1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luật quốc tịch Việt Nam và Thế Giới

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Hai_meo, 12/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hai_meo

    Hai_meo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    2.396
    Đã được thích:
    0
    Luật quốc tịch Việt Nam và Thế Giới

    Xem thêm tại: http://vnexpress.net/Vietnam/The-thao/2003/07/3B9C998B/

    Trong bài viết trên có đoạn: "Luật Quốc tịch Việt Nam và các văn bản hướng dẫn quy định chung là khi nhập quốc tịch Việt Nam, người nước ngoài (bao gồm cả Việt kiều có quốc tịch nước ngoài) phải cam kết từ bỏ quốc tịch nước ngoài đó"

    Mình nghĩ rằng đây là 1 luật không được hợp lý lắm. Không biết ai có thể giải thích cho mình rằng tại sao muốn nhập tịch Việt Nam thì lại phải từ bỏ quốc tịch nước ngoài được không? Việc bỏ quốc tịch nước ngoài để có thể nhập tịch Việt Nam thì có ích lợi gì nhỉ?

    Rất nhiều nước cho phép công dân có nhiều quốc tịch. Thậm chí có trường hợp như sau: 1 chú bé có bố quốc tịch A, mẹ quốc tịch B, được sinh ra trên máy bay của nước C, khi máy bay đang bay trên không phận của nước D. Và chú bé đó ngay khi sinh ra đã có 4 quốc tịch! Đó chỉ là 1 trường hợp đặc biệt, còn những kiểu như mang 2 quốc tịch Italia - Argentina, Đức - Thổ Nhĩ Kỳ, ... thì mình thấy rất nhiều

    Mình nghĩ rằng luật trên đã hạn chế rất rất nhiều người muốn nhập tịch Việt Nam, thậm chí nếu ko muốn nói là cấm hẳn

    Được hai_meo sửa chữa / chuyển vào 23:30 ngày 12/07/2003

    Được Terminator3 sửa chữa / chuyển vào 14:51 ngày 09/08/2003
  2. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Chị đang học về cái này nhưng hơi vội, trả lời chú vài câu thế này:
    - Hai quốc tịch có lợi mà cũng có hại.
    - Hiện nay VN mình theo nguyên tắc 1 quốc tịch
    Cái lợi và hai của hai quốc tịch sẽ nói sau.
    Và nguyên tắc một quốc tịch của VN cũng nói sau nhá.
    Còn cái vụ 3,4 quốc tịch của chú là phụ thuộc vào việc cha mẹ của chú bé đó thuộc nước theo nguyên tắc quốc tịch theo huyết thống hay là nơi sinh, và nước mà chú bé đó được sinh ra theo nguyên tắc (huyết thống hay nơi sinh )nào.
    Đừng bảo là chị thủ công nghiệp nữa mà là chị chưa có nhiều thời gian để typing.
    http://www.ttvnol.com/forum/f_324
    Gửi Miền Bắc lòng Miền Nam chung thuỷ
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 10:13 ngày 13/07/2003
  3. Hai_meo

