1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luật rút gọn và hệ thống cho người không học Luật ( Hỏi đâu đáp đó - Hỏi gì đáp nấy)

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi namoadiaphat, 06/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tomhagen

    tomhagen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2005
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Mình muốn nhấn mạnh là LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHO BÀ VỢ CÓ LỢI NHẤT CƠ MÀ ! mình nghĩ luật kô nhất thiết là lên đó để cãi đúng sai, mà điều quan trong là phải bảo vệ thân chủ của mình càng mạnh càng tốt thì đó mới là luật sư giỏi :).
    Thực ra, vấn đề lớn nhất bây giờ là NGOI NHA`. Sau khi buôn bán nhiều năm, với một ông chồng "VÔ TÍCH SỰ", điều đó có thể được khẳng đinh tuyêt đối boi "NHỮNG ĐỨA CON". Bà ý mua được một ngôi nhà rất to, đang ở, nhưng chưa hợp thức. Tôi biết nhà này rất rõ, chã nhẽ một ông chồng luôn luôn phá hoại nền kinh tế , lại kô có công nuôi dạy con cái , "Con cái sống cách xa bố từ lâu, bà mẹ là người chu cấp toàn bộ tài chính cho quá trình ăn học của những đứa con".-- lại được pháp luật bảo vệ ư?
    Moi nguoi nghi sao ?
    Được tomhagen sửa chữa / chuyển vào 05:29 ngày 22/11/2005
  2. tomhagen

    tomhagen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2005
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Chào , Kevin để ý tới trường hợp này được kô? http://www.ttvnol.com/khpl/607743.ttvn
    Minh paste lai van de chinh vay
    Mình biết môt vụ rấ thú vị thế này : Co gia đình nọ rất giàu có, tuy nhiên tài sản thực sự chỉ do bà vợ làm ra, ong chong thuc su chi la mot nguoi vo tich su ko hon ko kem'''' . Đến một ngày nọ, bà vợ phát hiện ra ông chồng có con riêng. Kô còn gì nuối tiếc, đây là suy nghĩ của bà vợ : Thứ nhất, ông chồng kô có giá trị gì nữa, thứ hai, để tránh phiền hà cho các con bà về vụ thừa kế tài sản sau này. Bà ý quyết định đâm đơn ra toà li dị.
    Thuc su thi minh ko hoc luat, cung ko biet nhieu ve luat hon nhan va gia dinh. Co phai sau khi ra toa thi tai san se chia doi cho vo chong? Hay la ai lam nhieu nguoi ay duoc huong nhiều? Các con chung của cặp vợ chồng này liệu có ảnh hưởng gì trong vụ này kô?
    Về phía cá nhân mình, mình đứng về phía bà vợ. Do đó làm cách nào để quyền lợi của bà vợ được đảm bảo một cách cao nhất. Vì rõ ràng tai sản do bà vợ làm ra, thì người đáng được hưởn nhất chỉ là các con của bà ý. Các bạn có ý kiến gì ?
    các dữ liệu liên quan : Có một số tài sản đứng tên cả hai vợ chồng, tuy nhiên có một sô tài sản lớn thì chưa đứng tên ai cả, đang trong qua trình "hợp thức".
    Quan hệ của ông chồng đang là lén lút và chưa công khai, những đứa con chưa được khai sinh.
    ông chồng là viên chức nhà nước, nguy co bị đuổi khỏi ngành là rất cao.
    Nào mọi người cùng giúp nhá! Vấn đề ở đây là đảm bảo quyền lợi cho bà vợ và các con của bà ở mức cao nhất có thể!!!
    Cám ơn!
    Được tomhagen sửa chữa / chuyển vào 05:36 ngày 22/11/2005
  3. thuao

