1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luật pháp với Võ thuật (Trang 9 : Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi lyhl, 31/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    Luật pháp với Vof thuật


    --------
    1) Một thanh niên bị một tập thê? thanh niên khác tấn công, anh chống tra? lại bă?ng con dao nhíp có săfng bên mi?nh, sau trận hôfn chiến một ngươ?i trong đám thanh niên kia tư? vong do bị đâm thu?ng tim. To?a án tuyên anh ta không phạm tội giết ngươ?i.
    2) Một huấn luyện viên Vof thuật trên đươ?ng vê? nha?, va chạm giao thông với một thanh niên hung hafn, sau trận â?u đa? ngươ?i thanh niên hung hafn kia tư? vong vi? xuất huyết nafo. To?a án tuyên anh ta phạm tội giết ngươ?i.

    Như vậy ngươ?i luyện vof không được thiện ca?m dưới con mắt cu?a cơ quan ha?nh pháp ? ngươ?i luyện vof pha?i đối đáp như thế na?o trước cơ quan điê?u tra ? ngươ?i luyện vof ha?nh xư? như thế na?o trong các mối quan hệ cho pha?i lef ? ... đê? không lọt va?o vo?ng lao lý cu?a Pháp luật. Xin các bạn cho ý kiến.
  2. danhaiphong

    danhaiphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    1.537
    Đã được thích:
    0
    Nhà em chỉ hiểu là để có thể thoát vòng lao lí, không cần biết anh đúng hay sai, chỉ cần anh "chơi đẹp" với các bác áo vàng ấy, là xong hết bác ạ!!!
    Theo em, nên đóng cái này lại đi, nhạy cảm lắm đấy các bác ạ!!!
  3. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    --------
    Với định hướng xư? lý như bạn sef có các vấn đê?:
    1) Trái ngược với tinh thâ?n Thượng Vof cu?a Dân tộc Việt ma? ngươ?i Thâ?y pha?i luôn lưu ý đê? huấn chi?nh tro?, Tro? luôn tâm niệm khi thực ha?nh vuf lực.
    2) Ca?ng la?m xấu thêm bộ mặt ngươ?i luyện vof chân chính trong con mắt cơ quan ha?nh pháp, mơ? rộng ra xaf hội sef đánh giá chúng ta la? "Luf Vof Biê?n".
  4. vithuymylove

    vithuymylove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2007
    Bài viết:
    1.170
    Đã được thích:
    1
    Để tôi tìm hiểu lại chế định luật về phòng vệ chính đáng, vượt quá giới hạn phong vệ chính đáng, phòng vệ tưởng tượng, tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ... sau đó sẽ đưa lên cho các bạn, tham khảo, có chỗ nào thắc mắc thì nhờ anh em diễn đàn đi hỏi luật sư dùm. Nếu diễn đàn bị chặn sơm quá thì thôi.
  5. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    --------
    Hiệu qủa của Võ lực trên cơ sở chính đáng về Pháp luật là có thể khẳng định 90% an toàn, cám ơn trước sự hỗ trợ của Luật gia !
  6. vithuymylove

    vithuymylove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2007
    Bài viết:
    1.170
    Đã được thích:
    1
    Mất cả buổi sáng mới nghiền xong những kiến thức cơ bản nhất về chế định phòng vệ chính đáng. Tạm thời hôm nay tôi sẽ cố gắng post xong phần khái niệm cơ bản này. Ai có ví dụ thực tiễn nào hoặc có tưởng tượng ra ví dụ nào thì cứ post lên hỏi, tôi sẽ cố gắng phân tích, xen kẽ các vấn đề về lí thuyết. Có điều đừng hỏi quá 3 ví dụ vì để phân tích được cần nhiều thời gian, còn cần thời gian cho lí thuyết nữa, khi nao xong phần lí thuyết tôi sẽ tìm các tình huống thực tế cho anh em có dịp dở nghề sao cho đúng.
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Luật pháp không cho phép cá nhân tự mình giải quyết tranh
    chấp . Trong những tranh chấp ngoài pháp luật này, ai thắng
    thì là kẻ phạm tội, và người này thường là người giỏi võ hơn .
    Đương nhiên kẻ thua cũng phạm tội, nhưng chỉ khi nó không
    chết thôi.
    Luật pháp cho phép được tự bảo vệ mình. Trường hợp này,
    ai thua, bị thương, chết là kẻ phạm tội, và người thắng là vô tội.
  8. vithuymylove