    Hai_meo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    2.396
    Đã được thích:
    0
    Vâng tất nhiên là vụ 4 quốc tịch đó chỉ là trường hợp rất đặc biệt tuy nhiên về lý thuyết thì vẫn có khả năng xảy ra
    Cái gì cũng có 2 mặt của nó, vì vậy 1 quốc tịch hay nhiều quốc tịch cũng đều có mặt lợi và mặt hại. Điều đó em rất đồng ý với chị Cons.
    Ở Mỹ, có rất nhiều người Mỹ gốc Việt có trình độ cao về khoa học kỹ thuật, thể thao, văn hoá,... và họ sẵn sàng đóng góp khả năng của họ cho VN. Nhưng về VN sinh sống và làm việc với tư cách là 1 công dân Mỹ thì họ sẽ phải chịu rất nhiều thiệt thòi về giá cả, sinh hoạt phí, đi lại,.... Nhưng từ bỏ quốc tịch Mỹ để trở thành công dân Việt Nam thì có rất rất ít người chấp nhận điều đó (em tin là như vậy). Như vậy là cuối cùng, sau khi cân nhắc và suy nghĩ, hẳn nhiều người Mỹ gốc Việt sẽ quyết định ở lại Mỹ...
    Đó chỉ là 1 cái lợi nho nhỏ khi VN cho phép công dân có nhiều quốc tịch, hiện em chưa hình dung được cái hại của luật nhiều quốc tịch, vì vậy đang chờ chị Cons giải đáp.
    Cuộc đời thật phù du, kiếp người sao sương khói
  4. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Đầu tiên, xin khẳng định với bạn Hai_meo: Luật quốc tịch VN cũng như các quy định của pháp luật Việt Nam không chấp nhận công dân VN có 2 quốc tịch. Đây cũng là xu hướng chung của các nước trên thế giới.
    Hiện này rất nhiều nước đang trên con đường cố gắng hạn chế tình trạng nhiều quốc tịch của công dân mình - bởi lẽ quốc tịch có nguồn gốc xuất phát từ Chủ quyền quốc gia, trong khi chủ quyền quốc gia là tối thượng, là duy nhất và tuyệt đối, chính vì vậy mà tình trạng nhiều quốc tịch dẫn tới vi phạm tới nguyên tắc chủ quyền tuyệt đối của quốc gia với công dân của mình.
    Xin trình bày từ đầu để bạn tiện theo dõi.
    PHẦN 1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM QUỐC TỊCH
    Tôi xin bắt đầu bằng giải thích Khái niệm quốc tịch
    Thông thường người nào cũng có tổ quốc của mình và từ khi sinh ra đều mang một quốc tịch nhất định.
    Đây không chỉ là là vấn đề tình cảm và tâm lý của mỗi người đối với tổ quốc của mình mà còn là mối liên hệ pháp lý của mỗi người dân với nhà nước mình.
    Mối liên hệ này xác định địa vị pháp lý của người đó với quốc gia mình có quốc tịch. Tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mỗi người dân tại một quốc gia nhất định là một yếu tố cơ bản tạo thành địa vị pháp lý của họ.
    Có thể định nghĩa quốc tịch như sau:
    Quốc tịch là mối liên hệ pháp lý giữa người dân với một nhà nước nhất định. Mối liên hệ này được biểu hiện ở tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người đó được pháp luật của nhà nước quy định và bảo đảm thực hiện.
    Quốc tịch là một hiện tượng pháp lý mang tính chất giai cấp rõ rệt và sâu sắc. Việc quy định một bộ phận dân cư được hưởng chế độ pháp lý nào là hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của giai cấp thống trị.
    Quốc tịch có đặc điểm như sau:
    - Có tính bền vững và ổn định
    - Đối với nhà nước mình, cá nhân có quyền (VD: Bầu cử, ứng cử, khiếu nại, tố cáo...) và nghĩa vụ (VD: Nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ đóng thuế, phí...)
    - Đối với công dân của mình, nhà nước có quyền (gọi đi nghĩa vụ quân sự, buộc phải đóng thuế, tuân thủ pháp luật...) và cũng có những nghĩa vụ nhất định (bảo đảm các quyền công dân cơ bản...như quyền sống, quyền được làm việc, quyền chính trị, kinh tế...).
    Quốc tịch phát sinh trên cơ sở chủ quyền của quốc gia. Mỗi nước đều quy định bằng pháp luật nước mình những trường hợp được hưởng quốc tịch, cũng như những trường hợp thay đổi và mất quốc tịch - đây là vấn đề nội bộ của mỗi nước.
    Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay có những cách thức hưởng quốc tịch phổ biến sau đây:
    - Hưởng quốc tịch theo sự sinh đẻ
    - Hưởng quốc tịch theo sự gia nhập
    - Hưởng quốc tịch theo sự lựa chọn quốc tịch
    - Hưởng quốc tịch theo sự phục hồi quốc tịch.
