1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luật pháp với Võ thuật (Trang 9 : Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi lyhl, 31/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1

    Cách nay vài hôm, chứng kiến cảnh sát bắt cướp rút súng ra bắn nhau ngay tại chỗ cổng chợ thiếu chút nữa là đạn lạc vào đám trẻ con mẫu giáo đang chơi gần đó. Tôi nhận định việc này là thiếu ý thức và nghiệp vụ kém của viên CS, vụ này đã theo dõi từ phố khác mà viên CS lại ngang nhiên rút súng ở chỗ đông người đánh động tên cướp để tên đó phát hiện ra rồi dẫn tới bắn nhau gây ảnh hưởng tới người dân. Nhìn vết đạn cày xới mặt đường mà ghim vào lũ trẻ thì sao đây ?
  2. emmaulamroi1

    emmaulamroi1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2007
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    1.Đúng rồi đó bác
    2.Tòa án dựa vào hồ sơ do cơ quan điều tra cung cấp để ra phán quyết.Có câu "án tại hồ sơ"(như vụ cs múa kiếm : theo biên bản thì không phải là kiếm vì "không có nhãn mác" )
    3.Nếu đánh lộn thì hình như là 12%(em không nhớ chính xác)
  3. vithuymylove

    vithuymylove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2007
    Bài viết:
    1.170
    Đã được thích:
    1
    ___________________
    +Về cơ bản chỉ cần đảm bảo tính tương xứng và cần thiết, trong luật ghi rõ là " cần thiết " và có lẽ yếu tố cần thiết là ý chủ đạo còn tương xứng là sự triển khai phân tích của nó. khi đó, hậu quả gây ra có thể lớn nhưng là cần thiết thì vẫn được xem là phong vệ chính đáng.
    +Hành vi cố ý gây thương tích phải từ 11% trở lên thì mới bị xem xét truy cứu TNHS. Nhưng ở mức 11% < a < 31% thì vẫn có thể hòa giải bồi thường thiệt hại và xử lý hành chính, còn từ 31% trở lên thì sẽ bị xem xét truy cứu TNHS, trừ trường hợp có tình "tiết đặc" biệt khác. Pháp luật trong tội danh này xem xét chủ yếu dựa trên hậu quả ( tỉ lệ thương tật ) do hành vi gây ra, tát một cái mà làm con người ta toi 11% sức khỏe mà không khổ à? Tỉ dụ như tát bà già làm rụng 2 răng là đi toi 12% rồi đấy. Có tát ai thì cố gắng tát cho rụng một răng thôi nhé! Mấy bác tập thiết sa nhớ thận trọng!
    _______________
    Tôi tiếp tục đưa ra vài ví dụ đơn giản nhé:
    +Một người A đi trên xe khách thấy một thằng X đang móc túi người khác( rõ rang đã có hành vi vi phạm pháp luật đang diễn ra, đang trực tiếp xâm hại đền khách thể LHS bảo vệ), đã có cở sở cho việc phát sinh tình huống PVCĐ.
    -A thấy vậy liền rút dao đâm luôn X một nhát vào bụng làm X gục xuống.Vậy A có được coi là đã thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng không? A phải chịu trách nhiệm về tội danh gì?
    Trả lời luôn, A KHÔNG ĐƯỢC COI là đã có hành vi PVCĐ vì hành vi mà A lựa chọn rõ ràng là QUÁ ĐÁNG, không tương xứng một cách quá đáng đối với tính chất của hành vi xâm hại. Khi đó, tùy theo hậu quả và các tình tiết liên quan khác mà A bị xem xét tội danh tương ứng.
    ****Các bạn nên nhớ trong hầu hết các tình huống thông thường dễ nhận biết, luật buộc ta phải có và phải biết cách ứng xử thế nào cho tương xứng và cần thiết. ( Từ đủ 16 tuổi trở lên, pháp luật hình sự công nhận quyền và nghĩa vụ công dân đầy đủ cho công dân)
    Vậy trong tình huống trên, ta có thể xem xét như sau: Hành vi của X rõ ràng là hành vi vi phạm pháp luật( chưa chắc đã là hành vi phạm tội đâu nhé), xâm phạm vào quyền sở hữu tài sản được LHS bảo vệ nhưng xét về tính chất, biên pháp thực hiện là đơn giản, tính chất ít nghiêm trọng... ta lựa chọn xử lí tương xứng thế nào? Túm tay tẩn tới tấp ( nhưng đừng quá 31% bởi hành vi của X vẫn đang ở tính chất đơn giản ít nguy hiểm, điều này ai cũng nhận biết được), đưa tới cơ quan công quyền.( Nhớ đề nghị cả bị hại theo nhé). Tiếp tục giả sử trrên đường áp giải, tên trộm vùng chạy, khi này, tuy hành vi trộm cắp đã chấm dứt nhưng lại phát sinh một hành vi vi phạm pháp luật mới cùng với quyền và nghĩa vụ mới của A, A có quyền đuổi bắt và đang trong trường hợp PVCĐ; gần đến nơi, X vơ được một con dao phay của nhà gần đó quay lai nhằm vào đầu A bổ xuống( lúc này tính chất nguy hiểm trong hành vi của X đã ở mức độ cao, trực tiếp đe dọa ngay tức khắc đến tính mạng, sức khỏe của A), A né sang( dân võ mà), thuận tay chặt mạnh vào gáy X khiến X bất tỉnh và tử vong. Tôi mạnh dạn kết luận A : PVCĐ. Lại giả sử nhé: giả sử X lấy được dao quay lai phía A dơ dao lên dọa, mày vào đây tao chém chết, A thấy vậy
    lấy trong túi mình một dao nhọn phi về phía X trúng ngực khiến X gục xuống, A có dấu hiệu của sự vượt quá nếu X bị thương từ 31% trở lên hoặc chết( bởi hành vi của X lúc đó tuy nguy hiểm nhưng chưa trực tiếp có thể ngay tức khắc gây nên hậu quả nguy hiểm. Và cũng chính vì tính nguy hiểm trong hành vi của X mà A được xem xét ở VƯỢT QUÁ, nếu không thì như trường hợp đơn giản trên)
    _________________
    Tạm thời vậy thôi nhé. Các bạn cần nhớ, pháp luật yêu cầu các bạn phải nhậ thức được tính tương xứng và sự cần thiết trong hành vi của các bạn.