    thuao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Theo nguyên lý của luật HNGĐ Việt nam hiện nay thì (i) hôn nhân không phải là khế ước như luật Anh Mỹ; (ii) không tách biệt tài sản ; (iii) là một định chế riêng, không phải 1 phần trong dân luật. Vì thế luật chỉ nói tổng quát là (i) tài sản chung trong hôn nhân là của chung; (ii) và nếu là tài sản riêng thì phải được cho riêng hay hưởng thừa kế .... tất cả việc này phải được xác định bằng văn bản.... Trong trường hợp của bạn thì ông chồng không phải là người làm ra tiền mà là bà vợ. Nhưng không rõ lắm là bà vợ sinh lợi trên tài sản kia mà nguồn gốc có phải của riêng bà ấy không ? td bà hưởng thừa kế riêng công ty của gia đình, nay kinh doanh phát đạt ...? hay nguồn vốn ấy là của chung ? Nếu rơi vào truờng hợp 2 thì bà chỉ có cách chứng minh trước toà là tất cà công sức gây dựng, điều hành, thu lợi tức cho gia đình chỉ do tay bà quán xuyết, và phải chứng minh là ông chồng thật sự "vô tích sự" (việc chứng minh này không quá khó với cá nhân bà ấy đâu), vì khi toà hiểu rằng "của vợ -chồng nhưng công lại do vợ" thì bà ấy sẽ được hưởng lợi ... ít nhất là 6/4.
  4. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn, Kevin xin đưa ra một số yếu tố mang tính khách quan để phân tích trước, sau đó mọi người và kevin sẽ cùng nhau tìm cách để bảo vệ quyền lợi cho ?oBà vợ? trong tình huống bạn đưa ra nhé.
    Tại Việt Nam chuyện tài sản là một trong ba yếu tố nền tảng của quan hệ hôn nhân. Khi tình cảm nồng thắm, chẳng ai phân biệt tiền của vợ hay chồng. Nhưng khi có chuyện xảy ra thì lại được giành giật chi li đến từng đồng.
    Nhưng Ttheo thói quen của người Việt Nam, tình cảm mới là chính, còn tài sản là chuyện tế nhị, ai cũng tránh không muốn nói đến vì sợ mích lòng, tự ái. Thế nhưng thực tế tại các tòa án cho thấy nhiều nhất và ?ođau đầu? nhất là giải quyết án hôn nhân gia đình có liên quan đến tài sản. Bởi việc xác định công sức đóng góp của mỗi người vào khối tài sản chung trong một số trường hợp rất khó.
    Trước giờ kevin thấy đa số tranh chấp điều thiệt hại cho người vợ vì đa số quan niệm lao động của người vợ trong gia đình theo thói quen từ lâu không được coi là lao động làm ra tiền, nên các ông chồng cứ giành hết tài sản về phần mình. Hoặc khi tranh chấp xảy ra, bên nào cũng cố đi tìm chứng cứ để xác định tài sản là của riêng vì được cha mẹ, anh chị em cho, tặng riêng hoặc có trước khi lập gia đình. Từ đó dẫn đến những mâu thuẫn giữa cha mẹ, con cái, anh chị em.v.v.v Trường hợp trên của bạn quả thật không khó, nếu người vợ muốn ly hôn và muốn chia tài sản. Trước hết bà phải chuẩn bị một số tư tưởng sau :
    - Chứng minh tài sản riêng của bà ( tức tài sản bà có trước hôn nhân)
    - Chứng minh khả năng thu nhập riêng của bà vợ
    Theo kevin để giải quyết quyền lợi về tài sản của vợ, chồng trên khi ly hôn thì theo quy định Luật hôn nhân gia đình việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; Luật Hôn nhân gia đình có những quy định về việc xác định tài sản chung, riêng trước và trong thời kỳ hôn nhân. Theo đó, mỗi người đều có quyền xác định tài sản của mình gồm những gì trước khi kết hôn, có đóng góp vào khối tài sản chung hay không. Hoặc trong thời kỳ hôn nhân, nếu được cho, tặng tài sản mà không muốn đưa vào khối tài sản chung (vì nhiều lý do, có thể cha mẹ muốn cho riêng con mình) thì cả vợ chồng đều có thể bàn bạc và thỏa thuận với nhau. Nếu không có thỏa thuận gì thì coi như những tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên đều ngang nhau trong việc hưởng lợi và sử dụng.
    - Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó
    Việc phân chia tài sản dựa trên nguyên tắc: Tài sản chung của hai vợ chồng được chia đôi, nhưng có xem xét đến hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập và duy trì, phát triển tài sản, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
    - Lưu ý : Nhờ ai đó diều tra xem ông chồng bà đó và bà vợ bé bên ngòai có tài sản riêng gì không? Hay là chỉ có tài sản riêng là ?oThằng bé? nếu ông chồng như vậy thì mình nghĩ nên cắt đứt mẹ cho rồi, chứ dây dưa làm gì cho mệt, vợ cày cho lắm làm ra nhiều tiền cho ông chồng khốn nạn làm công chức đi vợ bé, ( hehhe lâu lâu chưởi 1 câu nghe đã quá)