    Tạm khái quát qua về khái niệm, đặc điểm của quốc tịch, phần II tôi sẽ trình bày các cách thức hưởng quốc tịch của Việt Nam cũng như một số nước trên thế giới.
    Phần cuối cùng, tôi sẽ trình bày về sự bất cập của tình trạng nhiều quốc tịch, vì sao quan điểm hiện nay lại muốn loại trừ tình trạng nhiều quốc tịch...
    Được no-fear sửa chữa / chuyển vào 01:36 ngày 14/07/2003
  5. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    a) Hưởng quốc tịch theo sự sinh đẻ.
    Đây là cách thức hưởng quốc tịch phổ biến nhất. Một số nước Tây Á và Bắc Âu (Apganixtan, Áo, Na Uy...) quy định việc hưởng quốc tịch do sinh đẻ theo một nguyên tắc được gọi là nguyên tắc Quyền huyết thống (Jus sanguinis). Theo đó, đứa trẻ mới sinh ra có quốc tịch theo cha hoặc mẹ chứ không phụ thuộc vào địa điểm được sinh ra.
    Chẳng hạn cha mẹ là người Apganixtan công tác tại Việt Nam, thì dù đứa trẻ sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đi chăng nữa thì nó vẫn mang quốc tịch Apganixtan.
    Mặt khác một số nước như Acghentina, Braxin, Bolivia... lại quy định việc hưởng quốc tịch do sinh đẻ theo nguyên tắc quyền nơi sinh (Jus soli). Theo nguyên tắc này, đứa trẻ sinh ra ở nước nào thì có quốc tịch nước ấy, không phụ thuộc vào quốc tịch của cha mẹ. Ví dụ, đứa trẻ sinh ra trên lãnh thổ Braxin thì có quốc tịch Braxin, không phụ thuộc vào việc cha mẹ đứa trẻ là công dân Braxin hay công dân ở nước khác.
    Nguyên tắc "Quyền huyết thống" và nguyên tắc "quyền nơi sinh" trái ngược nhau. Do vậy, trong thực tiễn quốc tế đã xảy ra nhiều trường hợp một đứa trẻ sinh ra hoặc không có quốc tịch hoặc hai quốc tịch. Để giải quyết những trường hợp này, các nước phải hợp tác với nhau trên cơ sở ký kết các điều ước quốc tế nhằm loại trừ tình trạng không quốc tịch hoặc hai quốc tịch.
    (Phần sau tớ sẽ bàn về Hưởng quốc tịch theo sự gia nhập)
    Được no-fear sửa chữa / chuyển vào 02:49 ngày 19/07/2003
  6. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Hưởng quốc tịch theo sự gia nhập (Naturallisaten)
    Hưởng quốc tịch theo sự gia nhập được hiểu là việc một người được nhận quốc tịch của một nhà nước nhất định do việc xin gia nhập quốc tịch của nhà nước đó. Việc nhập quốc tịch được quyết định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trao quốc tịch của nước đó cho một người theo trình tự được pháp luật nước đó quy định.
    Pháp luật về quốc tịch của đa số các nước đều cho phép những người chưa có quốc tịch nước nào hoặc những người có quốc tịch nhưng muốn xin thay đổi quốc tịch, hoặc thậm chí những người đã có một quốc tịch muốn xin thêm một quốc tịch nữa, có thể gia nhập quốc tịch của nước đó.
    Pháp luật của các nước đều quy định một số điều kiện nhất định đối với người xin gia nhập quốc tịch.
    Thông thường những điều kiện đó là: phải đến một độ tuổi nhất định (chẳng hạn từ 18 tuổi trở lên như Luật quốc tịch Anbani 1946), phải cư trú tại nước xin gia nhập quốc tịch trong một thời gina nhất định (có thể là 5 năm như ở Mỹ, ở Anh, Thuỵ điển, 15 năm ở Lucxambua...) phải biết tiếng của nước mà mình xin gia nhập quốc tịch, phải có điều kiện bảo đảm cuộc sống ở nước xin gia nhập quốc tịch.
    Ở đây cũng cần nhấn mạnh rằng việc cho phép một người nào đó gia nhập quốc tịch của một nước luôn luôn mang tính chất giai cấp sâu sắc và biểu hiện bản chất của nhà nước đó.
    Pháp luật về quốc tịch ở các nước phát triển (TBCN), thường quy định những điều kiện khắt khe, phức tạp và mập mờ đối với việc nhập quốc tịch của những người mà giai cấp tư sản thống trị không ưa thích. Chẳng hạn theo đạo luật nhập cư và quốc tịch của Mỹ năm 1952 thì những người muốn gia nhập quốc tịch Mỹ phải có đầy đủ các điều kiện sau:
    - Đủ 18 tuổi trở lên
    - Đã sinh sống ở Mỹ từ 5 năm trở lên
    - Biết Tiếng Anh
    - Không phải là kẻ thù của chế độ hiện hành ở Mỹ
    - Không phải là kẻ vô thần
    - Là những người thuộc các chủng tộc Châu Âu và Châu phi có quan hệ đến công việc ở Mỹ.

