1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luật pháp với Võ thuật (Trang 9 : Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi lyhl, 31/08/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

    Ngày 30/6/2011, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

    Pháp lệnh đã giải thích các khái niệm về Vũ khí, Vũ khí quân dụng, Súng săn, Vũ khí thô sơ, Vũ khí thể thao, Vật liệu nổ, Vật liệu nổ quân dụng, Vật liệu nổ công nghiệp, Công cụ hỗ trợ. So với Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ thì Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 bổ sung thêm khái niệm Vật liệu nổ, Vật liệu nổ quân dụng; bổ sung“... các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự” vào danh mục Vũ khí; bổ sung“ Vũ khí không thuộc danh mục vũ khí do Chính phủ ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng” vào danh mục Vũ khí quân dụng; bổ sung “... lưỡi lê, quả chuỳ, đao” vào danh mục vũ khí thô sơ; bổ sung “...Các loại phương tiện xịt chất gây ngứa; các loại lựu đạn khói, quả nổ; các loại dùi cui điện, dùi cui kim loại, khoá số 8, bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, lá chắn, mũ chống đạn; động vật nghiệp vụ” vào danh mục công cụ hỗ trợ. Bỏ“hoá chất độc và nguồn phóng xạ,vật liệu nổ quân dụng” ra khỏi danh mục Vũ khí quân dụng; bỏ “đinh ba, côn các loại và các loại khác do Bộ Nội vụ quy định” ra khỏi danh mục Vũ khí thô sơ.

    Pháp lệnh quy định cụ thể về nội dung quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ bao gồm quản lý việc sản xuất, sửa chữa, chế tạo, trang bị, sử dụng, bảo quản, vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; các hành vi bị nghiêm cấm; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được trang bị, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; trách nhiệm của người được giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; quy định về đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao; tiêu chuẩn của người sử dụng vũ khí cũng như quy định về nguyên tắc việc nổ súng và các trường hợp được nổ súng...

    Theo đó về nguyên tắc: chỉ nổ súng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo; được nổ súng ngay trong trường hợp nếu việc nổ súng không kịp thời sẽ đe doạ trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ cho bản thân hoặc người khác hoặc có thể gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác; không được nổ súng vào đối tượng khi biết rõ người đó là phụ nữ, người tàn tật, trẻ em, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe doạ tính mạng, sức khoẻ của người thi hành công vụ hoặc người khác. Không được bắn vào phương tiện giao thông của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế; trên phương tiện có chở khách hoặc có con tin để dừng phương tiện đó.

    Pháp lệnh cũng quy định nội dung quản lý Nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; trách nhiệm quản lý Nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; xử lý vi phạm. Cụ thể : Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Công thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ theo quy định của Pháp lệnh và sự phân công của Chính phủ; các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân công của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
    Pháp lệnh có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012./.

    Nguyễn Thị Lan - Phó Viện trưởng VKSND thành phố
  2. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Tức là dắt côn nhị khúc đi lòng vòng (không đánh, không dọa ai) là hợp pháp hả bác?:-??
  3. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    [rose]
    -----

    Theo mình là không nên hiểu như thế mà nên hiểu là "đinh ba, các loại côn và các loại khác" không có trong danh mục của Pháp lệnh 16/2011 thì cần tham khảo ở các quy định do Bộ Nội Vụ ban hành.

Chia sẻ trang này