vấn đế khác, đừng vì điều đó mà đánh đồng nó với quan hệ hành chính. Tôi không nói nhiều, Mời các bạn xem lại đặc trưng về chủ thể tham gia quan hệ PL Hành Chính cung như nguyên tắc phục tùng trong quan hệ này (nó khác hẳn với quan hệ giữa công ty điện lực và khách hàng)
  2. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Hơ, tôi tưởng cậu này đã thôi không thèm thừa hơi tranh luận ở cái chủ đề này nữa! - Tuy nhiên điều đó cũng chẳng sao, nhưng tôi đề nghị cậu dùng từ ngữ đúng mực khi viết về người khác. "Bút sa, gà chết"- đấy là người đời dạy thế!
    Thiếu kiên nhẫn và không khiêm tốn là căn bệnh đáng ngại nhất của người trẻ tuổi!
    Được lvha74 sửa chữa / chuyển vào 21:48 ngày 29/03/2007
  3. dochanhvanly

    dochanhvanly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2004
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0

    Ấy chà, ông thầy cãi ơi, tôi cố đọc lại những gì tôi đã viết trên cơ sở các bài "cãi" của ông cùng với bạn nhiều số (hổng có nhớ), tuyệt nhiên tôi chưa hề thấy cái gì (tôi đã viết) liên quan đến đồng ý hay bất đồng ý đối với thuật từ "quan hệ dân sự" mà ông đang gán cho tôi cả.
    Ngay từ đầu topic này, tôi đã (hàm ý) rằng tôi không thuộc họ ...cãi như ông bằng câu hỏi chân tình nhứt đến với bạn LVH về cái "rừng" luật điện lực. Ấy thế mà ông lại "ái ngại" cho tôi đủ thứ về cái gọi là luật, dẫu sao cũng cám ơn ông lắm lắm (hổng phải là vì ông gọi tôi bằng...Ngài đâu nhé )
    Tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng: Bởi có những vị luôn được định hướng trước (và ngay từ tấm bé) như vậy, thành ra bản thân những vị đó luôn làm xáo trộn giữa mối quan hệ dân sự và quan hệ hành (là) chính XIN-XỎ-CHO một khi những vị đó được ĐẶT trong cái vị trí ĐỘC TÔN, ĐỘC QUYỀN kiểu như ông điện lực mà bạn LVH đã nói.
    Ngoài những ý trên, tôi không đá động những gì mà ông đang cố làm giống như những tên trong bộ phim "Những kẻ làm mưa làm gió" của Hô-li-út
    Thôi nhé, tôi hổng nói nhiều nữa đâu, tôi sợ rằng trong cái box này có nhiều vị thỉnh thoảng "nhớ" về "nơi đâu xa xôi lắm" chốt cái gông lên mình tôi thì toi
    theheRATTre
  4. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Điều 19 Luật điện lực quy định đối tượng tham gia thị trường điện lực gồm có : 1. Đơn vị phát điện; 2. Đơn vị truyền tải điện; 3. Đơn vị phân phối điện ; 4. Đơn vị bán buôn điện; 5. Đơn vị bán lẻ điện...
    Hình như trong quan hệ mua bán điện để phục vụ mục đích sinh hoạt thì bên cung cấp điện là Đơn vị bán lẻ điện chứ không phải Đơn vị phân phối điện?! Quyền và nghĩa vụ (chung) của Đơn vị bán lẻ điện được quy định tại Điều 44 Luật điện lực, trong trường hợp này bạn viện dẫn Điều 39 (quy định đối với đơn vị phát điện) và Điều 41 (đối với đơn vị phân phối điện) có lẽ chưa chính xác.
    Về quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên, có thể tham khảo thêm mẫu hợp đồng mua bán điện sinh hoạt được ban hành kèm theo Quyết định số 08 ngày 12 -4-2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp:
    http://vbqppl.moj.gov.vn/law/en/2001_to_2010/2006/200604/200604120001/view
  5. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Tự nguyện, bình đẳng và thoả thuận là những đặc trưng của hợp đồng dân sự, tuy nhiên đối với loại hợp đồng gia nhập (hợp đồng theo mẫu) thì không hoàn toàn như vậy. Bởi ở đó, quyền và nghĩa vụ của các bên không phải do các bên thoả thuận đưa vào hợp đồng mà xuất phát từ ý chí của một bên. Nếu chấp nhận, bên còn lại ký kết tham gia, nếu không đồng ý, cách duy nhất là từ chối, việc ''''yêu sách'''' đòi hỏi thay đổi nội dung các điều khoản đã được định sẵn hầu như là không thể. Hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông,hợp đồng mua bán điện.... là những hợp đồng thuộc loại này, ở đó tính bình đẳng, thoả thuận bị hạn chế bởi các điều khoản đã được bên cung cấp sản phẩm, dịch vụ định sẵn.