    Đặc biệt, tính chất khắt khe còn thể hiện ở chỗ: (Trong đạo luật này (mục 313) quy định cấm tất cả những người CS và những người tiến bộ được hưởng quốc tịch Mỹ theo cách thức xin gia nhập. Đây thực chất là việc chống lại những người dân chủ và tiến bộ, nhằm bảo vệ sự thống trị của giai cấp tư sản. Luật của Pháp cũng quy định những điều kiện xin gia nhập quốc tịch rất mập mờ. Ví dụ, những người xin nhập quốc tịch phải có điều kiện đảm bảo cuộc sống ở Pháp (tức phải có tài sản, tiền), phải có tác phong sống đứng đắn lành mạnh.
    Pháp luật của tất cả các nước đều quy định cơ quan có thẩm quyền xem xét vài giải quyết đơn xin gia nhập quốc tịch. Ở mỹ là Toà án, Anbani là Bộ tư pháp.... khi quyết định cho một người nào đó được nhập quốc tịch --> cơ quan có thẩm quyền đều ra một văn bản về việc nhập quốc tịch đó.
    Phần sau: (Hưởng quốc tịch theo sự lựa chọn - Optation)
  7. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Hưởng quốc tịch theo sự Lựa chọn (Optation)
    Vấn đề lựa chọn quốc tịch được đặt ra trong trường hợp một bộ phận lãnh thổ của quốc gia này được sát nhập vào một quốc gia khác và trong trường hợp chính phủ hai nước đó đã thoả thuận với nhau về việc di chuyển các bộ phận dân cư nhất định từ nước này sang nước khác.
    Lựa chọn quốc tịch là quyền của một người dân được tự do lựa chọn cho mình một quốc tịch (hoặc là giữ nguyên quốc tịch cũ hoặc là lấy quốc tịch của quốc gia khác). Việc lựa chọn quốc tịch cần phải được tiến hành trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, phù hợp với nguyên tắc dân tộc tự quyết và các nguyên tắc cơ bản khác của Luật quốc tế hiện đại.
    Trong thực tiễn quan hệ quốc tế có nhiều trường hợp chính phủ các nước ký kết với nhau Hiệp định trao đổi dân cư nhằm di chuyển các bộ phận dân cư nhất định từ nước này sang nước kia và ngược lại. Việc di cư này được tiến hành chủ yếu với những người cùng dân tộc và trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện.
    Ví dụ, Hiệp định 6 - 7 - 1945 giữa Chính phủ Liên Xô và chính phủ lâm thời của mặt trận dân tộc thống nhất Ba Lan đã quy định người Ba Lan và người Do Thái có quốc tịch Ba Lan trước ngày 17/9/1939 hiện đang cư trú trên lãnh thổ Liên Xô có quyền rút khỏi quốc tịch Liên Xô và nên chuyển về Ba Lan, người Nga, người Ucraina và người các dân tộc khác của Liên Xô hiện đang cư trú trên lãnh thổ Ba Lan có quyền rút khỏi quốc tịch Ba Lan và nên rút về Liên Xô. Hiệp định ngày 10/6/1946 giữa Liên Xô và Tiệp Khắc về lựa chọn quốc tịch và di dân cũng quy định nguyên tắc tương tự.
    Ngoài ra, trên thực tế, việc hồi hương (Repatriation) cũng đặt ra việc lựa chọn quốc tịch cùng một lúc cho một nhóm người nhất định. Đây là một dạng đặc biệt của hình thức di dân. Hình thức này đã từng được áp dụng đối với người Đức ở Ba Lan, Tiệp khắc, Hunggari trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai theo quy định của Hiệp ước Postdam năm 1945.
    Phần sau: Hưởng quốc tịch theo sự phục hồi quốc tịch (Reintegration).
    [nick] [/]
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 05:43 ngày 15/05/2005
  8. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Hưởng quốc tịch theo sự phục hồi quốc tịch (Reintegration)
    Phục hồi quốc tịch là việc khôi phục lại quốc tịch của một nước cho người đã mất quốc tịch đó. Vấn đề phục hồi quốc tịch thường được đặt ra đối với những người trước đây ra nước ngoài sinh sống nay trở về tổ quốc và đối với những người mất quốc tịch nước mình do kết hôn hay ly hôn với người nước ngoài.
