1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luật quốc tịch Việt Nam và Thế Giới

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Hai_meo, 12/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hai_meo

    Hai_meo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    2.396
    Đã được thích:
    0
    Đợt vừa rồi treo nick, không qua post bài được, anh NF va chị Cons thông cảm. Em mới đọc qua cái Mất quốc tịch, theo em hiểu thì như vậy sẽ có trường hợp người không có quốc tịch (đại loại như kiểu phản quốc), không hiểu luật pháp Việt Nam có cho những người không có quốc tịch như vậy đến cư trú không nhỉ? Em thấy việc này hơi giống tị nạn chính trị, ko biết có đúng không?
    [nick] [/]
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 05:51 ngày 15/05/2005
  2. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Không quốc tịch (Apatrie)​
    Không quốc tịch là tình trạng một người không mang quốc tịch của một nước nào cả.
    Tình trạng không quốc tịch thường xảy ra trong các trường hợp sau đây:
    - Khi một người đã mất quốc tịch cũ mà chưa có quốc tịch mới.
    - Khi có sự xung đột pháp luật của các nước về vấn đề quốc tịch
    - Khi đứa trẻ được sinh ra trên lãnh thổ của nước áp dụng nguyên tắc "quyền huyết thống" (đã nêu ở trên) mà cha mẹ lại không có quốc tịch hoặc mất quốc tịch (cũng đã nêu ở trên).

    Không quốc tịch (Apatrie) là danh từ được dùng đầu tiên trong bản Hiến pháp liên bang Thuỵ Sỹ năm 1848), đây là tình trạng không bình thường.
    Địa vị pháp lý của những người này so với công dân nước sở tại và người có quốc tịch nước ngoài là rất thấp kém, họ phải chịu nhiều hậu quả tiêu cực như:
    - Không được hưởng các quyền mà người nước ngoài được hưởng trên cơ sở ký kết điều ước quốc tế giữa các nước.
    - Không được sự bảo hộ ngoại giao của một nước nào cả.
    - Không có quyền bầu cử, ứng cử...

    Hiện nay, đa số các nước đều cố gắng tìm mọi cách xoá bỏ tình trạng không bình thường trên bằng cách ký kết các điều ước quốc tế hoặc ban hành những văn bản pháp luật của nước mình để điều chỉnh vấn đề này. Tuy nhiên, cũng như đối với tình trạng hai quốc tịch, đến nay vẫn chưa có văn bản pháp luật quốc tế nào được công nhận rộng rãi đề giải quyết vấn đề này.
    Tớ sẽ trình bày về Luật quốc tịch VN sau nhé.
  3. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Luật Quốc tịch Việt Nam​
    1. Hưởng quốc tịch Việt Nam
    Điều 5 Luật quốc tịch quy định những người có quốc tịch Việt Nam. Theo quy định này, một người sẽ có quốc tịch Việt Nam nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
    - Do sinh đẻ
    - Được vào quốc tịch Việt Nam
    - Được trở lại quốc tịch Việt Nam
    - Có quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp khác theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
    - Có quốc tịch Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà VIệt Nam ký kết hoặc tham gia.