    Bao giờ cũng vậy, người định ra hợp đồng sẽ đương nhiên sẽ muốn đưa vào các điều luật có lợi cho mình, chính sự ''''có lợi thế hơn'''' này làm mất tính bình đẳng của quan hệ dân sự và qua đó nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ đưa vào hợp đồng các điều khoản bất lợi cho khách hàng và buộc họ phải chấp nhận.
    Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, pháp luật một số nước có các quy định nhằm hạn chế bên cung cấp dịch vụ đơn phương đưa ra những điều khoản (mẫu) có lợi cho mình, quy định cấm đưa các điều khoản gây khó khăn cho người tiêu dùng vào hợp đồng hoặc quy định hợp đồng vô hiệu khi doanh nghiệp đưa vào hợp đồng các điều khoản gây ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng.
    Đối với một vài loại hợp đồng đặc biệt nào đó (bảo hiểm, điện chẳng hạn), pháp luật Vn cũng quy định một số trường hợp các điều khoản phải chịu sự kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc phải tuân theo mẫu do Nhà nước ban hành. Tuy nhiên, các quy định về điều chỉnh những điều khoản cơ bản của dạng hợp đồng gia nhập (hợp đồng theo mẫu) nói chung thì hình như chưa có ?!
    Được remediot sửa chữa / chuyển vào 16:26 ngày 30/03/2007
  6. nkd23

    nkd23 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    590
    Đã được thích:
    0
    Nhà em ko biết chú từ hồi có anh Vietel ví lại mấy anh nhỏ nhỏ nữa ra e danh được khối tiền mua sữa cho cháu mà chất lượng lại tốt hơn.
    Vấn đề là chưa chống được ĐỘC QUYỀN của nhà dèn thì chưa thể có chất lượng phục vụ tốt được, kể cả khi CPH các Điện lực
  7. nmt83

    nmt83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    0
    Nguyên tắc của hợp đồng là bình đẳng nhưng không phải lúc nào cũng thể. Em thấy mấy hợp đồng về vận tải đường biển, nó đườc điều chỉnh bởi các công ước về vận đơn đường biển mà mấy công ước này cũng là bất bình đẳng rồi.
    Công ước Hague, công ước hague-visby quy định 3 trách nhiệm và tới 17 miễn trách cho các hãng tàu. Công ước Hamburg it được sử dụng. Đó là vì những công ước này chịu ảnh hưởng bởi các cường quốc hàng hải, mà những nước này lại có nhiều hãng tàu lớn.
    Cũng vì lý do này mà cùng mua bán một tài sản, nếu là giữa công ty và công ty thì bị điều chỉnh bởi pháp luật kinh tế, còn giữa công ty và người bình thường thì được điều chỉnh bởi luật dân sự dù hành vi mua bán này điều dựa trên nguyên tắc bình đẳng. Phải chăng luật dân sự bình đẳng hơn luật kinh tế, không phải mà vì luật dân sự có nhiều quy định bảo vệ những người yếu hơn. Bình đẳng trong hợp đồng khó nói là thật sự bình đẳng
  8. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Tuần rồi bận quá, giờ mới có thời gian tiếp chiêu bạn Việt Hà đây!. Thực ra câu chuyện về kiện tụng bạn đề cập ở đây mình không bàn tới; vì vụ việc thực ra đã rõ rồi. Cái mình muốn trao đổi ở đây là 1 lỗ hổng về mặt lập pháp của hệ thống luật Việt Nam hiện nay- liên quan đến "adhesion contract"- vì chưa có thời gian nghiên cứu, mình tạm gọi là hợp đồng soạn sẵn (nếu ai có cao kiến gì khác xin cho biết!).
    Như thế nào gọi là "adhesion contract?, theo từ điển Black Law Dict, thì Adhesion Contract là một loại hợp đồng mẫu được chuẩn bị sẵn bởi 1 bên trong hợp đồng để bên còn lại, với vị thế yếu hơn, ký kết (thường là bên khách hàng, ở tình trạng không có nhiều lựa chọn để được cung cấp hàng hóa, dịch vụ- ngoài giao kết hợp đồng với bên kia). Về loai hợp đồng này, Quintin Johnston & Dan Hopson bình luật như sau: ?oSome sets of trade and professional forms are extremely one-sided, grossly favoring one interest group against the others, and are commonly referred to as contracts of adhesion. From weakness in bargaining position, ignorance and indifference, unfavored parties are willing to enter transactions controlled by these lopsided legal documents?.
