1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luật pháp Việt Nam : những thiếu sót và lỗ hổng phiền hà

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Le_Viet_Ha_new, 21/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hiepsi1975

    hiepsi1975 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Định mức điện tính theo hộ là tối ưu rồi. Con cái trưởng thành có thể tách hộ.
    Cậu có cách tính nào văn minh hơn không?
  2. baoson1969

    baoson1969 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    574
    Đã được thích:
    0
    Cậu đúng là tính quẩn, thử hỏi cậu trong cái nền hành chính rối mù như hiện nay việc tách hộ khẩu làm một hộ khẩu mới với việc thông báo tăng nhân khẩu để điều chỉnh hợp đồng cái nào đơn giản hơn ?
    Một hộ dân, hộ khẩu gồm 2 khẩu ( 2 vợ chồng ) định mức tiền điện là 500 Đ/ KWH ( tính trong 100 KWhđầu tiên) , trong khi một hộ khác gồm 13 khẩu cũng vẫn định mức 500Đ/kwh ( vẫn chỉ trong 100KWhđầu tiên !) Vậy là họ sẽ bị thiệt do họ sẽ dùng nhiều điện hơn hộ đầu, mà cách tính lũy tiến thì ở KWh thứ 101 là tính giá cao hơn ( và tiếp tục cao theo bậc thang )
    Người dân rất phiền hà và điện lực thì 2 năm nay chưa nhúc nhích .
    Bên cty nước thì khác, bà chị tớ đẻ em bé, anh rể tớ vác khai sinh ra cty cấp nước là được cty cấp nước tăng ngay định mức thêm 4m3 nữa cho thằng cu.
    Rõ là ko có gì khó, chỉ tại bọn điện lực cậy thế độc quyền nên ù lì quan liêu mặc xác thằng dân đen. Chứ với thời đại máy tính như hiện nay chỉ vài cú gõ là xong, nhưng cái thằng điện trung ương lì ra ko duyệt nên thằng điện địa phương cũng mặc kệ dân tình!
    Quốc hội VN thì hôm xem trên TV thấy có ông đang họp còn ngủ gục ! Chả mong nhờ đến dược các ông phỗng gật này.
  3. hiepsi1975

    hiepsi1975 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Tôi không thông thạo lĩnh vực này, nhưng xin có vài ý kiến:
    - Việc so sánh hộ 2 người và hộ 13 người là khập khiễng. Nếu hộ có đến 13 người thì họ sẽ tách ra thôi. Hộ đặc trưng ở thành thị là 3-5 người.
    - Sử dụng điện và nước có khác nhau: nhiều người có thể sử dụng chung thiết bị điện (đèn, quạt, TV...) chứ nước thì không thể dùng chung. Định mức nước tính theo đầu người là đúng.
    - Đối với công ty điện lực thì việc quản lý theo hộ khẩu đơn giản hơn việc quản lý theo nhân khẩu (mặc dù được trang bị máy tính, nhưng việc quản lý thực tế vẫn là thủ công)
    - Điện lực "cậy thế độc quyền nên ù lì quan liêu", nhưng không nguy hiểm bằng độc quyền lãnh đạo.
    - Nếu cậu bức xúc thấy cần góp ý thì nên đến Điện lực góy ý. Hy vọng người ta sẽ tham khảo ý kiến của cậu.
  4. baoson1969

    baoson1969 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    574
    Đã được thích:
    0
    Ối zời, Hiệp sĩ ơi là Hiệp Sĩ. cậu đúng là không hiểu thực tế rồi .
    Quan lý theo hộ khẩu hay nhân khẩu chỉ là tương đối và thế nào cũng được . Vân đề là động tác định mức theo nhân khẩu mới là vấn đề mấu chốt cần bàn .
    Nước cũng giống như điện cũng quản lý theo hộ khẩu đo thôi , nhưng họ phải điều chỉnh định mức theo nhân khẩu cho dân . Đây chính là cái ngành Điện ù lì và quan liêu chưa làm ( một việc đơn giản không hề khó gì ) .
    Cậu nói một hộ khầu 13 người là không thực tế ư , cậu cứ làm như dân VN ta giàu hết rồi , tạo hộ khầu riêng nhà riêng hết rồi ????
    Xin thưa nói thế là khiêm tốn , ở Sài Gòn có nhiều hộ 3 thế hệ sống trong nhà gần 20 người !
    Dù gì thì cứ cho trung bình 7 khầu trong một nhà thì cái nhà này sẽ bị tính tiền điện bình quân cao hơn nhà có 2 khẩu . ( do cách tính lũy tiến của ngành điện )
    Buồn cười nhất câu này của cậu :
    Sử dụng điện và nước có khác nhau: nhiều người có thể sử dụng chung thiết bị điện (đèn, quạt, TV...) chứ nước thì không thể dùng chung. Định mức nước tính theo đầu người là đúng.