    Thưởng quốc tịch
    Ngoài 4 cách thức hưởng quốc tịch phổ biến nêu trên, trong lịch sử quan hệ quốc tế người ta thấy còn có trường hợp thưởng quốc tịch. Trường hợp đầu tiên thưởng quốc tịch trong lịch sử xảy ra vào giai đoạn Cách mạng Tư sản pháp thế kỷ XVIII, khi quốc hội pháp tặng thưởng quốc tịch cho 18 người nước ngoài, trong đó có vị anh hùng dân tộc Mỹ Geogre Wasinton. Cho đến nay vẫn còn những trường hợp thưởng quốc tịch như vậy.
    Thưởng quốc tịch là hành vi của cơ quan có thẩm quyền của một nước công nhận người nước ngoài có công trạng lớn đối với nước mình, là công dân nước mình. Việc thưởng quốc tịch phải được sự đồng ý của đương sự.
    Phần sau tớ xin trình bày thế nào là mất quốc tịch, thế nào là đương nhiên mất, thế nào là bị tước quốc tịch.
    Được no-fear sửa chữa / chuyển vào 01:54 ngày 27/07/2003
  9. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Mất quốc tịch
    Nếu như hưởng quốc tịch là cơ sở để xác định mối liên hệ pháp lý vững chắc, ổn định giữa một cá nhân với một nhà nước nhất định, thì mất quốc tịch có nghĩa là mối liên hệ pháp lý vững chắc, ổn định giữa cá nhân với nhà nước đó bị chấm dứt. Cũng như việc hưởng quốc tịch, vấn đề mất quốc tịch do pháp luật trong nước quy định. Trong thực tiễn quốc tế, việc mất quốc tịch của một người thường xảy ra trong các trường hợp sau đây:
    - Thôi quốc tịch: Quốc tịch mất đi khi đương sự xin thôi quốc tịch. Việc mất quốc tịch trong trường hợp này xảy ra hoàn toàn do nguyện vọng của cá nhân người dân. Họ phải làm đơn xin thôi quốc tịch gửi lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi được phép thôi quốc tịch, người đó sẽ không còn là công dân của nước đó nữa.
    - Đương nhiên mất quốc tịch: Pháp luật của nhiều nước quy định những trường hợp nhất định làm mất quốc tịch của cá nhân. Những trường hợp đó có thể là gia nhập quốc tịch nước khác, phục vụ trong quân đội nước ngoài hoặc tham gia vào bộ máy nhà nước của nước khác...
    - Bị tước quốc tịch: Pháp luật của nước nào cũng quy định những trường hợp cá nhân bị tước quốc tịch. Tước quốc tịch là biện pháp trừng phạt do nhà nước thi hành đối với công dân nước mình khi họ không còn xứng đáng với danh hiệu công dân nước mình nữa, và thông thường thì họ phạm những tội có tính chất phàn quốc.
    Phần sau tớ xin trình bày về vấn đề 2 quốc tịch
  10. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Hai quốc tịch (Bipatride)
    Thông thường, mỗi người chỉ có một quốc tịch, nhưng trong thực tiễn hiện nay vẫn còn có người hưởng hai quốc tịch (Bipatride) hay thậm chí nhiều hơn nữa (Pluripatride). Sở dĩ có hiện tượng như vậy là vì:
    - Có sự xung đột pháp luật của các nước về cách thức hưởng và mất quốc tịch
    - Khi một người chuyển từ quốc tịch nước này sang quốc tịch nước khác, đã được nhận quốc tịch mới, nhưng chưa thôi quốc tịch cũ.
    - Do kết hôn hoặc nhận làm con nuôi. Chẳng hạn, một người phụ nữ kết hôn với người nước ngoài, theo pháp luật nước mình thì người đó vẫn giữ nguyên quốc tịch (như pháp luật của Mỹ và Pháp), trong khi đó pháp luật của nước mà người chồng có quốc tịch lại quy định người phụ nữ đó đương nhiên mang quốc tịch của người chồng (pháp luật Braxin, Anh). Trong trường hợp trên, người phụ nữ sẽ rơi vào tình trạng hai quốc tịch.