    Ở Việt Nam hiện nay, các hợp đồng soạn sẵn như hợp đồng bán nước sạch, cung cấp điện, bảo hiểm, vận tải hàng không, mua dịch vụ viễn thông ..vv đều có thể được xếp vào dạng ?oadhesion contract?. Hệ thống luật pháp của các quốc gia Âu-Mỹ hoặc ở những nước có nền kinh tế thị trường lâu đời đều ít nhiều quan tâm đến loại ?oadhesion contract?. Luật thực định thường có những quy định cụ thể để ngăn cấm bên cung cấp hàng hóa dịch vụ ỷ vào các ưu thế của mình để chèn ép khách hàng thông qua đề nghị khách hàng ký kết ?oadhesion contract? được soạn thảo có lợi cho mình. Ở một số quốc gia, tầm quan trọng của vấn đề này được nâng cao đến mức có hẳn 1 văn bản luật độc lập chuyên chỉ điều chỉnh các quan hệ hợp đồng kiểu ?oAdhesion? được giao kết, Hàn Quốc là 1 ví dụ.
    Trong khi đó luật pháp Việt Nam gần như không hề quan tâm đến vấn đề này. Chính vì vậy mà trong các hợp đồng bán điện cho khách hàng cho phép công ty điện lực cắt điện vô tội vạ không cần báo trước; hợp đồng viễn thông hùng hổ tuyên bố là cước viễn thông khách hàng phải đóng đủ, nhưng khách hàng có gọi đươc điện thoại hay không thì thây kệ; rồi thì hợp đồng bán nước sạch sinh hoạt không hề phân biệt nước được cung cấp là nước trong hay đục như nước sông Sài gòn, rồi thì trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ- các ông bảo hiểm in những điều khoản miễn trừ trách nhiệm bảo hiểm chữ bé tí tẹo như con kiến ở tít cuối trang 4.
    Bản thân đã từng đi nhổ răng ở 1 bênh viện liên doanh- phải ký 1 hợp đồng trong đó quy định rất nhẹ nhàng ?osẽ không khiếu kiện nếu bị tử vong hay dẫn đến cố tật do các nguyên nhân bác sỹ không kiểm soát được?. Khổ thân ?" dù đau răng nhưng vẫn phải vận hết cả vốn tiếng tây bồi để giải thích với lão nha sỹ Pháp là thực ra cái răng đau là cái nào!, không thì lão ấy lại nhổ béng cái ko đau thì hại to.
    Tóm lại- để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dung, các quy định của luật pháp thường phải ngăn cấm bên cung cấp dịch vụ lòe bịp hoặc ép khách hàng bằng cách quy định:
    1. Những điều khoản mù mờ về nội dung trong hợp đồng sẽ được diễn giải theo hướng có lợi cho khách hàng
    2. Cấm các điều khoản miễn trừ trách nhiệm của bên bán hàng hóa- dịch vụ đối với các thiệt hại của khách hàng do: Các hành sai trái hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm của bên bán; giới hạn 1 cách vô lý giá trị của các khoản bồi thường của bên bán.
    3. Cấm các điều khoản ngăn trở khách hàng được quyền yêu cầu chấm dứt hợp đồng hoặc trao quyền cho bên bán được chấm dứt hợp đồng không có lý do chính đáng
    4. Cấm các điều khoản cho phép bên bán được quyền đơn phương thay đổi hợp đồng mà không có lý do chính đáng
    5. Cấm các điều khoản ngăn trở hoặc đưa ra hình thức giải quyết tranh chấp vô lý giữa khách hàng và bên bán.
    Trong khuôn khổ 1 bài viết ngắn trên diễn đàn tôi xin được trao đổi với LVH-new như vậy. Nếu có tấm long- nhà bấu rung chuông cho công luận về vụ này đi. Mùa hè nóng nực này mà mấy bố EVN cắt điện tràn cung mây thì điên lắm!.
  9. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Đọc các phần dẫn chứng, có lẽ ông nhà đèn đã thiếu tính toán vì khi gắn điện cho mỗi nhà, đâu phải chi phí đường dây từ nguồn chính đi vào đến công tơ giống nhau !
    Ngày xưa, tại miền Nam thì quy định ( chứ không phải luật ) là người tiêu thụ phải chịu trách nhiệm về chi phí nối từ nguồn dây chính, nhà nào gần thì tính chi phí theo gần, xa tính theo xa và khi cần thay thế thì khách hàng cũng phải chịu ... đau nhất là các cành cây nhà hàng xóm cứ la đà theo gió cà cà vào sợi dây mà mình xin qua cắt thì chủ nhà lại không cho !
    Còn tại nưóc ngoài mà tôi lấy Canada ra làm thí dụ .
    Chi phí đường dây khi mới lắp hoặc thay đổi đều do khách hàng chịu .