    - Chuyện này thì khi ly hôn, sau khi chia tài sản xong, dựa trên tài sản còn lại của ông chồng, bà có quyền yêu cầu ông ta cấp dưỡng cho con bà đền 18 tuổi, và thậm chí chia luôn phần tài sản của ông ta hoặc là của chung cho con bà thừa kế ( dù sao cuối cùng cũng thuộc về bà) làm như vậy ông ta ra ngòai chỉ còn 1 cái quần short , xem thử ông ta sống như thế nào?( Dã man quá, mai mốt dzợ tui mà áp dụng theo cách này chắc kevin chết mết hix hix hix ?)
  5. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Kính thưa Quý tòa !
    Tôi là luật sư kevinmitknic, thuộc Đoàn Luật sư Khoa học pháp lý nhận trách nhiệm bào chữa cho thân chủ tôi tức Nguyên đơn Tomhagen xin ly hôn với ông Đào văn Mỏ,
    Năm 1978 Bà Tomhagen và Ông Mỏ kết hôn với nhau Sau 19 năm chung sống, Dưới thời kinh tế bao cấp đời sống khó khăn, cả hai đến với nhau bằng tình yêu, không màng đến vật chất, Lúc đó bà Tomgahen là một người mua bán nhỏ, chắt chiu từng đồng dành dụm nuôi con ăn học, Còn ông Mỏ thì sau khi xuất ngũ về nhận công tác tại cơ quan X thuộc khổi nhà nước, với đồng lương còm ít ỏi chỉ đủ chi tiêu cho những trang trải lặt vặt của ông như trà thuốc bạn bè?
    Cả hai có với nhau 2 con (1 con gái 22 tuổi 1 con trai 10 tuổi ) . Ngòai những thú vui cá nhân ra, Ông Mỏ chưa bao giờ để ý hay quan tâm đến hòan cảnh gia đình, tất cả những tài sản lặt vặt trong già đình điều do bà Tomhagen mua sắm, Ông Mỏ ngày càng quên đi trách nhiệm làm chồng của mình, Bà Tomhengy vì con mà bỏ qua tất cả một sớm một chiều cho cuộc sống mưu sinh để lo cho các con.
    Năm 1993 Bà tomhengy có dành giụm và mua được 1 mảnh đất 1 m vuông trên mảnh đất : Bình Hưng Hòa trị giá 100 lượng vàng SJC, và 1 xe For ( 1 chỗ nằm) trị giá 26 ngàn USD.
    Trong thời gian sống chung với nhau, bà Tomhengy luôn giữ hòa khí gia đình còn ông mỏ hay đi sớm về muộn không lo lắng gì cho con cái gia đình, mâu thuẫn gia đình xảy ra từ đó. Bà Tomhegy bất mãn trước thái độ của Ông Mỏ.
    Đầu năm 2004 Bà Tomhengy phát hiện ông Mỏ có quan hệ như vợ chồng với Bà Lê Thị Nở, và có 1 đứa con riêng, Bà Tomhegy vô cùng buồn bã trước nguy cơ suy sụp tinh thần của bà và các con.
    Tôi rất Hiểu tình cảm gia đình và điều đáng quý, nhưng với bà Tomhengy không còn lòng tin với ông Mỏ nữa và ông Mỏ không còn được các con xem là người cha đáng kính nữa, nên tôi xin đại diện cho bà Tomhengy rất mong Quý tòa xét cho bà Tomhengy và ông Mỏ được ly hôn theo nguyện vọg của bà mỏ và tài sản được chia như sau :
    Bà Tom hengy phải được quản lý tất cả số tài sản của bà Tomhengy làm ra và mua sắm,
    Đối với tài sản chung phải chia điều cho cả hai
    Đối với tài san của ông Mỏ , sau khi chia phải được chia tiếp cho các con để bảo đàm cuộc sống cho các con ông đến năm 18 tuổi.
    ???????? (còn tiếp )
    Ông kiên vui lòng move cái câu hỏi này và mấy bài tôi tư vấn về bên topic gốc của nó giùm tôi http://ttvnol.com/khpl/607743.ttvn( Bạn Tomhengy viết bài lung tung quá) hỏi 1 chỗ thôi , hỏi gì tùm lum vậy
    Được kevinmitknick sửa chữa / chuyển vào 10:51 ngày 22/11/2005
  6. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Những điêù cần thiết và đúng luật đã được Fsai trả lời chính xác như trên, còn điều bạn muốn nhắm đến thì xuất phát từ mục đích bạn muốn đạt được chứ không từ các quy định của pháp luật. Trước pháp luật mọi người đều được bảo vệ các quyền và lợi ích của mình một cách đình đẳng. Còn để bảo vệ cho các quyền và lợi ích của thân chủ thì dĩ nhiên luật sư phải có phương pháp của mình... hơ hơ hơ, nhưng khổ nỗi ở đây chả ai được ký hợp đồng với khách hàng này cả, nên cũng không ai phải chứng minh là LS giỏi cả bạn ah hehe.
    Okie, vậy căn cứ vào những thông tin mà bạn cung cấp, thì căn nhà chưa hợp thức hoá là mục tiêu chủ yếu của việc tranh chấp tài sản này đúng không?? mà chưa hợp thức hoá tức là chưa được xác lập quyền sở hữu tài sản, vậy thì hợp thức hoá làm gì. Cứ giữ giấy tờ đó, và kiếm cách ly dị cho lẹ lên đặng còn típ tục làm ăn và... làm nốt thủ tục hợp thức hoá
  7. tomhagen