    Như vậy, theo Luật quốc tịch VN, việc một người có quốc tịch VN được xác định theo hai cách chính thứchưởng quốc tịch theo sự sinh đẻ hưởng quốc tịch theo sự gia nhập.
    HƯỞNG QUỐC TỊCH VN THEO SỰ SINH ĐẺ
    Theo điều 6 của L quốc tịch VN, trẻ em có cha mẹ là công dân VN thì có quốc tịch VN, không kể trẻ em đó được sinh ra trong hay ngoài lãnh thổ VN.
    Trẻ em có cha hoặc mẹ là công dân VN, còn người kia là người không quốc tịch hoặc không rõ là ai thì cũng có quốc tịch VN, bất kể sinh ở đâu.
    Trẻ em có cha hoặc mẹ là công dân VN còn người kia là công dân nước ngoài nếu sinh ra trong lãnh thổ VN hoặc khi sinh ra cha mẹ đều thường trú tại VN thì có quốc tịch VN trừ trường hợp cha mẹ nhất trí lựa chọn quốc tịch khác.
    Trong trường hợp trẻ em sinh ra ngoài lãnh thổ VN và khi sinh cha mẹ đều không có nơi thường trú ở Vn thì quốc tịch của trẻ em đó tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của cha mẹ.
    Trẻ em sinh trên lãnh thổ Vn mà cha mẹ đều là người không quốc tịch và có nơi thường trú ở VN thì có quốc tịch VN.
    Trẻ em tìm thấy trên lãnh thổ VN mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch VN.
    Như vậy, Luật quốc tịch VN đã kết hợp chặt chẽ hai nguyên tắc (Đ6 - khoản 1,2,3) quyền huyết thống và quyền nơi sinh (Đ6 - khoản 4,5) nhằm đảm bảo cho mọi trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Vn đều không rơi vào tình trạng không quốc tịch.
    HƯỞNG QUỐC TỊCH THEO SỰ GIA NHẬP
    Theo khoản 1 điều 7 của Luật quốc tịch VN, công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú tại VN, tự nguyện tuân thủ Hiến pháp và pháp uật VN có thể được vào quốc tịch VN, nếu hội tụ đủ những điều kiện sau đây:
    - Từ 18 tuổi trở lên
    - Biết tiếng Việt
    - Đã cư trú ở VN ít nhất 5 năm

    Trong trường hợp có lý do chính đáng, họ có thể được gia nhập quốc tịch VN mà không cần phải có đầy đủ các điều kiện nói trên.
    Việc xin thôi quốc tịch cũng như việc xin gia nhập quốc tịch là vấn đề quan trọng, cho nên người xin gia nhập quốc tịch VN cần phải có đầy đủ năng lực hành vi của mình. Vì vậy, Luật quốc tịch VN quy định người nước ngoài muốn xin nhập quốc tịch VN phải là người đã đủ 18 tuổi.
    Con cái của người nhập quốc tịch VN, nếu là người đã thành niên phải làm đầy đủ thủ tục như cha mẹ họ; nếu là người chưa thành niên thì họ đương nhiên được nhập quốc tịch VN theo cha mẹ. Khi cha mẹ có sự thay đổi quốc tịch (như thôi quốc tịch VN) thì quốc tịch của trẻ em đương nhiên thay đổi theo quốc tịch của cha mẹ.
    ************* CHXHCN VN cho phép nhập quốc tịch VN (Khoản 11 điều 103 của HP 92).
    Việc hưởng quốc tịch theo sự gia nhập cũng có thể xảy ra do việc nhận làm con nuôi. Luật QT VN (điều 14) quy định: Trẻ em là công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cha mẹ nuôi hoặc một trong hai người đó là công dân VN, thì được vào quốc tịch VN theo đơn xin của cha mẹ nuôi và được miễn các điều kiện quy định tại khoản 1 điều 7 Luật QT VN.
    Bình đẳng nam nữ trong vấn đề quốc tịch là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tịch VN. Chính vì vậy, điều 4 của Luật này đã quy định: "Việc kết hôn, ly hôn và huỷ việc kết hôn trái pháp luật giữa công dân VN với công dân nước ngoài hoặc không quốc tịch không làm thay đổi quốc tịch của họ. Việc vợ chồng vào hoặc mất quốc tịch Việt Nam không làm thay đổi quốc tịch người kia". Như vậy, phụ nữ hoàn toàn bình đẳng với nam giới trong vấn đề quốc tịch từ việc kết hôn, ly hôn với người nước ngoài đến việc người chồng thay đổi quốc tịch. Trong trường hợp đó phụ nữ và nam giới có quyền giữ quốc tịch của mình hoặc có quyền xin thôi quốc tịch nước khác.
    Luật quốc tịch VN quy định: "Những người đã mất quốc tịch VN, nếu có lý do chính đáng có thể trở lại quốc tịch VN" (Đ 11).
    MẤT QUỐC TỊCH VIỆT NAM
    Theo điều 8 của Luật quốc tịch Việt Nam, công dân Việt Nam mất quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp:
    - Được thôi quốc tịch Việt Nam
    - Bị tước quốc tịch Việt Nam
    - Mất quốc tịch Việt Nam theo ĐƯQT mà VN ký kết và tham gia
    - Mất quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp khác theo quy định của Luật quốc tịch VN.