    Anh đang có đường dây 100 A, nay vì thay đổi hệ thống sưởi từ dầu qua điện nên cần 200 A ?
    Gọi 1 thợ điện có license đến thay đồng hồ và cầu dao hay cầu chì trong nhà sau đó, anh chàng thợ diện sẽ nối tạm phần dây nối từ nguồn chính và gọi đên ông nhà đèn.
    Ông nhà đèn sẽ tới check, nếu dây cũ đủ an toàn thì khỏi tốn tiền, nếu dây quá nhỏ thì họ sẽ thay và tính vào khách tiêu thụ .
    Được cái là nếu ông trồng trọt cây cối của nhà nước hay hàng xóm mà để cứa đứt dây thì là trách nhiệm của chủ các cành cây , vì thế, họ rất chăm cắt chứ không để la đà như VN .
    Nếu bỗng dưng có thay đổi đường dây nối khi dây còn đang tốt thì sẽ là trách nhiệm của người cần thay đổi , thí dụ như khi thành phố muốn bỏ các cột đèn mà đi dây ngầm dưới đất ... thì ông thành phó sẽ phải chi ra tiền bồi thường để chủ nhà thuê thợ điện đên thay .
    Có lẽ như thế là công bằng và mấy cái này lẽ ra ông Msgvovit phải trình bày mới đúng nghề của chàng
    ======
    Ngứa tay và ấm ức cho nên phải gõ thêm ....
    Việc cúp điện liên tục xảy ra hiện nay tại HN và SG thì ai là người chịu trách nhiệm ? Lần về VN vừa qua tớ vừa bị thiệt hại vì ... chai rượu ! ( Bây giờ mới biết quy định : Nhà hàng karaoke chính thức đăng ký karaoke chỉ được phép bán tới rượu vang còn không đăng ký chính thức karaoke nghĩa là karaoke " lậu ", khách gọi thì họ khiêng máy vào thì lại được phép bán rượu mạnh ... hơi quái đản đấy . Tiếp đến là vụ cúp điện, khách sạn tớ thuê bị cúp điện 2 lần mà tớ vốn nghèo, chỉ dám thuê khách sạn không sao nên làm gì có máy phát điện riêng nên dưới sức nóng gần 40 độ, phải chạy đi thuê khách sạn khác ở tạm ... thế là 1 thân phải thuê hai nơi ... thiết hại này khách sạn cười trừ chả có chuyện đền bù nhá .
    Gẫm lại xứ người, năm 1984, vì 1 trận mưa đá làm hỏng trạm điện, máy phát điện dự phòng chạy dược 2 phút lại bị nổ làm cả 1 vùng bị mất điện có tới hơn 10 giờ, act of god !!! nhưng 1 ngày sau, tổng giám đốc điện lực ý thức trách nhiệm sau ông trời nên mạnh dạn từ chức .
    Năm 1997, 1 trận mưa đá lịch sử làm mất điện gần như khắp tỉnh ( mưa rơi bám vào dây điện lạnh quá hoá đá, 1 sợi dây băng cổ tay bị đá bám vào to bằng cái đùi ... hoa hậu làm gãy rất nhiều trụ đèn ) vùng tớ ở phải di tản chiến thuật 4 ngày đén trại tạm cư chính phủ, nơi này, dù nhà ông thị trưởng vãn có điện thì thị trưởng cũng xuống ngủ với dân để chia xẻ , ăn chung bữa cháo nóng với dân ... bão tuyết xong, cứ mỗi hộ lại được ưu ái đền bù 1 chi phiếu 350 $ để mua thức ăn mới vì thịt thà trong tủ lạnh dù chưa hư nhưng không an toàn cho sức khoẻ nên phải vứt bỏ . Cơ khổ, nhà tớ vỏn vẹn hai mạng mà nhà lại ở góc phố có 2 địa chỉ nên " bị " nhận đến 2 chi phiếu đền bù trong khi cái tủ chỉ chứa khoảng 50 $ thịt ... đúng là mấy tay lãnh đạo dân cử phí tiền ! và khéo nhận trách nhiệm
    Được MinhTrinh sửa chữa / chuyển vào 06:16 ngày 08/04/2007
  10. baoson1969

    baoson1969 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    574
    Đã được thích:
    0
    Tớ ghét nhất thằng Điện Lực định mức tiền điện theo hộ khẩu chứ không theo nhân khẩu, cái này là cái thiếu văn minh nhất của luật ( à quên lệ ) của Việt Nam.
    Thằng Nước còn biết văn minh tí , chứ thằng điện thì chán như con gián
    Được baoson1969 sửa chữa / chuyển vào 09:20 ngày 09/04/2007

Chia sẻ trang này