    Như vậy, hai quốc tịch là tình trạng pháp lý của một người cùng một lúc có hai quốc tịch của hai nước. Tình trạng này rất phức tạp. Cả hai nước liên quan đền coi người có hai quốc tịch là công dân nước mình và do vậy có quyền đòi hỏi người đó thực hiện mọi nghĩa vụ công dân của mình, kể cả nghĩa vụ quân sự. Tình trạng hai quốc tịch trái với tính chất duy nhất của chủ quyền quốc gia. Do vậy, pháp luật hầu hết các nước đều không công nhận tình trạng một công dân có hai hay nhiều quốc tịch.
    Trong thực tiễn quốc tế hiện nay, đối với những người có hai quốc tịch, các nước thường áp dụng nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu. Theo nguyên tắc này, những người có hai quốc tịch được coi là công dân của nước mà người đó sinh sống nhiều nhất hoặc thực tế gắn bó nhiều nhất.
    Hiện nay, do tình trạng không bình thường của vấn đề hai quốc tịch, nhiều nước đã ký kết các điều ước quốc tế hai hay nhiều bên để ngăn ngừa, giảm bớt hoặc xoá bỏ những trường hợp hai quốc tịch.
    Theo các điều ước quốc tế, những người có hai quốc tịch có quyền tự do chọn lựa quốc tịch của một trong hai nước ký kết. Những người có hai quốc tịch mà chưa lựa chọn cho mình một quốc tịch nào thì được coi là công dân của nước mà người đó cư trú thường xuyên (nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu).
    Từ năm 1945 đến nay, trong phạm vi các hội nghị và tổ chức quốc tế, các nước cũng đã có nhiều cố gắng nhằm đi đến ký kết những công ước quốc tế nhiều bên để giải quyết vấn đề hai quốc tịch. Đặc biệt là những cố gắng của Uỷ ban luật quốc tế của LHQ (kỳ họp thứ VI) với việc soạn thảo hai công ước về quốc tịch. Tuy nhiên do lập trường của các nước còn khác nhau trong vấn đề này, các hội nghị đó chưa đạt được kết quả đáng kể.
    [nick] [/]
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 05:45 ngày 15/05/2005

Chia sẻ trang này