    vithuymylove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2007
    Bài viết:
    1.170
    Đã được thích:
    1
    BÀI 1
    _________Những vấn đề cơ bản nhất về Phòng vệ chính đáng.
    1 > Khái niệm: Điều 15-BLHS nước CHXHCN_VN _ 1999 quy định:Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì lợi ích của nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách CẦN THIẾT người ĐANG có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. PVCĐ không phải là tội phạm.
    2 >Phân tích các điều kiện của PVCĐ:
    <+> Quyền và các lợi ích của người phòng vệ, người khác, tổ chức, nhà nước...phải là lợi ích chính đáng và hợp pháp( bao gồm cả về vật chất và tinh thần ) được nhà nước bảo vệ : tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản...
    < + > Hành vi tấn công và xâm hại vào các lợi ích vật chất đó phải thực tế đang diễn ra và chưa kết thúc, < trường hợp đã kết thúc hoặc chưa diễn ra sẽ được phân tích sau > hành vi đó phải là có thật. <Trường hợp phòng vệ tưởng tượng sẽ phân tích sau >
    < + >Hành vi phòng vệ phải gây thiệt hại cho chính người đang có hành vi tấn công xâm hại và chỉ được gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của người tấn công xâm hại ở mức độ ĐỦ để làm tê liệt cơ sở và nguồn gốc tấn công. Không được gây thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, tài sản của người có hành vi xâm hại; không được gây thiệt hại về tài sản, danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe của người không có hành vi xâm hại.
    < + > Giữa hành vi phòng vệ và hành vi xâm hại phải có sự TƯƠNG XỨNG. Đây là điều kiện quan trọng về tính hợp pháp của hành vi phòng vệ. Không được phép hiểu nó là sự cân bằng mang tính cơ giới như là bằng nhau về số lượng, vũ khí...Vấn đề này khá phức tạp cả về lí luận cung như thực tiễn áp dụng.
    Thông thường, người có hành vi phòng vệ luôn ở tình trạng cấp bách phải bảo vệ lợi ích trên nên không thể đủ bình tĩnh, sáng suốt để lựa chọn công cụ, cách thức, và đặc biệt là mức độ gây thiệt hại sao cho " tương xứng " cho người có hành vi xâm hại. Vì thế, luật HS quy định, chỉ khi nào có sự không tương xứng RÕ RÀNG giữa hành vi phòng vệ và hành vi xâm hại mới bị coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả do hành vi đó gây ra.< Khoản 2 Đ 15 BLHS ; sẽ phân tích sau >
    Có thể xác định sự tương xứng qua các yếu tố sau:
    + Thứ nhất :Dựa vào tính chất quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ< Là các quyền và lợi ích hợp pháp >. Hành vi xâm hại tác động đến các quan hệ xã hội càng quan trọng thì đòi hỏi hành vi phòng vệ với cường độ cao mới có thể bảo vệ được các quan hệ đó vd : tính mạng > sức khỏe ...
    + Thứ hai : Dựa vào tính chất hành vi tấn công, sử dụng công cụ, phương tiện, biện pháp càng nguy hiểm, cường độ tấn công càng lớn thì đòi hỏi sự phòng vệ càng phải quyết liệt thì mới bảo vệ được lợi ích hợp pháp.
    + Thứ ba : Dựa vào lực lượng tham gia tấn công xâm hại, số lượng người tham gia tấn công càng đông thì đòi hỏi sự phòng vệ càng phải quyết liệt mới bảo vệ được.
    + Thứ tư : Dựa vào sự quyết tâm của kẻ tấn công xâm hại để đánh giá hành vi phòng vệ là tương xứng < sẽ phân tích rõ hơn điểm này sau >.
    + Thứ năm : Phải căn cứ vào thời gian, địa điểm và các hoàn cảnh cụ thể khác.

  9. vithuymylove

    vithuymylove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2007
    Bài viết:
    1.170
    Đã được thích:
    1
    Hôm nay tạm thời chỉ có phần lí thuyết, mới chỉ có phần căn bản nhất thôi, các bạn hãy đặt tình huống đi để tôi phân tích và xen kẽ dẫn tiếp lí thuyết thì mới hiểu vấn đề hơn được.
    Khái quát thực tiễn là việc ngoài sức tôi nên hy vọng qua các tình huống sẽ giúp các bạn vỡ dần vấn đề.
    @CODEP : bạn mới chỉ thấy tính sơ sài của vụ việc xảy ra và cho rằng người bị xử lý là người đã thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng và sự xử lý như vậy là sai lầm đã thành phổ biến< thông lệ trong cơ quan công quyền >. Thiết nghĩ như vậy là chưa chính xác. Để xem xét hành vi có rơi vào trường hợp PVCĐ không, còn phải xét từ nguyên nhân dẫn đến vụ việc,lỗi thuộc về bên nào< trong các việc va chạm dân sự >, toàn bộ quá trình, cách thức ứng xử, cách thức phản ứng...rất nhiều vấn đề.
    ________
    Cho tình huống đi, tôi sẽ trả lời( cố gắng thôi, khó quá thì chịu, tôi không phải luật sư đâu ).

  10. NavySeal

    NavySeal Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2007
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Lyhl thân,
    Hai trường hợp bạn kể ở trên toàn tuyên án như vậy là rất chính xác, không có gì đáng bàn cãi hay biện hộ cho người có học võ
    Nó phân biệt rõ ràng ra hai trường hợp tự vệ chính đáng và đánh người!

Chia sẻ trang này