  4. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    ---------
    Pha?i công nhận Luật rối rắm thật, không trách dân mi?nh thơ? ơ với ca?nh trướng tai gai mắt ngoa?i đươ?ng, đê? bọn du thu? du thực lộng ha?nh, con nha? vof thấy thế ma? không ra tay la? dơ? nhưng có khi ra tay lại dơ? hơn rất nhiê?u vi? không nắm được Luật, sớm chịu cái sự lă?ng nhă?ng !
    1) Có văn ba?n PL na?o qui định vê? việc xác định ti? lệ thương tật không ? mức độ thương tật ma? bạn đê? cập la? mức độ vifnh viêfn hay mức độ thương tật tạm thơ?i ? (răng khôn cu?a ba? gia? la? vifnh viêfn, răng sưfa cu?a tre? con la? tạm thơ?i) Với trươ?ng hợp tội phạm móc ví, A chộp lấy ngón tay hắn, trong lúc dă?n co la?m ngón tay hắn gafy thi? có bị xem la? PV vượt qúa không ? ti? lệ thương tật bao nhiêu ? (gafy bó bột la?nh lại được)
    2) Tôi nghif đối với trươ?ng hợp trên (bôi va?ng 2) la? PV sớm ? nếu A đê? cho tội phạm dấn tới tấn công (bă?ng cách như?) rô?i hafy phi dao chắc la? ô?n. Nhưng tội phạm không tấn công ma? câ?m dao tiếp tục bo? chạy lúc na?y A phi dao thi? có được xem la? PVCĐ không ?
  5. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    --------
    1) Không thê? trách các CA như vậy được ! có thê? bọn cướp phát hiện có ngươ?i theo dofi nên ra tay trước va? chúng chọn nơi đông ngươ?i (có ca? tre? em) đê? các anh CA tru?ng tay, lươfng lự. Me? lưới nguội các CA nha? ta rất thạo !
    2) Việc thiếu ý thức va? nghiệp vụ cu?a các CA giống như dân luyện vof không biết khi na?o đánh ? đánh ơ? đâu ? đánh như thế na?o ? mức độ đến đâu ? ...? khi ứng xư? trong đơ?i sống ha?ng nga?y.
  6. emmaulamroi1