    Pháp luật các nước đều quy định các biện pháp trừng phạt để tước quốc tịch đối với những công dân nước mình khi họ có hành vi phương hại đến lợi ích và an ninh Politics của nước mình.
    Điều 10 Luật quốc tịch VN quy định, đối với công dân VN cư trú ngoài lãnh thổ Vn có thể bị tước quốc tịch VN nếu có hành động gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc VN XHCN hoặc đến lợi ích và uy tín của nước CHXHCN VN. Việc tước quốc tịch VN do ************* xem xét, quyết định trong từng trường hợp cụ thể.
    Những người đang trong tình trạng sau đây chưa được thôi quốc tịch VN:
    - Đang làm nghĩa vụ quân sự với Nhà nước
    - Đang bị khởi tố về mặt hình sự
    - Đang phải thi hành một bản án
    Nếu thôi quốc tịch VN sẽ làm phương hại tới an ninh quốc gia thì cũng không được thôi quốc tịch VN.
  4. Hai_meo

    Hai_meo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    2.396
    Đã được thích:
    0
    Cạnh nhà em có cặp vợ chồng, chồng là người Việt, vợ là người Ukraina, có sinh 1 thằng ku tóc vàng ở bên Ukraina. Nhưng từ năm thằng ku được 1 tuổi thì chuyển về ở VN cho đến tận bây giờ. Khi đó thằng ku mang quốc tịch Ukraina, đến bây giờ vẫn vậy. Bây giờ thằng ku được 5 tuổi, tóc vẫn vàng, nói tiếng Việt như máy, thế tức là nếu thằng ku muốn nhập tịch VN thì phải đợi 13 năm nữa cho đủ 18 tuổi à?
  5. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Trả lờI em Hai_meo:
    + Trường hợp em hỏI rơi vào ?~?TNh ập quốc tịch?T?T.
    Ở đây, em bé này có bố là ngườI Việt Nam, mẹ là ngườI Ukaraina. Theo điều 20, khoản 1 và khoản 2 Luật quốc tịch Việt Nam thì em bé này phảI hộI đủ 2 điều kiện sau đây mớI được nhập quốc tịch Việt Nam: (trường hợp dành cho người là vợ, chồng, con, cha hoặc mẹ của công dân VN)
    -Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (tức là phảI từ 18 tuổI trở lên, không mắc bệnh tâm thần hay các bệnh khác làm mất khả năng điểu khiển hành vi)
    -Tuân thủ Hiến Pháp và Pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam.
    Vì em bé này mớI 5 tuổI nên em không thể Nhập quốc tịch Việt Nam theo trường hợp này.
    + Tuy nhiên, nếu muốn, em có thể có quốc tịch Việt Nam theo quy định sau:
    1. Mẹ thằng bé xin nhập Quốc tịch VN (trong trường hợp này bà ta là vợ của người có quốc tịch VN nên cũng chỉ cần có điều kiện nêu trên => mà hai điều kiện quá đơn giản và OK đối với bà ta, chị đồ là như vậy) (điều 28 khoản 1 Luật quốc tịch 1998)
    2. Hai vợ chồng làm một thỏa thuận bằng văn bản (không thấy yêu cầu công chứng, chứng thực) cho thằng bé này xin nhập Quốc tịch VN.(điều 28 khoản 2 Luật quốc tịch VN 1998)
    Được chưa? Nhưng nhớ là thằng bé này khi đã có Quốc tịch VN thì không còn giữ Quốc tịch Ukaraina nữa, trừ nó lại rơi vào trường hợp đặc biệt ''''''''nào đó'''''''' mà ************* quyết định.
    To hai_meo: mấy hôm vừa rồi chị đi tu nên không vào online post bài trả lời em được.
    Cũng xin lỗi anh NF vì đã hứa thay anh trả lời cậu Hai_meo mà mãi đến bây giờ mới trả lời.