    Nước làm sao ko thể dùng chung ??? Một nhà nhiều khẩu thì nước mở ra tùy mỗi người nhưng xem như cả nhà vẫn đang dùng chung đó thôi ( 1 đồng hồ ) , cuối tháng căn cứ vào đồng hồ mà tính ra tiền nước . Câu đỏ của cậu luẩn quẩn quá! Bó tay !
    Ngành điện hoàn toàn có thể làm được giống như nước, hộ từ 2 lên 3 khẩu thì chỉ cần vác CMND lên là điện tăng định mức thêm 50 KWH đầu tiên với giá 500 Đ cho hộ đó .( tổng cộng 150 KWH đầu tiên với giá 500 Đ/ kWH ) Rất giản dị và công bằng . Nhưng luật ko đề cập nên chưa có thông tư nghị định gì cả , do đó quan điện trên chưa làm thì quan điện dưới cũng mặc xác dân .
    Đó chính là vấn đề!
    Được baoson1969 sửa chữa / chuyển vào 11:54 ngày 10/04/2007
  5. dochanhvanly

    dochanhvanly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2004
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
    Chú HS này buồn cười quá, độc quyền lãnh đạo mới có di chứng (hậu quả xấu) "cậy thế độc quyền nên ù lì quan liêu" rồi mới đẻ ra "bức xúc". Thật, tớ chưa hề nghĩ rằng 2 vấn đề trên là ..2 vấn đề khác nhau bao giờ cả, chỉ một duy nhất mà thôi.
    Còn nếu như chú nói "có bức xúc", rồi góp ý thì chú nên làm cái thang leo lên trời, may ra dễ hơn khi yêu cầu người khác góp ý (cái độc quyền lãnh đạo - Gốc; cậy thế độc quyền - Ngọn) chả ai có thể sửa sai cho cái ngọn mãi được cả. Vấn đề ở chỗ là ai đó đang nhờ cái GỐC (thối mục) để ĐÈ ĐẦU ĐÈ CỔ phó thường dân như tui, chú ...vậy thôi
    Nghĩ cũng lạ, hôm nay anh Nguyễn Sỹ Dũng viết bài trên TT đại khái là nêu ra hậu quả của thời bao cấp, thế nhưng đâu đó trên mấy cái loa làng vẫn thường hay nhắc đến một thiên tài, một học trò, một nhà chiến lược có tục danh là anh "ba" hay "bốn" gì gì đó đã góp phần tạo di chứng "bấp cao" mà tới nay đa phần dân chúng đều biết và rõ tường tận cái từ "bức xúc" nó ra làm sao
    theheRATTre
  6. Hiepsi1975_new

    Hiepsi1975_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/01/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Cậu chưa hiểu ý của tôi.
    Từ lúc cậu ngủ dậy buổi sáng đến lúc cậu đi ngủ, từ vệ sinh cá nhân đến ăn uống phải dùng nước riêng chứ làm sao dùng chung được với người khác.
    Điện thì lại khác: trong phòng bật đèn chung thì có 1 hay 5 người cũng vậy thôi. Dùng chung là như vậy.
  7. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    ============
    Cậu nói chưa chính xác. Trưa nay tôi đã dùng chung nước với người khác đấy thôi (nhiều người nữa chứ lỵ)!
    Lúc ấy bọn tôi đi bơi!
  8. Hiepsi1975_new

    Hiepsi1975_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/01/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Chuẩn. Dù sao đó vẫn là nơi công cộng chứ không phải ở nhà.
  9. baoson1969

    baoson1969 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    574
    Đã được thích:
    0
    Cậu Hiệp Sĩ này mọi khi tớ thấy cậu nói năng có vẻ thông minh, sao topic này cậu cứ luẩn quà luẩn quẩn cái vụ chung - riêng thế ?
    cái đó chẳng có gì là quan trọng trong việc định mức cả .
    Cái cậu gọi là dùng CÙNG MỘT LÚC hay KHÁC LÚC thôi chứ không phải khái niệm CHUNG HAY RIÊNG gì ở đây .
    Dùng "cùng một lúc" hay "khác lúc'' thì tất cả vẫn tính theo đồng hồ chung . Nếu không định mức theo nhân khẩu thì hộ nào nhân khẩu nhiều sẽ bị thiệt . Đơn giản thế thôi .
    Ngành nước đã giúp dân chúng không bị thiệt vì luôn cho phép bổ sung hợp đồng để tăng định mức nếu nhân khẩu tăng .
    Còn ngành điện thì chưa làm ( chứ không phải không làm được ) nên dân bị thiệt và đang chửi cha thằng điện ở khắp mọi nơi.
    Túm lại là thế, phân tích rõ như ánh mặt trời thế này mà cậu Hiệp Sĩ còn cãi quẩn thí tớ pó tay . com.
  10. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Ngành điện phân ra chi tiết như vậy là vì mỗi đơn vị hành chính có khi phải tách ra từng "phân đoạn trách nhiệm" như vậy , nhưng có đơn vị hành chính thì không cần phân đoạn mà chịu trách nhiệm chung .
    Do đó không có gì mâu thuẫn hay sai sót ở đây cả.
    Lấy thí dụ Điện lực TPHCM vừa là đơn vị phát điện ( phụ trách nhà máy nhiệt điện Chợ Quán và Thủ Đức ) vừa là nhà truyền tải điện và phân phối ( trách nhiệm trong khu vực ) và vừa là nhà bán lẻ điện . Do đó áp theo luật thì đường dây trước công tơ là trách nhiệm của điện lực đầu tư .
    Ngay luật phần khách hàng cũng nêu rõ "chỉ chịu trách nhiệm đầu tư sau công tơ" , ngoài ra không có mục nào khác . Do đó mọi việc rất rõ ràng .
    Tuy nhiên topic này không bàn đến đúng sai của luật mà bàn đến lỗ hổng trong luật: tại sao luật như thế mà người dân vẫn phải đóng tiền mua dây trước công tơ .
    Đây là cách làm sai tinh thần luật của điện lực một số địa phương nhưng một số người dân không làm được gì điện lực vì điện lực cũng biết cách lách vào chỗ lõm của luật .
    Chỗ lõm này thế nào thì các bạn cứ tiếp tục bàn .
    Được le_viet_ha_new sửa chữa / chuyển vào 23:21 ngày 10/04/2007

Chia sẻ trang này