    emmaulamroi1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2007
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Có tình huống này các bác phân tích hộ :
    X cầm mã tấu chém tới tấp người hàng xóm của A.Để ngăn chặn hành động của X, A:
    a.Từ phía sau cầm gậy vụt mạnh vào đầu khiến X tử vong.
    b.Từ phía sau cầm gậy vụt mạnh nhiều nhát vào đầu khiến X tử vong.
    c.Từ phía sau cầm gậy vụt mạnh vào đầu làm X choáng váng.X quay lại vung mã tấu định tấn công A. A vụt thêm 1 gậy nữa vào đầu làm X gục xuống.Bên pháp y kết luận cú đánh thứ 2 là nguyên nhân khiến X tử vong.
    Ở 3 trường hợp trên có được coi là PVCĐ không?
    Được emmaulamroi1 sửa chữa / chuyển vào 19:06 ngày 05/09/2007
  7. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    -------
    a) Chi? một nhát tên côn đô? chết ngay tức khắc, bạn la? bậc thâ?y vê? đoa?n côn, dif nhiên thâ?y thi? không sợ bị bắt !
    b) Đánh mạnh nhiê?u nhát côn đô? mới tư? vong, tri?nh độ đoa?n côn co?n kém, chưa có đo?n dứt điê?m, nhưng quan trọng la? tư? đo?n đánh đâ?u tiên đến đo?n đánh kết liêfu cuối cu?ng cu?a bạn cái thă?ng trơ?i đánh thánh vật đó nó đê? rơi cây maf tấu khi na?o ?
    Kết luện chu? quan a) PV vượt qúa b) PVCĐ
  8. vithuymylove

    vithuymylove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2007
    Bài viết:
    1.170
    Đã được thích:
    1
    @lyhl: Đó không phải là phòng vệ sớm, phòng vệ sớm chỉ là cách mà các nhà khoa học luật gọi để phân tích luật chứ không được coi là một hành vi trong PVCĐ. Trong ví dụ đó thì hành vi vi phạm pháp luật rõ ràng là đã và đang xảy ra nên không còn là sớm nữa mà chỉ xét có hay không trong giới hạn thôi.
    Ngành pháp y có chuyên môn và hướng dẫn khá tỉ mỉ về đánh giá tỉ lệ thương tật, loại tài liệu này tôi không tìm được, bác nào có khả năng tìm giúp với, nhất là có người nhà làm ở các trung tâm y tế từ cấp huyện trở lên.Tôi thấy các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ căn cứ vào tỉ lệ thương tật trước mắt để làm căn cứ khởi tố, truy tố và xét xử vì hình như theo họ thì nó gần gũi và phản ánh chính xác tính nguy hiểm của hành vi hơn.
    Thực ra luật cũng khó nhưng không rắc rối lắm đâu, nó sẽ rất rắc rối với người dễ dãi trong việc tung quả đấm về phía người khác thôi. Xét về bản chất, nó là sự cụ thể hóa các quy tắc sống, ứng xử, hành xử ,
    hướng con người ta đi theo các chuẩn mực hợp với tập quán đạo đức xã hội, hợp với văn minh nhân loại, đồng thời trừng trị và loại bỏ những hành vi lệch chuẩn.
    Tôi nghĩ không chỉ từ xưa mà cả ngày nay, người học võ nếu biết đề cao võ đức, võ đạo thì chẳng lo gì về phạm luật. Khốn nỗi có người có chút khả năng đấm đá thì thấy việc không thể hiện được khả năng đó ra, không thể hiện được cái hơn người thì lấy làm khó chịu chăng?
    Nếu xuất phát từ sự cao ngạo để hành xử thì dễ vi phạm, nếu xuất phát từ sự chân thành để giúp mình, giúp người ( giúp cái đúng thôi nhé ) thì khó phạm luật lắm, ( mà có lỡ thì cũng nhẹ ấy mà, coi hình phạt thì biết thôi )
    Thời gian tới tôi sẽ đưa thêm vài ví dụ khác nữa.Tôi vẫn chưa tìm hiểu được liệu mang theo người các loại hung khí như kiếm, đao, giáo, mác.....thì có hành vi nào được coi là phòng vệ chính đáng. Bác nào kiếm dùm ví dụ thực tế để tham khảo nhé.( Phải là ví dụ trong đời sông đã có và đã được xét xử nhé. Loại này không nghĩ được đâu. )
  9. vithuymylove

    vithuymylove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2007
    Bài viết:
    1.170
    Đã được thích:
    1
    ___________
    a : PVCĐ
    b : chưa đủ yếu tố để trả lời vì chưa nêu rõ các tình tiết.
    c: PVCĐ
    Tuy nhiên, tất cả các hành vi trong lhs đều cần phải được mô tả đầy đủ, chi tiết thì mới trả lời rõ được là có hay không có tội.
    Các hành vi trên đều có thể trả lời qua phần lí thuyết trên.
  10. emmaulamroi1

    emmaulamroi1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2007
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Sẽ được coi là PVCĐ nếu bác chứng minh được nghề của bác là đi bán dao,kéo dạo

Chia sẻ trang này