    KHOA HOC PHAP LY: http://www.ttvnol.com/forum/f_246
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 11:49 ngày 18/08/2003
  6. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Vẫn có trường hợp công dân VN được phép có hơn 1 QT đấy, là trường hợp nào em Cons nhỉ?!
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  7. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Ví dụ anh nhé (đây là em cũng đọc Luật mà suy ra thôi, và em nghĩ thực tế thì cũng vậy):
    - Khi người thành niên kết hôn, ly hôn hay huỷ kết hôn trái pháp luật với người nước ngoài thì không làm thay đổi quốc tịch Việt Nam của họ. Con chưa thành niên của họ trong trường hợp này cũng không thay đổi quốc tịch VN. Tức là nếu nước ngoài cho họ nhập quốc tịch thì họ có 2 quốc tịch.
    - Hoặc là người có quốc tịch nước ngoài hay người không quốc tịch được xin Nhập quốc tịch VN. Thường thì họ không còn giữ quốc tịch nước ngoài nhưng có một số trường hợp đặc biệt do ************* quyết định. Giống cái cô vận động viên Bơi quốc tịch Mỹ ... Lan, có mẹ là người VN, có thể vẫn được giữ quốc tịch Mỹ mà được nhập quốc tịch VN (để bổ sung lực lượng của VN cho Seagames) nếu ************* đồng ý. Trong trường hợp này phải làm đơn yêu cầu *************. ************* xét thầy hợp lý (quyền duy nhất của CTN) thì ... no problem.
    - Trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi vẫn được giữ Quốc tịch VN (đương nhiên được giữ).
    - Trẻ em nước ngoài được công dân VN nhận làm con nuôi thì đương nhiên có quốc tịch VN (vẫn giữ quốc tịch nước ngoài). Thời điểm có quốc tịch VN thì hẳn là từ khi họ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của VN chính thức công nhận việc nuôi con nuôi.
    Em mới biết sơ sơ vài trường hợp thế này. Có gì anh cuoihaymeu chỉ giáo thêm.
    KHOA HOC PHAP LY: http://www.ttvnol.com/forum/f_246
  8. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Đây là PM của một bạn gửi cho tôi. Đưa lại để mọi người cùng tham khảo.
    --------------
    Quote PM - ha_oi
    truong hop nay thi dua tre duoc mang may quoc tich?
    Bo me la nguoi Viet, dang di du hoc. Dua tre duoc sinh ra o nuoc ngoai. Vay no duoc mang may quoc tich?

    No sign!!!
  9. civilrights

    civilrights Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Chỉ mang 1 QT thôi, vì đứa bé được sinh ra ở ngọai quốc.
    không có dính dán gì đến cha mẹ của nó cả.
    xin cám ơn.
  10. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Trả lời ha_oi:
    Đứa trẻ đó được quyền có quốc tịch VN (vì bố mẹ là người VN - nguyên tắc quyền huyết thống). Tham khảo Luật quốc tịch 1998 để nắm rõ chi tiết. Hoặc nếu bạn cần mình dẫn chiếu điều Luật thì mình sẽ post lên sau. Hiện giờ thì không có Luật ở đây.
    Còn nếu Luạt của Úc theo nguyên tắc quyền nơi sinh thì nó có quyền có thêm quốc tịch Úc (vì sinh ra ở Úc).
    Thế nhé,
    Tham gia diễn đàn với bọn tớ nhiều hơn nhé.

    No sign!!!

Chia sẻ trang này