    tomhagen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2005
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi Kevin. Thực sự mình mới vào box này, mình biết đến thread của Kevin sau khi đã lập cái thread kia.
    Vấn đề đúng là giống như luật sư Kevinmitknick đã tóm tắt. Mong luật sư gắng sức bảo vệ quyền lợi chính đáng của thân chủ mình.
  8. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Hỏi : sự giống nhau và khác nhau của thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ dặc biệt.

    Trả lời :
    1. Căn cứ Luật thuế Giá trị gia tăng và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt thì có thể so sánh sự giống nhau và khác nhau của 2 loại thuế này như sau:
    Giống nhau: Đều là một loại thuế gián thu
    Khác nhau:
    * Thuế VAT
    - Khái niệm:Thuế Giá trị gia tăng là một loại thuế đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hoá dịch vụ.
    Nhà nước đánh thuế trên toàn bộ doanh thu phát sinh cuả sản phẩm qua mỗi lần chuyển dịch từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
    - Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng: là các loại hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các đối tượng không thuộc diện chịu thuế theo quy định cuả Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành.
    - Ðối tượng nộp thuế giá trị gia tăng: là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hoá chịu thuế là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng
    * Thuế tiêu thụ đặc biệt
    - Khái niệm: Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu, đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế theo qui định của luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ
    - Đối tượng chịu thuế: Các hàng hóa được phép nhập khẩu, sản xuất và các hoạt động dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh của luật thuế tiêu thụ đặc biệt là đối tượng chịu thuế tiệu thụ đặc biệt.
    Đối tượng chịu thuế là các mặt hàng chịu sụ quản lý của nhà nước thuộc diện không khuyến khích nhập khẩu: rượu, bia thuốc lá....
    - Đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là các tổ chức, cá nhân (gọi chung là cơ sở) có hoạt động sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt .
    Cơ sở sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá này ở khâu sản xuất.
    Cơ sở nhập khẩu hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiệu thụ đặc biệt phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá này ở khâu nhập khẩu.
    Cơ sở kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
  9. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Hỏi : WTO và cơ cấu họat động
    Trả lời : WTO là chữ viết tắt của Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization) - tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra những nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thế giới.
    Ngày thành lập: 1/1/1995
    Trụ sở chính: Geneva, Thụy Sỹ
    Thành viên: 148 nước (tính đến ngày 13/10/2004)
    Ngân sách: 162 triệu francs Thụy Sỹ (số liệu năm 2004).
    Tổng giám đốc: Supachai Panitchpakdi (Thái Lan)
    Chức năng chính:
    - Quản lý các hiệp định về thương mại quốc tế.
    - Diễn đàn cho các vòng đàm phán thương mại.
    - Giải quyết các tranh chấp thương mại.
    - Giám sát các chính sách thương mại
    - Trợ giúp về kỹ thuật và đào tạo cho các quốc gia đang phát triển.
    - Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác.
    Về cơ cấu tổ chức, hiện nay WTO có 148 nước, lãnh thổ thành viên, chiếm 97% thương mại toàn cầu và khoảng 30 quốc gia khác đang trong quá trình đàm phán gia nhập.
    Hầu hết các quyết định của WTO đều được thông qua trên cơ sở đồng thuận. Trong một số trường hợp nhất định, khi không đạt được sự nhất trí chung, các thành viên có thể tiến hành bỏ phiếu. Khác với các tổ chức khác, mỗi thành viên WTO chỉ có quyền bỏ một phiếu và các phiếu bầu của các thành viên có giá trị ngang nhau.
    Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng, họp ít nhất 2 năm một lần. Dưới Hội nghị Bộ trưởng là Đại hội đồng - thường họp nhiều lần trong một năm tại trụ sở chính của WTO ở Geneva. Nhiệm vụ chính của Đại hội đồng là giải quyết tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên và rà soát các chính sách của WTO.
    Dưới Đại hội đồng là Hội đồng Thương mại hàng hóa, Hội đồng thương mại dịch vụ và Hội đồng giám sát về các vấn đề liên quan đến quyền Sở hữu trí tuệ (TRIPS).

Chia sẻ trang này